intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập Vi sinh - ĐH Dược

Chia sẻ: Nguyễn Phước Thành | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

400
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi ôn tập vi sinh vật nhằm giúp sinh viên ngành y dược có thêm tài liệu ôn tập, tài liệu được biên soạn hỏi đáp nên sinh viên dễ ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập Vi sinh - ĐH Dược

  1. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Ôn Tập Vi Sinh (Cập nhật 09/01/14 – Câu 12, 70, 76) Virus Câu 1.Định nghĩa virus?! - Virus là những vi sinh vật rất nhỏ, là một hình thái của sự sống đơn giản nhất kí sinh tuyệt đối trong tế bào sống cảm thụ (virus không thể tổng hợp được các chất chuyển hoá và năng lượng do đó nó bắt buộc phải kí sinh trong tế bào sống). - Chỉ quan sát được qua KHV điện tử, kích thước rất nhỏ tính bằng nm (10-6 mm). Hình thể: hình que, hình sợi, hình cầu. Câu 2.Thành phần mang thông tin di truyền và quyết định vai trò gây nhiễm trùng của virus?! - Mỗi virus chỉ chứa một loại acid nucleic ( hoặc DNA hoặc RNA). Câu 3.Đơn vị đo lường thường dùng để đo virus là?! - Đơn vị đo lường của virus là: nm (1nm = 10-6 mm). Câu 4.Virus bị bất hoạt bởi các yếu tố vật lý, hóa học nào?! - Virus bị bất hoạt bởi các yếu tố: ether, formol, acid, kiềm, cồn, tia UV, t0 cao (50-600C). Câu 5.Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất ở virus?! - Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất ở virus cúm (Influenza). Câu 6.Những virus nào lây truyền qua đường máu?! - Virus viêm gan B (Hepatitis B virus), Virus viêm gan C, virus HIV. Câu 7.Hầu hết virus có các thành phần cơ bản nào?! - Lõi: DNA hoặc RNA mang thông tin di tuyền và quyết định vai trò gây bệnh. - Vỏ (capsid): là thành phần chính cấu tạo kháng nguyên, giúp virus bám vào màng tế bào cảm thụ, bảo vệ lõi không bị phá huỷ. Ngoài ra trên vỏ ngoài của một số virus còn có 3, 4 gai protein lồi lên có thể có những chức năng riêng biệt như ngưng kết hồng cầu tố hoặc enzyme neuraminidase hoạt động. - Một số enzyme: Virus không có một hệ enzyme chuyển hóa hoàn chỉnh như vi khuẩn, nhưng trong thành phần cấu trúc của một số virus có một vài loại protein có hoạt tính enzyme. Phổ biến nhất là các polymerase như ARN polymerase, ADN polymerase, ADN polymerase phụ thuộc ARN (enzyme sao chép ngược)... Trang 1
  2. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 8.Các virus hoàn chỉnh có khả năng gây nhiễm trùng được gọi là gì?! - Được gọi là virion. Tùy theo từng loài virus, virion có thể có capsid trần hoặc capsid có vỏ ngoài. Câu 9.Pseudovirion dùng để chỉ một loại virus giả, vì có các đặc điểm nào?! - Hạt virus đã nhận vật liệu di truyền của tế bào chủ trong quá trình sao chép thay cho axit nucleic của virus được gọi là pseudovirion. Những hạt pseudovirion này khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử chúng giống hệt các virion bình thường, nhưng chúng không có hoạt tính nhiễm trùng và không thể nhân lên được. Các hạt này có khả năng chuyển các gen của tế bào từ một tế bào chủ này đến một tế bào chủ khác. - Mở rộng: Viroid là một tác nhân nhiễm trùng nhỏ bé gây bệnh ở thực vật và có thể ở một vài nhiễm trùng virus chậm của động vật. Tác nhân này chỉ có axit nucleic (phân tử ARN dạng vòng kín, trọng lượng phân tử 70.000-120.000) không có lớp protein cấu trúc. Câu 10. Chẩn đoán bệnh nhiễm virus nhờ các phương pháp nào?! - Dựa vào việc chẩn đoán kháng nguyên kháng thể và AND (hay ARN) của virus:  Phản ứng ngưng kết hồng cầu  Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu  Phản ứng miễn dịch huỳnh quang  Kĩ thuật Elisa  Phương pháp PCR - Xem thêm chi tiết về các phương pháp trên ở (đè phím Ctrl rồi click vào) ĐÂY. Câu 11. Thành phần cấu tạo vỏ ngoài của virus?! - Là một phức hợp lipid, protein và gluxit. (xem thêm chi tiết ở ĐÂY) Câu 12. Quá trình nhân lên của virus gồm mấy giai đoạn, mô tả các giai đoạn đó?! - Gồm 4 giai đoạn:  GĐ bám và xâm nhập: virus bám vào điểm tiếp nhận trên tế bào cảm thụ, bị tế bào nuốt vào trong, sau đó virus thoát khỏi vỏ và acid nucleic của virus xâm nhập vào bào tương của tế bào.  GĐ sinh tổng hợp (ẩn và tiềm tàng): acid nucleic của virus gắn vào acid nucleic của tế bào và tổng hợp các vật liệu chuẩn bị cho sự hình thành virus mới. Trang 2
  3. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4  GĐ lắp ráp: các vật liệu mới được tổng hợp lắp ráp tạo thành virus hoàn chỉnh.  GĐ giải phóng: virus mới được tạo ra sẽ thoát ra ngoài và tiếp tục xâm nhập tế bào cảm thụ mới. Câu 13. Hậu quả của sự giải phóng virus ra khỏi tế bào?! - Tế bào bị hủy hoại - Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể, bao gồm các trường hợp:  Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu  Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u - Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau - Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particles) - Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ - Kích thích tế bào tổng hợp Interferon - Chi tiết xem ở ĐÂY. Câu 14. Virus nào gây bệnh trên người không qua trung gian truyền bệnh?! - Virus viêm gan A-B-C, virus cúm, virus HIV. Câu 15. Hoạt tính gây nhiễm trùng của virus thường bị hủy dễ dàng bởi?! - Nhiệt độ, kháng sinh ức chế tổng hợp nucleotid. Câu 16. Virus có thể giữ được hoạt tính nhiễm trùng trong nhiều năm ở trạng thái đông khô và nhiệt độ bao nhiêu?! - Từ âm 50C đến âm 100C. Câu 17. Virus của vi khuẩn gọi là gì?! - Phage. Câu 18. Các enzym giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của virus?! - AND polymeraza, ARN polymeraza, Neuramydase, Lysozyme. Câu 19. Để lập bản đồ gen của virus người ta có thể dùng các kỹ thuật?! - Điện di phân tích ADN và ARN. - Các phương pháp lai phân tử và mẫu dò. - Tách dòng phân tử và xây dựng thư viện hệ gen. - Tổng hợp hóa học và sử dụng các đoạn oligonucleotit. - Phản ứng PCR. Trang 3
  4. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Xem thêm chi tiết về các phương pháp ở ĐÂY. Câu 20. Tên một kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong y học (Tr 33) - Kỹ thuật ngưng kết hồng cầu. Virus cúm Câu 21. Virus cúm có acid nhân là?! (Tr 256) - ARN một sợi đơn. Nhóm A và B có ARN gồm 8 mảnh, nhóm C có 7 mảnh. Câu 22. Dùng bệnh phẩm nào để phân lập virus cúm?! (Tr 259) - Nước mũi trong 3 ngày đầu của bệnh. Câu 23. Kháng nguyên H, N của virus cúm gồm bao nhiêu loại?! (Tr 257) - 15 loại kháng nguyên H, 9 loại kháng nguyên N. Câu 24. Virus cúm được chia làm mấy type?! (Tr 256) - 3 type: A, B và C. Câu 25. Virus cúm lây bệnh qua đường?! (Tr 258) - Đường hô hấp. Câu 26. Thời gian ủ bệnh của virus cúm kéo dài bao lâu?! (Tr 259) - Vài giờ, tối đa là 48 giờ. Câu 27. Các phương pháp chẩn đoán virus cúm?! (Tr 259-260) - Phân lập virus. - Chẩn đoán huyết thanh. - Nhuộm kháng thể huỳnh quang. - Kỹ thuật RT-PCR. Virus dại Câu 28. Đặc điểm vaccine phòng bệnh dại cho người?! (Tr 271) - Tai biến thường gặp khi tiêm vaccine dại là viêm não dị ứng. Câu 29. Người và động vật được tiêm vaccine dại sẽ có kháng thể trung hoà trong máu kéo dài khoảng bao lâu?! (Tr 270) - Khoảng 3 tháng. Câu 30. Bệnh dại thường được truyền bằng cách nào?! (Tr 268) Trang 4
  5. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 - Truyền từ nước bọt của động vật/người bị dại sang động vật/người lành qua vết cắn. Câu 31. Triệu chứng nào điển hình cho bệnh virus dại?! (Tr 269) - Sợ nước, sợ ánh sáng. Câu 32. Cần phải lấy bệnh phẩm nào sau đây để phân lập virus dại?! (Tr 270) - Dịch não tủy. - Nước bọt. - Máu. - Các mảnh tổ chức não. Câu 33. Ở tế bào thần kinh virus dại có thể tạo thành thể nào?! (Tr 268) - Tiểu thể Negri. Câu 34. Khi có bệnh dại trong cộng đồng, cần phải theo dõi con chó hoặc con vật đã cắn người trong thời gian bao lâu?! (Tr 272) - 12 ngày. Câu 35. Virus dại có kháng nguyên nào?! (Tr 268) - Có 3 kháng nguyên: N, NS và L Câu 36. Virus dại tồn tại trong tuyến nước bọt của sinh vật nào?! (Tr 269) - Ở châu Phi và châu Á: chó hoang dã; chó, mèo nuôi trong nhà. - Ở Canada và Mỹ: cáo, chồn, gấu mèo. - Ở Mexico, Trung và Nam Mỹ: chuột hoang dã. - Ở châu Âu: cáo. - Phổ biến nhất là chó. Virus Dengue Câu 37. Protein cấu trúc của virus Dengue?! (Tr 273) - 3 gen protein có cấu trúc mã hóa cho nucleocapsid hoặc protein lõi (C). - 1 protein màng (M). - 1 protein vỏ bọc (E). - 7 protein không cấu trúc. Câu 38. Type huyết thanh của virus Dengue?! (Tr 274) - Có 4 type: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3, Dengue 4. Trang 5
  6. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 39. Đối tượng dễ bị SXH Dengue?! - Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh SXH, dễ mắc bệnh nhất là trẻ em. Câu 40. Bệnh SXH có miễn dịch tồn tại bao lâu?! (Tr 274-275) - Trong nhiễm trùng tiên phát: IgM xuất hiện đầu tiên. Trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến thứ 5 sau khởi phát bệnh. Hầu hết bệnh nhân sau khi thân nhiệt trở lại bình thường đều phát hiện thấy IgM đạt tới đỉnh cao trong 2 tuần đầu tiên và giảm dần đến tháng thứ 2, 3. - Trong nhiễm trùng thứ phát: IgG ở mức cao có thể xuất hiện sớm hơn ngay giai đoạn cấp tính của bệnh và tăng cao nhất trong 2 tuần tiếp theo, giảm dần trong 3 tháng. Câu 41. Cấu trúc nhân của virus Dengue?! - Nhân của virus dengue là ARN đơn sợi, gồm 11000 cặp bazơ bao gồm:  3 gen protein có cấu trúc mã hóa cho nucleocapsid hoặc protein lõi (C)  1 protein màng (M).  1 protein vỏ bọc (E).  7 protein không cấu trúc. Câu 42. Nguồn bệnh chính của SXH Dengue là?! - Người, muỗi, và một số động vật thuộc nhóm linh trưởng như vượn… Câu 43. Cách phòng bệnh tốt nhất với Dengue?! - Ngủ màn, phát quang bụi rậm, loại bỏ ao tù nước đọng nơi mà muỗi có thể sinh sản… Câu 44. Vector truyền bệnh chủ yếu của virus Dangue?! - Muỗi Asdes aegypti (muỗi vằn). Câu 45. Biến chứng khi bị nhiễm virus Dengue gây SXH?! - Suy tạng nặng: viêm gan, viêm não, cơ tim… - Sốc do giảm thể tích máu lưu hành. - Xuất huyết phủ tạng ( tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp, tử cung..). Virus viêm não Nhật Bản Câu 46. Các phương pháp chuẩn đoán viêm não Nhật Bản?! - Phương pháp phân lập virus: bệnh phẩm sau khi được thu thập và xử lý có thể tiêm vào trên não chuột nhắt trắng mới đẻ or trên nuôi tế bào muỗi. theo dõi chuột và tế bào nuôi nếu thấy Trang 6
  7. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 chuột ốm liệt thì mổ não. ở tế bào nuôi thì sau khi thấy tế bào bị hủy hoại nhiều thì đem ly tâm lấy nước nổi để xác định virus. - Chuẩn đoán huyết thanh: là phản ứng huyết thanh phát hiện kháng thể đặc hiệu trong máu và dịch não tủy. bao gồm các phương pháp:  MAC-ELISA: là kỹ thuật miễn dịch enzyme để phát hiện IgM  Phản ứng ngăn NKHC: nhằm phát hiện IgG  Phản ứng kết hợp bổ thể.  Phản ứng ELISA phát hiện IgG.  Phản ứng miễn dịch huỳnh quang.  Miễn dịch phóng xạ (RIA) - Chuẩn đoán bằng sinh học phân tử: sử dụng kỷ thuật PCR để phát hiện ARN của virus. Câu 47. Trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản?! - Chim, động vật hoang dã, gia súc… Tại Đông Nam Á lợn là vật chủ trung gian truyền bệnh. - Vectơ truyền bệnh là muỗi (culex triaeniorhynchus). Câu 48. Phương pháp có độ chuẩn đoán cao trong viêm não Nhật Bản. - Phân lập virus. - Chuẩn đoán bằng sinh học phân tử. Câu 49. Virus viêm não Nhật Bản bất hoạt bởi?! - Kháng thể trung hòa. - Kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu. - Kháng thể kết hợp với bổ thể. Câu 50. Virus viêm não Nhật Bản có lõi là?! Vỏ capsid là?! Bao ngoài là?! - Lõi: ARN gồm 11000 nucleotit. - Vỏ capsid là: glycoprotein. - Bao ngoài: mang kháng nguyên ngưng kết hồng cầu và kháng nguyên hoạt tính trung hòa. HIV Câu 51. Tế bào đích của HIV?! Trang 7
  8. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 - Virus HIV bám vào các receptor của tế bào chủ: ph/tử CD4 (receptor của tế bào lympho T), một số tế bào bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào và một số dòng tế bào của lympho B. Câu 52. Tên của các thành phần bao ngoài, vỏ capsid, lõi của virus HIV?! - Lớp bao ngoài (envelop): là một màng lipid kép có kháng nguyên chéo với màng tế bào người. gắn trên màng này là các gai nhú, đó là các phân tử protein gồm 2 phần.  Glycoprotein màng ngoài.  Glycoprotein xuyên màng. - Lớp vỏ capsid: gồm 2 lớp protein.  Lớp hình cầu: cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử. • 17kDa với HIV-1 • 18 kDa với HIV-2  Lớp hình trụ không đều cấu tạo bởi các phân tử protein có trọng lượng. • 24 kDa với HIV-1 • 25 kDa với HIV-2 - Lõi (genome và một số enzyme đặc biệt):  Genome của HIV gồm 2 sợi ARN đơn, mỗi sợi gồm 3 gen cấu trúc: • Gen gag ( mã hóa cho protein capsid- kháng nguyên đặc hiệu nhóm) • Gen pol ( mã hóa cho các emzym đặc biệt làm nhiệm vụ sao chép acid nhân). • Gen env (mã hóa cho các glycoprotein lớp vỏ ngoài của HIV).  Ngoài ra HIV còn 6 gen diều hòa giúp biểu hiện hoạt tính virus và cũng tham gia vào quá trinh gây bệnh. • Gen tat diều hòa và tổng hợp gen gag. • Gen rev điêu hòa và vận chuyển ARNm từ nhân ra ribosom. • Gen nef điều hòa và hỗ trợ giai đoạn tích hợp vào nhân tế bào chủ của genome virus. • Gen vif điều hòa quá trình giải phóng virion ra khỏi tế bào. • Gen vpu liên quan đến quá trình tạo vỏ của HIV. • Gen vpr diều hòa tổng hợp Marn. Câu 53. Con đường lây nhiễm quan trọng nhất của HIV?! Trang 8
  9. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 - Đường tình dục (quan trọng nhất). - Đường máu. - Mẹ sang con. Trang 9
  10. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 54. Các nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc điều chế vaccine HIV?! - Virut gây bệnh luôn luôn biến dị. - Chưa có một mô hình thực nghiệm tối ưu đối với vaccin HIV. - Sự trốn tránh của HIV đối với tác động của các yếu tố miễn dịch. - Khả năng sinh đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hạn chế. - Một vài vaccin dự tuyển đang trong giai đoạn 2 hoặc 3 của thử nghiệm lâm sàng. Câu 55. Hậu quả sự nhân lên của HIV?! - Gây suy giảm và rối loạn miễn dịch. - Nhiễm trùng cơ hội và ung thư đặc biệt:  Các bệnh đơn bào do ký sinh trùng.  Các bệnh nấm.  Các bệnh nhiễm khuẫn.  Các bệnh do virus.  Các bệnh ung thư đặc biệt. Câu 56. Cấu trúc của lõi HIV có 1 số protein có hoạt tính enzyme?! - Enzyme RT (reverse transciptase): chuyển acid nhân từ ARN thành AND bổ sung trong khi nhân lên, bản chất là AND-polymerase phụ thuộc ARN. Mang tính đặc hiệu cao, biến dị cao dẫn đến khả năng kháng thuốc. - Enzym protease: có tác dụng tách polyprotein được mã hóa bởi gen gag và pol thành các phân tử hoạt động. - Enzym endonuclease: tích hợp AND của virus và nhiễm sắc thể của tế bào chủ. Câu 57. Xét nghiệm thường quy được áp dụng nhiều nhất để chuẩn đoán nhiễm HIV?! - Xét nghiệm kháng thể. Câu 58. Mẹ bị nhiễm HIV thì tỉ lệ trung bình truyền từ mẹ sang con nếu không dùng thuốc dự phòng?! - Khoảng 25 – 50%. Câu 59. Dấu hiệu của giai đoạn AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV?! - Triệu chứng của suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng, kết thúc bằng tử vong. Câu 60. Sự tiến triển từ HIV đến AIDS trải qua các giai đoạn nào?! - Thông thường sẽ trải qua 3 gđ: Trang 10
  11. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4  Nhiễm virus cấp: 3-6 tuần đầu.  Không triệu chứng: kéo dài từ 2-10 năm, trung bình 7-8 năm.  Toàn phát (AIDS): 1-3 năm. HBV, HCV, HAV Câu 61. Tên của kháng nguyên bề mặt, KN lõi của HBV?! - Kháng nguyên bề mặt (HBsAg). - Khàng nguyên lõi (HBcAg). - Kháng nguyên hòa tan (HBeAg). Câu 62. Các xét nghiệm để chuẩn đoán HBV?! - Lấy máu ở những thời điểm khác nhau để xét nghiệm phát hiện kháng nguyên và kháng thể. - Kỹ thuật:  Miễn dịch khuếch tán trên gel thạch (ID).  Cố định bổ thể (CF).  Ngưng kết hạt latex thụ động ngược.  Miễn dịch gắn enzyme (ELISA).  Kỹ thuật khuếch đại gen (PCR).  Miễn dịch phóng xạ (RIA). Câu 63. HBV có acid nhân là DNA hay RNA?! - DNA Câu 64. Biện pháp phòng bệnh HBV hiệu quả nhất?! - Tiêm vaccine. Câu 65. Tên gọi của xét nghiệm xác định tải lượng virus viêm gan B trong huyết thanh bệnh nhân?! - Kỹ thuật khuếch đại gen (PCR). Câu 66. Phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng vaccine nào?! - Thế hệ I: từ huyết tương người có mang HBsAg. - Thế hệ II: tái tổ hợp AND sản xuất ở Nhật, Mỹ, Bỉ, Hàn Quốc.. Trang 11
  12. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 67. Tên các loại kháng thể chống virus viêm gan B là?! - Anti-HBs. - Anti-Hbe. - Anti-HBc. Câu 68. Xác định viêm gan B mạn tính dựa vào xét nghiệm nào?! - Được xác định bằng xét nghiệm sinh hóa khi enzyme transaminase cao kéo dài trên 6 tháng sau giai đoạn cấp. Câu 69. Thuốc được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị viêm gan B?! - Interferon. - Lamivudin. - Adeforvir. Câu 70. Loại virus viêm gan đặc biệt nguy hiểm có nhiều khả năng tiến triển thành xơ gan và ung thư gan?! - Viêm gan C. Câu 71. Virut viêm gan nào có màng bọc ngoài , cấu trúc nhân DNA?! - Virus viêm gan B. Câu 72. HBSAg là gì?! - Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Câu 73. Tính chất miễn dịch của HBV tạo ra ?! - Tạo ra kháng thể Anti HBs. Câu 74. Phương pháp xác định đột biến kháng thuốc của HBV?! Câu 75. Biến chứng của HBV là?! - Viêm gan, ung thư gan. Câu 76. Ngưỡng điều trị viêm gan B được đề xuất hiện nay khi tải lượng virut?! - Nhỏ hơn 105 copies/ml. Đại cương Vi Sinh Vật Câu 77. Nói về hô hấp của vi khuẩn người ta chia chúng thành mấy nhóm?! - 3 nhóm: ưa khí, kị khí, vừa ưa vừa kị. Trang 12
  13. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 78. Acid nhân của vi khuẩn?! - ADN trần, khép vòng kín. Câu 79. Enzyme ngoại bào của vi khuẩn có chức năng?! - Là những emzyme vi khuẩn tiết ra ngoài để phân hủy thức ăn, biến thức ăn từ phức tạp đến đơn giản để có thể lọt vào tb của vk. Câu 80. Chất gây sốt do một số vk tiết ra gọi là gì?! - Nội độc tố, ngoại độc tố. Câu 81. Sau bước tẩy cồn sau nhuộm gram, vk gram dương bắt màu gì… ?! - Gram dương bắt màu tím. Câu 82. Phage là gì?! - Virus của vi khuẩn. Câu 83. Khi dùng kháng huyết thanh cho bệnh nhân cần phối hợp với kh/sinh nhằm mục đích?! - Vaccin sẽ gây miễn dịch chủ động lâu dài (kháng huyết thanh chỉ tức thời thôi, không bền) Câu 84. Quá trình tạo nha bào ở vi khuẩn nhằm mục đích gì ? - Tạo ra những thể có khả năng chống đỡ với điều kiện bất lợi (ý kiến riêng). Câu 85. Chức năng của vách, màng bào tương của vk?! - Chức năng vách: bảo vệ vk, tạo nên hình thể cố định của vk , mang kháng nguyên của vk. - Chức năng của màng bào tương: là một màng thẩm thấu chọn lọc, chứa nhiều enzyme làm nhiệm vụ điều khiển trao đổi chất giữa vi khuẩn và môi trường. - Là nơi chứa nhiều enzyme hô hấp màng bào tương có chức năng như ty thể, lạp thể ở tế bào sinh vật bậc cao. Câu 86. Đặc điểm của Pili ở vi khuẩn?! - Ở vi khuẩn gram âm, mặt ngoài có những sợi nhỏ và ngắn hơn lông gọi là pili. - Pili gồm 2 loại: pili chung và pili giới tính. - Pili chung: giúp vk bám lên các bề mặt và quết định tính chất ngưng kết hồng cầu của vk. - Pili giới tính: cầu nối để chuyển AND của tb vk cho sang tb vk nhận. Câu 87. Virus khác vi khuẩn ở đặc điểm nào?! - Không có cấu tạo tế bào, kích thước vô cùng nhỏ phải quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Trang 13
  14. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 88. Cơ quan di động của vi khuẩn?! - Vi khuẩn di động nhờ vào nhờ vào tiên mao (flagellum), trượt (bacterial gliding) hay thay đổi sức nổi (buoyancy) Câu 89. Vách tế bào được cấu tạo đại phân tử?! - Vách tế bào được cấu tạo từ các glycopeptid, gọi là peptidoglycan Câu 90. Hình thể vi khuẩn do cấu trúc nào quyết định?! - Vách tế bào. Câu 91. Tên nhà khoa học được gọi là cha đẻ ngành VSV?! - Louis Pasteur Câu 92. Thức ăn cung cấp năng lượng cho VK chủ yếu là?! - VK quang dưỡng: thức ăn chủ yếu là ánh sáng mặt trời. - VK hóa dưỡng: thường lấy năng lượng từ các chất vô cơ hoặc hữu cơ. Câu 93. Tính chất bắt màu trong nhuộm gram của VK do?! (Tr 17) - Độ dày và thành phần hóa học của vách tế bào. Xem thêm chi tiết ở ĐÂY. Câu 94. Thành phần hóa học của lông VK?! - Protein. Câu 95. VK kháng kháng sinh bằng cách nào?! - VK kháng kháng sinh bằng cách:  Tạo enzyme làm biến đổi hoặc phá hủy phân tử kháng sinh.  Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương.  Làm thay đổi vị trí tác động của kháng sinh.  Thay đổi đg chuyển hóa hoặc tạo ra isoenzym nên bỏ qua tác dụng của kháng sinh.  Tăng tổng hợp enzyme chuyển hóa để bù vào lượng enzyme đã bị KS tác động. Câu 96. Lớp kháng thể duy nhất qua được hàng rào nhau thai?! - IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Câu 97. Tên nhà bác học người Hà Lan chế tạo kính hiển vi đầu tiên?! - Antoni van Leeuwenhoek Trang 14
  15. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 98. Một trong những biện pháp để hạn chế kháng thuốc ở VK?! - Dùng KS điều trị khi chắc chắn nhiễm khuẩn, không dùng bao vây. - Chọn KS theo KS đồ, ưu tiên KS phổ hẹp, đặc hiệu. - Dùng KS đúng liều lượng, thời gian và phối hợp KS hợp lý. - Tránh làm lan truyền vi khuẩn đề kháng. Câu 99. VK có thể phát triển được cả trên môi trường có O2 và không có O2 gọi là VK gì?! - VK kỵ khí kiêm ưa khí. Câu 100. VK chịu được nhiệt độ?! - VK chịu nhiệt (thermophile) Câu 101. Nồng độ cồn bao nhiêu có khả năng diệt VK cao nhất?! - Cồn 700. Câu 102. Thử nghiệm kháng sinh đồ?! Ý nghĩa?! - Phương pháp kháng sinh đồ là phương pháp kiểm tra để tìm ra loại kháng sinh mẫn cảm đối với một dòng vi khuẩn gây bệnh nào đó - Khi đã có kháng sinh đồ thì chắc chắn bệnh sẽ chữa khỏi nhanh và thuốc được chỉ định chính xác. Staphylococcus Câu 103. Sự đề kháng penicillin của VK tụ cầu vàng là do có khả năng tiết men nào?! - Penicillinase. Câu 104. Tính chất sinh hóa để phân biệt giữa liên cầu với tụ cầu?! - Phân biệt giữa tụ cầu và liên cầu ta dùng test catalase Vi khuẩn nhóm Catalase Tụ cầu (+) Liên cầu (-) Câu 105. Enterotoxin của tụ cầu vàng là gì?! - Enterrotoxin là độc tố ruột của tụ cầu vàng. (chi tiết hơn ở ĐÂY) Trang 15
  16. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 106. Đặc điểm hình thể, tính chất bắt màu của tụ cầu?! - Hình thể: vi khuẩn có hình cầu, có kích thước khoảng 1, tụ thành đám như chùm nho. Trong môi trường nuôi cấy có thể đứng riêng rẽ, từng đôi hoặc thành chuỗi ngắn, không sinh bào tử, không di động. - Tính chất bắt màu: Gram dương (có thể chuyển sang Gram âm trên các nuôi cấy lâu ngày). Câu 107. Khả năng gây bệnh của tụ cầu?! Khi kí sinh ở da, S. aureus có thể xâm nhập qua các lỗ chân lông, chân tóc Nhiễm khuẩn ngoài hoặc các tuyến dưới da gây nên các ồ áp xe, mụn nhọt, viêm nang lông, đầu da đinh. Nhiễm khuẩn các S. aureus có thề xâm nhập qua đường hô hấp gây nên viêm phổi. Nó còn cơ quan bên trong hây nên viêm xoang, viêm tai, viêm cơ, viêm xương… cơ thể Từ nhiều vị trí nhiễm khuẫn khác nhau như ở da, cơ, xương, vết thương, Nhiễm khuẩn vết phỏng… vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu hay nên nhiễm khuẩn huyết huyết. Tử máu chúng lại đi đến các cơ quan trong trong cơ thể gây nên nhiều ổ áp xe. Do ăn phải thức ăn có độc tố ruột (enterotoxin) của tụ cầu. Bệnh nhân đau Nhiễm độc thức ăn bụng, nôn mửa và đi ngoài dữ dội (ban đầu là phân lẫn nước, về sau đi và viêm ruột cấp ngoài và nôn chủ yếu là nước) Cũng có thể xảy ra do uống kháng sinh lâu ngày đẩn đến loạn khuẩn ruột. Nhiễm khuẫn bệnh S. aureus là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp viện ở các vết thương, vết bỏng, vết mổ, ống dẫn lưu. S. aureus phát triển với số lượng lớn ở bông băng, vết thương tiết ra TSST( Hội chứng sốc toxic shock syndrome toxin) gây sốc. Hay gặp ở vết thương nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc dùng bông băng dày, bẩn trong chu kì kinh nguyệt. Câu 108. S. aureus sinh sắc tố?! - S. aureus sinh sắc tố vàng (nên dược gọi là tụ cầu vàng). Câu 109. Tính chất sinh hóa để phân biệt giữa tụ cầu và liên cầu?! - Phân biệt giữa tụ cầu và liên cầu ta dùng test catalase (xem lại câu 104) Trang 16
  17. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 110. Độc tố gây ngộ độc thức ăn của tụ cầu khuẩn có đặc điểm?! - Là những protein do vi khuẩn tiết ra, có khối lượng phân tử từ 28000-30000 Da. - Enterotoxin có tính kháng nguyên và chịu được nhiệt đô cao 1000C trong vòng 30 phút. - Được chia làm 6 type khác nhau và kí hiệu tử A-F. Trong đó type B có độc tính, tính bền, tính chịu nhiệt là cao hơn cả. Câu 111. Hai loại kháng nguyên quan trọng nhất của S. aureus?! - Hai loại kháng nguyên quan trọng nhất của S. aureus là kháng nguyên polysaccharid và kháng nguyên protein (chi tiết ở ĐÂY) Câu 112. S. aureus kháng kháng sinh họ β -lactam theo cơ chế chủ yếu nào?! - S. aureus có khả năng tiết ra enzym β -lactamase là mất hiệu lực của kháng sinh nhóm β - lactam. Câu 113. Staphylococus thường kí sinh ở?! - Staphylococus thường kí sinh trên da và niêm mạc mũi, họng. Câu 114. Các vi khuẩn Staphylococus, Streptococus, Clostridium có đặc điểm nào giống nhau?! - Gram dương. Câu 115. Chẩn đoán xác định Staphylococus. areus với những đặc điểm sinh học nào?! - Các đặc điểm: Sắc tố vàng, tan máu, lên men đường mantose, tạo thành coagulase Neisseria.sp (song cầu gram âm) Câu 116. Mô tả kính hiển vi não mô cầu, lậu cầu?! - Não mô cầu: cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê 0,8 x 0,6 µm, thường đứng thành đôi riêng lẻ hoặc thành đám nhỏ. Xem trực tiếp từ bệnh phẩm có thể tìm thấy vi khuẩn ở trong bạch cầu đa nhân. Vi khuẩn không lông, nhiều chủng có vỏ. - Lậu cầu là cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê, kích thước 0,8 x 0,6 µm, thường xếp thành đôi. Trong lậu cấp tính, lậu cầu thường rất nhiều và nằm trong bạch cầu đa nhân. Trong lậu mạn tính lậu cầu ít hơn thường nằm ngoài tế bào. Trang 17
  18. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 117. Phân biệt não mô cầu và lậu cầu?! Oxydase Catalase Glucose Mantose Saccharose Não mô cầu (+) (+) (+) (+) (-) Lậu cầu (+) (+) (+) (-) (-) Câu 118. Đặc điểm hình thể của vi khuẩn giang mai?! - Vi khuẩn giang mai có dạng hình xoắn mảnh dài 8-20 µm, rộng 0,1-0,2 µm vi khuẩn có từ 8 đến 14 vòng xoắn đều, mổi vòng xoắn cách nhau khoảng 1 µm. Vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, chúng có lông ở 2 đầu nhưng không di động bằng lông mà bằng sự uốn khúc các vòng lượn và quay quanh trục của nó. Helicobacteria pylori Câu 119. Nhờ đặc điểm nào mà vi khuẩn halicobacteria pylori có khả năng tốn tại lâu dài trong môi trường acid dạ dày?! - H. pylori có khả năng tồn tại lâu dài ở dạ dày, trong môi trường có độ pH thường xuyên là 2,5 đến 3. Điều này liên quan đến một enzym của H. pylori có tên là urease. Enzym urease của H.pylori có hoạt tính cao làm phân huy urê trong dịch dạ dày tạo thành một lớp đệm amonia bao quanh vi khuẩn, làm cho chúng có khả năng chịu đựng được acid của dạ dày. Câu 120. Tiêu bản nhuộm Gram vi khuẩn H. pylori có dạng?! - Trong tiêu bản nhuộm Gram chúng thể hiện hình thể đặc trưng: hình chữ S, dấu ~ , dấu ? , hình cánh cung… Câu 121. Vi khuẩn H.pylori có kháng nguyên nào quan trọng?! - Các kháng nguyên quan trọng: Lông, urease, CagA, VacA. Câu 122. Một trong những điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển tốt?! - pH kiềm, môi trường có máu. Streptococcus Câu 123. Hemolysin của streptococcus?! - Là yếu tố gây tan hồng cầu Chi tiết xem ở ĐÂY Trang 18
  19. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Câu 124. Kháng thể chống lại kháng nguyên M có tác dụng gì?! - Kháng thể có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi liên cầu. Câu 125. Bệnh nhiễm thứ phát do liên cầu?! - Nhiễm khuẩn huyết, viền màng trong tim. Viêm thận và viêm khớp là 2 thể đặc biệt sau nhiễm liên cầu. Câu 126. Loại liên cầu khuẩn thường gặp nhất gây bệnh cho người?! - Nhóm A (nhiều nhất): mô mềm và đường hô hấp - Nhóm B nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não - Nhóm c và G: ở động vật - Nhóm D: đường ruột, viêm màng trong tim, ung thư đại tràng - Nhóm I, J, L: đường hô hấp - Nhóm E, F, K, L, M, N, G, H, O, P, Q, U: động vật Câu 127. Ký hiệu tính chất tan huyết của vi khuẩn liên cầu?! - α hoặc β. - Lưu ý còn các dạng: αγ, γ, βγ, αβγ. - Không có: αα, ββ Câu 128. Phản ứng huyết thanh chẩn đoán viêm khớp?! - ASO. Câu 129. Độc lực của Streptococcus gồm các yếu tố?! - Hemolysin: gây tan hồng cầu - Streptokinase: có khả năng phân hủy fibrin và protein, có khả năng lam tan huyết khối - Hyaluronidase: có khả năng xâm nhập sâu vào mô (yếu tố lan tràn). Tính khángnguyên đặc hiệu cho từng loại vi khuẩn và đặc hiệu cho nguồn và tổ chức mô - Pyrogenic exotoxins: gồm 3 nhóm A, B, C. gây sốt phát ban da máu đỏ tươi - DPNase: có khả năng tiêu diệt bạch cầu - Một số enzyme khác: phân hủy protein và đường - Streptodornase: phân hủy AND, làm hóa lỏng mủ và hoại tử mô, có khả năng kích hình thành kháng thể đặc hiệu. Trang 19
  20. Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Vi khuẩn tả (Vibrio) Câu 130. Kháng nguyên vi khuẩn tả gồm?! - Kháng nguyên O của phẩy khuẩn: kháng nguyên thân, kháng nguyên quan trọng. Bản chất là polisaccharid . - Kháng nguyên H: đang nghiên cứu - Kháng nguyên độc tố: độc tố ruột entertoxin Câu 131. Nhiễm phẩy khuẩn tả có biểu hiện gì?! - Mất nhiều nước và điện giải, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong do mất nước và điện giải. Câu 132. Kháng nguyên O của vi khuẩn tả có bản chất là?! - Polysaccharid. Câu 133. Điều kiện tối ưu để phẩy khuẩn tả phát triển?! - Nhiệt độ: 15-18 - Nồng độ muối: 5-20% - PH kiềm nhẹ: tối đa 8 - Nhiều chất dinh dưỡng và sinh vật phù du giúp phẩy khuẩn ký sinh Câu 134. Trên thạch TCBS, khúm tả có màu điển hình gì?! - TCBS vì trong môi trường saccaroza khuẩn lạc có màu vàng nền xanh của đĩa thạch. - Là loại phẩy khuẩn ưa khí bắt buộc. Vi khuẩn lỵ (Shigella) Câu 135. Kháng nguyên quan trọng nhất của trực khuẩn lỵ?! - Kháng nguyên nội độc tố: kháng nguyên thân O. - Kháng nguyên C: ko quan trọng. Câu 136. Bản chất của kháng nguyên O của trực khuẩn lỵ?! - Polysaccharid Câu 137. Các biện pháp phòng bệnh trực khuẩn lỵ?! - Con đường lây bệnh: bàn tay, phân, miệng, ruồi - Biện pháp:  Giáo dục y tế cho toàn dân Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2