intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi đại học môn văn – CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Chia sẻ: Mi Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

262
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề 1 : Nêu và phân tích ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề 2: Trình bày tóm tắt phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề 3: Phân tích ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập. Đề 4: Phân tích cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập. Đề 5: Phân tích Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm. Đề 6: Phân tích phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi đại học môn văn – CỦNG CỐ KIẾN THỨC

  1. Ôn thi đại học môn văn –phần 24 CỦNG CỐ KIẾN THỨC Đề 1 : Nêu và phân tích ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề 2: Trình bày tóm tắt phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề 3: Phân tích ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập. Đề 4: Phân tích cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập. Đề 5: Phân tích Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm. Đề 6: Phân tích phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập. Gợi ý giải đề
  2. Đề 1: + Phân tích đề - Nội dung: quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn. + Hướng dẫn: - Quan điểm nghệ thuật là gì? • Quan: quan sát, nhìn nhận. Điểm: chỗ đứng > Chỗ đứng để nhìn nhận nghệ thuật. • Vai trò của quan điểm nghệ thuật: o Chi phối toàn bộ sáng tác của nhà văn.. o Phần nào xác định tầm vóc tư tưởng người nghệ sĩ. - Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (trọng tâm): trình bày theo 3 ý trong phần kiến thức cơ bản. • Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng. • Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc.
  3. • Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Lưu ý: Phân tích ngắn gọn một dẫn chứng để thấy rõ dấu ấn của quan điểm nghệ thuật trong tác phẩm (Tuyên ngôn độc lập, Vi hành, Nhật kí trong tù,…: giá trị chiến đấu, tính chân thật và tính dân tộc thể hiện như thế nào? Đối tượng và mục đích sáng tác đã quyết định ra sao tới việc lựa chọn nội dung và hình thức của tác phẩm?...) - Nhận xét: • Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt trong tất cả các tác phẩm của Người. • Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiện tầm vóc tư tưởng của một nhà văn lớn. Chính quan điểm đó là nền tảng cho một sự nghiệp văn chương giàu giá trị. Đề 2: + Phân tích đề: - Nội dung: phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
  4. - Hình thức: trình bày tóm tắt. + Hướng dẫn: - Phong cách nghệ thuật là gì? • Nói một cách ngắn gọn: là đặc điểm riêng biệt của sáng tác. • Nghiêng về hình thức (hệ thống các yếu tố hình thức độc đáo) • Thống nhất trong mọi tác phẩm, mọi giai đoạn sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, nó vẫn có sự vận động. • Nhà văn lớn là nhà văn có phong cách. - Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh? Trình bày theo các ý đã có trong phần kiến thức cơ bản • Khái quát • Phong cách nghệ thuật của từng thể loại. Lưu ý: Cách lấy dẫn chứng ở từng đặc điểm: điểm tên tác phẩm (khoảng 3 tác phẩm), dẫn chứng cụ thể (phân tích ngắn gọn 1 ví dụ thể hiện đặc điểm phong cách) - Đánh giá: • Khẳng đinh lại: phong cách nghệ thuật đa dạng và độc đáo. • Phong cách nghệ thuật đó tạo nên tầm vóc của một nhà văn
  5. lớn. Đề 3: + Phân tích đề - Nội dung: ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập - Hình thức: phân tích cụ thể. + Hướng dẫn: - Ý nghĩa phần mở đầu trong một tuyên ngôn: nêu những nguyên lí chung, cơ sở pháp lí của tuyên ngôn. - Ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập: • Mô tả (mở đầu như thế nào) • Ý nghĩa (trọng tâm) • Trích dẫn sáng tạo - Đánh giá: • Khẳng định: cách mở đầu xúc tích, khéo léo, sáng tạo. • Mở đầu cho hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm. Đề 4: + Phân tích đề - Nội dung: cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập.
  6. - Hình thức: phân tích cụ thể. + Hướng dẫn: Đề 5: + Phân tích đề - Nội dung: Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm - Hình thức: phân tích cụ thể. + Hướng dẫn: - Khái quát: giá trị văn chính luận Hồ Chí Minh nói chung và Tuyên ngôn độc lập nói riêng. Hệ thống lập luận chặt chẽ là một trong những giá trị nổi bật của tác phẩm. - Phân tích hệ thống lập luận: Phân tích theo 3 phần của bản tuyên ngôn, chỉ ra tính logic trong trình tự triển khai các luận điểm (hệ thống luận cứ) - Tổng hợp: • Hệ thống lập luận chặt chẽ là một đặc điểm nổi bật không chỉ ở Tuyên ngôn độc lập mà trong tất cả các tác phẩm văn chính luận
  7. của Bác. • Hệ thống lập luận chặt chẽ kết hợp với lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng chân xác, hùng hồn… tạo nên vị trí áng văn chính luận xuất sắc cho Tuyên ngôn độc lập. Đề 6: + Phân tích đề - Nội dung: phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập. - Hình thức: phân tích cụ thể. + Hướng dẫn: - Phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh? - Phân tích các đặc điểm • Ngắn gọn • Lập luận chặt chẽ (nêu hệ thống lập luận và sự logic trong trình tự triển khai qua các luận cứ) • Lí lẽ đanh thép. • Bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến. • Ngôn ngữ: hùng hồn, giàu tính biểu cảm
  8. Tất cả xuất phát từ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt với nhân dân, dân tộc. - Tổng hợp: • Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ đặc điểm phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh. • Vị trí văn học sử: áng văn chính luận xuất sắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2