intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phá sản doanh nghiệp

Chia sẻ: Lê Trằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

1.221
lượt xem
318
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên chưa có hoạt động mua bán, trao đổi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phá sản doanh nghiệp

  1. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP I Khái quát về phá sản doanh nghiệp 1. Phá sản – hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên chua có hoạt động mua bán, trao đổi; do đó hoạt động thương mại chưa tồn tại và không thể có hiện tượng phá sản. Sang nền kinh tế kế hoạch tập trung ở Việt nam trước đây, chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước, không có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các xí nghiệp, hợp tác xã trong thời kì này luôn có sự giúp đỡ của Nhà nước bằng cách khoanh nợ, hoãn nợ, xóa nợ … hoặc sử dụng các giải pháp mang tính chất hành chính như sáp nhập, giải thể để chấm dứt hoạt động khi kinh doanh thua lỗ. Như vậy, các doanh nghiệp quốc doanh hay hợp tác xã trong nền kinh tế bao cấp không thể bị mất khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản cũng không xảy ra. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng các lý do cơ bản sau: Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là thực thể xã hội và như vậy, cũng như các thực thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, đồng thời là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan. Khi tồn tại quyền tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có
  2. cơ sở pháp lý để tham gia vào các cuộc cạnh tranh nhằm dành dựt thị trường, khách hàng, lợi nhuận. Trong cuộc chiến trên thương trường đó, có sự phân hóa kẻ mạnh, người yếu và do đó kẻ mạnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường, phát triển; những doanh nghiệp khác kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt động, rút khỏi thị trường. Thứ ba, kinh doanh là chấp nhận rủi ro, vì trong kinh doanh rủi ro rất lớn. Thậm chí có những doanh nghiệp chịu sự rủi ro ngay khi mới thành lập và bị phá sản. Hơn nữa, sự đa dạng của các lý do thất bại trong kinh doanh còn thể hiện ở việc: sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; vi phạm các chế độ, thể lệ quản lý … Tóm lại, phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường. 2. Khái quát về pháp luật phá sản 2.1 Khái niệm Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tượng mất khả năng thanh toán luôn được đặt ra, hiện tượng này có thể nhất thời, nhưng cũng có thể kéo dài và có tính trầm trọng thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa. Trong trường hợp đó, người ta nói doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản. Phá sản là một tình trạng tồn tại của doanh nghiệp, hay hợp tác xã, nó chỉ tồn tại trong điều kiện doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn tồn tại, do đó không có khai niệm phá sản doanh nghiệp, hay hợp tác xã, mà chỉ tồn tại về doanh nghiệp, hay hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm xong thủ tục tuyên bố phá sản, thực chất nó không tồn tại nữa, nên không thể có khái niệm về những thực thể không tồn tại. Vậy, có thể nhìn nhận vấn đề phá sản qua khái niệm sau đây: doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp,
  3. hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.(Theo Điều 3 Luật Phá sản 2004). 2.2 Phân loại phá sản Thông thường có 3 cách phân loại chủ yếu sau: - Phá sản trung thục và phá sản gian trá; - Phá sản tự nguyện và phá sản bắc buộc; - Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân. a. Phá sản trung thực và phá sản gian trá: - Phá sản trung thực: là hậu quả của những nguyên nhân, kết quả của những rủi ro bất khả kháng gây ra. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bị phá sản là do những nguyên nhân mang tính khách quan như thiên tai, ảnh hưởng chính trị, khủng hoảng kinh tế hay những biến động của thị trường về tỉ giá hối đoái. Những doanh nghiệp bị phá sản vì những nguyên nhân chủ quan như yếu kém trong năng lực quản lý điều hành, cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp bị mất cân đối nghiêm trọng, doanh nghiệp bị mất uy tín trên thương trường cũng được xem là phá sản trung thực. - Phá sản gian trá: là hậu quả của những thủ đoạn, hành vi gian dối có sự sắp đặt từ trước của các doanh nghiệp mắc nợ, loqị dụng cơ chế phá sản để chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ. Ví dụ: Các doanh nghiệp gian lận trong việc ký kết hợp đồng, chuyển giao, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai sự thực hoặc đưa ra những thông tin không trung thực để qua đó tạo ra lý do phá sản. Trong trường hợp này pháp luật phá sản của hầu hết các nước trên thế giới đều coi đây là một hành vi cạnh tranh nguy hiểm và quy định hình thức xử lý nghiêm khắc về mặt hình sự. b. Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: - Phá sản tự nguyện: do chủ doanh nghiệp mắc nợ tự đề nghị gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp của mình hoàn toàn mất khả năng thanh toán, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả
  4. nợ cho các chủ nợ. Trường hợp này được pháp luật phá sản ở các nước khuyến khích. - Phá sản bắt buộc: được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ của người lao động nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mắc nợ c. Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân: Ở Việt Nam đa số là phá sản doanh nghiệp. Khái niệm về phá sản cá nhân không xuất hiện, hoặc tồn tại dưới quan điểm pháp lý dân sự, được gọi là vỡ nợ. 2.3. Phân biệt phá sản và giải thể Khái niệm phá sản: doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Khái niệm giải thể: giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó về mặt pháp lý và trên thực tế. Các tiêu chí phân biệt phá sản và giải thể: Tiêu chí phân biệt PHÁ SẢN GIẢI THỂ
  5. - Thua lỗ đến mất khả năng - Có nhiều lý do khác nhau 1. Lý do thanh toán được các khoản nợ (hết hạn hoạt động mà đến hạn. không gia hạn, không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh …) 2. Thủ tục - Theo thủ tục tư pháp, toà - Theo thủ tục hành chính, tiến hành kinh tế tham gia cơ quan nào thành lập thì cơ quan đó giải thể (ví dụ: Sở Kế hoạch- Đầu tư) 3. Trình tự - Toà kinh tế giải quyết theo - Theo quy định của Luật tiến hành Luật Phá sản 2004. Doanh nghiệp 2005. Hạn - Trừ trường hợp bất khả - Pháp luật không hạn chế 4. chế kháng thì trong mọi trường quyền tự do thành lập doanh hợp, những người quản lý nghiệp của những người điều hành đều bị hạn chế chủ, quản lý điều hành thành lập doanh nghiệp từ 1 doanh nghiệp. đến 3 năm. - Chấm dứt về mặt pháp lý - Hoạt động kinh doanh (quyền và nghĩa vụ không chấm dứt trên thực tế và xoá 5. Hậu còn) và thực tế (chấm dứt tên doanh nghiệp trong sổ quả pháp việc kinh doanh). Có trường đăng ký kinh doanh. lý hợp chấm dứt về mặt pháp lý nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại (do chủ nợ lớn nhất công ty mua lại công ty đó).
  6. II. Thủ tục phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã 2.1 Thể nhân, pháp nhân yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là thủ tục bắt buộc đầu tiên của trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Toà án xem xét có ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó hay không. Do đó, Luật phá sản quy định rõ các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể: - Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần; Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ 3. Chủ nợ có đảm bảo một phần là chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Chủ nợ không có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ 3. Về bản chất, việc giải quyết phá sản chính là giải quyết quan hệ tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, do đó người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trước hết là các chủ nợ. Theo quy định của Luật phá sản, có ba loịa chủ nợ là chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm nhưng Luật chỉ qui định chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Chủ nợ có bảo đảm không phải là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì các khoản nợ của những chủ nợ này đã được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. - Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn. Công đoàn tham gia với hai tư cách, chủ nợ và con nợ. Sau khi thanh lý tài sản và trừ đi các chi phí thì lương của công nhân được ưu tiên trả đầu tiên vì thế Công đoàn cũng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. - Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước;
  7. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng thì chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên theo quy định của luật thì đây là một quyền có điều kiện: chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chỉ được thực hiện quyền này khi mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của mình. - Cổ đông công ty cổ phần; (theo quy định của điều lệ công ty, nếu không quy định trong điều lệ thì việc nộp đơn được quyết định theo nghị quyết của đại hội cổ đông, và trong trường hợp không tiến hành được đại hội cổ đông thỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng thì mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó) - Thành viên công ty hợp danh; bất cứ thành viên hợp danh nào cũng có quyền này đối với công ty hợp danh đó, chỉ trao quyền này cho thành viên hợp danh vì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ, còn thành viên góp vốn thì không có quyền này. - Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã (là những người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền). Đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của họ, là một cách để bảo vệ chính mình. 2.2 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được quy định trong Luật phá sản 2004, cụ thể như sau: - Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó. - Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đang ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó; trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.
  8. - Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách. Việc phá sản tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc tổ thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách. 2.3 Thủ tục phá sản doanh nghiệp Để việc phá sản doanh nghiệp được tiến hành một cách có trật tự, đúng pháp luật thì pháp luật về phá sản cần phải có các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành phá sản doanh nghiệp. Những quy định này là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành giải quyết phá sản doanh nghiệp, bảo đảm vụ việc được tiến hành đúng pháp luật. Thủ tục phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật phá sản như sau: - Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; - Phục hồi hoạt động kinh doanh; - Thanh lý tài sản, các khoản nợ; - Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Tuy nhiên, các quy định nêu trên không phải là các bước cần phải thực hiện tuần tự khi giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản, các khoản nợ; trong trường hợp phục hồi hoạt dộng kinh doanh không đạt kết quả thì áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm phá sản doanh nghiệp? 2. Các loại phá sản doanh nghiệp? 3. Phân biệt phá sản và giải thể? 4. Thể nhân, pháp nhân yêu cầu phá sản doanh nghiệp? 5. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp? 6. Thủ tục, trình tự phá sản doanh nghiệp?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2