intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng

Chia sẻ: Chi Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

318
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐBTC. Để hướng dẫn chuẩn mực này, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết song những thuật ngữ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng

  1. Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ- BTC. Để hướng dẫn chuẩn mực này, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết song những thuật ngữ, nội dung trong chuẩn mực còn trừu tượng, mang định tính cao nên việc vận dụng vào thực tế của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa một số thuật ngữ và nghiệp vụ đề cập trong chuẩn mực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi trên thực tế chưa xảy ra hoặc rất ít xảy ra. Do đó việc phân biệt giữa “Dự phòng phải trả” với “các khoản dự phòng khác”,
  2. giữa “Dự phòng phải trả” và “Nợ tiềm tàng”, giữa “xác định được” với “không xác định được”, giữa “Nợ phải trả” vớí “Nợ phải trả tiềm tàng” là cần thiết để chuẩn mực này đi vào cuộc sống. 1. Ý nghĩa của chuẩn mực số 18 Chuẩn mực đảm bảo việc áp dụng các nguyên tắc ghi nhận, cơ sở hạch toán phù hợp cũng như việc công bố đầy đủ thông tin đối với các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được bản chất nghiện vụ, thời điểm phát sinh, số lượng và giá trị ghi sổ của các khoản mục này. Chuẩn mực đưa ra các điều kiện cần phải được thực hiện để công nhận một khoản dự phòng giúp cho doanh nghiệp đạt được tính nhất quán và tính so sánh trong việc hạch toán các khoản dự phòng. Thực hiện chuẩn mực này nhằm công khai các khoản nợ tiềm tàng trên Báo cáo Tài
  3. chính đáp ứng yêu cầu trình bày đầy đủ. Chuẩn mực hướng dẫn cho người lập Báo cáo Tài chính quyết định cụ thể khi nào thì lập dự phòng, khi nào chỉ công bố thông tin hoặc khi nào không công bố thông tin. Chuẩn mực nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ trình bày trên Báo cáo tài chính những nghĩa vụ pháp lý những khoản nợ phát sinh từ các sự kiện quá khứ thì mới được ghi nhận khoản dự phòng liên quan. Còn các khoản chi phí dự tính trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc quy định của pháp luật mà doanh nghiệp dự định phải chi tiêu như trường hợp đặc biệt trong tương lai thì không được lập dự phòng. 2. Những phạm vi mà chuẩn mực 18 không đề cập đến Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, ngoại trừ:
  4. - Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn; - Các công cụ tài chính (Các công cụ tài chính áp dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính.) - Những khoản mục đã quy định trong các chuẩn mực kế toán khác như CM 11 “Hợp nhất kinh doanh”, CM 17 “ Thuế thu nhập DN”, CM 15 “Hợp đồng xây dựng”, CM 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”... 3. Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
  5. Từ mô hình 1 chúng ta có thể phân biệt và hiểu rõ hơn CM 18 - Nợ phải trả bao gồm Nợ tiềm tàng và Nợ thông thường. Một khoản nợ phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
  6. Nợ thông thường Nợ tiềm tàng Giống nhau Chúng đều là khoản nợ phải trả Khác nhau - Là các khoản Nợ phải trả - Là các khoản không thường xảy ra, được xác định được ghi nhận là các gần như chắc chắn về giá trị khoản nợ phải trả thông và thời gian. thường, vì: Các khoản nợ - Ví dụ: Nợ phải trả người phải trả thường xảy ra, bán, phải trả tiền vay… còn khoản nợ tiềm tàng thì chưa chắc chắn xảy ra. (chưa chắc chắn về giá trị và thời gian) - Nợ tiềm tàng bao gồm dự phòng phải trả và Nợ tiềm tàng Tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Tuy nhiên, trong phạm vi chuẩn mực này thuật ngữ “tiềm tàng” được áp dụng cho các
  7. khoản nợ và những tài sản không được ghi nhận vì chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Hơn nữa, thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thoả mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường. Dự phòng phải trả Nợ tiềm tàng Giống nhau - Chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. - Chúng đều là một khoản Nợ phải trả - Chúng đều là khoản nợ tiềm tàng Khác nhau - Một khoản dự phòng là - Nợ tiềm tàng có thể là: khoản nợ phải trả không chắc + Nghĩa vụ nợ có khả năng chắn về giá trị hoặc thời gian. phát sinh từ các sự kiện đã - Một khoản dự phòng chỉ xảy ra và sự tồn tại của nghĩa
  8. được ghi nhận khi thoả mãn vụ nợ này sẽ chỉ được xác các điều kiện sau: nhận bởi khả năng hay xảy ra - Doanh nghiệp có nghĩa vụ hoặc không hay xảy ra của nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý một hoặc nhiều sự kiện không hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết chắc chắn trong tương lai mà quả từ một sự kiện đã xảy ra; doanh nghiệp không kiểm - Sự giảm sút về những lợi soát được; ích kinh tế có thể xảy ra dẫn + Nghĩa vụ nợ hiện tại phát đến việc yêu cầu phải thanh sinh từ các sự kiện đã xảy ra toán nghĩa vụ nợ; nhưng chưa được ghi nhận vì: - Đưa ra được một ước tính => Không chắc chắn có sự đáng tin cậy về giá trị của giảm sút về lợi ích kinh tế do nghĩa vụ nợ đó. việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc => Giá trị của nghĩa vụ nợ đó
  9. không được xác định một cách đáng tin cậy. - Tất cả các khoản dự phòng - Trong phạm vi chuẩn mực đều là nợ tiềm tàng vì chúng này thuật ngữ “Nợ tiềm tàng” không được xác định một được áp dụng cho các khoản cách chắc chắn về giá trị nợ không được ghi nhận vì hoặc thời gian. chúng chỉ được xác định cụ thể khi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. - Các khoản dự phòng là các - “Nợ tiềm tàng” được áp khoản đã được ghi nhận là dụng cho các khoản nợ không
  10. các khoản nợ phải trả (giả thoả mãn điều kiện để ghi định đưa ra một ước tính nhận là một khoản nợ phải trả đáng tin cậy) vì nó là các thông thường vì các khoản nợ nghĩa vụ về nợ phải trả hiện phải trả thường xảy ra, còn tại và chắc chắn sẽ làm giảm khoản nợ tiềm tàng thì chưa sút các lợi ích kinh tế để chắc chắn xảy ra. thanh toán các nghĩa vụ về - Các khoản nợ tiềm tàng khoản nợ phải trả đó. thường xảy ra không theo dự - Các khoản dự phòng cần kiến ban đầu . Do đó chúng phải được xem xét lại vào phải được ước tính thường mỗi ngày lập bảng tổng kết xuyên để xác định xem liệu sự tài sản và được điều chỉnh để giảm sút kinh tế có xảy ra hay phản ánh cách đánh giá tốt không nhất theo giá trị hiện tại. - Có thể ước tính nghĩa vụ nợ - Không thể ước tính nghĩa vụ
  11. một cách đáng tin cậy thì lập nợ một cách đáng tin cậy, thì dự phòng khoản nợ hiện tại không được ghi nhận và trình bày như một khoản nợ tiềm tàng. 4. Nội dung cơ bản của chuẩn mực Để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trên, ta nghiên cứu ví dụ sau:
  12. Trong một vụ xét xử, có thể gây ra tranh luận để xác định rằng những sự kiện cụ thể đã xảy ra hay chưa và có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hay không. Công ty A sản xuất sản phẩm thể thao vừa cho ra đời loại giầy thể thao mới nhưng bị kiện vì một công ty khác cho rằng Công ty A đã đánh cắp kiểu dáng công nghiệp và đòi bồi thường 400 triệu. Đại diện pháp lý của Công ty A có ý kiến rằng việc bồi thường có được thực hiện hay không là do phán quyết của toà án. Tuy nhiên họ dự tính rằng có tới 90% khả năng là khoản bồi thường sẽ bị từ chối và 10% khả năng thành công. Giải: Trường hợp này doanh nghiệp phải xác định xem liệu có tồn tại nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hay không thông qua việc xem xét tất cả các chứng cứ đã có, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia. Chứng cứ đưa ra xem xét phải tính đến bất cứ một dấu hiệu bổ sung nào của các sự
  13. kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Dựa trên cơ sở của các dấu hiệu đó: a) Khi chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng (nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận); và b) Khi chắc chắn không có một nghĩa vụ nợ nào tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút các lợi ích kinh tế rất khó có thể xảy ra (như quy định tại đoạn 81). Nghĩa vụ hiện tại do sự kiện trước đây gây ra: - Bằng chứng hiện có do các chuyên gia cung cấp cho thấy rằng có nhiều khả năng không có nghĩa vụ hiện tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán;
  14. - 90% khả năng là khoản bồi thường sẽ bị từ chối. - Không có sự kiện phát sinh nghĩa vụ nợ nào xảy ra. Vì thế không có khoản dự phòng nào công nhận. Vấn đề được công bố như một khoản nợ tiềm tàng trừ khi 10% được xem là xảy ra, nhưng rất xa. Việc phân biệt bằng biện pháp so sánh, sơ đồ hoá hy vọng sẽ giúp bạn đọc xác định được rõ hơn khoản Dự phòng phải trả hay khoản nợ tiềm tàng khi nghiên cứu chuẩn mực số 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2