intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định mới được rất ít ngân hàng thực hiện

Chia sẻ: Nguyễn Yến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

134
lượt xem
251
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 22/4/2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 493//2005/QĐ_NHNN có nội dung: từ tháng 4/2008, các ngân hàng thương mại phải thực hiện phân loại nọ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo điều 7, thay vì theo Điều 6 của quyết định này mà các ngân hàng đang thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định mới được rất ít ngân hàng thực hiện

  1. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định mới được rất ít ngân hàng thực hiện, vì sao? Ngày 22/4/2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN có nội dung: từ tháng 4/2008, các ngân hàng thương mại phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Điều 7, thay vì theo Điều 6 của quyết định này mà các ngân hàng đang thực hiện. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại chưa riết róng yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng quy định. Vì sao các ngân hàng né tránh? Có gì khác nhau giữa phân loại nợ xấu theo Điều 6 và Điều 7? Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV cho biết: "Về cơ bản, việc phân loại nợ theo Điều 7 là đánh giá toàn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Còn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ". Theo đó, thực hiện theo Điều 6 thì ngân hàng chỉ nhìn vào một khoản vay và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó tốt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp khách hàng chưa trả được nợ thì gia hạn nợ hoặc cán bộ tín dụng "xoay" đủ kiểu để khách hàng có tiền đáo nợ là xong! Và thế là khách hàng và khoản nợ trên cứ yên vị ở nhóm "đẹp"; khách hàng thêm một thời gian không phải lo ngay ngáy trả nợ còn ngân hàng chỉ trích lập dự phòng rủi ro ít hơn, có nhiều vốn để quay vòng hơn... Đương nhiên, nhìn bề ngoài, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó rất thấp và mặc nhiên, họ được "bôi" lên mình thứ "nước hoa" thơm phức. Nhờ đó, cơ hội đến với các ngân hàng này nhiều hơn khi muốn xin giấy phép thành lập công ty con ra nước ngoài làm ăn, được triển khai dự án một cách dễ dàng bởi trong con mắt các nhà quản lý, muốn nói gì thì nói, nợ xấu thấp là mọi việc cứ ổn! Nhưng nếu thực hiện theo điều 7 thì sao? Ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young nói: "Muốn thực hiện được Điều 7 thì phải xây dựng thành công hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng. Nó không chỉ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn mà còn là công cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng nhiều hơn về khách hàng". Cũng theo ông Văn, nếu áp dụng Điều 7, sẽ phải thực hiện đủ 54 chỉ tiêu, bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính. Những chỉ tiêu tài chính giúp cho ngân hàng nhìn được bức ảnh "cắt lớp" tình hình tài chính trong một kỳ kế toán còn những chỉ tiêu phi tài chính sẽ giúp cán bộ tín dụng "soi" kỹ hơn vào năng lực thực sự của doanh nghiệp. Đơn cử: một doanh nghiệp trình báo cáo tài chính lãi với ngân hàng để được vay vốn nhưng nếu doanh nghiệp đó trả lương thấp hoặc nợ lương công nhân thì ngân hàng có cơ sở đặt dấu hỏi và kết luận xác đáng về chất lượng của khách hàng này. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp vẫn có ba báo cáo tài chính: một báo cáo lỗ để "né" thuế, một báo cáo lãi để được vay vốn và một báo cáo trung thực chỉ có ban lãnh đạo biết.
  2. Trở lại với Điều 7 của Quyết định 493, nếu thực hiện theo Điều 7 thì lập tức phân loại khách hàng và nợ sẽ trung thực và thực tế là tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 - 3 lần, dẫn đến phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm và dù là thực tế hiển nhiên nhưng nhiều ngân hàng vẫn muốn... che đi. "Sân chơi" phải minh bạch và công bằng Ông Hoàng Huy Hà, Phó tổng giám đốc BIDV phân trần: "Năm 2005, BIDV bắt đầu thực hiện phân loại nợ theo Điều 7. Tại thời điểm đó, nợ xấu của BIDV lên tới 31% nhưng đến 2006, tỷ lệ này giảm xuống 9,6%, năm 2007 là 3,9% và cuối quý 2/2008 chỉ còn 2,77%". Tuy nhiên, "trả giá" cho hành động tiên phong này, năm ngoái, BIDV phải trích lập dự phòng rủi ro tới 3.550 tỷ đồng. Nếu không trích lập dự phòng với mức đó, lợi nhuận trước thuế năm 2007 của BIDV sẽ là 5.700 tỷ đồng chứ không phải 2.115 tỷ đồng. Ông Hà cho biết thêm, với mức dự phòng này, BIDV thừa sức đối phó với mọi rủi ro của năm nay. Mặc dù lợi ích khi thực hiện chuẩn phân loại nợ theo Điều 7 đã rõ, thể hiện ở chỗ: nếu phân loại nợ tốt thì chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản của ngân hàng được nâng cao rõ rệt nhưng hiện tại, trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ có BIDV thực hiện. Còn nhiều ngân hàng thương mại khác vẫn chưa động tĩnh và điều băn khoăn là động thái chỉ đạo từ phía Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa riết róng. Liên quan đến vấn đề phân loại nợ, gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ- NHNN về xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần. Ông Trương Ngọc Anh, Phó vụ trưởng Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng cho biết: "Xếp hạng này nhằm đánh giá lại tổng thể hoạt động của một Ngân hàng thương mại qua 5 năm tiêu chí trong một năm, nhằm mục đích cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro, nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng thương mại". Tuy nhiên, điều này chỉ dừng ở chỗ: các ngân hàng thương mại tự đánh giá và Ngân hàng Nhà nước chấm điểm, dù rằng, Ngân hàng Nhà nước có "soi" kỹ quá trình tự đánh giá của các ngân hàng thông qua kênh thông tin quản lý của mình. Nhưng như vậy, tính pháp chế vẫn chưa cao so với việc bắt buộc các ngân hàng phải đồng loạt thực hiện theo Điều 7 của Quyết định 493. Xuất phát từ thực tế này, BIDV đã gửi văn bản kiến nghị lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đề nghị cơ quan này chỉ đạo các Ngân hàng thương mại triển khai đồng bộ phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493. Do đó, quá trình này sẽ phản ánh chính xác thực trạng nợ xấu, để có giải pháp quyết liệt, thích hợp, nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách kinh doanh tín dụng theo hướng an toàn và hiệu quả thay vì tự đánh lừa mình, dẫn đến mất khả năng kiểm soát khi rủi ro xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2