Phần mềm quản lý bệnh viện
lượt xem 219
download
Đồng hành với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Cùng với sự phát triển đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành bệnh viện đã chứng minh được mặt ưu việt của nó. Trong khuôn khổ báo cáo này tôi xin trình bày một số nội dung cơ bản của phần mềm quản lý bệnh viện đồng thời tham khảo phần mềm quản lý bệnh viện đang triển khai tại Bệnh viện E....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phần mềm quản lý bệnh viện
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ***** BÁO CÁO MÔN HỌC Môn học : Hệ thống thông tin y tế Chuyên đề : Phần mềm quản lý bệnh viện Giáo viên hướng dẫn : TS. Hoàng Quang Huy Sinh viên thực hiện : Trịnh Đức Nam Số hiệu sinh viên : CB110972 Lớp : Kỹ thuật Y sinh Hà Nội 12/2011
- Lời nói đầu Đồng hành với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Cùng với sự phát triển đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành bệnh viện đã chứng minh được mặt ưu việt của nó. Trong khuôn khổ báo cáo này tôi xin trình bày một số nội dung cơ bản của phần mềm quản lý bệnh viện đồng thời tham khảo phần mềm quản lý bệnh viện đang triển khai tại Bệnh viện E. Với các phân hệ này các nhà quản lý bệnh viện sẽ thực hiện quản lý được số lượng bệnh nhân, các chi phí trong quá trình điều trị, quản lý tình hình sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao, có được các số liệu thống kê phục vụ cho các báo cáo,..Tuy nhiên do thời gian có hạn nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 2
- MỤC LỤC PHẦN I: HỆ THÔNG TIN BỆNH VIỆN.................................................................................4 1. Khái niệm chung ............................................................................................................. 4 2. Thành phần chính trong hệ thông tin bệnh viện ..........................................................4 3. Phân hệ quản lý khoa khám bệnh...................................................................................6 4. Phân hệ quản lý khoa lâm sàng và người bệnh nội trú ...............................................8 5. Phân hệ quản lý xét nghiệm và Thăm dò chức năng....................................................9 6. Phân hệ quản lý viện phí (Nội trú, Ngoại trú)............................................................10 7. Module quản lý dược bệnh viện..................................................................................12 8. Phân hê quản lý nhân sự – tiền lương.........................................................................14 9. Phân hệ quản lý trang thiết bị y tế...............................................................................15 10. Phân hệ quản trị chương trình....................................................................................15 PHẦN II: THAM KHẢO PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỆNH VIỆN E. ..................................17 Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 3
- PHẦN I: HỆ THÔNG TIN BỆNH VIỆN 1. Khái niệm chung Căn cứ vào các thông tin trong 11 biểu mẫu báo cáo thống kê bệnh viện đ ịnh kỳ theo quyết định số 2360/1997/QĐ-BYT ngày 14 tháng 11 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Căn cứ vào các thông tin thể hiện trong 24 mẫu hồ sơ bệnh án dùng trong bệnh viện được ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Căn cứ vào quyết định số 5573 ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ tr ưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh viện”. Chúng ta có thể thấy hệ thống thông tin bệnh viện được chia ra làm ba phần như sau: Phần quản lý thông tin bệnh nhân - Phần quản lý thông tin hành chính, tài chính bệnh viện - Phần quản lý cơ sở dữ liệu bệnh viện - Đây là một khối lượng thông tin khổng lồ, phức tạp phản ánh các các hoạt động trong từng bệnh viện nói riêng và trong toàn bộ mạng lưới bệnh viện nói chung trong môi trường chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các thông tin nêu trên, c ần phải có các hệ thống như: Hệ thống thông tin bệnh viện HIS (Hospital Information System). - Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh RIS (Radiology Information System). - Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh PACS (Picture Archiving and Communication - System). Cơ sở dữ liệu bệnh viện - 2. Thành phần chính trong hệ thông tin bệnh viện Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) là hệ thống quản lý bằng máy tính các công việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe bệnh nhân với mục đích: Quản lý hồ sơ bệnh án, bệnh án, trang thiết bị, thuốc, quản lý vật tư, tài - chính, đội ngũ y bác sỹ… Cho phép trao đổi thông tin, dữ liệu thống kê hai chiều giữa các phòng ban, các - khoa nhằm phục vụ cho người bệnh một cách tốt hơn. Giúp ban giám đốc của bệnh viện theo dõi kịp thời tình hình của bệnh viện về - công tác chữa bệnh, quản lý bệnh nhân, bệnh án,… Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 4
- Hỗ trợ cho công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học tại bệnh viện. - Có khả năng liên kết với hệ thống thông tin của các cơ sở y tế khác như các - bệnh viện trong bộ Y tế, các cơ sở y tế bên ngoài… Các thành phần chính trong 1 hệ thông tin bệnh viện bao gồm Phân hệ quản lý Khoa khám bệnh - Phân hệ quản lý khoa Lâm sàng và bệnh nhân nội trú - Phân hệ quản lý các phòng xét nghiệm - Phân hệ quản lý Viện phí - Phân hệ quản lý Dược bệnh viện - Phân hệ quản lý Nhân sự, tiền lương - Phân hệ quản lý trang thiết bị y tế - Phân hệ kết nối các máy xét nghiệm - Sơ đồ kết nối, luân chuyển thông tin giữa các phân hệ. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 5
- Quy trình quản lý bệnh viện là một mô hình tổng thể gồm 2 luồng thông tin chính; luồng tài chính (tình trạng đóng tiền viện phí ) và luồng nghiệp vụ chuyên môn (khám, thực hiện các xét nghiệm, điều trị….) nhằm mục đích đảm bảo các yếu tố sau: - Thông tin hành chính chi tiết của bệnh nhân được nhập một lần từ Module Tiếp đón và lần lượt lưu chuyển đến các Module có liên quan khác theo đường đi khám bệnh của bệnh nhân ví dụ như: Module Phòng khám, Module Viện phí… - Các Module đảm nhận chức năng nào thì chỉ cần nhập những thông tin, kết quả được giao. - Module Viện phí xác nhận tình trạng đóng tiền của bệnh nhân. Tình trạng đóng tiền viện phí của bệnh nhân luôn luôn được hiển thị tại các Module có chức năng cung cấp các dịch vụ phục vụ cho việc khám, thực hiện các xét nghiệm điều trị bệnh cho bệnh nhân (nội trú và ngoại trú). - Đối với khoa Khám bệnh, kết thúc qúa trình khám bệnh thì toàn bộ thông tin về bệnh nhân như: thông tin hành chính, tiền sử bệnh, kết quả thực hiện xét nghiệm, tình trạng bệnh của bệnh nhân được lưu chuyển tập trung vào Module Phòng khám. Từ đây bác sỹ đưa ra chẩn đoán, kê đơn thuốc nếu điều trị ngoại trú, hoặc chỉ đ ịnh nhập viện nếu điều trị nội trú. - Đối với các khoa Nội trú, toàn bộ thông tin về bệnh nhân như: thông tin ban đầu từ khoa Khám bệnh, kết quả điều trị và các dịch vụ mà bệnh nhân đã thực hiện trong quá trình điều trị như: phòng, giường, vật tư tiêu hao, thuốc sử dụng, các xét nghiệm đã thực hiện…được tập trung tại phòng điều trị nội trú của các khoa Nội trú. Từ đây bác sỹ căn cứ vào các thông tin trên để ra quyết định cho bệnh nhân điều tr ị ti ếp, chuy ển khoa, chuyển viện hoặc xuất viện. - Module Quản lý Dược nhận thông tin yêu cầu cấp phát thuốc từ các phòng khám của khoa Khám bệnh và khoa Nội trú theo hồ sơ bệnh án. Chức năng xử lý đ ơn thuốc và thực hiện cấp phát thuốc được thực hiện tại đây. Ngoài ra, Module Quản lý Dược còn có chức năng quản lý và báo cáo tình trạng thuốc tại các kho dược trong bệnh viện như: xuất, nhập, hư hao, quá hạn sử dụng, luân chuyển giữa các kho… - Module tạo lập, truy xuất báo cáo thống kê với các tiêu chí theo quy định của Bộ Y tế và quy định quản lý của bệnh viện 3. Phân hệ quản lý khoa khám bệnh Mô hình tổng quát: Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 6
- Phân hệ quản lý khoa khám bệnh Nhập bệnh Phân loại Tìm kiếm Báo cáo thống kê nhân mới bệnh nhân bệnh nhân BN theo các tiêu chí Khám lần Tự Đợi BHYT Đã Theo phòng khám đầu nguyệ khám khám Theo khoa khám Theo thời gian n Phân hệ quản lý khoa khám bệnh, đăng ký khám chữa bệnh có chức năng quản lý các thông tin hành chính và các thông tin khám bệnh của người bệnh đ ể tái s ử d ụng trong toàn bộ hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và trong các lần khám sau. a. Quản lý đăng ký khám chữa bệnh (tiếp đón người bệnh) Cấp mã người bệnh: đảm bảo nguyên tắc hình thành thông tin mã người bệnh duy nhất, không trùng lặp, một người bệnh chỉ có một mã số duy nhất có thể sử dụng trong các lần khám chữa bệnh sau. Quản lý đầy đủ thông tin hành chính theo mẫu hồ sơ bệnh án do Bộ Y tế ban hành: Các thông tin nhân khẩu học của người bệnh: họ và tên, ngày tháng năm sinh (năm sinh, hoặc tuổi),địa chỉ 4 cấp: thôn / xóm / số nhà – xã /phường/đường phố - huyện /quận- tỉnh /thành phố trực thuộc trung ương. Các thông tin về đối tượng người bệnh: Miễn, thu phí, BHYT, hộ nghèo, miễn phí, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng khác. Các thông tin về người bệnh có thẻ BHYT (theo yêu cầu của BHXH Việt nam): Mã số thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, hạn sử dụng, mã hưởng quy ền l ợi của người bệnh BHYT, nơi phát hành thẻ BHYT lần đầu; lý do đến khám bệnh. Thông tin nơi chuyển đến: mã số, tên cơ sở y tế… b) Quản lý phòng/ buồng khám bệnh. Quản lý chẩn đoán của người bệnh theo ICD – 10 (4 ký tự): Tiền sử bệnh tật; chẩn đoán tuyến trước, chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán các bệnh kèm theo. Quản lý thông tin khám bệnh: Ngày giờ khám, họ và tên bác sỹ khám bệnh, họ và tên người nhập dữ liệu. Quản lý các chỉ định cận lâm sàng, các chỉ định dịch vụ điều trị. Quản lý kê đơn thuốc tại phòng khám bệnh, in và lưu đơn. Quản lý thông tin về xử lý các bác sỹ: cấp đơn cho về, điều trị ngoại trú, nhập viện, chuyển phòng khám… c) Quản lý người bệnh điều trị ngoại trú. Quản lý hồ sơ bệnh án người bệnh điều trị ngoại trú. Quản lý các chỉ định, dịch vụ điều trị ngoại trú. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 7
- Thống kê ngày điều trị ngoại trú. d) quản lý người bệnh nằm theo dõi tại khoa khám bệnh (phòng lưu). Quản lý theo dõi về mặt chuyên môn. Quản lý các dịch vụ điều trị tại phòng lưu. đ) Quản lý cận lâm sàng ngoại trú. e) Quản lý dược tại khoa khám bệnh. 4. Phân hệ quản lý khoa lâm sàng và người bệnh nội trú Module Quản lý Nội trú Quản lý danh sách BN đã và đang đợi Nhập viện Quản lý BN Quản lý Nội trú chung Quản Phiếu Phiếu Phiếu Vật Lịch Hồ Đón Đóng Báo tiếp điều tư sơ lý chăm theo công thêm cáo nội bệnh trị tiền lưu sóc dõi tiêu tác chung trú án hao a) Quản lý thông tin người bệnh. Quản lý các thông tin hành chính theo phiếu nhập viện và biểu mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế. b) Quản lý thông tin bệnh tật. Mã hoá bệnh tật theo ICD 10 - 4 chữ số. Quản lý đầy đủ các thông tin về chẩn đoán bệnh: chẩn đoán của tuyến trước, chẩn đoán phòng khám, chẩn đoán nguyên nhân, chẩn đoán bệnh kèm theo, tiền sử bệnh tật, chẩn doán bệnh chính vào viện, chẩn đoán bệnh chính vào khoa, chẩn đoán bệnh chính chuyển khoa, chẩn đoán bệnh chính ra viện, chẩn đoán khi tử vong, chẩn đoán khi mổ tử thi. c) Quản lý thông tin về khoa, giường bệnh Quản lý giường bệnh: số giường, loại giường, giá tiền, chuyển giường của từng loại giường. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 8
- Xuất khoa, chuyển khoa cho người bệnh, xuất viện, chuyển viện. d) Quản lý thông tin phẫu thuật thủ thuật Sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật, chỉ định phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh; Họ và tên, ngày - giờ thực hiện, phẫu thuật viên chính, người gây mê và các thành viên tham gia; loại phẫu thuật, thủ thuật, giá của từng phẫu thuật thủ thuật. Quản lý các thông tin trong biên bản phẫu thuật, kết quả thực hiện phẫu thuật, thủ thuật. đ) Quản lý thông tin báo cáo thông kê theo các quy định - Thống kê hoạt động điều trị theo 11 biểu mẫu thống kê bệnh viện. - Thống kê báo cáo theo yêu cầu của BHXH và các đối tượng khác - Báo cáo thống kê theo yêu cầu của bệnh viện. 5. Phân hệ quản lý xét nghiệm và Thăm dò chức năng Phân hệ này tiếp nhận thông tin của bệnh nhân được chuyển tới từ 2 nguồn chính là: bộ phận tiếp đón bệnh nhân và bộ phận quản lý phòng khám vì lý do sau: - Bệnh nhân đã thực hiện khám ở cơ sở y tế khác và họ tới bệnh viện chỉ để thực hiện các xét nghiệm. Bệnh nhân đã qua phòng khám và được bác sỹ chỉ định đi làm các xét nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán điều trị bệnh. Mô hình tổng quát Module Quản lý Xét nghiệm và TDCN Quản lý danh sách BN đang đợi XN, đã XN Thực hiện các xét nghiệm và TDCN Huyết học Trả kết quả về Siêu âm Sinh hoá Khác…. phòng khám a. Quản lý thông tin danh mục cận lâm sàng Thống nhất sử dụng theo tên danh mục cận lâm sàng của Bộ Y tế ban hành trong “Mẫu hồ sơ bệnh án” để đồng bộ quản lý giữa chuyên môn và tài chính, giữa danh mục giá của BHYT và danh mục giá dịch vụ, bao gồm: Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 9
- - Danh mục các nhóm xét nghiệm: Sinh hoá, Huyết học, Tế bào, Vi sinh, Giải phẫu bệnh… - Danh mục các xét nghiệm thăm dò chức năng: Điện tim; Điện não; Lưu huyết não; Miễn dịch,… - Danh mục các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: XQ; Nội soi; Siêu âm; CT – Scanner, MRI…. b) Quản lý thông tin cận lâm sàng cho người bệnh ngoại trú Quản lý các chỉ định xét nghiệm của người bệnh từ khoa khám bệnh: mã người bệnh; tên người bệnh; tên phòng khám chỉ định; tên xét nghiệm; ngày- giờ thực hiện; tên bác sỹ yêu cầu xét nghiệm… c) Quản lý thông tin cận lâm sàng cho người bệnh nội trú - Quản lý chỉ định cận lâm sàng của từng người bệnh. - Quản lý kết quả cận lâm sàng của người bệnh. - Các tai biến xảy ra trong khi người bệnh được thực hiện thăm dò cận lâm sàng. d) Quản lý kết quả cận lâm sàng tại các khoa xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh - Cho phép cập nhật, lưu trữ, hiển thị thông tin các kết quả thăm dò cận lâm sàng của người bệnh đã được thực hiện tại khoa cận lâm sàng kèm theo thông tin của người bệnh. - Thông tin hành chính và thông tin bệnh tật của người bệnh. - Thông tin về khoa và chỉ định thăm dò cận lâm sàng. - Thông tin về kết quả thăm dò cận lâm sàng: tên xét nghệm, ngày giờ yêu cầu, ngày giờ lấy mẫu; ngày giờ thực hiện, người thực hiện, kết quả của xét nghiệm, ngày giờ trả kết quả, người nhập liệu,……. đ) Quản lý thông tin giá cận lâm sàng e) Quản lý thông tin về vật tư, hoá chất phục vụ cận lâm sàng f) Quản lý báo cáo thống kê và kết xuất dữ liệu Kết xuất dữ liệu được ra các biểu mẫu thống kê hoạt động cận lâm sàng (biểu mẫu về chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm) của biểu mẫu thống kê bệnh viện. 6. Phân hệ quản lý viện phí (Nội trú, Ngoại trú) Đây là Module có chức năng quản lý tập chung đầy đủ nhất thông tin của toàn bộ các loại đối tượng bệnh nhân tới khám và điều trị tại bệnh viện. Để sử dụng bất cứ dịch vụ nào trong bệnh viện, người bệnh đều phải thực hiện việc đóng tiền viện phí. Phần mềm có chức năng hiển thị thông tin “Tình trạng đóng tiền” c ủa b ệnh nhân ở t ất các các Module quản lý và cung cấp dịch vụ. Tuỳ thuộc vào đối tượng bệnh nhân và cơ chế miễn giảm viện phí được áp dụng tại mỗi bệnh viện mà phần mềm lựa chọn giải pháp xử lý tương ứng, ví dụ như sau: Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 10
- - Trường hợp bệnh nhân cố tình không đóng tiền viện phí, thông tin bệnh nhân vẫn được chuyển tới phòng khám hay phòng thực hiện xét nghiệm, phẫu thuật, thủ thuật nhưng phần mềm sẽ không cho phép nhập thông tin kết quả, hay thực hiện xét nghiệm và sẽ hiển thị thông báo cho các bác sỹ biết. - Trường hợp bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế: Phần mềm ghi nhận toàn bộ viện phí của bệnh nhân và chuyển tới BHYT để thực hiện thanh toán. - Trường hợp bệnh nhân thuộc diện người nghèo được miễn giảm và có quyết định đồng ý miễn giảm của Bệnh viện, phần mềm sẽ quản lý và lưu lại toàn bộ thông tin trên để đưa ra báo cáo thống kê phục vụ quản lý. Mô hình tổng quát Module Quản lý Viện Phí Quản lý danh sách BN đã và đang đợi đóng tiền Viện Phí Viện Phí Báo cáo Ngoại Trú Nội Trú thống kê Viện Viện Ký Thanh Thanh Theo Phòng thu quỹ Đối tượng thu phí phí toán ra toán dõi Bảo Dịch điều viện viện Thời gian thu theo Hiểm vụ trị đợt Hình thức thanh toán phí Phân hệ quản lý viện phí và thanh toán bảo hiểm y tế có tính quyết định về hiệu quả của phần mềm quản lý bệnh viện. Phân hệ này kết nối với tất cả các phân hệ hoạt động chuyên môn như: quản lý khoa khám bệnh, xét nghiệm và thăm dò chức năng, quản lý nội trú, quản lý dược…được cài đặt tại phòng tài vụ và các điểm thu viện phí trong bệnh viện. Quản lý thống nhất danh mục các dịch vụ y tế Thống nhất quản lý danh mục các dịch vụ y tế về tên gọi theo quy định của Bộ Y tế giữa quản lý chuyên môn, quản lý thu chi người bệnh dịch vụ và quản lý tài chính BHYT. Sử dụng tên gọi và mã về dịch vụ cận lâm sàng bao gồm ca xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh theo danh mục của Bộ Y tế ban hành. Quản lý thông tin giá của các dịch vụ điều trị: chuyên môn, cận lâm sàng, phẫu thuật, thủ thuật, thuốc, vật tư tiêu hao… theo các quy định hiên hành của Bộ Y t ế và ̣ BHXH Việt nam. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 11
- Công khai thông tin tài chính cho người bệnh, cho phép tính toán chính xác vi ện phí cho tất cả các đối tượng người bệnh tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình điều trị và với bất kỳ hình thức thu phí nào. Quản lý thu chi của người bệnh theo đối tượng Người bệnh thanh toán trực tiếp: người bệnh dịch vụ, người nghèo, thực thanh thực chi Người bệnh thanh toán gián tiếp: các nhóm đối tượng người bệnh có thẻ BHYT thanh toán toàn phần và thanh toán một phần chi phí; trẻ em dưới 06 tuổi. Người bệnh được miễn phí: đối tượng chính sách, người nghèo, thống kê được tổng số tiền bệnh viện đã miễn cho người bệnh. Quản lý viện phí ngoại trú. Quản lý viện phí người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh, tiền khám bệnh, tiền cận lâm sàng, tiền phẫu thuật, thủ thuật, tiền các dịch vụ điều trị tại phòng khám. Quản lý viện phí Nội trú Quản lý tiền tạm ứng, tạm thu vào viện (với các đối tượng người bệnh thanh toán trực tiếp) Quản lý chi phí điều trị; tiền thuốc, máu, dịch truyền; tiền gường; tiền phẫu thuật, thủ thuật; tiền dịch vụ cận lâm sàng (xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh) Đối với người bệnh BHYT cần phải quản lý phí các dịch vụ kỹ thuật cao BHYT chi trả và BHYT không chi trả. Quản lý viện phí của người bệnh có thẻ BHYT Quản lý phí các dịch vụ kỹ thuật cao BHYT chi trả và các khoản BHYT không chi trả (người bệnh phải tự chi trả) Quản lý các báo cáo và thông tin dữ liệu kết xuất về chi phí khám chữa bệnh của đối tượng người bệnh có thẻ BHYT theo định dạng dữ liệu của cơ quan BHYT Việt Nam. Trên cơ sở dữ liệu chi tiết của đối tượng tham gia BHYT tại có sở khám chữa bệnh sẽ được cán bộ giám định của BHXH rà soát xác nhận để lưu trữ và chuyển dữ liệu về tổng hợp tại BHXH tỉnh, thành phố. 7. Module quản lý dược bệnh viện Mô hình tổng quát Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 12
- Module Quản lý Dược Bệnh viện Quản lý danh Quản lý kho Quản lý cấp Quản lý Quản lý đối tác mục thuốc phát thuốc Quầy thuốc Nhập - Xuất Danh mục thuốc Kho chẵn Xuất Quản lý Xuất Danh mục kho Kho lẻ Nhập Nhập, xuất, Nhập Dạng bào chế Huỷ bán tại các Trả lại nhà cung Kho BHYT Đơn vị tính Kho trực cấp cứu Trả lại quầy thuốc cấp a) Quản lý thông tin thuốc - vật tư. Xây dựng danh mục chuẩn thuốc - vật tư tiêu hao thống nhất cho toàn bệnh viện. Quản lý được các thông tin về hạn sử dụng của thuốc, có khả năng lập bảng theo dõi hạn sử dụng của thuốc và có khả năng cảnh báo thuốc sắp hết hạn sử dụng. Đáp ứng được yêu cầu thu hồi thuốc theo quy định thu hồi hay đình chỉ l ưu hành thuốc do cục quản lý dược Việt Nam ban hành. Xây dựng được từ điển tra cứu thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc. b) Quản lý xuất nhập thuốc tại kho dược. Thiết kế hệ thống thông tin quản lý các danh mục phục vụ cho tác nghiệp xuất, nhập thuốc, cho phép khai báo mới, sửa chữa hay huỷ bỏ từng loại danh mục trên. Quản lý thông tin nhập dữ liệu cho chức năng nhập thuốc vào kho dược từ các đầu vào khác nhau: nhập từ nhà cung cấp, nhập thuốc trả lại từ khoa, phòng, nhập thuốc pha chế trong bệnh viện bao gồm các thông tin theo yêu cầu quản lý của Bộ Y tế. Quản lý thông tin nhập dữ liệu cho chức năng xuất thuốc từ kho dược tương ứng vứi các loại xuất khác nhau: xuất trả nhà cung cấp, xuất kho lẻ… bao gồm đầy đ ủ các thông tin theo yêu cầu quản lý của Bộ Y tế. Quản lý thông tin nhập dữ liệu cho phép lập danh sách các thuốc vật tư phục vụ cho các chức năng xuất khác: xuất để phòng dịch, xuất huỷ, xuất thanh lý, xuất mất/hỏng/vỡ. c) Quản lý cấp phát thuốc cho bệnh nhân Quản lý thông tin nhập liệu cấp phát thuốc cho bệnh nhân theo đơn, cần phân biệt giữa bệnh nhân bảo hiểm y tế và bệnh nhân điều trị ngoại trú, trong tr ường hợp cần thết phải lập được “Số sao đơn điều trị ngoại trú”. Quản lý thông tin dự trữ thuốc qua mạng cho bệnh nhân điều trị nội trú trên cơ sở bệnh án điều trị của bệnh nhân. Phân biệt được dự trù thuốc điều trị cho bệnh nhân hay dự trù thuốc bù tủ trực theo bệnh nhân. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 13
- Quản lý thông tin hoàn trả thuốc cho các trường hợp bệnh nhân tử vong, bệnh nhân đổi thuốc hay trốn viện…và thông tin duyệt nhập thuốc hoàn trả, l ập phiếu nhập thuốc hoàn trả từ khoa phòng. d) Quản lý các tiêu chí chung cho quản lý xuất nhập và cấp phát thuốc Quá trình xuất nhập theo nguyên tắc nhập trước xuất trước và dựa trên hạn sử dụng của thuốc theo đúng quy định tồn trữ và phân phối thuốc. Quản lý được việc nhập, xuất và cấp thuốc theo nguồn kinh phí khác nhau: nguồn ngân sách, nguồn BHYT, nguồn viện trợ… Quản lý thông tin báo cáo thông tin nhập, xuất, tồn kho nhanh chóng và chính xác, cung cấp chức năng tra cứu tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau. Các biểu mẫu phiếu, sổ sách được in từ phần mềm phải tuân theo đúng quy chế Dược. 8. Phân hê quản lý nhân sự – tiền lương a. Quản lý nhân sự Quản lý các thông tin của nhân viên trong hồ sơ lý lịch. Quản lý quá trình đào tạo cán bộ công chức. Quản lý thông tin hợp đồng. Truy cứu thông tin từng vấn đề của tiểu sử bản thân của từng cán bộ công chức, viên chức (qúa trình công tác, quá trình đào tạo, gia cảnh, đi nước ngoài) Quản lý thông tin báo cáo thống kê về tình hình nhân sự theo mẫu thống kê của Bộ Y tế quy định và một số vấn đề quan tâm tùy từng đơn vị (ví dụ: thống kê đ ộ tuổi trung bình của toàn viện, toàn khoa hoặc mức lương bình quân của toàn viện, toàn khoa….) b. Quản lý tiền lương và BHXH Quản lý hệ số lương, phụ cấp của từng cán bộ công chức, viên chức. Quản lý về BHXH: danh sách lao động và quỹ tiền lương nộp BHXH; Bảng đối chiếu nộp BHXH: Danh sách điều chỉnh mức lương phụ cấp nộp BHXH. Quản lý chấm công, ví dụ như: Chấm công theo từng tháng; chấm công thêm giờ; chấm công thủ thuật – phẫu thuật; chấp công phân công trực chuyên môn; chấm công bồi dưỡng trực…. c. Quản lý thông tin báo cáo thống kê Quản lý thông tin và in báo cáo thông kê theo yêu cầu của cơ quan tài chính Nhà nước, ví dụ: Bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp tiền lương, các bảng chấm công…. Một số mẫu biểu báo cáo hay sử dụng trong phần mềm tin học quản lý nhân s ự và tiền lương: Lý lịch nhân viên, lý lịch trích ngang, quá trình đào tạo, gia cảnh, danh sách cán bộ nhân viên bệnh viện, quá trình công tác, danh sách nhân viên nghỉ việc, thông Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 14
- kê nhân sự, đăng ký sử dụng lao động, danh sách đề nghị ký hợp đồng lao động, danh sách lao động đề nghị cấp số BHXH, danh sách cán bộ,nhân viên đ ề nghị tăng l ương, thống kê lao động tiền lương, báo cáo chất lượng cán bộ, nhân viên đ ơn vị bộ phận, trực thuộc, báo cáo số lượng cán bộ, nhân viên giữ các chức vụ lãnh đ ạo, báo cáo danh sách, tiền lương và chất lượng cán bộ viên chức, báo cáo tổng hợp ngạch, bậc và phụ cấp cán bộ, viên chức, báo cáo tăng giảm biên chế - quỹ lương, danh sách và kết quả nâng bậc lương theo quy định hiện hành. 9. Phân hệ quản lý trang thiết bị y tế. Quản lý thông tin danh mục chuẩn các trang thiết bị y tế thống nhất sử dụng trong toàn bệnh viện. Thiết kế hệ thống các danh mục thiết bị y tế phục v ụ cho tác nghiệp xuất nhập và cấp phát trang thiết bị. Quản lý thông tin nhập liệu cho phép khai báo mới, sửa chữa hay hủy bỏ từng loại danh mục trên. Quản lý được các thông tin tình trạng sử dụng của trang thiết bị y tế, cho phép kết xuất các báo cáo về tình trạng trang thiết bị hiện tại. Quản lý thông tin nhập liệu cho các chức năng nhập thông tin trang thiết bị y tế gồm có: nhập mới thiết bị và nhập lại thiết bị từ khoa phòng. Quản lý thông tin cấp phát trang thiết bị cho các khoa phòng, điều chuyển trang thiết bị giữa các khoa phòng và chức năng điều chuyển trang thiết bị ngoại viện. Quản lý các thông tin sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị. Xác đ ịnh đ ược tr ường hợp sửa chữa nâng cấp làm tăng giá trị thiết bị để có cơ sở tính khấu hao. Quản lý danh sách thanh lý thiết bị xin thanh lý và thanh lý thiết bị. Cập nhật được đầy đủ các thông tin cần thiết của quy trình quản lý do Bộ Y tế, Sở Y tế ban hành. 10. Phân hệ quản trị chương trình Mô hình tổng quát Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 15
- Module Quản lý hệ thống Quản lý tài khoản Quản lý khoa, Quản lý mức Quản lý hệ Quản lý khác người dùng phòng, giường viện phí thống báo cáo Cấp – thu hồi Thêm mới, huỷ Áp mức giá Quản lý hệ Quản lý danh quyền sử dụng mới cho tất cả thống báo cáo mục các thông Khoa, phòng, phần mềm cho gường như: Mở các dịch vụ, theo nhiều tiêu tin có liên quan người dùng thêm một khoa thuốc tại BV như: Quốc chi khác nhau mới hoặc thêm như: Giá các như: ngày giờ, tịch, dân tộc, môt phòng chức dịch vụ xét loại thu, phòng đối tượng, cơ năng mới trong nghiệm, điều thu, nhân sự.. sở dữ liệu địa trị nội trú… khoa chính Quản lý các thông tin chính (thêm, bớt, sửa, xoá) - Thông tin bác sỹ ( người sử dụng chương trình) - Thông tin chi tiết về khoa, phòng, gường - Thông tin viện phí khám và xét nghiệm (quy định mức viện phí) - Thông tin viện phí nội trú, ngoại trú - Thông tin khác như: quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, đối tượng. Quản lý các thông tin báo cáo thống kê như: - Hoạt động khám bệnh - Hoạt động cận lâm sàng (xét nghiệm và thăm dò chức năng) - Tình hình cán bộ - Hoạt động điều trị - Thống kê viện phí Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 16
- PHẦN II: THAM KHẢO PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỆNH VIỆN E. Yêu cầu chung 1. • Tuân thủ các tiêu chí của phần mềm quản lý bệnh viện do Bộ Y tế ban hành tháng 12 năm 2006, trong đó có yêu cầu kết xuất báo cáo, dữ liệu theo chuẩn báo cáo thống kê bệnh viện của phần mềm Medisoft 2003 và kết xuất dữ liệu, in báo cáo theo yêu cầu của Bảo hiểm Y tế. • Mỗi bệnh nhân sẽ được cấp một mã số bệnh án trong lần khám đầu tiên. Mã số này sẽ được sử dụng để truy vấn đến các thông tin bệnh án của bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh hiện tại, cũng như lâu dài về sau. Mã số bệnh án này có thể được chuyển thành mã vạch để thuận tiện cho việc tìm kiếm, cập nhật thông tin khám, chữa bệnh của bệnh nhân. • Thông tin hành chính của bệnh nhân chỉ cần nhập một lần tại quầy đón tiếp của phòng khám. Các khoa phòng khác sử dụng lại thông tin này cho lần khám đó và các lần khám sau nếu có, dựa vào mã số bệnh án đã cấp cho bệnh nhân. • Các thông tin trong toàn hệ thống được lưu trữ trong CSDL chung, chia sẻ và sử dụng lại giữa các phân hệ quản lý, tránh nhập một thông tin nhiều lần. • Có hỗ trợ tìm kiếm bệnh nhân đã từng khám, chữa bệnh tại bệnh viện. • Có hỗ trợ tra cứu lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện. • Các danh mục thuốc, vật tư, phẫu thuật, thủ thuật v.v. theo quy đinh của Bộ Y tế. • Có thể đưa ra được các báo cáo theo đúng mẫu quy định của Bộ y tế, bảo hiểm y tế. • Có thể đưa ra được các báo cáo phục vụ công tác quản lý tài chính, kế toán phù hợp cơ chế hoạt động đặc thù của bệnh viện. • Có thể phân quyền sử dụng theo từng chức năng của hệ thống, theo các gói thông tin quy định, ngăn chặn các truy cập không được phép. • Xác định được người sử dụng tạo và sửa đổi thông tin trong hệ thống. • Bảo mật và an toàn dữ liệu, tránh rủi ro, thất thoát. • Hệ thống cần dễ dàng được phục hồi nếu có sự cố. Các yêu cầu về nghiệp vụ đối với các phân hệ của Phần mềm quản lý tổng 2. thể bệnh viện 2.1. Đón tiếp bệnh nhân + Cấp mã người bệnh: đảm bảo nguyên tắc hình thành mã người bệnh duy nhất, tránh trùng lặp, một người bệnh chỉ có một mã số duy nhất có thể sử dụng trong các lần khám chữa bệnh sau. + Quản lý đầy đủ thông tin hành chính theo mẫu hồ sơ bệnh án do Bộ Y tế ban hành: Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 17
- Các thông tin nhân khẩu học của người bệnh: họ và tên, ngày tháng năm sinh (năm sinh, hoặc tuổi), địa chỉ 4 cấp: thôn/ xóm/ số nhà - xã/ phường/ đ ường phố - huyện/ quận - tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Các thông tin về đối tượng người bệnh: Miễn, thu phí, BHYT, hộ nghèo, miễn phí, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng khác. Các thông tin về người bệnh có thẻ BHYT (theo yêu cầu của BHXH Việt Nam): Mã số thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, hạn sử dụng, mã hưởng quyền lợi của người bệnh BHYT, nơi phát hành thẻ BHYT lần đầu; lý do đến khám chữa bệnh. Thông tin nơi chuyển đến: mã số, tên cơ sở y tế … + Có khả năng tích hợp và đọc thông tin từ thiết bị đọc mã vạch tại nơi tiếp đón 2.2. Quản lý khám chữa bệnh nội trú Phân hệ quản lý khám, chữa bệnh nội trú có chức năng quản lý các thông tin hành chính và các thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện để tái sử dụng trong toàn bộ hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện và trong các lần khám, điều trị nội trú sau. Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 18
- Các yêu cầu đối với phân hệ này: a) Quản lý thông tin người bệnh + Quản lý các thông tin hành chính theo phiếu nhập viện và biểu mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế. Riêng các bệnh án chuyên khoa, ngoài việc quản lý các nội dung điều trị, chương trình cũng quản lý các thông tin chung trong trang 1 và trang 4 của bệnh án. + Thông tin nơi tiếp nhận bệnh nhân, thời gian vào ra viện/chuyển viện, lý do, tình trạng ra viện, nhiễm khuẩn, tử vong. b) Quản lý thông tin bệnh tật + Mã hóa bệnh tật theo ICD-10 4 chữ số. + Quản lý đầy đủ các thông tin về chẩn đoán bệnh: Chẩn đoán của tuy ến trước; Chẩn đoán phòng khám; Chẩn đoán nguyên nhân; Chẩn đoán bệnh kèm theo; Tiền sử bệnh tật; Chẩn đoán bệnh chính vào viện; Chẩn đoán bệnh chính vào khoa; Chẩn đoán bệnh chính chuyển khoa; Chẩn đoán bệnh chính ra viện; Chẩn đoán khi tử vong; Chẩn đoán sau khi mổ tử thi. c) Quản lý thông tin về khoa, giường bệnh + Quản lý giường bệnh: số giường, loại giường, giá tiền, chuyển giường của từng loại giường. Các thông tin chính xác này là cơ sở để phân hệ Quản lý viện phí tính tiền phòng được chính xác. + Xuất khoa, chuyển khoa cho người bệnh.Quản lý quá trình luân chuyển từ khoa này sang khoa khác của bệnh nhân, các phòng khoa, tiếp nhận và cấp Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 19
- cứu có thể tham khảo trực tiếp trên thông tin này để tìm kiếm bệnh nhân, có được quyết định nhanh cho bệnh nhân nhập viện hay chuyển viện. + Sơ đồ giường: giúp theo dõi chính xác tình hình sử dụng giường bệnh tại thời điểm hiện tại (hiển thị trực quan dạng sơ đồ). + Viện phí, tự nhắc viện phí. d) Quản lý thông tin phẫu thuật thủ thuật + Sắp xếp lịch phẫu thuật, thủ thuật, chỉ định phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh; Họ và tên, ngày - giờ thực hiện, phẫu thuật viên chính, người gây mê và các thành viên tham gia; loại phẫu thuật, thủ thuật, giá của từng phẫu thuật thủ thuật. Đây là cơ sở để phân hệ Nhân sự tiền lương tính tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, không cần nhập lại hay tính toán bằng tay + Quản lý các thông tin trong biên bản phẫu thuật: trình tự thực hiện, kết quả thực hiện phẫu thuật, thủ thuật. + Thuốc, vật tư y tế sử dụng trong quá trình thực hiện phẫu thuật, thủ thuật. + Các dịch vụ phát sinh trong quá trình thực hiện + Quản lý thông tin bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật: thuốc, vật tư tiêu hao sử dụng hàng ngày cho bệnh nhân v.v. + Tạo cơ sở để viện phí nội trú tính tiền phẫu thuật, thủ thuật e) Quản lý thông tin phiếu điều trị + Thông tin chẩn đoán, diễn tiến bệnh + Thông tin thuốc + Thông tin VTYT – Hóa chất + Bác sỹ, điều dưỡng thực hiện f) Quản lý phiếu chăm sóc hàng ngày của bệnh nhân + Thời gian chăm sóc, nội dung, điều dưỡng thực hiện + Các thông tin mạch, huyết áp, cân nặng… diễn biến bệnh, thực hiện tiêm truyền. g) Chỉ định cận lâm sàng + Ra các phiếu chỉ định cận lâm sàng gồm các thông tin như Nơi chỉ định CLS, thời điểm yêu cầu, bác sĩ yêu cầu, nơi thực hiện, chi phí thực hiện + Tạo cơ sở để phân hệ Quản lý viện phí tính tiền xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, không cần nhập lại các nội dung đã chỉ định. h) Quản lý việc sử dụng các dịch vụ khác phục vụ điều trị Báo cáo: Phần mềm quản lý bệnh viện 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây Dựng Hệ Thống Phần Mềm Quản Lý Bệnh Viện
34 p | 584 | 159
-
Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự Công ty Cổ phần Trường Hà
88 p | 387 | 147
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý hồ sơ bệnh án của 1 khoa
20 p | 579 | 114
-
Luận văn:Phần mềm quản lý sinh viên thực tập tại bệnh viện
0 p | 368 | 86
-
Luận văn: Xây dựng phần mềm quản lý bệnh nhân
53 p | 220 | 82
-
Đề tài " Phần mềm quản lý thông tin bệnh nhân"
34 p | 542 | 70
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng theo định hướng ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện
26 p | 212 | 50
-
LUẬN VĂN: Phần mềm nguồn mở quản lý bệnh viện Care2x
50 p | 172 | 44
-
Luận văn: Ứng dụng công nghệ tác tử di động trong hệ thống quản lý bệnh viện
26 p | 206 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại một phòng khám (Dương Văn Phong)
166 p | 28 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng theo định hƣớng ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện
26 p | 71 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng phần mềm quản lý dược phẩm tại Bệnh viện Quân Y 268 – Thừa Thiên Huế
76 p | 124 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
136 p | 59 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại một phòng khám (Nguyễn Thị Cẩm Dung)
118 p | 29 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ Thuật: Nghiên cứu tiêu chuẩn HL7 để ứng dụng vào quản lý hồ sơ bệnh án điện tử
83 p | 47 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng theo định hướng ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện
110 p | 15 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ Thuật: Nghiên cứu tiêu chuẩn HL7 để ứng dụng vào quản lý hồ sơ bệnh án điện tử
22 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn