Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
lượt xem 6
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I" được nghiên cứu với mục tiêu là: Phân tích tình hình sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1; Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp các hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin; Phân tích các can thiệp dược lâm sàng trong điều trị bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI KIỀU MAI ANH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP VIỆC SỬ DỤNG OLANZAPIN TRONG ĐIỀU TRỊ TÂM THẦN PHÂN LIỆT NHẰM ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ, AN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 60720405 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Dược Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Hải 2. TS. Nguyễn Hữu Chiến Phản biện 1: …………………………………… Phản biện 2: …………………………………… Phản biện 3: …………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại:… Vào hồi ...... giờ ......... ngày ....... tháng ...... năm ...... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Kiều Mai Anh, Cấn Khánh Linh, Nguyễn Thành Hải (2020), “Tổng quan về hiệu quả và độ an toàn của chế độ liều dùng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt”, Tạp chí Dược học, Tập 60, Số 528, 2020 (trang 3-9). 2. Kiều Mai Anh, Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Hữu Chiến, Nguyễn Thành Hải (2022), "Phân tích hiệu quả cải thiện lâm sàng của olanzapin trên bệnh nhân tâm thần phân liệt thông qua mô hình dự đoán cây quyết định”, Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc, Tập 13, Số 2, 2022 (trang 1-9 3. Kieu Mai Anh, Nguyen Thanh Tuyen, Nguyen Huu Chien, Nguyen Xuan Bach, Pham Thu Huong, Nguyen Chi Thanh, Nguyen Thanh Hai (2022), “Phân tích yếu tố ảnh hưởng và khả năng dự đoán hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị olanzapin thông qua mô hình cây quyết định”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia - VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences, Vol. 38, No. 3 (2022) 1-8
- A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Bối cảnh luận án Tâm thần phân liệt (TTPL) là một trong những bệnh loạn thần nặng thường gặp, cần được theo dõi điều trị lâu dài, nguy cơ tái phát cao, thường để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và gánh nặng cho xã hội. Olanzapin là thuốc an thần kinh thế hệ 2 được sử dụng phổ biến trong điều trị TTPL, có phổ tác dụng rộng trên cả triệu chứng dương tính và âm tính của TTPL. Thuốc được chứng minh có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của bệnh, độ dung nạp cao và ít gây tác dụng trên hệ ngoại tháp như các thuốc an thần kinh cổ điển. Tuy nhiên người bệnh sử dụng olanzapin vẫn phải đối diện với các tác dụng phụ đặc trưng, phổ biến như hội chứng chuyển hóa (HCCH), tăng cân, hay kéo dài khoảng QTc đơn thuần hoặc do hậu quả tương tác thuốc. Để đảm bảo sử dụng olanzapin có hiệu quả, an toàn và nâng cao sự phối hợp tích cực giữa bác sĩ điều trị, dược sĩ lâm sàng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, một trong những cách đó là sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng (CDSS) tích hợp trên phần mềm quản lý bệnh viện, có tiềm năng giúp giảm bớt khối lượng công việc cho dược sĩ lâm sàng và giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra các quyết định sử dụng thuốc phù hợp nhất. Xuất phát từ cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1”. 2. Mục tiêu của luận án 1. Phân tích tình hình sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1 2. Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp các hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin 1
- 3. Phân tích các can thiệp dược lâm sàng trong điều trị bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng. 3. Tính mới của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng được phần mềm quản lý bệnh nhân có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, bao gồm các tính năng có giá trị hỗ trợ cho bác sĩ điều trị cũng như nhóm đa ngành trong chăm sóc bệnh nhân TTPL. Nổi bật như mô hình dự đoán về hiệu quả đáp ứng và khả năng xuất hiện biến cố HCCH với các thuật toán trí tuệ nhân tạo, được tích hợp trên phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân TTPL. Lần đầu tiên, mô hình cây quyết định đã xác định được các yếu tố có tính dự báo quan trọng đối với đáp ứng điều trị TTPL, và khả năng có biến cố HCCH. 4. Bố cục của luận án Luận án có 144 trang bao gồm: Đặt vấn đề (02 trang), Chương 1. Tổng quan (43 trang), Chương 2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu (21 trang), Chương 3. Kết quả nghiên cứu (40 trang), Chương 4. Bàn luận (35 trang), Kết luận và Kiến nghị (3 trang). Luận án có 215 tài liệu tham khảo trong đó có 33 tài liệu tiếng Việt, 182 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra, luận án có 42 bảng, 16 hình và 12 phụ lục kèm theo. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Bệnh tâm thần phân liệt TTPL là một bệnh loạn thần nặng tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ, làm cho người bệnh dần dần tách ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng học tập ngày càng trở nên sút kém, có những hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu. Theo 2
- số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, TTPL chiếm tỷ lệ 0,5 – 1,5% dân số. Tại Việt nam tỷ lệ là 0,47% dân số, khởi phát phần lớn ở độ tuổi từ 15 – 35, nam sớm hơn nữ, tỉ lệ tái phát cao (95 – 98%). Hướng dẫn điều trị một số bệnh rối loạn tâm thần thường gặp năm 2020 do Bộ y tế ban hành chưa có hướng dẫn cụ thể về lựa chọn thuốc cho điều trị TTPL. Theo một số hướng dẫn điều trị TTPL trên thế giới và các tài liệu chính thống về điều trị TTPL (Pharmacotherapy), điều trị TTPL chia thành nhiều giai đoạn tùy theo mức độ bệnh, mỗi giai đoạn có chiến lược điều trị khác nhau. 1.2. Tổng quan về sử dụng olanzapin trong điều trị TTPL Olanzapin là thuốc an thần kinh không điển hình (thế hệ thứ hai) có nhiều đặc tính dược lý khác với các thuốc thế hệ 1 ít gây hội chứng ngoại tháp, ít làm tăng tiết prolactin, ít gây loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài đồng thời có hiệu quả trên cả các biểu hiện dương tính, âm tính của bệnh. Tác dụng chống loạn thần của olanzapin có cơ chế phức tạp và chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Cơ chế này có liên quan đến tính đối kháng của thuốc ở các thụ thể serotonin typ 2 (5-HT2A, 5-HT2C), typ 3 (5-HT3), typ 6 (5-HT6) và dopamin ở hệ thần kinh trung ương. Olanzapin có tác dụng ức chế và làm giảm đáp ứng đối với thụ thể 5-HT2A, ức chế thụ thể D2 của dopamin liên quan đến tác dụng chống hưng cảm, ổn định tính khí và an thần. Olanzapin có đặc điểm dược động học phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tương tác thuốc cũng như các an toàn thuốc khác. Theo các hướng dẫn điều trị, olanzapin có thể là một trong những thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị TTPL (SIGN 2013), nhưng cũng có thể là lựa chọn thứ 2 sau thất bại với điều trị ban đầu bằng thuốc an thần kinh khác. Sau khi thất bại với một liệu trình olanzapin đầy đủ ít nhất 6 tuần, với liều khuyến cáo thì mới có thể 3
- kết luận kém đáp ứng với olanzapin. Trong trường hợp kém đáp ứng với 2 thuốc an thần kinh trở lên, có thể thử nghiệm chế độ liều olanzapin ngoài khuyến cáo nếu đảm bảo độ an toàn. Theo tác giả Chiu CC & cộng sự, tỉ lệ gặp HCCH sau điều trị 8 tuần bằng olanzapin là 33,3%. Tỷ lệ mắc HCCH ở Đài loan năm 2009 là 34,9%, ở Mỹ là 37,3 % năm 2006, tại Singapore năm 2012 là 46%. Tại Việt nam theo tác giả Trịnh Thị Bích Huyền năm 2011, tỉ lệ này là 4,5%. Bên cạnh đó, sử dụng olanzapin còn phải giám sát các nguy cơ như: tăng cân, rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và một tỷ lệ nhỏ kéo dài khoảng QTc. Ngoài ra cũng như thuốc an thần kinh khác, còn gặp các vấn đề như sử dụng quá liều olanzapin và nguy cơ tương tác thuốc – thuốc. 1.3. Quản lý sử dụng olanzapin trong điều trị TTPL nhằm đảm bảo hiệu quả an toàn thông qua giải pháp công nghệ Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng (CDSS) là hệ thống công nghệ thông tin y tế, bao gồm nhiều công cụ khác nhau, nhằm cải thiện việc cung cấp thông tin, cảnh báo, ngăn chặn kịp thời cho bác sĩ lâm sàng, nhân viên, bệnh nhân. CDSS có thể bao gồm các cảnh báo và nhắc nhở được vi tính hóa, các đánh giá hoặc khuyến nghị, hướng dẫn lâm sàng, giúp cho bác sĩ trong quá trình đưa ra quyết định lâm sàng được hợp lý nhất. Các nghiên cứu cho thấy việc theo dõi thường xuyên các triệu chứng và nhu cầu y tế có thể cải thiện chẩn đoán và điều trị trong y tế, bao gồm cả bệnh tâm thần. Việc sử dụng CDSS cũng làm tăng cải thiện đáng kể quản lý điều trị bằng thuốc, cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe TTPL. Một số bệnh viện trong nước đã bắt đầu triển khai hệ thống CDSS như: Trung ương Quân đội 108, Xanh Pôn, Hữu Nghị, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, … bước đầu cho hiệu 4
- quả cải thiện tương tác thuốc - thuốc, tương tác thuốc - bệnh, hiệu chỉnh liều thuốc theo chức năng thận hay cảnh báo nguy cơ dị ứng khi sử dụng tái lặp thuốc bị dị ứng chéo. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về việc ứng dụng CDSS có tích hợp các mô hình dự đoán (với việc sử dụng các thuật toán của trí tuệ nhân tạo) về hiệu quả và an toàn của thuốc trong thực hành lâm sàng. Và trong lĩnh vực tâm thần chưa có một phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân TTPL nào có tích hợp các hệ thống CDSS được thực hiện. Từ đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân TTPL có tích hợp hệ thống này, trên cơ sở bám sát đặc thù điều trị bệnh TTPL khi có chỉ định olanzapin, với mong muốn có thể hỗ trợ cho bác sĩ đưa ra được các quyết định lâm sàng tốt nhất. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu bao gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 mục tiêu của nghiên cứu trình bày tóm tắt trong sơ đồ ở hình 2.1. 2.1. MỤC TIÊU 1: Phân tích tình hình sử dụng olanzapin trong điều trị TTPL tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng 1 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân TTPL được chỉ định olanzapin điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ tháng 12/2015 đến tháng 06/2019, thỏa mãn: - Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn đoán chính xác là TTPL theo ICD-10F, và đang điều trị TTPL tại viện; Được chỉ định dùng olanzapin; Được đánh giá mức độ rối loạn tâm thần trước và trong điều trị thông qua thang điểm tâm thần BPRS; Đánh giá được tình trạng HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATP III tại thời điểm ban đầu. - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh động kinh hoặc có tổn thương thực thể ở não (chấn thương sọ não, u não); Tiền 5
- sử nghiện rượu, ma túy; Ngừng dùng olanzapin dưới 4 tuần; Bệnh nhân đã được thu dung trước đó. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Thuần tập tiến cứu (prospective cohort study) Tiến cứu theo - Thu thập thông tin ban đầu: nhân trắc, tiền sử dõi dọc bệnh - Thu thập thông tin theo dõi: Điểm BPRS, HCCH ban nhân TTPL đầu và trong quá trình điều trị, tỷ lệ đáp ứng; đặc điểm chỉ định OLZ sử dụng thuốc; biến cố lâm sàng; chế độ ăn, luyện tập Mục tiêu 1 Tình hình sử dụng Độ an toàn qua các biến cố trong điều Hiệu quả điều trị qua thang OLZ trên BPRS và yếu tố ảnh hưởng trị; và yếu tố ảnh hưởng đến HCCH BN TTPL Phân tích mô hình cây quyết định dự Phân tích mô hình cây quyết định dự đoán đáp ứng - Chọn mô hình tối ưu đoán HCCH - chọn mô hình tối ưu Xác định các yếu tố cần quản lý hiệu quả qua thang điểm BPRS Xác định các yếu tố cần thiết trong quản lý độ an toàn thuốc Mục tiêu 2 Xây dựng phần mềm -Thiết kế các module -Thử nghiệm phần Xây dựng quản lý BN Hướng dẫn sử phần mềm mềm bởi BS, DS tích hợp dụng OLZ -Lập trình phần mềm -Triển khai CDSS Phần mềm quản lý BN có tích hợp CDSS Mục tiêu 3 BS, DS thu - Tập hợp các hỗ trợ, cảnh báo Phân tích thập thông tin, can thiệp Lựa chọn BN thỏa .- Can thiệp DLS được thực hiện mãn tiêu chuẩn nhập, sử dụng - Độ hài lòng của BS về tính năng DLS qua phần mềm Đánh giá ban đầu tính năng cảnh phần mềm quản lý tích hợp CDSS báo Liên kết trong cùng mục tiêu Liên kết giữa các mục tiêu Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn nghiên cứu 6
- Cỡ mẫu: Nghiên cứu tiến hành thu dung toàn bộ bệnh nhân TTPL thỏa mãn tiêu chuẩn, thời gian từ tháng 12/2015 đến 06/2019. Quy trình nghiên cứu: Đề cương và quy trình nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học và đạo đức nghiên cứu y sinh tại Bệnh viên Tâm thần Trung ương 1, sau đó nhóm nghiên cứu tập huấn chung cho các bác sĩ tại khoa khám bệnh và các khoa điều trị để tiến hành triển khai thu dung bệnh nhân nghiên cứu (Hình 2.2). 2.1.3. Nội dung nghiên cứu 2.1.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu + Đặc điểm nhân trắc, tiền sử : tuổi, giới, BMI, tiền sử, ... + Đặc điểm bệnh TTPL: thời gian mắc, thể bệnh, giai đoạn, ... + Đặc điểm chuyển hóa, lâm sàng: chu vi eo, huyết áp, sinh hóa... + Đặc điểm sử dụng thuốc: phác đồ olanzapin, liều, ... 2.1.3.2. Phân tích hiệu quả đáp ứng trên bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin + Hiệu quả cải thiện triệu chứng: giảm điểm BPRS, tỷ lệ đáp ứng + Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện triệu chứng Mô hình dự đoán hiệu quả + Phân tích mô hình cây quyết định dự đoán hiệu quả đáp ứng: mô hình có và không chọn biến thông qua phân tích BMA + Đánh giá chất lượng mô hình và lựa chọn mô hình tối ưu 2.1.3.3. Phân tích độ an toàn trên bệnh nhân TTPL có sử dụng olanzapin Hội chứng chuyển hóa trong quá trình điều trị + Phân bố của HCCH trong quá trình điều trị + Một số biện pháp xử trí ban đầu + Nhận biết một số yếu tố ảnh hưởng tiềm năng qua thống kê so sánh đặc điểm giữa hai nhóm có và không có HCCH 7
- + Phân tích hồi qui logistic các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa tới HCCH trong quá trình điều trị 8
- Xây dựng mô hình dự đoán hội chứng chuyển hóa + Phân tích mô hình cây quyết định dự đoán HCCH: các mô hình dựa theo đặc điểm cách chọn biến để đưa vào phân tích + Đánh giá chất lượng mô hình và lựa chọn mô hình tối ưu Các biến cố trên tim mạch trong điều trị Tương tác thuốc bất lợi trong điều trị Độ an toàn khác trong nghiên cứu 2.1.4. Xử lý số liệu nghiên cứu cho nghiên cứu 1 Số liệu thu thập nhập vào phần mềm excel, được rà soát làm sạch, hiệu chỉnh sai sót nhập liệu. Sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm Rstudio. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui logistic đơn biến để xác định yếu tố ảnh hưởng. Đối với mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình hợp BMA (Bayesian model averaging) để lựa chọn các biến ảnh hưởng. Nghiên cứu sử dụng mô hình cây quyết định, biến phụ thuộc được gán 2 giá trị: = 1 nếu bệnh nhân “có đáp ứng điều trị” hay “có HCCH”, và gán = 0 nếu “không có” các tình trạng này. Các biến số của nghiên cứu được đưa vào phân tích hệ số ảnh hưởng trong mô hình cây quyết định thông qua hệ số Gini. Đánh giá hiệu suất, cho điểm từng mô hình bằng cách sử dụng phương pháp đánh giá chéo, 10 lần (cross validation, fold = 10). Để tối ưu mô hình nghiên cứu sử dụng thuật toán CART. Thông số so sánh các mô hình bao gồm: accuracy, recall, precision, F1-score. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và các test thống kê phù hợp với khoảng tin cậy 95%, kết quả có ý nghĩa khi p-value < 0,05. 2.2. MỤC TIÊU 2: Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt sử dụng olanzapin 9
- 2.2.1. Xây dựng hướng dẫn sử dụng olanzapin trên bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin Hướng dẫn sử dụng olanzapin trong điều trị TTPL được xây dựng theo phương pháp thảo luận nhóm tập trung và sinh hoạt khoa học, lấy ý kiến đồng thuận (bao gồm các bác sĩ lâm sàng tại các khoa điều trị, cán bộ tâm lý, DSLS, nghiên cứu viên), chuyên gia tim mạch, và nội tiết chuyển hóa. Bước 1: Nhóm nghiên cứu chuẩn bị tài liệu cho thảo luận nhóm tập trung, sinh hoạt khoa học tại bệnh viện, và đồng thuận: Bảng 2.1. Cơ sở dữ liệu xây dựng Hướng dẫn sử dụng olanzapin TT Tên cơ sở dữ liệu 1 Dược Thư Quốc gia Việt Nam năm 2018 2 AHFS (2022) Drug information 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần kinh Mỹ 4 Micromedex 2.0 - Jan 20, 2022; Lexicomp 5 Tờ hướng dẫn sử dụng Olanzapin lưu hành tại Việt Nam được BYT phê duyệt đang sử dụng tại viện 6 Kết quả phân tích tình hình sử dụng thuốc đã thực hiện ở mục tiêu 1 Báo cáo giới thiệu dự thảo Hướng dẫn sử dụng olanzapin trong điều trị TTPL và các nội dung chính cần xin ý kiến đồng thuận. Bước 2: Tổ chức họp sinh hoạt khoa học tại bệnh viện, tiến hành thảo luận nhóm tập trung, và xin ý kiến đồng thuận của bác sĩ điều trị và chuyên gia lâm sàng tại bệnh viện. Bước 3: Tiếp tục lấy ý kiến đồng thuận đến khi có đồng thuận hoàn toàn và chỉnh sửa Hướng dẫn sử dụng olanzapin cuối cùng. Bước 4: Xin phê duyệt Hướng dẫn sử dụng tại bệnh viện. 10
- 2.2.2. Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin Đối tượng nghiên cứu Các dữ liệu theo dõi điều trị về hiệu quả và an toàn sử dụng thuốc trên bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin tại các khoa lâm sàng từ tháng 12/2015 đến 06/2019 thỏa mãn các tiêu chuẩn ở mục tiêu 1. Các dữ liệu được mã hóa thành các bảng số khi quản lý và điều trị các bệnh nhân TTPL. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu phân tích, chuẩn hóa các dữ liệu theo dõi và dự đoán, xây dựng phần mềm theo các module CDSS có tích hợp các mô hình dự báo của trí tuệ nhân tạo về hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân TTPL có chỉ định điều trị olanzapin. Ở mỗi module tính năng của phần mềm, DSLS là người đề xuất, lên phương án, thẩm định các bảng dữ liệu, kiểu dữ liệu, phương thức hiện thị. DSLS cùng trao đổi, theo sát từng bước xây dựng phần mềm của thành viên nhóm nghiên cứu. Khi xây dựng xong các tính năng, nhóm nghiên cứu tiến hành test lại toàn bộ các yêu cầu cần đạt của dữ liệu nhập vào, dữ liệu lưu trữ, dữ liệu hiển thị và truy xuất. DSLS và nghiên cứu viên trao đổi phương án cải tiến để giúp phần mềm đáp ứng được tối ưu các yêu cầu cần đạt, phù hợp với lượng thông tin cần thiết trong theo dõi điều trị cho bệnh nhân. • Quy trình xây dựng phần mềm hỗ trợ quyết định lâm sàng Qui trình xây dựng phần mềm gồm 5 bước: Xác định yêu cầu và giải pháp; Thiết kế phần mềm; Lập trình phần mềm; Thử nghiệm; cuối cùng là bước đưa vào triển khai. Phần mềm quản lý bệnh nhân tích hợp hệ thống CDSS hình thành được đặt tên là: CDS-OLAI®. 11
- 2.3. MỤC TIÊU 3: Phân tích các can thiệp dƣợc lâm sàng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt sử dụng olanzapin thông qua phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân TTPL được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Tung ương 1 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Các cảnh báo thuốc và hỗ trợ lâm sàng trên phần mềm CDS- OLAI®, các trao đổi của DSLS, và đồng thuận với bác sĩ điều trị. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân TTPL có sử dụng olanzapin; Được đánh giá bằng thang điểm BPRS ban đầu; Được đánh giá hội chứng chuyển hóa theo NCEP ATP III; Điều trị từ 1 tuần trở lên. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh động kinh hoặc có tổn thương thực thể ở não (chấn thương sọ não, u não); Tiền sử nghiện rượu, ma túy; Không đồng ý tham gia cân đo. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc có phân tích can thiệp. Cỡ mẫu: Toàn bộ bệnh nhân được thu dung thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, từ tháng 04/2022 đến tháng 08/2022. 2.3.3. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu - Đặc điểm mẫu nghiên cứu: nhân trắc, tiền sử, bệnh TTPL - Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân TTPL - Đặc điểm sử dụng thuốc của mẫu nghiên cứu Phân tích các can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm CDS-OLAI® - Tỷ lệ các hỗ trợ dự đoán, cảnh báo an toàn thuốc từ phần mềm - Tỷ lệ các can thiệp được thực hiện khi có kết quả hỗ trợ 12
- - Tỷ lệ can thiệp được bác sĩ thực hiện ra quyết định lâm sàng - Tỷ lệ can thiệp được bác sĩ thực hiện lên kế hoạch giám sát Độ hài lòng của bác sỹ lâm sàng về tính năng của phần mềm CDS-OLAI® đã xây dựng cho các tính năng: Tính tăng cân, BMI, tăng QTc, mức lọc cầu thận, tính điểm BPRS, xác định HCCH; Lưu các thông tin: chung, tiền sử; theo dõi, hiệu quả và biến cố; Cảnh báo tương tác thuốc; cảnh báo liều khi suy thận; Dự đoán hiệu quả đáp ứng; dự đoán HCCH. 2.3.4. Xử lý số liệu nghiên cứu Nhập liệu vào excel, rà soát, làm sạch và phân tích bằng phần mềm excel, Rstudio. Sử dụng thống kê mô tả với kết quả can thiệp gồm: tỷ lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn, trung vị (tứ phân vị). Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích tình hình sử dụng olanzapin trong điều trị TTPL tại Bệnh viện Tâm thần trung ƣơng 1 3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân sử dụng olanzapin trong mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 39,0 ± 11,0, phần lớn là nam giới (81,9%). Có 54,7% bệnh nhân có tiền sử đã từng đáp ứng với điều trị thuốc an thần kinh trước đây và 38,8% bệnh nhân có tiền sử đã từng dùng olanzapin trong các điều trị trước. Trung vị thời gian mắc bệnh là 10 năm. Thể di chứng và paranoid chiếm phần lớn trong nghiên cứu, lần lượt là 44,0% và 37,1%. Trung bình điểm thang BPRS tại thời điểm ban đầu là 51,1 ± 6,8. 3.1.2. Phân tích hiệu quả đáp ứng trên bệnh nhân TTPL có sử dụng olanzapin 3.1.2.1. Đặc điểm hiệu quả cải thiện triệu chứng trên bệnh nhân nghiên cứu 13
- Thời gian điều trị nội trú, tuần Sau điều Giá trị trị, (toàn 2 4 6 8 12 16 bộ mẫu) Tổng số BN, N 232 232 188 135 41 14 232 Giảm điểm -11,0 -14,6 -16,3 -17,3 -16,6 -17,7 -16,2 BPRS, TB ± SD ± 7,5 ± 7,5 ± 6,8 ± 6,4 ± 5,6 ± 6,5 ± 6,9 Tỷ lệ BN đáp 83 141 135 107 32 11 177 ứng, n (%) (35,8) (60,8) (71,8) (79,3) (78,0) (78,6) (76,3) Bảng 3.5. Giảm điểm BPRS so với ban đầu theo độ dài đợt điều trị của bệnh nhân Giảm điểm BPRS trung bình trong nghiên cứu là: -16,2 ± 6,9. Điểm BPRS trung bình có xu hướng giảm theo thời gian điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng giảm ≥ 40% điểm BPRS tăng từ 60,8 % lên 79,3% khi thời điểm đánh giá tăng từ tuần 4 lên tuần 8. Tuy nhiên sau đó tỷ lệ này không tăng nữa tại các thời điểm sau 8 tuần điều trị. 3.1.2.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng và mô hình dự đoán hiệu quả đáp ứng Hình 3.2. Biểu đồ mô hình cây quyết định trong dự đoán hiệu quả đáp ứng 14
- Các yếu tố liên quan lên tới quá trình điều trị của bệnh nhân, gồm đặc điểm về nhân trắc, bệnh TTPL, tiền sử, và sử dụng thuốc hiện tại, được đưa vào phân tích BMA để lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng tiềm năng cho mô hình cây quyết định. Sau đó, phân tích mô hình cây quyết định nhằm khẳng định lại các yếu tố có tính dự báo ổn định hơn cho biến đầu ra là đáp ứng lâm sàng. 3.1.3. Phân tích độ an toàn trên bệnh nhân TTPL có sử dụng olanzapin Trong 202 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có thông tin về tình trạng HCCH trong quá trình điều trị, có 63 BN (31,2%) mắc HCCH. Xây dựng mô hình dự đoán cây quyết định cho xuất hiện HCCH Mô hình cây quyết định a. Mô hình cây quyết định b. Hình 3.4. Biểu đồ mô hình cây quyết định trong dự đoán xuất hiện HCCH Mô hình dự đoán cây quyết định cho HCCH tối ưu thu được gồm 3 nút (Hình 3.4a): vòng eo
- 3.2. Xây dựng phần mềm quản lý có tích các hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin Từ phân tích về hiệu quả và độ an toàn ở mục tiêu 1, chúng tôi đã tiến hành xây dựng 2 nội dung: (1) Hướng dẫn sử dụng olanzapin tại bệnh viện và (2) Phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin. 3.2.1. Xây dựng Hướng dẫn sử dụng olanzapin cho điều trị bệnh nhân TTPL Các nội dung của Hướng dẫn sử dụng đã xây dựng cho tỷ lệ đồng ý cao từ 70 tới 100%, còn lại là đồng ý có sửa chữa. Bản hướng dẫn sử dụng olanzapin cuối cùng được thông qua và phê duyệt bao gồm 10 mục nội dung. 3.2.2. Xây dựng phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng áp dụng cho bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin Hình 3.7. Giao diện thông tin diến biến lâm sàng, cận lâm sàng Phần mềm đã được xây dựng theo qui trình phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý thông tin và các hỗ trợ, cảnh báo cần thiết. Gồm các module: Quản lý thông tin bệnh nhân; theo dõi sử dụng thuốc và 16
- biến cố; theo dõi diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng; Quản lý theo dõi triệu chứng TTPL qua thang BPRS; Hỗ trợ dự đoán hiệu quả/ HCCH; Ra quyết định của bác sĩ điều trị. 3.3. Phân tích các can thiệp dƣợc lâm sàng trong điều trị bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm quản lý có tích hợp hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng Sau khi được bệnh viện cho phép triển khai áp dụng phần mềm quản lý bệnh nhân TTPL và hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định lâm sàng, nghiên cứu thu dung được 70 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn. 3.3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có thời gian điều trị nội trú từ 2 đến 12 tuần, chủ yếu từ 4 đến 8 tuần (74,2%). Tỷ lệ HCCH ban đầu là 20,0%. Thể bệnh chủ yếu của mẫu nghiên cứu là thể paranoid và thể di chứng, lần lượt là 35,7% và 50,0%. Chủ yếu bệnh nhân có triệu chứng bệnh cấp tính (77,1%), và tái phát lại TTPL (85,7%). Điểm lâm sàng thang BPRS là 49,9 ± 9,9. 3.3.2. Phân tích các can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân TTPL sử dụng olanzapin thông qua phần mềm CDS-OLAI® Trong quá trình điều trị, mỗi bệnh nhân được theo dõi, đánh giá tại các thời điểm T0 (ngày 1-3); T2 (tuần 2); T4 (tuần 4) và T8 (tuần 8) bởi nhóm đa ngành gồm bác sĩ điều trị (BSĐT), dược sĩ lâm sàng (DSLS) hoặc nghiên cứu viên (NCV) và điều dưỡng (ĐD). Mỗi thông tin thu thập được đều được nhập vào phần mềm cẩn thận và chi tiết. Tại mỗi thời điểm, BSĐT và DSLS và/hoặc NCV sẽ dựa trên phần mềm hỗ trợ để thực hiện tính toán, dự đoán hiệu quả đáp ứng, khả năng xuất hiện HCCH và cảnh báo liên quan đến an toàn thuốc. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn