Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT NỘI SOI THẤT BẠI<br />
TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT TẬN GỐC<br />
NGOÀI PHÚC MẠC<br />
Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Tiến Đệ*, Trần Thanh Nhân*, Trần Ngọc Khắc Linh*, Đỗ Lệnh Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp trong niệu khoa. Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận<br />
gốc được xem là phương pháp hiệu quả đối với những ung thư khu trú. Từ năm 2004, tại BV Bình Dân, chúng<br />
tôi đã ứng dụng phương pháp mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ kinh<br />
nghiệm về kỹ thuật mổ nội soi ngoài phúc mạc, các trường hợp thành công, cũng như các trường hợp thất bại,<br />
phải chuyển mổ hở.<br />
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ 2004-2009, chúng tôi đã tiến hành thuật cắt<br />
tuyến tiền liệt tận gốc qua nội soi ngoài phúc mạc được 86 bệnh nhân.<br />
Kết quả: Thời gian phẫu thuật là 210 phút, lượng máu mất trung bình là 572mL. Không ghi nhận biến<br />
chứng trong mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 10,30 ngày. Có 4 trường hợp chuyển mổ hở, lý do chuyển mổ<br />
hở là do chảy máu nhiều, trong đó có 2 trường hợp có thủng phúc mạc trong khi mổ. Cả 4 trường hợp mổ hở đều<br />
có kết quả tốt.<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc nội soi ngoài phúc mạc là phương pháp hiệu quả, ít<br />
đau, thời gian nằm viện ngắn để điều trị ung thư giai đoạn khu trú. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể<br />
phải chuyển mổ hở.<br />
Từ khóa: ung thư tuyến tiền liệt, cắt tuyến tiền liệt tận gốc, phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc,<br />
phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc ngoài phúc mạc.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANALYSE FAILED CASES OF EXTRAPERITONEAL LAPAROSCOPIC RADICAL PROSTATECTOMY<br />
Vu Le Chuyen, Nguyen Tien De, Tran Thanh Nhan, Tran Ngoc Khac Linh, Do Lenh Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 62 - 65<br />
Purpose: Prostate cancer is a common disease in urology. Until now, radical prostatectomy has still affected<br />
in treatment this disease. Since 2004, at BINH DAN hospital we have done laparoscopic radical prostatectomy.<br />
We report our experiences with the extraperitoneal approach to laparoscopic radical prostatectomy. We describe<br />
the technique, clinical, and functional outcome, and describe the successful and unsuccessful cases.<br />
Materials and Methods: From February 2004 to July 2009, 86 laparoscopic radical prostatectomy were<br />
performed by an extraperitoneal approach.<br />
Results: Mean operative time was 210 minutes. Mean operative blood loss was 572mL. The complications<br />
rate was 2.3%. Mean hospital stay was 10, 30 days. 4 patients had been diverted to open surgery due to bleeding<br />
and penetrating peritoneal cavity.<br />
Conclusions: The extraperitoneal technique is a reliable approach for radical prostatectomy. However, we<br />
have to convert open surgery in some cases.<br />
Khoa Niệu C, Bệnh Viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Nguyễn Tiến Đệ<br />
ĐT:0903622073<br />
*<br />
<br />
62<br />
<br />
Email: nguyende116@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key words: Prostate cancer, radical prostatectomy, laparoscopic radical prostatectomy, extraperitoneal<br />
laparoscopic radical prostatectomy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Năm 2004, tại BV Bình Dân với sự phát triển<br />
các xét nghiệm cận lâm sàng, nhất là xét nghiệm<br />
PSA, siêu âm qua trực tràng, và sinh thiết, ung<br />
thư tuyến tiền liệt ngày càng phát hiện sớm hơn.<br />
Từ đó, phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc<br />
được đặt ra. Mổ hở cắt tuyến tiền liệt tận gốc bắt<br />
đầu được thực hiện. Cuối năm 2004, cùng với sự<br />
phát triển của phẫu thuật nội soi, nhiều trường<br />
hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn khu trú đã<br />
được thực hiện qua nội soi tại BV Bình Dân. Lợi<br />
ích của nội soi là vết mổ ngắn, bệnh nhân ít đau,<br />
thời gian nằm viện ngắn hơn so với mổ hở. Tuy<br />
nhiên không phải trường hợp nào cũng thành<br />
công. Trong một số trường hợp khi mổ nội soi<br />
thất bại, chúng tôi phải mổ hở.<br />
<br />
Trong thời gian từ 2004- 2009, chúng tôi tiến<br />
hành phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt cho 86<br />
bệnh nhân, đa số các trường hợp phẫu thuật<br />
thành công. Tuy nhiên, có 4 trường hợp chúng<br />
tôi phải chuyển mổ hở, lý do chủ yếu là do chảy<br />
máu nhiều trong khi phẫu tích.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Sinh thiết: 3/6 mẫu có tb ung thư. G9(5+4)<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu, phân tích.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Từ 2004 đến 2009, chúng tôi đã thực hiện<br />
được 86 trường hợp cắt tiền liệt tuyến tận gốc<br />
qua nội soi ngoài phúc mạc. Trong đó có 4<br />
trường hợp chúng tôi phải chuyển mổ hở, lý do<br />
chuyển mổ hở là do chảy máu nhiều trong khi<br />
bóc tách, trong đó có 2 trường hợp thủng phúc<br />
mạc, góp phần làm bóc tách khó khăn, và khó<br />
cầm máu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tìm các nguyên nhân các trường hợp phẫu<br />
thuật nội soi thất bại, phải chuyển mổ hở.<br />
Ghi nhận khó khăn trong khi mổ, lượng<br />
máu mất, và thời gian phẫu thuật của các bệnh<br />
nhân chuyển mổ hở so với những trường hợp<br />
mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt tận gốc.<br />
Lượng giá trước mổ và sau mổ của những<br />
trường hợp nội soi thất bại phải chuyển mổ hở.<br />
Theo dõi hậu phẫu: các di chứng và thời<br />
gian nằm viện ở những bệnh nhân chuyển mổ<br />
hở, so sánh với những bệnh nhân mổ nội soi.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Bệnh án của 4 bệnh nhân mổ NS thất bại.<br />
<br />
Nguyễn Bá Q, 1938<br />
Số HS 210/11094.<br />
Mổ ngày 15/6/2010.<br />
LDNV: Tiểu khó.<br />
Kích thước TTL qua SA: 47-43-59mm<br />
PSA: 23,11ng/ml<br />
Lý do chuyển mổ hở: thủng phúc mạc, kèm<br />
bóc tách dễ chảy máu.<br />
Thời gian mổ:10g10-13g50<br />
Máu mất 500ml. Truyền 2 đơn vị máu trong<br />
mổ.<br />
Xuất viện sau 7 ngày. Rút thông sau 2 tuần.<br />
<br />
Nguyễn Văn H, 1939<br />
Số HS 210/05521.<br />
Mổ ngày 24/3/2010.<br />
LDNV: Tiểu khó.<br />
Kích thước TTL qua SA: 41-49-56mm<br />
PSA: 17,15ng/ml<br />
Sinh thiết: 3/6 mẫu có tb ung thư. G7 (4+3)<br />
Lý do chuyển mổ hở: TTL rất to, dính nhiều<br />
vào các mô xung quanh, bóc tách chảy máu<br />
nhiều.<br />
Thời gian mổ: 11g00-14g20<br />
Máu mất 300ml. Truyền máu: không.<br />
BN tuột thông Foley, đặt lại ngày thứ 7, qua<br />
nội soi- thấy có hẹp cổ bàng quang.<br />
Xuất viện sau 30 ngày. Rút thông sau 2 tuần.<br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nguyễn Văn T, 1942.<br />
Với PSA 35,54ng/ml. BN sinh thiết là PIN,<br />
CĐNS TTL ngày 15-3-2007, với kết qủa GPB<br />
Carcinoma tuyến G4(2+2).<br />
Số HS 207/01956.<br />
Mổ ngáy 27/3/2007.<br />
LDNV: Tiểu khó.<br />
Kích thước TTL qua SA: 55-52-49mm<br />
PSA: 35,54ng/ml<br />
Lý do chuyển mổ hở: bóc tách mỏm TTL,<br />
dính nhiều, gây chảy máu nhiều, nên chuyển<br />
mổ hở.<br />
Thời gian mổ:12g00-15g20<br />
Máu mất 1000ml. Truyền máu: 2 đơn vị<br />
máu.<br />
BN tuột thông Foley, đặt lại ngày thứ 7, qua<br />
nội soi- thấy có hẹp cổ bàng quang.<br />
Xuất viện sau 16 ngày. Rút thông sau 2 tuần.<br />
<br />
Bùi Chiêu C., 1938.<br />
LDNV: Khám định kỳ PSA tăng, Sinh thiết<br />
Carcinoma tuyến G7(4+3).<br />
Số HS 202/6207.<br />
Mổ ngày 20/7/2010.<br />
Tiền căn: cắt thận – niệu quản (T) – một<br />
phần BQ do bướu niệu mạc 9/2006.<br />
Kích thước TTL qua SA: 50-52-40mm<br />
PSA: 23,75ng/ml<br />
Lý do chuyển mổ hở: thủng phúc mạc khi<br />
tạo xoang ở hốc thận (T), bóc tách niệu đạo dính<br />
nhiều, gây chảy máu nhiều, nên chuyển mổ hở.<br />
Thời gian mổ:10g00-13g30.<br />
Máu mất 500ml. Truyền máu: 2 đơn vị máu.<br />
Thời gian nằm viện là 7 ngày, bệnh nhân<br />
mang thông tiểu về, sẽ rút sau 2 tuần.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nguyên nhân thất bại<br />
Trong 4 trường hợp thất bại, lý do chính<br />
phải chuyển mổ hở là chảy máu. Trong đó, cả<br />
4 trường hợp bệnh nhân đều thực hiện sinh<br />
thiết tuyến tiền liệt trước đó 2 tuần, Khi mổ,<br />
<br />
64<br />
<br />
tuyến tiền liệt phù nề, xung huyết, do đó rất<br />
dễ chảy máu. Theo một số tác giả, nên mổ sau<br />
khi sinh thiết từ 6-12 tuần, khi đó tuyến tiền<br />
liệt bớt phù nề.<br />
Một nguyên nhân khác phải kể đến là bệnh<br />
nhân có kích thước tuyến tiền liệt to, do kèm có<br />
kèm theo tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt<br />
(trong 2 bệnh nhân), khi đó phẫu tích ngoài<br />
phúc mạc sẽ rất khó khăn, khó cầm máu do<br />
xoang ngoài phúc mạc chật hẹp.<br />
Thông thường vị trí dễ chảy máu là khi bóc<br />
tách vùng mỏm tuyến tiền liệt, khi đó dễ chảy<br />
máu từ đám rối tĩnh mạch Santorini. Ban đầu,<br />
chúng tôi khâu cầm máu đám rối tĩnh mạch<br />
bằng 2 mũi chỉ Vicryl, mui rời. Khâu qua nội soi<br />
rất khó, vì tĩnh mạch nằm rất sâu. Sau này, khi<br />
có dao cắt siêu âm, chúng tôi thường sử dụng<br />
để cắt đốt tĩnh mạch này. Với dao cắt siêu âm,<br />
phẫu thuật sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tuy<br />
nhiên cầm máu bằng dao cắt siêu âm, thường<br />
không bền và dễ chảy máu, có 3 trường hợp tĩnh<br />
mạch thì đứt nhưng máu không cầm, vẫn chảy.<br />
Một vị trí dễ chảy máu nữa và khi cắt mặt<br />
sau tuyến tiền liệt. Ở vị trí này, chúng tôi<br />
thường đi sát vào vỏ tuyến tiền liệt, vừa tránh<br />
chảy máu, vừa có thể bảo tồn bó mạch thần<br />
kinh, và có thể tránh tổn thương trực tràng.<br />
Một nguyên nhân khác cũng góp phần<br />
chuyển mổ hở là thủng phúc mạc. Khi đó xoang<br />
ngoài phúc mạc sẽ bị chèn ép, nhỏ lại. Khi đó<br />
bóc tách và khâu cầm máu sẽ rất khó<br />
khăn.Trong 4 bệnh nhân chuyển mổ hở, có 2<br />
trường hợp bị thủng phúc mạc, trong đó có 1<br />
bệnh nhân có tiền căn mổ vùng chậu (mổ cắt<br />
thận –niệu quản-một phần bàng quang) nên<br />
khoang sau phúc mạc bị thủng khi tạo xoang.<br />
<br />
Thời gian mổ, và thời gian nằm viện<br />
Thời gian mổ trung bình của ca mổ nội soi<br />
là khoảng 210 phút, trong đó thấp nhất là 100<br />
phút; dài nhất là 430 phút. Trong 4 trường<br />
hợp chuyển mổ hở thời gian mổ thường kéo<br />
dài hơn, trung bình là 240 phút. Do chúng tôi<br />
mất một thời gian bóc tách qua nội soi, khi<br />
chuyển mổ hở, phải mất thêm một thời gian<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
chuẩn bị và khi tiếp cận được tuyến tiền liệt,<br />
phải mất thêm thời gian cầm máu, trước khi<br />
cắt được tuyến tiền liệt ra. Tuy nhiên, do có<br />
lợi điểm là chúng tôi đã từng phẫu thuật mổ<br />
hở cắt tuyến tiền liệt trước khi thực hiện mổ<br />
nội soi, nên thời gian mổ không kéo dài nhiều<br />
so với những trường hợp mổ nội soi thành<br />
công.<br />
Thời gian nằm viện của bệnh nhân chuyển<br />
mổ hở thường kéo dài, trong đó có một bệnh<br />
nhân nằm viện 30 ngày, vì sau mổ bệnh nhân<br />
sau khi rút thông, không tiểu được do hẹp chỗ<br />
nối niệu đạo- cổ bàng quang, phải nội soi xẻ cổ<br />
bàng quang. Nguyên nhân hẹp chỗ nối có thể<br />
do kỹ thuật may nối gây ra.<br />
<br />
Lượng máu mất trong mổ<br />
Trong 4 trường hợp chuyển mổ hở, có 2<br />
bệnh nhân lượng máu mất nhiều hơn 500 ml, và<br />
cần truyền máu trong khi mổ. Hai bệnh nhân<br />
còn lại không cần truyền máu. Có nhiều nhiều<br />
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có nên cho chỉ<br />
định truyền máu trong khi mổ như tổng trạng<br />
của bệnh nhân trước mổ, tình trạng bệnh nhân<br />
trong khi mổ (như thay đổi mạch, huyết áp,<br />
niêm mạc …), lượng máu mất trong khi mổ…<br />
Theo Chang, nghiên cứu các yếu tố giúp tiên<br />
đoán nguy cơ chảy máu và truyền máu khi cắt<br />
toàn phần TLT, đã nhận thấy chỉ số khối cơ thể<br />
(BMI) là yếu tố tiên lượng mạnh nhất. Người có<br />
BMI bình thường (< 25) bị mất ít máu hơn và tỷ<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lệ cần truyền máu thấp hơn nhiều so với người<br />
thừa cân (BMI = 25-30) và béo phì (BMI > 30).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến tận gốc để điều<br />
trị ung thư tiền liệt tuyến khu trú hiện nay vẫn<br />
còn là chọn lựa đầu tiên. Gần đây với sự phát<br />
triển của các dụng cụ nội soi, phẫu thuật nội soi<br />
cắt tuyến tiền liệt được sử dụng rộng rãi hơn.<br />
Bên cạnh đó, lợi ích của phẫu thuật nội soi như<br />
ít đau, không có tình trạng nhiễm trùng vết mổ,<br />
thời gian nằm viện ngắn, và bệnh nhân mau trở<br />
lại sinh hoạt bình thường tốt hơn hẳn so phẫu<br />
thuật mổ hở. Tuy nhiên, không phải trường hợp<br />
nào, phẫu thuật nội soi cũng thành công, trong<br />
một số trường hợp phải chuyển mổ hở, vì sự an<br />
toàn cho bệnh nhân. Do đó, bên cạnh sự phát<br />
triển nội soi, phẫu thuật viên cũng cần nắm<br />
vững kỹ năng của mổ hở, nếu cần thì nên<br />
chuyển mổ hở ngay, để đảm bảo sự an toàn cho<br />
bệnh nhân.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Chang SS, Duong DT, Wells N, Cole EE, Smith JA, Cookson MS<br />
(2004). “Predicting blood loss and transfusion requirements<br />
during radical prostatectomy: the significant negative impact of<br />
increasing body mass index”, J Urol, 171, pp. 1861-1865.<br />
Guillonneau B (2001). “Perioperative complications of<br />
laparoscopic radical prostatectomy.The Montsouris 3-years<br />
experience”, J. urol, 2002, 167; pp 51-56.<br />
Vũ lê Chuyên và cs (2005). “Những kinh nghiệm bước đầu về<br />
phẫu thuật tận gốc ung thư tiền liệt tuyến tại bệnh viện Bình<br />
Dân”, Y học Việt Nam, 313, pp 629-637.<br />
<br />
65<br />
<br />