Vi Thùy Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 79 - 84<br />
<br />
PHÂN TÍCH CƠ HỘI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH REDD CHO NGƯỜI DÂN<br />
VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG<br />
HUYỆN VÕ NHAI, THÁI NGUYÊN<br />
Vi Thùy Linh*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
REDD- Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation là giải pháp tích cực giảm<br />
tình trạng mất rừng và suy thoái rừng cho các nước đang phát triển. REDD được xem là chiến lược<br />
chống biến đổi khí hậu quan trọng và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Tình trạng suy thoái rừng<br />
tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng đã và đang diễn ra một cách nghiêm trọng.<br />
Giải quyết vấn đề này như thế nào? Khu vực nghiên cứu có những điều kiện để tham gia REDD<br />
không? Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu đáp ứng khá tốt các tiêu chí và có thể là<br />
địa bàn thực thi REDD.<br />
Từ khóa: REDD, Thần Sa - Phượng Hoàng, Võ Nhai, chi trả dịch vụ, môi trường, rừng.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Rừng có vai rất quan trọng đối với sự sống<br />
trên hành tinh của chúng ta. Hiện nay, nguồn<br />
tài nguyên này đang bị suy giảm mạnh, là<br />
nguyên nhân quan trọng làm thay đổi khí hậu<br />
toàn cầu.<br />
REDD là sáng kiến được coi như giải pháp<br />
thiết thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn<br />
cầu. Báo cáo của Hội đồng liên chính phủ về<br />
Biến đổi khí hậu (IPCC) đã chỉ ra rằng phá<br />
rừng gây ra 18-20% lượng khí thải nhà kính<br />
trên toàn thế giới. Con số này lớn hơn tổng số<br />
các bon thải ra từ giao thông toàn thế giới [3],<br />
[6]. Vì thế, sáng kiến REDD được hình thành<br />
từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho<br />
các nước đang phát triển để làm giảm phát<br />
thải khí CO2 từ nghề rừng. Việt Nam là một<br />
trong những quốc gia trên thế giới được<br />
Chương trình REDD của Liên hợp quốc (UNREDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng và thực<br />
hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD<br />
từ năm 2009 nhằm thử nghiệm và thể chế hóa<br />
REDD.<br />
KBT thiên nhiên Thần Sa thuộc phạm vi hành<br />
chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Khu<br />
bảo tồn có nhiều hệ sinh thái điển hình của<br />
vùng núi đá, có tính đa dạng sinh học cao với<br />
nhiều nguồn gen động- thực vật quý hiếm<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0914400428; Email: vtlinhdhkhtn@gmail.coml<br />
<br />
mang giá trị to lớn trong duy trì cân bằng sinh<br />
thái [1]. Những năm gần đây tình trạng suy<br />
thoái và mất rừng do khai thác quá mức đã và<br />
đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại khu bảo<br />
tồn. Nếu như người dân tại vùng đệm Khu<br />
bảo tồn Thần Sa - Phượng Hoàng có một sinh<br />
kế ổn định, áp lực tới tài nguyên rừng nơi đây<br />
sẽ được giảm nhẹ. Trong bối cảnh hiện tại,<br />
việc tham gia vào chương trình chi trả môi<br />
trường đặc biệt là REDD có thể là một giải<br />
pháp tốt nhằm phát triển bền vững khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để thực hiện nội dung nghiên cứu tác giả sử<br />
dụng các phương pháp: Tham khảo ý kiến<br />
chuyên gia, tổng hợp nghiên cứu những tài<br />
liệu liên quan. Đặc biệt đề tài sử dụng một<br />
số công cụ PRA: Đi lát cắt, sơ đồ tài<br />
nguyên, sơ đồ Venn, điều tra phỏng vấn<br />
trực tiếp các hộ gia đình tiêu biểu trong khu<br />
vực nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các<br />
bên liên quan ở địa phương.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham<br />
gia REDD tại Việt Nam<br />
Việt Nam là một điểm nghiên cứu thú vị cho<br />
REDD vì một số lý do: Một là, độ che phủ<br />
rừng của Việt Nam đang tăng lên nhưng chất<br />
lượng rừng lại giảm. Hai là, khác với một số<br />
nước, ở Việt Nam, REDD được xem như là<br />
79<br />
<br />
Vi Thùy Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nguồn thu nhập tiềm năng, có thể đóng góp<br />
cho cả chương trình chi trả các dịch vụ môi<br />
trường (PES) quốc gia cũng như chiến lược<br />
xóa đói giảm nghèo. Ba là, sự lãnh đạo của<br />
chính phủ và thực tế là Nhà nước quản lý toàn<br />
bộ đất đai sẽ cung cấp những thông tin và bài<br />
học kinh nghiệm trong việc REDD sẽ vận<br />
hành ra sao trong một hệ thống quản lý chặt<br />
chẽ từ trên xuống dưới. Những lý do đó đã<br />
đưa tới cho Việt Nam cơ hội để tham gia thị<br />
trường REDD tiềm năng. Song, không phải<br />
tất cả các khu vực thuộc Việt Nam đều có thể<br />
tham gia REDD mà cần có sự chọn lọc thông<br />
qua các tiêu chí cụ thể [2], [4]. Những nghiên<br />
cứu mới nhất của UN – REDD Việt Nam đưa<br />
ra các tiêu chí, bao gồm:<br />
* Tiêu chí 1: Đặc điểm tự nhiên<br />
Đối tượng tham gia REDD không phân biệt<br />
cụ thể loại rừng nào, bất kể nơi nào có rừng<br />
đều có cơ hội để thực hiện REDD. Tuy nhiên,<br />
tiêu chí này cũng là nhóm yếu tố có tác động<br />
quan trọng nhất tới cơ chế chi trả vì đặc điểm<br />
tự nhiên cũng là thước đo mức độ tác động,<br />
các nỗ lực của chủ rừng, người quản lý rừng<br />
đến kết quả của REDD. Nên việc chọn khu<br />
vực rừng có đặc điểm như thế nào có ảnh<br />
hưởng rất lớn tới kết quả nghiệm thu sau này,<br />
cụ thể đó là:<br />
- Diện tích và chất lượng rừng giúp xác định<br />
mức độ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà<br />
kính của các hoạt động hạn chế mất rừng và<br />
suy thoái rừng.<br />
- Loại rừng phản ánh chính sách ưu tiên của<br />
quốc gia và các chính sách này ảnh hưởng tới<br />
mức chi trả (ưu tiên cho rừng phòng hộ, rừng<br />
đặc dụng vì có ý nghĩa về môi trường cao hơn<br />
rừng sản xuất).<br />
- Địa hình, vị trí và khoảng cách đến rừng nói<br />
lên mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ<br />
rừng (thực hiện REDD) và điều này cần phải<br />
được cân nhắc để đảm bảo khuyến khích<br />
được người ở những địa bàn khó khăn hơn.<br />
* Tiêu chí 2: Tình hình kinh tế xã hội<br />
Tiêu chí này thể hiện chính sách của quốc gia<br />
đối với các vùng trong việc xác định mức chi<br />
trả, trong đó quan tâm đặc biệt tới mức thu<br />
80<br />
<br />
112(12)/1: 79 - 84<br />
<br />
nhập, tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách,<br />
dân tộc thiểu số, mức độ tham gia của người<br />
dân. Việc chọn đối tượng tham gia thực hiện<br />
REDD cần quan tâm ưu tiên tới vùng nghèo,<br />
vùng có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số,<br />
quan tâm tới các nhóm dễ bị thiệt thòi là phụ<br />
nữ và hộ gia đình diện chính sách. Thông qua<br />
mức chi trả này sẽ thể hiện được sự quan tâm<br />
sát sao của người dân tới tình hình kinh tế- xã<br />
hội ở cấp quốc gia và địa phương.<br />
* Tiêu chí 3: Cơ sở vật chất<br />
Đây là nhóm tiêu chí giúp xác định mức độ<br />
khó- dễ trong việc thực hiện REDD, trong đó<br />
có điều kiện về giao thông, phương tiện<br />
phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại<br />
rừng,…Khi thực hiện REDD cần quan tâm tới<br />
nhóm tiêu chí này để xác định mức chi trả<br />
phù hợp, tránh hiện tượng cào bằng- chia đều,<br />
giúp động viên và đảm bảo công bằng hơn<br />
cho những người có nỗ lực cao hơn trong việc<br />
thực hiện các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy<br />
thoái rừng [4], [5].<br />
Đối chiếu những đặc điểm của khu vực<br />
nghiên cứu với việc đáp ứng là địa bàn<br />
tham gia, thực thi REDD.<br />
Đáp ứng nhóm tiêu chí 1<br />
Khu vực nghiên cứu có đáp ứng cao nhóm<br />
tiêu chí 1. Khu vực này bao gồm cả 3 loại<br />
rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng<br />
đặc dụng tại tỉnh Thái Nguyên. Thống kê diện<br />
tích rừng của KBT thiên nhiên Thần SaPhượng Hoàng năm 2012 (Bảng 1) cho thấy<br />
rừng chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên<br />
của khu vực nghiên cứu. Có thể nhận thấy<br />
khu vực nghiên cứu này đáp ứng tốt nhóm<br />
tiêu chí 1.<br />
Đáp ứng nhóm tiêu chí 2<br />
Theo thống kê dân số của KBT năm 2011,<br />
dân số trong KBT là 23.355 nhân khẩu, sinh<br />
sống tại 5.530 hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo tại<br />
khu vực nghiên cứu chiếm hơn 1/2 tổng số hộ<br />
trong các xã, Người dân sống trong khu vực<br />
nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu<br />
số người Tày, Dao, Mông, lao động nông<br />
nghiệp chiếm trên 90%. Như vậy đối chiếu<br />
với nhóm tiêu chí 2 thấy rằng khu vực nghiên<br />
<br />
Vi Thùy Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cứu không chỉ đủ điều kiện đáp ứng để thực<br />
hiện REDD mà chương trình REDD còn thực<br />
sự có ý nghĩa đối với cuộc sống khó khăn của<br />
người dân nơi đây.<br />
Đáp ứng nhóm tiêu chí 3<br />
Hệ thống giao thông trong KBT chưa phát<br />
triển. Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần<br />
150 km đường ô tô, trong đó có 59km đường<br />
nhựa và bê tông, đường cấp phối (19,21km)<br />
và còn lại là đường đất [1].<br />
Hiện nay, nhờ có sự cải thiện về đào tạo, nhân<br />
lực và trang thiết bị của KBT nên công tác<br />
phòng cháy chữa cháy rừng tại khu vực<br />
nghiên cứu đã được cải thiện đáng kể. Tối<br />
thiểu một năm sẽ có một đợt tập huấn công<br />
tác phòng cháy chữa cháy một lần cho từng<br />
xóm, bản do các đơn vị kiểm lâm thực hiện.<br />
Các cán bộ kiểm lâm thường xuyên được tập<br />
luyện củng cố và nâng cao khả năng xử lý nếu<br />
gặp sự cố cháy rừng xảy ra.<br />
Phân tích khả năng đáp ứng nhóm tiêu chí 3 tại<br />
khu vực nghiên cứu là chưa cao, tuy nhiên<br />
những vấn đề gây trở ngại đó có thể khắc phục<br />
theo thời gian và những tình huống cụ thể.<br />
Phân tích tiềm năng thực hiện REDD tại<br />
khu vực nghiên cứu<br />
Điểm mạnh để thực hiện chương trình<br />
REDD tại khu vực nghiên cứu<br />
- Khu vực nghiên cứu có đại diện của 3 loại<br />
rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng<br />
đặc dụng, diện tích rừng tại khu vực rất lớn.<br />
Theo Quyết định 1563 của UBND tỉnh Thái<br />
Nguyên ngày 08/08/2007 về việc phê duyệt<br />
<br />
112(12)/1: 79 - 84<br />
<br />
kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng, đất<br />
rừng tiếp tục được bàn giao cho từng hộ gia<br />
đình quản lý theo sổ lâm bạ. Hầu hết các diện<br />
tích rừng được khoán cho từng gia đình đều<br />
nằm xung quanh hoặc cạnh nhà nên thuận lợi<br />
cho việc đi lại, trông nom và bảo vệ rừng.<br />
- Trước đây, việc săn bắt chim, thú rừng và<br />
khai thác các lâm sản ngoài gỗ như nguồn<br />
thực phẩm chính của người dân địa phương<br />
thì hiện nay hiện tượng này đã được hạn chế<br />
nhiều. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu điều<br />
tra của 4 xã, không còn gia đình nào phụ<br />
thuộc hoàn toàn vào việc săn bắt để sinh tồn,<br />
40% hộ gia đình vẫn còn phụ thuộc một phần<br />
vào việc khai thác lâm sản ngoài gỗ như<br />
măng, tre, nứa, lá rong, cây thuốc… để cải<br />
thiện dinh dưỡng và tăng thu nhập. 5 năm trở<br />
lại đây rừng tái sinh đã nhiều và hệ sinh thái<br />
rừng đang dần được phục hồi.<br />
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng của<br />
KBT và các xã vùng đệm được cải thiện hơn.<br />
Đặc biệt, người dân đã được phổ biến không<br />
mang theo vật dễ gây cháy nổ trước khi vào<br />
rừng.<br />
- Tại 4 xã nghiên cứu, mỗi xã đều có một tổ<br />
bảo vệ rừng do cán bộ xã và đoàn thanh<br />
niên tham gia. Nhiệm vụ của tổ là kiểm tra<br />
và bảo vệ rừng đặc dụng thuộc khu vực xã<br />
mình. Công tác tuần tra được tiến hành một<br />
lần trong tháng, như vậy có thể còn ít nhưng<br />
cũng đã thể hiện được sự tích cực tham gia<br />
trong công tác bảo vệ rừng của người dân<br />
địa phương.<br />
<br />
Bảng 1. Thống kê diện tích rừng của KBT thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng năm 2012<br />
Xã<br />
Hạng mục<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
Tổng DTTN<br />
Rừng đặc dụng<br />
Có rừng<br />
Chưa có rừng<br />
Rừng phòng hộ<br />
Có rừng<br />
Chưa có rừng<br />
Rừng sản xuất<br />
<br />
ha<br />
ha<br />
ha<br />
ha<br />
ha<br />
ha<br />
ha<br />
ha<br />
<br />
Nghinh Tường<br />
9.850,0<br />
2.039,9<br />
1.897,0<br />
142,9<br />
4.474,0<br />
4.288,3<br />
185,7<br />
757,1<br />
<br />
Sảng Mộc<br />
10.756,0<br />
1.783,2<br />
1.781,7<br />
1,5<br />
5.093,3<br />
5.093,3<br />
0<br />
3.582,2<br />
<br />
Vũ Chấn<br />
7.340,0<br />
2.103,3<br />
2.051,2<br />
52,1<br />
1.637,3<br />
1.597,3<br />
<br />
Cúc Đường<br />
3.472,3<br />
0.0<br />
1.625,0<br />
Nguồn: [1]<br />
<br />
81<br />
<br />
Vi Thùy Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Các xã đều có một trường tiểu học và một<br />
trường trung học cơ sở, với nhiều phân hiệu<br />
tại các xóm xa trung tâm xã. Công tác giáo<br />
dục tới từng thôn bản đã được đẩy mạnh,<br />
nhận thức của người dân được đần nâng cao.<br />
Họ đã phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp.<br />
Nhiều gia đình còn kinh doanh buôn bán để<br />
kiếm thêm thu nhập. Điều này chứng tỏ sự<br />
phụ thuộc của người dân vào rừng ngày càng<br />
ít đi.<br />
- Qua quá trình phỏng vấn, hầu hết người dân<br />
đều mong muốn nhận giao khoán, bảo vệ<br />
rừng. Một mặt, người dân địa phương muốn<br />
tăng thêm nguồn thu nhập của gia đình để<br />
không còn phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, họ<br />
muốn bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn nước<br />
phục vụ cho sinh hoạt và nông nghiệp đang<br />
ngày càng suy giảm cả chất lượng và trữ<br />
lượng. Bên cạnh đó, rừng được bảo vệ cũng<br />
góp phần điều hòa khí hậu mát mẻ như<br />
khoảng thời gian 10 năm về trước.<br />
- Xóm Bình Sơn- xã Cúc Đường là một xóm<br />
có ý thức bảo vệ rừng điển hình nhất. Xóm có<br />
quy ước riêng để bảo vệ rừng và luôn là xóm<br />
tiên phong hưởng ứng các phong trào trồng<br />
rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Qua câu<br />
hỏi thăm dò ý kiến “Nếu như nhận được kinh<br />
phí định kì để tham gia bảo vệ rừng tự nhiên,<br />
Ông (bà) có đảm bảo mình sẽ giữ hiệu quả<br />
100% diện tích rừng được giao không?”,<br />
100% người trả lời đảm bảo sẽ thực hiện tốt<br />
nếu được tham gia chương trình REDD.<br />
Điểm yếu và nguyên nhân<br />
- Mặc dù đã có những qui định pháp luật về<br />
việc cấm lấn chiếm đất rừng để sản xuất<br />
nông nghiệp nhưng hiện tượng tiêu cực này<br />
vẫn chưa chấm dứt . KBT được thành lập<br />
trên một phần diện tích mà trước đó người<br />
dân đang canh tác nương rẫy. Từ khi thành<br />
lập KBT thì diện tích canh tác bị thu hẹp lại<br />
dẫn đến người dân thiếu diện tích đất canh<br />
tác. Nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực<br />
vùng đệm vẫn còn hiện tượng lén lút phá<br />
rừng để trồng cây nông nghiệp.<br />
Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồng bào<br />
dân tộc thiểu số như gười Tày, Dao, Mông...<br />
Do tập quán sinh sống trên cao và phụ thuộc<br />
82<br />
<br />
112(12)/1: 79 - 84<br />
<br />
vào tài nguyên rừng đặc biệt của người Dao và<br />
người Mông, nên việc phá rừng làm nương<br />
rẫy là vấn đề rất khó giải quyết.Theo đánh giá<br />
hiện trạng trên các tuyến điều tra, hầu hết<br />
những khu vực có diện tích bằng phẳng thuộc<br />
phạm vi nghiên cứu đều bị chặt phá trái phép<br />
để chuyển đổi làm nương rẫy.<br />
- Nạn khai thác gỗ để xây dựng nhà cửa và<br />
buôn bán trái phép vẫn diễn ra. Khác với<br />
phương thức khai thác truyền thống trước đây<br />
là đốt gốc cây và sử dụng cưa tay để xẻ gỗ,<br />
hiện nay hầu hết những người khai thác lâm<br />
sản trái phép sử dụng các công nghệ khai thác<br />
với tốc độ cao như cưa lốc và máy cắt gỗ<br />
bằng động cơ của Trung Quốc. Đây là một<br />
nguyên nhân khiến tài nguyên rừng bị suy<br />
giảm nhanh chóng.<br />
- Trình độ học vấn của người dân còn thấp,<br />
nhận thức về những lợi ích của rừng còn hạn<br />
chế. Nhiều người vẫn đánh giá cao lợi ích của<br />
rừng đối với kinh tế cá nhân hơn các lợi ích<br />
khác như điều hòa khí hậu hay bảo vệ nguồn<br />
nước. Trong quá trình điều tra thực địa, khả<br />
năng tiếp cận phỏng vấn, khai thác thông tin<br />
từ nữ giới thấp hơn nhiều so với nam giới.<br />
Mặc dù nguồn thu nhập của một số gia đình<br />
phụ thuộc nhiều vào phụ nữ nhưng họ vẫn rụt<br />
rè khi cần đưa ra những quyết định trong gia<br />
đình, thậm chí họ rất ngại việc phải nói<br />
chuyện với người lạ. Điều này làm hạn chế<br />
khả năng giao tiếp cũng như sự tiếp cận với<br />
những cơ hội mới của họ.<br />
- Hiện nay, các loài thú lớn thường sống trong<br />
rừng sâu và khó tìm kiếm. Nhưng vì giá trị<br />
đem lại của chúng rất cao nên nhiều nhóm<br />
người đã tập trung để đi săn bắt dẫn tới các<br />
cây trong rừng cũng bị chặt phá phục vụ cho<br />
quá trình săn bắt, đánh bẫy. Đây là một<br />
nguyên dân dẫn tới việc sinh cảnh bị phá hủy.<br />
- Nếu cháy rừng xảy ra tại khu vực này rất<br />
khó để dập tắt được và khả năng phục hồi của<br />
rừng cũng rất lâu. Nguyên nhân chính là do<br />
địa hình núi đá vôi bị chia cắt mạnh, độ dốc<br />
lớn, xa nguồn nước.<br />
- Hiện nay, KBT vẫn chưa phổ biến cho<br />
người dân việc xác định các mốc ranh giới<br />
trên thực tế gây khó khăn cho công tác quản<br />
lý và bảo vệ rừng.<br />
<br />
Vi Thùy Linh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tóm lại: Về cơ bản, khu vực nghiên cứu đã<br />
đáp ứng các tiêu chuẩn là địa bàn có thể tham<br />
gia REDD. Được biết nguồn chi cho REDD có<br />
từ nhiều nguồn Quỹ khác nhau như Quỹ được<br />
thành lập ở cấp toàn cầu hay cấp khu vực;<br />
chính phủ, công ty hay các cá nhân cùng góp<br />
tiền để tài trợ cho các chương trình hay dự án<br />
REDD. Hy vọng rằng khu vực nghiên cứu này<br />
sẽ là điểm thu hút được các nguồn đầu tư để<br />
tham gia REDD trong thời gian gần nhất.<br />
Một số giải pháp định hướng nhằm thúc đẩy<br />
tiến trình tham gia REDD cho khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
Giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào<br />
tài nguyên thiên nhiên thông qua chương trình<br />
phát triển kinh tế xã hội bền vững. Khu vực<br />
nghiên cứu có tiềm năng rất lớn phát triển<br />
kinh tế lâm nghiệp. Thực tế tại đây, một số<br />
gia đình phát triển mô hình NLKH keo – chè<br />
mang lại hiệu quả rất tốt. Có thể đề xuất đây<br />
là một giải pháp cần được ưu tiên.<br />
Cụ thể:<br />
- Đối với rừng sản xuất, áp dụng các mô hình<br />
trồng rừng mang lại hiệu quả thu nhập cao<br />
đồng thời tận dụng một cách hợp lý diện tích<br />
rừng sản xuất hiện có.<br />
- Đối với rừng phòng hộ, tìm đầu ra cho<br />
việc khai thác các sản phẩm từ dự án 661 và<br />
tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng tại<br />
những nơi vừa khai thác và những nơi có<br />
đồi núi trọc, đảm bảo rừng tái sinh tiếp tục<br />
phát triển tốt.<br />
- Đối với rừng đặc dụng, quán triệt tập quán<br />
du canh du cư, bảo vệ rừng nguyên sinh khỏi<br />
sự khai phá, không gây ảnh hưởng xấu tới sự<br />
tự phục hồi của rừng tự nhiên.<br />
KẾT LUẬN<br />
- REDD là một cơ hội mới cho các nước đang<br />
phát triển trong đó có Việt Nam, Việt Nam là<br />
một trong những quốc gia đi đầu trong việc<br />
tham gia, triển khai chương trình REDD.<br />
- Khu vực nghiên cứu đáp ứng được cơ bản<br />
các tiêu chí để trở thành địa bàn có thể tham<br />
gia vào chương trình REDD. Phát triển kinh<br />
tế ổn định cho cư dân vùng đệm là một trong<br />
những bước đệm vững chắc giúp người dân<br />
khu vực này có thể tham gia chương trình<br />
REDD hiệu quả.<br />
<br />
112(12)/1: 79 - 84<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ban quản lí KBT thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng (2013), Kế hoạch quản lí<br />
điều hành KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng<br />
Hoàng giai đoạn 2013-2017.<br />
[2]. Cục lâm nghiệp (2007), Báo cáo chuyên đề<br />
về chi trả dịch vụ môi trường rừng.<br />
[3]. Chính phủ (2010), Nghị định 99/2010/NĐCP của Chính Phủ ngày 14-1 về Quỹ Bảo vệ<br />
và phát triển rừng.<br />
[4]. Phạm Minh Thoa (2012), Nghiên cứu đề xuất<br />
cơ chế chi trả cho dịch vụ “Giảm phát thải<br />
khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất<br />
rừng và suy thoái rừng” ở tỉnh Lâm Đồng,<br />
Luận án tiến sĩ năm 2012.<br />
[5]. Phạm Minh Thoa (2010), “REDD+ và một số<br />
hoạt động triển khai tại Việt Nam”, UN –<br />
REDD Việt Nam.<br />
[6]. UNFCCC (2005), Decision Cp/11: Reducing<br />
Emission from Deforestation.<br />
<br />
83<br />
<br />