Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền của V.Huy-Gô
lượt xem 1
download
Đoạn trích nói về cảnh chạm mặt giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve. Lúc đầu, Gia-ve đã tỏ ra hết sức uy quyền, bởi hắn đang thi hành pháp luật, nhưng cuối cùng hắn lại thấy sợ Giăng Van-giăng bởi sức mạnh phi thường của ông. Còn Giăng Van-giăng, vốn là thị trưởng, có uy quyền rất lớn, vì lộ mặt nên phải phục tùng Gia-ve, nhưng cuối buổi chạm trán, bằng quyền uy và sức mạnh của mình, ông đã khiến Gia-ve sợ hãi. Bởi vậy, chính Giăng Van-giăng, là người cầm quyền dã khôi phục lại uy quyền của mình, dù chỉ trong giây lát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền của V.Huy-Gô
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN CỦA V.HUY GÔ BÀI MẪU SỐ 1: 1. Vích-to Huy-gô (1802-1885) là nhà văn nổi tiếng Pháp thế kỉ XIX. Những tác phẩm như Nhà thơ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ, Đêm đại dương… của ông thể hiện long thương yêu bao la đối với số phận con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Tiểu thuyết Những người khốn khổ của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long người đọc Việt Nam. Tác phẩm kể về một số phận đáng thương của một người làm vườn tên là Giăng Van-giăng. Vì ăn cắp một cái bánh mì, mà dẫn đế bị tù khổ sai suốt mười chín năm ròng. Ra tù, bằng trí thông minh và sự cần cù, ông đã trở ncn giàu có và trỡ thành thị trưởng một thị trấn nhỏ. Trong thời gian làm thị trưởng, ông đã dang tay cứu vớt một số phận cũng không kém phần đau khổ khác là Phăng-tin. Chị có một dứa con gái nhỏ không cha đang gửi nhờ ở một quán trọ và phải làm đủ mọi cách để kiếm tiền nuôi con, kể cả bán răng, bán tóc, bán thân. Chị đang ốm nặng và gặp lôi thôi với cảnh sát thì gặp Giăng Vangiăng. Ông đưa chị vào trạm xá và hứa sẽ đi đón con về cho chị. Đúng lúc đó, Giăng Van-giăng phải ra toà tự thú để cứu một người bạn tù khổ sai. Gia-ve, tên mật thám, trước đây đã từng nghi ngờ ông, nay vui mừng vì ông đã phải lộ mặt. Ông và hắn chạm mặt nhau ở trạm xá, nơi Phăng-tin đang chữa bệnh. 2. Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền ? Đoạn trích nói về cảnh chạm mặt giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve. Lúc đầu, Gia-ve đã tỏ ra hết sức uy quyền, bởi hắn đang thi hành pháp luật, nhưng cuối cùng hắn lại thấy sợ Giăng Van-giăng bởi sức mạnh phi thường của ông. Còn Giăng Van-giăng, vốn là thị trưởng, có uy quyền rất lớn, vì lộ mặt nên phải phục tùng Gia-ve, nhưng cuối buổi chạm trán, bằng quyền uy và sức mạnh của mình, ông đã khiến Gia-ve sợ hãi. Bởi vậy, chính Giăng Van-giăng, là người cầm quyền dã khôi phục lại uy quyền của mình, dù chỉ trong giây lát. Với ngòi bút miêu tả vừa sắc nét vừa lộ rõ tình cảm yêu ghét rõ rệt, Huy-gô đã khắc hoạ được rõ nét chân dung một kẻ mật thám ác thú - Gia-ve, và tấm lòng nhân hậu của con người khốn khổ - Giăng Van-giăng. 3. Hình tượng con ác thú Gia-ve, kẻ thực thi pháp luật phi nhân tính Nhà văn có dụng ý xây dựng nhân vật Gia-ve như một ác thú thực sự. Trong bài tham khảo Chân dung Gia-ve, chúng ta có thể thấy nhà văn miêu tả hắn hoàn toàn như một con ác thú qua các so sánh, nhận xét : mũi... trông như mõm ác thú, nghiêm nét mặt thì là một con chó dữ, cười giống con cọp, trông dễ sợ, khó chịu, hai con mắt lúc nào cũng như giận dữ, tia mắt tối tàm, miệng mím lại khắc nghiệt dáng sự, cả người toát ra vẻ oai nghiêm tàn ác. Trong đoạn gặp gỡ tại trạm xá, hành dộng và ngôn ngữ của Gia-ve hệt như con hổ lúc vồ mồi. Thoạt tiên là tiếng thét "Mau lên !" man rợ và điên cuồng : không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm. Như một con hổ, hắn vừa gầm gừ vừa thôi miên con mồi : cứ dửng lì một chỗ, hắn phóng cặp mắt như cái móc sắt nhìn Giăng Van-giăng, cái nhìn mà Phăng-tin từng thấy nó đi thấu vào tận xương tuỷ. Sau đó hắn lao tới, tiến vào giữa phòng, với động tác như ngoạm lấy cổ con mồi : nắm lấy cổ áo. Rồi khi tóm được con mồi, hắn phá lên cười, một cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Dưới con mắt của tác giả, Gia-ve hoàn toàn là một con ác thú. Vì sao vậy ? Thực sự bởi vì Gia-ve là một kẻ không có trái tim, một kẻ không có tính người. Sự nghiệt ngã, dữ dằn, hung tợn của vẻ ngoài đã phản ánh đúng bản chất của con người hắn, một con người mà người ta thường gọi là "kẻ chó săn của chế độ tư sản". Nghĩa là, đối với hắn, chỉ có hai loại người : phạm tội và không phạm tội. Và hắn cứ thực thi pháp luật mà không cần đếm xỉa tới bất cứ điều gì. Theo Huy-gô, nếu hể hắn phạm tội thì hắn cũng cứ hắt ! Vì vậy, đối với hai kẻ xa lạ như Giăng Van-giăng và Phăng-tin thì hắn đâu cần phải suy nghĩ gì, chỉ thực thi nhiệm vụ như một cái máy ! Hắn không hể khoan nhượng khi Giăng Van-giăng muốn nói khẽ đổ Phăng-tin khỏi nghe thấy. Hắn không hề nương nhẹ người đàn bà đang ốm nặng bằng cách nói toạc tất cả sự thật, rằng ông thị trưởng chỉ là tù khổ sai, còn Phăng-tin chi là một gái điếm, rằng không thể cho Giăng Van-giăng có thì giờ đi đón con của Phăng-tin. Tất cả sự thật khủng khiếp ấy như một đòn giáng mạnh, khiến Phăng-tin không thê chịu nổi, và chị đã chết. Chính vì thế, Giăng Van-giăng đã nói với Gia-ve : "Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó". Thật ra, Gia-ve là một công chức mật thám rất mẫn cán. Nhưng chính vẻ mẫn cán ấy đã khiến hắn chỉ là cỗ máy thực thi pháp luật, không chút tình người nào, và khi đã không còn chút tình người nào, thì kẻ đó đĩ nhiên mang mọi dáng vẻ của một con ác thú ! 4. Tấm lòng nhân ái của Giăng Van-giăng Cũng là một con người khốn khổ, lại phải chịu bao đau đớn vì bị tù đày, nhưng Giăng Van-giăng lại là người có một trái tim nhân hậu và tinh tế. Trong đoạn trích, trước hết, ông là một người rất có tình cảm và ý tứ. Khi thấy Gia-ve, ông biết mình đã bị bắt. Nhưng để Gia-ve làm điéu đó trước mặt Phăngtin, thì trái tim ốm yếu của chị chắc không chịu nổi. Vì vậy, ông đã phải dùng những lời lẽ vòng vo : "Tôi biết là anh muốn gì rồi". Và để thực hiện lời hứa với Phăng-tin, ông tó ra hết sức nhún nhường với tên mật thám : "Tôi muốn nói riêng với ông câu này", ông thầm thì : "Tồi cầu xin ông một điều...". Tất cả việc ông phải nhún mình cầu xin ấy là đéu vì Phăng-tin hết, ông muốn giữ lời hứa sẽ tìm con cho chị, bới không muốn chị đau khổ thêm nữa. Chứ thật sự, ông có một sức khoé siêu việt, có thể trốn thoát khỏi bàn tay Giave bất cứ lúc nào. Còn khi Phăng-tin đã mất, ông không cần phải nhún nhường gì nữa, ông đã dùng sức mạnh và uy lực của mình : vừa bẻ gẫy thanh giường bằng sắt, vừa nói một câu răn đe : "Tôi khuyên anh đừng quấy rầy gì tôi lúc này". Ông đã khôi phục lại được uy quyền của mình. Chính vì vậy mà Gia-ve khiếp sợ chẳng dám động thủ gì nữa. Một lần nữa, Giăng Van-giăng lại thể hiện lòng nhân ái, tình thương yêu, sẻ chia với kiếp người khốn khổ. Đoạn cuối, đoạn chia tay, vĩnh biệt người đã mất cũng không kém phần thiêng liêng, trang trọng. Cũng những giờ khắc yên lặng tiếc thương, đau đớn : ông ngâm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích, mải miết, yên lặng, nét mật và dáng điệu chỉ thấy nổi xót thương khôn tả. Có lẽ ông đang đau đớn cho một kiếp người bất hạnh, kiếp người bị ruồng bỏ, cũng như ông vậy. Cũng những sửa soạn lần cuối của những người thân : như một người mẹ, ông trân trọng nâng đầu Phăng-tin, sửa cổ áo, vén tóc, và vuốt mắt cho chị. Và cũng những lời nói cuối cùng với người đã khuất : ông ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin. Có lẽ, ông hứa với chị rằng sẽ tìm và chăm sóc bé Cô-dét, đứa con gái bé bóng cho chị, để người mẹ đau khổ ấy ra di được thanh thản. 5. Nụ cười của Phăng-tin : ngòi bút lãng mạn của Huy-gô Niềm thanh thản của Phãng-tin khi đi vào bầu ánh sáng vĩ dại đã được nhà văn diễn tả bằng bút pháp kì ảo : nụ cười trên đồi môi, đôi mắt và gươg mặt sáng rỡ tên một cách lạ thường. Người duy nhất chứng kiến cảnh ấy là bà xơ Xem-plix, người không bao giờ biết nói dối, như Huy-gô đã từng nhận xét. Niềm rạng rỡ trên khuôn mặt ấy chứng tỏ Phăng-tin đã nghe thấy những lời thầm thì của Giăng Van-giăng và ra đi một cách nhẹ nhàng, yên ả, bởi đứa con mà chị đã hi sinh cả cuộc đời vì nó, đã dược gửi gắm vào bàn tay nhân hậu dáng tin cậy : ông thị trưởng. Bút pháp lãng mạn ở đây được sử dụng như niém trân trọng, niềm an ủi cuối cùng cho số phận một con người khốn khổ. Cái chết của người phụ nữ bất hạnh trở nên nhẹ nhàng hơn, chỉ như một cuộc hành trình đi vào bầu ánh sáng vĩ đại. Tình thương của Huy-gô đối với những người nghèo khổ, thể hiện qua sự trân trọng đối với hai nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng-tin, qua sự căm ghét đối với Gia-ve, kẻ đại diện cho pháp luật thiếu tính người. Tình thương đó, cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên ý nghĩa, bởi chỉ với tình thương, mọi vẻ đẹp của đời sống con người mới được nâng niu, trân trọng. BÀI MẪU SỐ 2: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Victo Huy-gô (1802-1885) nhà văn thiên tài của nước Pháp, danh nhân văn hóa nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động động vì sự tiến bộ của con người. 2. Sự nghiệp – Nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp của thế kỷ XIX – Những tác phẩm tiểu biểu: Nhà thờ đức bà Pari, Những người khốn khổ, Tia sáng và bống tối… 3. Tác phẩm a. Tóm tắt: (SGK) b. Đoạn trích Vị trí đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất: Phăng-ti, thị trưởng Ma-đơ-len(Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình II. Đọc hiểu A. Nội dung 1. Những người khốn khổ – Họ là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người bị ốm sắp chết mong được gặp con) – Họ là những người khốn khổ, cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình thương yêu đồng loại. 2. Nhân vật Giăng Van Giăng a. Hoàn cảnh – số phận – Vì nghèo đối nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm. – Ra tù trở thành người tốt, được làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi người. – Gia-Ve ganh ghét tố giác bị vào tù . – Ra tù tiếp tục giúp đỡ mọi người, cuối cùng chết trong cảnh cô đơn. => Giăng-Van-Giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn. b. Tính cách – phẩm chất * Con người của tình thương – Quyết định ra đầu thú để cứu nạn nhân bị Gia-Ve bắt oan. – Đối với Phăng-Tin: + Đều quan tâm nhất lúc này là bệnh tình và tìm được đứa con gái cho Phăng-Tin + Nói với Gia-Ve giọng nhún nhường nhẹ nhàng xin hoản lại 3 ngày để tìm con cho Phăng Tin. => Con người đầy tình thương và trách nhiệm. + Khi Phăng-tin chết => Giăng-Van-Giang như chết lặng đi, một nỗi đau xót khôn tả, sửa sang lại tóc, vuốt mắt cho chị, đặt lên tay chị một nụ hôn, thì thằm với chị những lời cứu cánh. => Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ. * Con người kiên cường dũng cảm chống lại cường quyền áp bức – Lúc đầu: điềm tĩnh đoán nhận sự thật, từ tốn, nhún nhường, nhỏ nhẹ, cầu xin Gia-Ve hoãn lại 3 ngày. – Về sau: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. + Giọng điệu: lạnh lùng đầy thách thức. + Hành động: Cầm thanh sắt như bất chấp, căm thù, dũng cảm. 3. Nhân vật Gia-ve – Là một thanh tra, cảnh sát – Diện mạo: + Cập mắt như cái móc sắt + Bộ mặt góm giếc + Cái cười ghê tỏm nhe tất cả hai hàm răng => Hiện lên một con người ác thú. – Ngôn ngữ: Thô lỗ tục tằn, vô văn hoá. – Hành động: + Đối với Giăng-Van-Giăng: giậm chân phát khùng và hét lớn. + Đối với P.Tin: độc ác vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. 4. Yếu tố nghệ thuật lãng mạn – Cái chết bi thảm đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi luỵ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn mẫu lớp 10 Phân tích đoạn trích Trao Duyên - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
10 p | 1259 | 212
-
Tổng hợp 5 bài văn mẫu phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều
9 p | 1469 | 202
-
ĐÊ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
5 p | 597 | 69
-
Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều
13 p | 497 | 52
-
Phân tích đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền "_3
6 p | 245 | 23
-
Phân tích đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền "_4
6 p | 248 | 22
-
Cảm nhận đoạn thơ Những người vợ ...Đã hóa núi sông ta trong đoạn trích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
22 p | 1405 | 20
-
Phân tích đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền "_1
5 p | 129 | 12
-
Bài văn mẫu cảm nhận về "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân
3 p | 297 | 11
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích đoạn trích: "Người cầm quyền và khôi phục uy quyền"
17 p | 149 | 9
-
Phân tích đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền "_2
5 p | 133 | 9
-
Phân tích nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài
2 p | 255 | 8
-
Bài giảng Ngữ văn 11 - Đọc văn: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích tiểu thuyết “Những người khốn khổ”)
31 p | 82 | 6
-
Phân tích hai tính cách trái ngược của Gia-ve và Giăng Van Giăng trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền
3 p | 65 | 3
-
Phân tích phần kết của đọan trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V. Huy-gô) từ "Giăng Van-giăng tì khuỷu tay" đến hết). Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn.
2 p | 46 | 3
-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi-ta của Lorca - Thanh Thảo: Tây Ban Nha... tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy
3 p | 105 | 1
-
Phân tích vai trò của tình thương trong cuộc sống của người qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
2 p | 136 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn