VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH TRÍCH ĐOẠN KỊCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG BÀI MẪU SỐ 1: 1. NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho ờ làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, hoạt động trong những tổ chức văn hóa văn nghệ do Đảng lãnh đạo. Tác phẩm chính gồm các vở kịch: Vũ Như Tố (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), sống mãi với Thủ đô (1961); Kí: Kí sự Cao – Lạng (1951). Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông vừa giản dị trong sáng, vừa đôn hậu thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trình diễn trong vở kịch Vũ Như Tô. Đây là vở kịch xuất sắc nhất của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch Việt Nam hiện đại. Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử viết về một sự kiện xảy ra ỏ thành Thăng Long khoảng 1516 — 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được Xguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi V – hồi cuối cùng của vở kịch. 3. THỂ LOẠI – NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT – GIẢ TRỊ • Thể loại Vũ Như Tô là một vở bi kịch lịch sử. Bi kịch là một thế của loại hình kịch. Ngoài các đặc điểm chung của loại hình, bi kịch còn có những đặc điểm riêng rủa nó. Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Nhân vật chính của bi kịch thường là những anh hùng, những con người có niềm say mê, khát vọng lớn lao. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi ron người. • Nội dung Vở kịch Vũ Như Tô xoay quanh hai mâu thuẫn lớn, đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa, trụy lạc. Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích trực tiếp thiết thân của nhân dân. Ở đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, những mâu thuẫn đó đã lên đến đỉnh điểm và nó đã trở thành bi kịch. Đoạn trích xoay quanh bi kịch của Vũ Như Tô, đó là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì. Vũ Như Tô muốn xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại. tô diểm cho non sông, đất nước xuất phát từ lí tưởng của một người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Nhưng Cửu Trùng Đài lại được xảy trên tiền của, mồ hôi, xương máu của nhân dân đồng thời lại dùng cho việc ăn chơi sa đọa của vua chúa. Chính vì vậy mà ông bị nhân dân căm hận, oán trách, nguyền rủa và cuối cùng giết chết. Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện khát vọng của mình. Chính vì sai lầm đó mà ông đã phải trả giá bằng sinh mạng và cả công trình nghệ thuật của mình. Qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muôn nói rằng: Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang vẻ đẹp thuần túy mà phải phục vụ thiết thực cho cuộc sống của nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời nhưng khát vọng đó phải phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc sống, với ước mơ và nguyện vọng của nhân dân. • Nghệ thuật Đoạn trích đã thể hiện được những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng, ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Ở đây, tác giả dùng ngôn ngữ, dùng hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên đến cao trào. • Giá trị Là một vở kịch lịch sử, Vũ Như Tô đã cho người đọc thấy được sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517 dưới triều Lô Tương Dực Việc xây dựng Đài Cửu Trùng lúc bấy giờ đã làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ. Cuối cùng nhân dân nổi loạn giết chết vua Lê Tương Dực và Vũ Như Tố đốt cháy Cửu Trùng Đài – công trình được xây dựng bằng chính mồ hôi, xương máu của họ. Đồng thời vở kịch cũng cho chúng ta thấy được cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bọn hôn quân bạo chúa dưới thời vua Lê Tương Dực. Thông qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muốn gửi gắm đến thế hệ mai sau bức thông điệp rằng: Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang vẻ đẹp thuần túy mà phải phục vụ thiết thực cho cuộc sống của nhân dân. Sáng tạo nghệ thuật trước hết là để phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân nếu không công trình nghệ thuật đó sẽ vô nghĩa và đổ vỡ. Đồng thời ông yêu cầu xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, phải biết quý trọng, nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống là một vấn đề rất phức tạp. Nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời nhau là điều đương nhiên nhưng chúng quan hệ với nhau như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Cuộc tranh luận giữa hai trường phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” là cố gắng của các nhà nghiên cứu để xác định mối quan hệ này. Các nhà văn Việt Nam sau này cũng vẫn cố gắng không ngừng để lí giải quan niệm của mình. Với kịch Vũ Như Tô, một mặt nào đấy cũng là cố gắng và quan niệm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. BÀI MẪU SỐ 2: Vũ Như Tô là một vở bi kịch. Nhân vật chính là một người nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết với khát vọng sáng tạo nghệ thuật rất lớn và chân chính. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề lớn, đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông đã thất bại. Đoạn trích tái hiện cuộc nổi dậy của binh lính và dân chúng dưới sự cầm đầu của Lê Duy Sản. Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài theo lời khuyên của Đan Thiềm với mục đích xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật. Đó là mục đích nghệ thuật của người nghệ sĩ. Còn điều mà nhân dân và binh lính trông thấy ngay trước mắt là Vũ Như Tô đang dùng công sức và xương máu của nhân dân để phục vụ mục đích ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân Lê Tương Dực. Chỉ là một trích đoạn nhưng đoạn kịch này cũng có kết cấu như một vở kịch : có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, rồi giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch. Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật. Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống. Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn. Đây cũng chính là phần thắt nút của đoạn kịch. Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, là biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. Đan Thiềm và Như Tô là hai người tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng Đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ. Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn Huy Tưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc. Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả. Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch : biến cố, xung đột và giải quyết xung đột. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai. Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biết tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đối với nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể là nguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động. Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó. Nam Cao từng nói : “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” để khẳng định nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và vì cuộc sống. Về một phương diện nào đó, với kịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự nhất trí với quan niệm của Nam Cao.