intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam theo quy mô và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp theo quy mô và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Tukey về sự khác biệt nhóm dựa trên dữ liệu gồm 200.373 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành chế biến chế tạo, được thu thập từ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 của Tổng cục Thống kê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam theo quy mô và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN CHẾ TẠO VIỆT NAM THEO QUY MÔ VÀ TÌNH TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Thương mại Email: huong.vtt@tmu.edu.vn, nguyenthuthuy@tmu.edu.vn, hoangha.math@tmu.edu.vn Tóm tắt: Bài báo tập trung phân tích hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp theo quy mô và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Tukey về sự khác biệt nhóm dựa trên dữ liệu gồm 200.373 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành chế biến chế tạo, được thu thập từ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 của Tổng cục Thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng: (i) doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì có tỷ lệ đổi mới (sản phẩm, quy trình và tổ chức) cao hơn; (ii) doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng internet, phần mềm quản lý và hệ thống tự động hóa) có tỷ lệ đổi mới sáng tạo cao hơn; (iii) tỷ lệ đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp phụ thuộc đồng thời vào quy mô và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam. Từ khóa: Chế biến chế tạo, đổi mới sáng tạo, sản phẩm, quy trình, tổ chức. 1. Giới thiệu Đổi mới sáng tạo là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2017), đổi mới sáng tạo giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), blockchain và các công nghệ mới khác để tạo ra các hệ thống tự động, kết nối và thông minh. Ngày nay, đổi mới sáng tạo được coi là yếu tố cốt lõi của lợi thế cạnh tranh bền vững trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Đổi mới sáng tạo giúp các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến quy trình sản xuất và kinh doanh, tối ưu hóa sản xuất để giảm chi phí và tăng năng suất, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo ra việc làm mới cho người lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước (Expósito & Sanchis, 2019). Theo Boston Consulting Group (2019), các nhà đổi mới hàng đầu trong mỗi ngành tạo ra doanh thu trung bình cao hơn 3,5% và EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) nhiều hơn 6,5% so với các doanh nghiệp ít đổi mới hơn. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT) là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa đất nước hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (ADB, 2017). Từ đó, có thể thấy vai trò quan trọng của ngành chế biến chế tạo trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đóng vai trò quan trọng đối với tương lai kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phát triển kinh tế số, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam hay không? ảnh hưởng này có phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp hay không? Nghiên cứu này nhằm trả 323
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 lời các câu hỏi nêu trên thông qua kiểm định các giả thuyết dựa trên số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2021 của Tổng cục Thống kê. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Đổi mới sáng tạo và các loại hình đổi mới sáng tạo Đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn và thống nhất về “đổi mới sáng tạo” (Damanpour và Wischnevky, 2006). Mỗi góc độ tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau (kinh tế, quản trị, hành vi, …) hoặc từ cấp độ khác nhau (quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân,…) hoặc từ loại hình đổi mới khác nhau sẽ cho chúng ta một cách mô tả khác nhau về đổi mới sáng tạo (Phan, 2017). Một trong những định nghĩa được thừa nhận rộng rãi và phổ biến hơn cả là của OECD trong phiên bản Hướng dẫn Oslo lần thứ ba, theo đó “Đổi mới là việc thực hiện một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc được cải thiện đáng kể, quy trình, kỹ thuật tiếp thị mới hoặc một phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, tổ chức nơi làm việc” (OECD, 2005). Tại Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 08/07/2022 giải thích: “Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa”. Theo Rogers (1998), một phương pháp để đánh giá đổi mới sáng tạo là xác định sự khác biệt giữa kết quả đầu ra của hoạt động đổi mới với đầu vào của hoạt động đổi mới sáng tạo. Theo đó, các hoạt động đổi mới sáng tạo được chia làm 4 loại gồm: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới marketing và đổi mới tổ chức. Trong đó, (1) đổi mới sản phẩm được định nghĩa là việc giới thiệu một hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến đáng kể về các đặc tính hoặc mục đích sử dụng của nó; (2) đổi mới quy trình được định nghĩa là việc thực hiện một phương pháp sản xuất hoặc phân phối mới hoặc cải tiến đáng kể; (3) đổi mới tiếp thị (marketing) là việc thực hiện một phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế hoặc bao bì sản phẩm, vị trí sản phẩm, quảng cáo hoặc định giá sản phẩm; (4) đổi mới tổ chức được định nghĩa là việc thực hiện một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ bên ngoài của công ty. Có thể kết luận rằng hầu hết các định nghĩa về đổi mới sáng tạo đều nhắc lại tính mới của sự sáng tạo hoặc cải tiến. Trong đó, định nghĩa đổi mới sáng tạo của OECD (2005, 2018) được trích dẫn trong nhiều nghiên cứu và được áp dụng rộng rãi trong thực tế. 2.2. Quy mô doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo Quy mô doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và ĐMSP thường được thảo luận bởi cả các học giả và nhà quản trị công ty. Các doanh nghiệp lớn hơn có nhiều khả năng áp dụng các công nghệ xử lý mới để giới thiệu những sản phẩm mới. Kim (2022) nhận thấy rằng quy mô doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự đổi mới của doanh nghiệp. Điều này được giải thích là do lợi thế quy mô của các doanh nghiệp lớn về kiến thức nội bộ, nguồn lực tài chính cho đổi mới, cơ sở bán hàng và sức mạnh thị trường (Cohen và Klepper, 1996). Từ đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết: H1. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì có tỷ lệ đổi mới sáng tạo cao hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo 324
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong các bối cảnh khác nhau nhưng đều cho kết quả thống nhất rằng việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của Zhu và Kraemer (2005), Yang và cộng sự (2015) tìm thấy rằng: các công ty đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin có tỷ lệ đổi mới cao hơn, được đo bằng số lượng bằng sáng chế được nộp và số lượng sản phẩm mới được giới thiệu. Một nghiên cứu khác của Sabherwal và Chan (2001) cho thấy rằng các khoản đầu tư công nghệ thông tin vào các lĩnh vực như thiết kế và sản xuất có sự hỗ trợ của máy tính cũng như các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, có liên quan đến mức độ đổi mới quy trình cao hơn. Các nghiên cứu của Galati & Bigliardi, 2019; Neirotti & Pesce, 2019 cung cấp bằng chứng cho thấy ứng dụng Internet trong các công ty tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới quy trình. Trong một nghiên cứu trên 288 công ty ở Mexico, Cuevas-vargas và cộng sự (2016) chứng minh rằng có mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới sản phẩm, quy trình và tổ chức. Từ các lập luận trên, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết H2: Các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh có tỷ lệ đổi mới sáng tạo cao hơn. Đổi mới sáng tạo theo quy mô và ứng dụng công nghệ thông tin Theo lý thuyết dựa trên nguồn lực (Wernerfelt, 1984), công nghệ thông tin được coi là một nguồn lực mà các công ty có thể tận dụng để cải thiện khả năng đổi mới của họ. Các công ty lớn hơn thường có nhiều nguồn lực tài chính hơn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, có thể cung cấp nền tảng cho các hoạt động đổi mới. Ngoài ra, các công ty lớn hơn có thể có nhiều nguồn lực đa dạng và chuyên biệt hơn, chẳng hạn như kiến thức chuyên môn, nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể được sử dụng để phát triển và thực hiện các ý tưởng đổi mới. Xiaokai Li và cộng sự (2023) nghiên cứu các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Trung Quốc và tìm thấy rằng việc ứng dụng Internet có tác động hỗ trợ đáng kể đến số lượng và chất lượng đổi mới quy trình. Hơn nữa, ứng dụng Internet có tác động lớn hơn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết: H3. Tỷ lệ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tăng dần theo quy mô doanh nghiệp và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu Nghiên cứu sử dụng số liệu gồm 200.373 doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo, đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020 do Tổng cục Thống kê khảo sát từ Tổng điều tra kinh tế năm 2021. Giải thích các tiêu chí thống kê 325
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 1. Giải thích các tiêu chí thống kê Tiêu chín Giải thích Nhận giá trị bằng 1 nếu trong năm doanh nghiệp có đổi mới/ cải tiến sản Đổi mới sản phẩm phẩm, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Đổi mới quy trình Nhận giá trị bằng 1 nếu trong năm doanh nghiệp có đổi mới/ cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Đổi mới tổ chức Nhận giá trị bằng 1 nếu trong năm doanh nghiệp có đổi mới /cải tiến mô hình tổ chức hoạt động, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính Quy mô doanh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có sử dụng Internet trong hoạt động Sử dụng Internet sản xuất kinh doanh, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Sử dụng hệ thống Nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có sử dụng hệ thống tự động hóa tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Sử dụng phần Nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có sử dụng phần mềm quản lý hoạt mềm quản lý động sản xuất kinh doanh, bằng 0 trong trường hợp còn lại. Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng kiểm định Tukey còn được gọi là kiểm định Tukey’s HSD (Tukey’s Honest Significant Difference test – Kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa trung thực của Tukey). Quy trình kiểm định như sau: Bước 1: Thực hiện kiểm định ANOVA. Giả sử giá trị F là có ý nghĩa; Bước 2: Chọn hai giá trị trung bình từ đầu ra ANOVA (Means, Mean Square Within); số nhóm; bậc tự do, Bước 3: Thực hiện thống kê HSD của Tukey bằng cách sử dụng công thức: |𝜇 𝑖 − 𝜇 𝑗 | 𝐻𝑆𝐷 = √𝑀𝑆𝑤/𝑛 Trong đó |𝜇 𝑖 − 𝜇 𝑗 | là sự khác biệt giữa cặp giá trị trung bình của nhóm 𝑖 và nhóm 𝑗. 𝑀𝑆𝑤 (Mean Square Within) là bình phương trung bình bên trong từ bước 2. 𝑛 là số quan sát trong nhóm. Bước 4: Xác định điểm được báo cáo trong giá trị tới hạn của Tukey. Bước 5: So sánh giá trị thu được ở bước 3 và bước 4. Nếu giá trị tính được ở bước 3 lớn hơn giá trị thu được ở bước 4 thì có thể kết luận rằng giá trị trung bình có sự khác biệt đáng kể. Kiểm định Tukey’s HSD cho xác suất mắc sai lầm loại 1 thấp hơn so với một số kiểm định khác cùng sử dụng để kiểm định sự khác biệt nhóm (theo Anita Nanda và cộng sự, 2021). Nghiên cứu này sử dụng phần mềm STATA để thực hiện các phân tích ANOVA và kiểm 326
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 định Tukey, từ đó tìm ra mức khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo quy mô doanh nghiệp, theo tình trạng ứng dụng CNTT và sự kết hợp giữa chúng. Qua đó chúng ta có thể đưa ra kết quả kiểm định các giả thuyết đã xây dựng trong mục 2. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Quy mô doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo Thống kê số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo có đổi mới sáng tạo (đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức) được cho trong bảng 2. Bảng 2. Đổi mới sáng tạo theo quy mô doanh nghiệp Đổi mới sản phẩm Đổi mới quy trình Đổi mới tổ chức Quy mô Tổng số DN DN Số DN Tỷ lệ % Số DN Tỷ lệ % Số DN Tỷ lệ % Siêu nhỏ 120.849 15.411 12,75 12.529 10,37 11.222 9,29 Nhỏ 55.994 15.462 27,61 14.042 25,08 11.759 21 Vừa 10.853 4.242 39,09 3.900 35,93 3.246 29,91 Lớn 12.677 7.245 57,15 6.414 50,6 5.566 43,91 Tổng 200.373 42.360 21,14 36.885 18,41 31.793 15,87 Nguồn: Thống kê của các tác giả từ số liệu của TCTK Theo đó, trong số 200.373 doanh nghiệp trong toàn mẫu, có 21,14% có đổi mới sản phẩm, 18,41% có đổi mới quy trình và 15,57% có đổi mới tổ chức. Bảng 3. Kiểm định sự khác biệt tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo quy mô doanh nghiệp Quy Quy Đổi mới sản phẩm Đổi mới quy trình Đổi mới tổ chức mô (0) mô (1) (0) (1) (1)-(0) (0) (1) (1)-(0) (0) (1) (1)-(0) Nhỏ 0,128 0,276 0,149** 0,104 0,251 0,147** 0,093 0,210 0,117** Siêu Vừa 0,128 0,391 0,263** 0,104 0,359 0,256** 0,093 0,299 0,206** nhỏ Lớn 0,128 0,572 0,444** 0,104 0,506 0,402** 0,093 0,439 0,346** Vừa 0,276 0,391 0,115** 0,251 0,359 0,109** 0,210 0,299 0,089** Nhỏ Lớn 0,276 0,572 0,295** 0,251 0,506 0,255** 0,210 0,439 0,229** Vừa Lớn 0,391 0,572 0,181** 0,359 0,506 0,147** 0,299 0,439 0,140** Nguồn: Tính toán của các tác giả từ số liệu của TCTK Kết quả kiểm định Tukey về sự khác biệt tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo từng cặp quy mô doanh nghiệp trong Bảng 3 đều có ý nghĩa thống kê mức 5%. Từ đó ta có thể kết luận: tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (theo sản phẩm, quy trình, tổ chức) giảm dần theo quy mô doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, mức khác biệt này giữa nhóm doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô nhỏ là 29,5% đối với đổi mới sản phẩm; 25,5% đối với đổi mới quy trình và 22,9% đối với đổi mới tổ chức. Mức khác biệt tỷ lệ đổi mới sáng tạo thấp hơn giữa nhóm doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa nhưng lại cao hơn giữa nhóm quy mô lớn và quy mô siêu nhỏ. Như 327
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 vậy, với mức ý nghĩa 5% có thể khẳng định giả thuyết H1: Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì có tỷ lệ đổi mới sáng tạo lớn hơn. Kết quả này tương đồng với một số kết quả nghiên cứu của Becheikh & cộng sự (2006), Hue, T.T (2019), Vaona & Pianta (2008) và Vũ Thị Thu Hương (2023). Tuy khác nhau về phương pháp nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu nhưng đều ủng hộ giả thuyết quy mô doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo có quan hệ thuận chiều. 4.2. Ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo Kiểm định Tukey về sự khác biệt tỷ lệ đổi mới sáng tạo (đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức) theo tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng internet, phần mềm, hệ thống tự động hóa) được cho trong Bảng 4. Theo đó, với mức ý nghĩa 5%, có thể khẳng định giả thuyết H2: các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin có tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo cả ba loại hình đổi mới đều cao hơn so với các doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ thông tin. Bảng 4. Kiểm định sự khác biệt tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng CNTT Đổi mới sản phẩm Đổi mới quy trình Đổi mới tổ chức (0) (1) (0) (1) (1)-(0) (0) (1) (1)-(0) (0) (1) (1)-(0) Không Có 0,065 0,258 0,193** 0,107 0,353 0,246** 0,162 0,628 0,466** Internet Internet Không Có phần 0,053 0,226 0,173** 0,088 0,314 0,226** 0,136 0,585 0,449** phần mêm mêm Không tự Có tự 0,044 0,195 0,151** 0,076 0,271 0,195** 0,119 0,494 0,375** động hóa động hóa Nguồn: Tính toán của các tác giả từ số liệu của TCTK Sử dụng internet: Bảng 4 cho thấy, các doanh nghiệp có sử dụng Internet có tỷ lệ đổi mới sáng tạo cao hơn so với nhóm không sử dụng internet là: 19,3% đối với đổi mới sản phẩm; 24,6% đối với đổi mới quy trình và 46,6% đối với đổi mới tổ chức. Như vậy, với độ tin cậy 95% có thể khẳng định giả thuyết: các doanh nghiệp có sử dụng internet có tỷ lệ đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức đều cao hơn so với nhóm các doanh nghiệp còn lại. Sử dụng phần mềm: Kết quả kiểm định Tukey trong Bảng 4 cho thấy rằng với độ tin cậy 95% có thể khẳng định giả thuyết: các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm có tỷ lệ đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức đều cao hơn so với nhóm các doanh nghiệp còn lại. Cụ thể, mức chênh lệch này tương ứng là 17,3%; 22,6%; 44,9% đối với loại hình đổi mới sản phẩm, quy trình, tổ chức. Sử dụng hệ thống tự động hóa: Kết quả kiểm định Tukey trong Bảng 4 cho thấy, với độ tin cậy 95% có thể khẳng định giả thuyết: nhóm các doanh nghiệp có sử dụng hệ thống tự động hóa có tỷ lệ đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức đều cao hơn so với nhóm các doanh nghiệp còn lại. Cụ thể, mức chênh lệch này tương ứng là 15,1%; 19,5%; 37,5% đối với ba loại hình đổi mới sản phẩm, quy trình, tổ chức. Chúng ta có thể thấy loại hình đổi mới tổ chức có mức khác biệt cao nhất giữa nhóm doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin và nhóm không ứng dụng công nghệ thông tin. Các kết quả phân tích này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương 328
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 (2023) khi sử dụng cùng bộ dữ liệu, tuy nhiên phương pháp nghiên cứu khác nhau. Lợi thế của phương pháp kiểm định Tukey trong nghiên cứu này là đơn giản và trực quan, cho biết tỷ lệ đổi mới sáng tạo đối với từng nhóm và mức chênh lệch có ý nghĩa thống kê. 4.3. Đổi mới sáng tạo theo quy mô và ứng dụng công nghệ thông tin Kiểm định Tukey về sự khác biệt tỷ lệ đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới tổ chức theo tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin và quy mô doanh nghiệp (siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn) được cho trong Bảng 5. Theo đó, mức chênh lệch về tỷ lệ đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức theo quy mô doanh nghiệp và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin đều có ý nghĩa thống kê mức 5%. Tức là, với độ tin cậy 95% có thể khẳng định giả thuyết H3: Tỷ lệ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tăng dần theo quy mô doanh nghiệp và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể, các doanh nghiệp có sử dụng internet, có tỷ lệ đổi mới (sản phẩm, quy trình, tổ chức) tăng dần theo quy mô, với mức tăng từ 9% đến 33%. Các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm, có tỷ lệ đổi mới (sản phẩm, quy trình, tổ chức) tăng dần theo quy mô, với mức tăng từ 12% đến 29%. Các doanh nghiệp có sử dụng hệ thống tự động, có tỷ lệ đổi mới (sản phẩm, quy trình, tổ chức) tăng cao nhất, từ 27% đến 41%. Bảng 5. Tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin và quy mô Quy mô doanh nghiệp Đổi mới Ứng dụng CNTT Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Có (1) 0,1627 0,3100 0,4212 0,5956 Internet Không (0) 0,0472 0,1052 0,1383 0,2641 Chênh lệch (1)-(0) 0,1155** 0,2047** 0,2829** 0,3314** Có (1) 0,2354 0,3684 0,4538 0,6158 Phần Sản phẩm Không (0) 0,0830 0,1593 0,2148 0,3268 mềm Chênh lệch (1)-(0) 0,1524** 0,2092** 0,2391** 0,2890** Có (1) 0,5210 0,5895 0,6501 0,7573 Hệ thống tự Không (0) 0,1119 0,2226 0,2945 0,4184 động Chênh lệch (1)-(0) 0,4091** 0,3669** 0,3556** 0,3389** Có (1) 0,1336 0,2821 0,3853 0,5282 Internet Không (0) 0,0354 0,0927 0,1435 0,2217 Chênh lệch (1)-(0) 0,0981** 0,1894** 0,2418** 0,3065** Có (1) 0,2010 0,3351 0,4127 0,5478 Phần Quy trình Không (0) 0,0635 0,1440 0,2102 0,2748 mềm Chênh lệch (1)-(0) 0,1375** 0,1911** 0,2025** 0,2730** Có (1) 0,4688 0,5604 0,6243 0,6920 Hệ thống tự Không (0) 0,0892 0,1979 0,2609 0,3527 động Chênh lệch (1)-(0) 0,3796** 0,3625** 0,3634** 0,3393** 329
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Quy mô doanh nghiệp Đổi mới Ứng dụng CNTT Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Có (1) 0,1197 0,2378 0,3208 0,4596 Internet Không (0) 0,0317 0,0696 0,1186 0,1761 Chênh lệch (1)-(0) 0,0879** 0,1682** 0,2022** 0,2836** Có (1) 0,1777 0,2848 0,3451 0,4785 Phần Tổ chức Không (0) 0,0578 0,1154 0,1703 0,2213 mềm Chênh lệch (1)-(0) 0,1199** 0,1694** 0,1748** 0,2572** Có (1) 0,3801 0,4727 0,4988 0,6131 Hệ thống tự Không (0) 0,0815 0,1652 0,2248 0,2957 động Chênh lệch (1)-(0) 0,2986** 0,3075** 0,2740** 0,3174** Nguồn: Tính toán của các tác giả từ số liệu của TCTK Trong các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin, thì các doanh nghiệp quy mô lớn có tỷ lệ đổi mới sáng tạo cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Kết quả này cho thấy, các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam đang có lợi thế theo quy mô trong việc thúc đẩy hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin và tiến bộ công nghệ nhằm hỗ trợ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Kết luận này cũng phù hợp với phát hiện trong các nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương (2023); Vũ Thị Thu Hương và Đỗ Anh Đức (2023) khi xem xét ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp, tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin đến đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp qua tiếp cận mô hình hồi quy Logistic. 5. Kết luận và khuyến nghị Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đổi mới sáng tạo (bao gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới tổ chức) của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam phụ thuộc vào tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin (internet, phần mềm, hệ thống tự động hóa), quy mô doanh nghiệp và sự kết hợp của hai yếu tố này. Các doanh nghiệp quy mô lớn và có ứng dụng công nghệ thông tin có tỷ lệ đổi mới sáng tạo cao nhất. Các doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào, nếu không ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều có tỷ lệ đổi mới sáng tạo thấp. Sự khác biệt trong đổi mới tổ chức là rõ nhất đối với các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ thông tin. Các kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết về tính lợi thế theo quy mô trong đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Khác với các nghiên cứu trước đây về cùng chủ đề, nghiên cứu này sử dụng kiểm định Tukey’s HSD. Điểm mạnh của phương pháp kiểm định này là khá đơn giản, giảm thiểu tỷ lệ mắc sai lầm loại 1 trong bài toán kiểm định giả thuyết thống kê, hơn nữa phương pháp này còn phù hợp với đặc điểm dữ liệu dạng nhị phân. Khi đó, giá trị trung bình trong mỗi nhóm đồng thời là tỷ lệ đổi mới sáng tạo theo từng nhóm. Tuy nhiên, điểm hạn chế là không xem xét được ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp và tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin đến đổi mới sáng tạo trong mối tương quan chung của nhiều yếu tố khác. Giải pháp nhằm tăng cường đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 330
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Để tăng cường đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam dựa trên quy mô và ứng dụng công nghệ thông tin, có một số giải pháp cụ thể sau đây: Đẩy mạnh sử dụng internet và kết nối mạng: Doanh nghiệp cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạng, đảm bảo sự kết nối liên tục và nhanh chóng. Điều này cho phép doanh nghiệp tiếp cận thông tin mới nhất, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin về công nghệ và cải thiện quy trình kinh doanh. Áp dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp: Sử dụng phần mềm quản lý tài chính, quản lý kho, quản lý sản xuất v.v. giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu suất. Các phần mềm này cung cấp thông tin và dữ liệu chính xác, giúp quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế. Tự động hóa quy trình sản xuất: Đầu tư vào các hệ thống tự động hóa, robot và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp cải thiện hiệu suất và chất lượng sản xuất. Các quy trình sản xuất tự động hóa giúp giảm lỗi, tăng tốc độ sản xuất và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực. Khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ mới: Doanh nghiệp nên đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các công nghệ mới và cải tiến sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện thông qua hợp tác với các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, trường đại học hoặc thậm chí thành lập các phòng R&D riêng. Xây dựng môi trường khuyến khích sáng tạo: Doanh nghiệp nên tạo ra môi trường làm việc khuyến khích sáng tạo và đổi mới. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các chương trình thưởng để khuyến khích ý tưởng mới, tạo ra các cơ chế linh hoạt để thử nghiệm và phát triển ý tưởng, và xây dựng các đội ngũ nhân viên đa dạng và đầy năng lực. Đào tạo và phát triển nhân lực: Để sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả, doanh nghiệp cần đào tạo và phát triển nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo và chia sẻ kiến thức để nâng cao năng lực của nhân viên. Những giải pháp này có thể giúp doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam nâng cao hiệu suất và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, cung cấp lợi thế cạnh tranh trong thị trường hiện đại. 331
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]ADB (2017), Vietnam: Enhancing enterprise competitiveness and SME linkages, Retrieved from https://www.adb.org/sites/default/files/publication/227106/vie-enhancing- enterprise-competitiveness-sme-linkages.pdf [2]Anita Nanda, Dr. Bibhuti Bhusan Mohapatra, Abikesh Prasada Kumar Mahapatra, Abiresh Prasad Kumar Mahapatra and Abinash Prasad Kumar Mahapatra (2021), Multiple comparison test by Tukey’s honestly significant difference (HSD): Do the confident level control type I error, International Journal of Statistics and Applied Mathematics 2021; 6(1): 59-65. DOI: https://doi.org/10.22271/maths.2021.v6.i1a.636 [3]Becheikh, N., Landry, R., & Amara, N (2006), “Lessons from innovation empirical studies in the manufacturing sector: a systematic review of the literature from 1993–2003,” Technovation, 26(5), 644-664. [4]Boston Consulting Group (2019), The Most Innovative Companies 2019: The Rise of AI, Platforms, and Ecosystems. BSC. https://www.bcg.com/publications/collections/most-innovative-companies-2019- artificial-intelligence-platforms-ecosystems [5]Chính phủ (2021), Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 8 năm 2021, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. [6]Cohen, W.M. and S. Klepper (1996), “Firm size and the nature of innovation within industries: The case of process and product R&D,” The Review of Economics and Statistics, Vol. 78/2, The MIT Press, pp. 232-243. [7]Cuevas-vargas, H., Estrada, S., & Larios-gómez, E. (2016), “The effects of ICTs as innovation facilitators for greater business performance: Evidence from Mexico,” Procedia Computer Science, 91(Itqm), 47–56. https://doi.org/10.1016/j.procs.2016.07.040 [8]Damanpour, F., & Gopalakrishnan, S. (1998), “Theories of Organizational Structure and Innovation Adoption: The Role of Environmental Change,” Journal of Engineering and Technology Management, 15, 1-24. https://doi.org/10.1016/S0923-4748(97)00029-5 [9]Damanpour, F., & Wischnevsky, J. D. (2006), “Research on innovation in organizations: Distinguishing innovation-generating from innovation-adopting organizations,” Journal of Engineering and Technology Management, 23(4), 269–291. [10] Galati, F., & Bigliardi, B. (2019), “Industry 4.0: Emerging themes and future research avenues using a text mining approach,” Computers in Industry, 109, 100–113. https://doi.org/10.1016/j.compind.2019.04.018 [11] Expósito, A., & Sanchis-Llopis, J. A. (2019), “The relationship between types of innovation and SMEs’ performance: A multi-dimensional empirical assessment,” Eurasian Business Review, 9, 115-135. [12] Hue, T.T (2019), ‘The determinants of innovation in Vietnamese manufacturing firms: an empirical analysis using a technology–organization–environment framework’, Eurasian Business Review, 9, 247–267. DOI: https://doi. org/10.1007/s40821-019-00125-w. 332
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [13] Kim, J. (2022), “Innovation failure and firm growth: Dependence on firm size and age,” Technology Analysis & Strategic Management, 34(2), 166–179. https://doi.org/10.1080/ 09537325.2021.1892622 [14] Neirotti, P., & Pesce, D. (2019), “ICT-based innovation and its competitive outcome: The role of information intensity,” European Journal of Innovation Management, 22(2), 383–404 https://doi.org/10.1108/EJIM-02-2018-0039 [15] OECD (2005), Oslo manual: Guidelines for collecting and interpreting innovation data, OECD Publishing. [16] OECD. (2017), The Fourth Industrial Revolution and Its Impact on Small and Medium Enterprises. https://www.oecd.org/cfe/leed/The-fourth-industrial-revolution-and-its- impact-on-small-and-medium-enterprises.pdf [17] OECD (2018), Oslo Manual 2018: Guidelines for Collecting, Reporting and Using Data on Innovation, 4th Edition, The Measurement of Scientific, Technological and Innovation Activities, OECD Publishing, Paris/Eurostat, Luxembourg. https://doi.org/10.1787/9789264304604-en [18] Phan Thị Thục Anh và cộng sự (2017), Đổi mới – sáng tạo trong doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp dệt may và Công nghệ thông tin Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. [19] Rogers, M., & Rogers, M. (1998), “The definition and measurement of innovation,” Vol. 98, Parkville, VIC: Melbourne Institute of Applied Economic and Social Research. [20] Sabherwal, R., & Chan, Y. (2001), “Alignment between business and IS strategies: A study of prospectors, analyzers, and defenders,” Information Systems Research, 12(1), 11-33. [21] Xiaokai Li, Xingong Li & Sheng Ding (2023), “How do Internet applications affect process innovation in Chinese manufacturing companies?” Economic Research- Ekonomska Istraživanja, 36:1, 2120045, DOI: 10.1080/1331677X.2022.2120045. [22] Vaona, A., Pianta, M. (2008), ‘Firm size and innovation in European Manufacturing’, Small Business Economics, 30, 283-299. DOI: https://doi.org/10.1007/s11187-006-9043-9. [23] Vũ Thị Thu Hương, Đỗ Anh Đức (2023), Đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tạp chí kinh tế & phát triển, Số 317 tháng 11/2023. [24] Vũ Thị Thu Hương (2023), Ảnh hưởng của quy mô lao động và ứng dụng công nghệ thông tin đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam, Tạp chí kinh tế & phát triển, Số 318 tháng 12/2023, trang 52-62. [25] Yang Chen, Yi Wang, Saggi Nevo, Jose Benitez-Amado, Gang Kou (2015), “IT capabilities and product innovation performance: The roles of corporate entrepreneurship and competitive intensity,” Information & Management DOI:10.1016/j.im.2015.05.003 333
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [26] Zhu, K., & Kraemer, K. L. (2005), “Post-adoption variations in usage and value of e-business by organizations: Cross-country evidence from the retail industry,” Information Systems Research, 16(1), 61-84. [27] Wernerfelt, B. (1984), “A resource-based view of the firm,” Strategic Management Journal, 5(2), 171-180. 334
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2