intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích khổ 1 bài Tây Tiến

Chia sẻ: Thanhvien Thanhvien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

460
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi nhớ gợi thương: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi •-Vần "ơi", kết hợp từ láy "chơi vơi" là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man không dứt. Nỗi nhớ như có hình dáng của núi non, của hồn cây, vách đá, con sông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích khổ 1 bài Tây Tiến

  1. Phân tích khổ 1 bài Tây Tiến DÀN Ý PHÂN TÍCH KHỔ 1 BÀI TÂY TIẾN 1. Khổ 1 ( Sông Mã ... nếp xôi) Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ gợi nhớ gợi thương: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
  2. Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi •-Vần "ơi", kết hợp từ láy "chơi vơi" là vần bằng tạo âm hưởng của tiếng gọi đồng vọng miên man không dứt. Nỗi nhớ như có hình dáng của núi non, của hồn cây, vách đá, con sông. •-Tác giả gọi tên con Sông Mã đầu tiên trong nỗi nhớ của mình. Vì con sông Mã là người bạn, là nhân chứng đã theo suốt bước chân quân hành, chứng kiến biết bao buồn vui, bao mất mát, hi sinh, vất vả của người lính TT. Gọi tên TT là gọi tên đồng đội, gợi
  3. nhớ bạn bè. •-Điệp từ "nhớ" được nhắc lại hai lần góp phần tô đậm cảm xúc nhớ nhung dâng trào. Dẫn chứng minh họa thêm: Thơ ca VN khi nói về nỗi nhớ có nhiều cách diễn tả: Ca dao có câu: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than Diễn tả tình cảm cách mạng, Tố Hữu có câu: Nhớ gì như nhớ người yêu
  4. Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhưng đến Quang Dũng thì nỗi nhớ sáng tạo hơn cả - nhớ chơi vơi. Chơi vơi là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. Nhớ chơi vơi có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Đó là nỗi nhớ về cuộc hành quân giữa 
  5. núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ lại vừa thơ mộng trữ tình được cảm nhận bằng cảm hứng lãng mạn và tâm hồn lãng mạn hào hoa. Nhớ cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ:
  6. -Nhắc đến nhiều địa danh: Sài Khao,  Mường lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu... gợi bao cảm xúc mới lạ, tác giả như đưa người đọc lạc vào những địa hạt heo hút, hoang dại. -6 câu thơ tiếp theo " Sài khao....xa khơi"  diễn tả thật đắc địa sự hùng vĩ của núi rừng miền Tây. 6 câu thơ này là bằng chứng đặc sắc của "thi trung hữu họa" (trong thơ có
  7. họa): Cụ thể: Con đường hành quân thật gian nan, vất vả, nguy hiểm với dốc cao, vực thẳm: + Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ lấp cả đoàn quân. + Đường đi toàn dốc cao được diễn tả với nhiều từ láy tạo hình "khúc khuỷu" (quanh co khó đi), "thăm thẳm" (diễn tả độ cao, độ sâu), "heo hút" (xa cách cuộc sống con người).
  8. + Sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi. + Núi cao tận mây, mây nổi thành cồn, mũi súng chạm trời. Nghệ thuật nhân hóa "súng ngửi trời" vừa diễn tả độ cao vừa cho thấy chất tinh nghịch trong cảm nhận của người lính. Chính vì chất lính trẻ trung ấy mà trước thiên nhiên dữ dội người lính TT không bị mờ đi mà nổi lên đầy thách thức. + " Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" với nghệ thuật đối làm câu thơ như bẻ đôi, diễn tả con
  9. dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp: nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. + Câu thứ sáu toàn thanh bằng đọc lên nghe êm ái nhẹ nhàng như xoa dịu bước chân mệt mỏi rã rời trước con đường hành quân gian khổ. -Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức  người: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời". Cái chết đậm chất bi hùng: Chết trong tư thế đẹp, ôm chắc cây súng trong tay sẵn sàng chiến
  10. đấu, không quên nhiệm vụ của người lính. -Sự hùng vĩ còn là oai linh của núi rừng  miền Tây: nghệ thuật nhân hóa tiếng thác gầm thét, tiếng cọp trêu người càng tô đậm vẻ hoang sơ, bí hiểm, dữ dằn của núi rừng. Thiên nhiên như đang đùa giỡn với mạng sống của con người "Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người" - 
  11. Núi rừng miền Tây thơ mộng, trữ tình. -Cuộc hành quân đi trong sương, đi trong  đêm hoa, đêm hơi: "Sài khao....đêm hơi". Miền Tây bồng bềnh trong cơn mưa rừng mịt mù làm cho những ngôi nhà Pha Luông như trôi giữa biển khơi mờ ảo " Nhà ai... xa
  12. khơi". Đó là sự thơ mộng của những ngọn khói bình yên tỏa ra từ những mái nhà Mai Châu hay bên bát cơm đầu mùa thơm mùi xôi nếp đậm tình quân dân " Nhớ ôi... nếp xôi"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0