Phân tích kỹ thuật của thị trường chứng khoán
lượt xem 14
download
Từ ngữ phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán có một ý nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng.Phân tích kỹ là nghiên cứu các hành động hành vi của bản thân thị trường, khác với việc phân tích hàng hóa trên thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích kỹ thuật của thị trường chứng khoán
- PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Từ ngữ phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực thị trường chứng khoán có một nghĩa hoàn toàn khác với ngôn ngữ thông dụng. Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu các hành động hành vi của bản thân thị trường, khác với việc phân tích hàng hoá trên thị trường. Phân tích kỹ thuật là khoa học ghi chép biểu đồ dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiếu hoặc nhóm cổ phiếu trong quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế trong tương lai. Đồ thị là công cụ của nhà phân tích kỹ thuật. Đồ thị có thể biểu thị bất kỳ sự việc gì xảy ra trên thị trường hoặc các chỉ số tính ra từ các đại lượng đó. Đồ thị có thể theo đơn vị tháng, đơn vị tuần, ngày, giờ. Đồ thị có thể biểu thị đại lượng tỷ lệ giữa doanh thu trên giá chứng khoán, đại lượng giá trung bình của các cổ phiếu được mua bán nhiều nhất v.v... Nói cách khác là các chỉ số được tính ra từ các đại lượng thống kê về các giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Trên đồ thị người ta cố gắng tìm ra quy luật về các tín hiệu báo trước về sự thay đổi của xu thế giá. Trong thực tế chỉ cần có các đồ thị biên độ giá giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa và khối lượng giao dịch trong ngày. Đồ thị theo ngày sẽ được bổ sung bởi các đồ thị theo tuần, theo tháng. Cần chú ý rằng giá đóng cửa đặc biệt quan trọng, còn giá mở cửa chỉ có ý nghĩa cho việc mở đầu giá cho một ngày giao dịch. Người ta cho rằng việc tính ra giá trị nội tại của một cổ phiếu là không có ý nghĩa. Tất nhiên, các thống kê của phân tích cơ bản đã được phản ánh trong phương trình cung - cầu. Nhưng còn có nhiều nhân tố khác tác động lên cung - cầu. Giá thị trường không chỉ phản ánh các nhận định khác nhau về giá cả của những người phân tích, mà còn phản ánh tất cả các hy vọng, lo lắng, phỏng đoán và trạng thái tâm lý của hàng trăm nghìn người mua, người bán tiềm tàng, cũng như các nhu cầu và các nguồn lực tài chính của họ, tất cả các nhân tố mà thống kê chưa phản ánh được, nhưng lại được tổng hợp, cân nhắc và được phản ánh cuối cùng bằng một giá trị chính xác mà người mua và người bán gặp gỡ nhau và thực hiện giao dịch. Giá cả là điểm duy nhất họ quan tâm. Những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng các con số thống kê phân tích cơ bản là thuộc vào quá khứ, đã lạc hậu, vì thị trường không quan tâm đến quá khứ hoặc ngay cả hiện tại. Thị trường luôn nhìn vào phía trước, cố gắng xử thế với các diễn biến trong tương lai, cân nhắc, đánh giá và cân bằng lại tất cả các đánh giá, các phỏng đoán của hàng trăm nghìn các nhà đầu tư là những người nhìn vào tương lai từ các góc độ khác nhau và qua ống kính khác nhau. Nói tóm lại, giá hiện tại được xác lập trên thị trường đã kết hợp tất cả các thông tin cơ bản mà các nhà phân tích thống kê muốn tìm hiểu. Một sự thật hiển nhiên được công nhận là các giá cả biến thiên theo xu thế và rằng xu thế có chiều hướng tiếp tục cho đến khi có một cái gì đó xảy ra làm thay đổi sự cân bằng cung - cầu. Các thay đổi đó có thể nhận biết qua các hành vi của bản thân thị trường. Một số quy luật, hình dáng, mức độ có thể xuất hiện trên đồ thị và có một ý nghĩa nào đó và có thể sử dụng để phân tích diễn biến trong tương lai. Nhưng chúng cũng không phải là chân lý tuyệt đối không hề có sai sót. Nhà phân tích kỹ thuật thậm chí có thể phân tích đồ thị mà không cần biết đó là cổ phiếu gì, với điều kiện các thông tin về giao dịch là đúng và bao quát một thời gian đủ dài để họ có thể nghiên cứu các hành vi của thị trường. Họ có thể mua bán một loại chứng khoán mà không cần biết về công ty, về ngành nghề, về sản phẩm công 1
- ty cung cấp. Tuy vậy chỉ những chuyên gia phân tích có kinh nghiệm mới đủ khả năng thực hành các giao dịch loại chứng khoán này. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT- LÝ THUYẾT DOW Cơ sở của phân tích kỹ thuật là lý thuyết Dow. Bản thân Charler H. Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow lúc khởi đầu không coi lý thuyết của mình là công cụ để dự báo thị trường cổ phiếu hoặc là công cụ hướng dẫn cho các nhà đầu tư, mà chỉ xem xét chúng như là một hàn thử biểu về xu thế chung của thị trường. William P.Hamilton, người kế nghiệp, đã biên soạn lại thành lý thuyết Dow hiện đại ngày nay. Thuật ngữ xu thế chung của thị trường được hiểu là chỉ số giá trung bình của một số cổ phiếu đại diện. LÝ THUYẾT DOW ĐƯA RA CÁC TIỀN ĐỀ CƠ BẢN SAU: a. Chỉ số trung bình phản ánh tất cả các hành vi của thị trường. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động thị trường gộp lại của tất cả các nhà đầu tư, nó bao gồm những người có cái nhìn sâu sắc và có thông tin tốt nhất về xu thế và các sự kiện, nó trung bình hoá lại tất cả các biến động từng ngày, tất cả những cái gì diễn ra và các điều kiện tác động lên cung và cầu các cổ phiếu, kể cả những quyết định đầu tư bất ngờ không dự đoán được cũng được phản ánh vào chỉ số trung bình. b. Ba xu thế thị trường Xu thế dài hạn của giá các cổ phiếu được gọi là xu thế cấp một. Xu thế này biểu thị sự đi lên, đi xuống kéo dài trong một hoặc vài năm và kết quả là có sự tăng hoặc giảm giá 20%. Trên đường diễn biến xu thế cấp một xuất hiện các giai đoạn bị ngắt quãng bởi xu thế cấp hai đi ngược với xu thế cấp một, nó là các phản ứng hoặc các điều chỉnh khi xu thế cấp một tăng hoặc giảm quá mức trong một gai đoạn nào đó. Xu thế cấp hai lại bao gồm các xu thế cấp ba, thường là các biến động ngày này qua ngày khác, là xu thế không có vai trò quan trọng đối với thị trường. c. Xu thế cấp một Đó là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm. Mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước và cứ mỗi đợt phản ứng giá reaction, xu hướng giảm giá vẫn ở mức cao hơn đợt phản ứng giá lần trước, nhưng xu thế cấp một vẫn là xu thế tăng giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con bò tót. Ngược lại, mỗi đợt mới giá giảm lại đạt mức thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá. Xu thế cấp một này được gọi là thị trường con gấu. 2
- d. Xu thế cấp hai Đó là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường con bò tót hoặc các đợt tăng giá phản nghịch hoặc hồi phục trung gian trên thị trường con gấu. Thường thì xu thế này kéo dài từ ba tuần đến vài tháng. Chúng thường đảo chiều giá trị khoảng 1/3 đến 2/3 đối với các đợt tăng giảm lần trước trong quá trình diễn biến của xu thế cấp một. Trong thị trường con bò tót giá tính theo chỉ số bình quân ngành công nghiệp có thể tăng đều đặn, có sự ngắt quãng nhỏ, với việc tăng giá khoảng 30% so với đợt điều chỉnh của xu thế cấp hai lần trước. Sự điều chỉnh này có thể đưa đến kết quả giảm giá 10 điểm đến 20 điểm trước khi đợt tăng giá trung gian mới của thị trường con bò tót lại bắt đầu Như vậy, chúng ta có hai tiêu chuẩn để nhận biết xu thế cấp hai. Bất kỳ sự diễn biến giá cả đi ngược lại với xu thế cấp một và kéo dài trong ba tuần và đưa đến giảm giá trên 1/3 của đợt giảm giá lần trước trong xu thế cấp một được coi là xu thế cấp hai e. Xu thế cấp ba Đó là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có t ầm quan trọng. Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng f. Thị trường con bò tót Xu thế cấp một tăng giá được chia thành ba giai đoạn ba đợt. Giai đoạn một là giai đoạn tích tụ, trong thời gian này người đầu tư có tầm nhìn sẽ cảm nhận được rằng tình hình thị trường tuy đang bị đè nén và bi quan nhưng sẽ đảo chiều, và họ sẵn sàng mua tất cả các cổ phiếu được chào bán bởi các nhà đầu tư đang có tâm lý bi quan. Họ sẽ tăng giá chào mua từ từ một khi khối lượng cổ phiếu chào bán giảm. Các báo cáo tài chính vẫn phản ánh tình hình tồi tệ của thị trường trong giai đoạn này. Hoạt động thị trường ở mức trung bình nhưng bắt đầu các đợt tăng giá đợt tăng giá nhỏ. Giai đoạn hai là giai đoạn tăng giá mạnh và hoạt động thị trường cũng tăng lên do có các thông tin tốt lành về tình hình kinh doanh và do có xu thế tăng thu nhập trên một cổ phiếu của công ty, gây nên sự chú ý của công chúng. Chính là trong giai đoạn này các nhà phân tích kỹ thuật thu hoạch được lợi nhuận cao nhất Giai đoạn ba là khi thị trường cháy bỏng và công chúng lao vào sàn giao dịch. Tất cả các tin tức tài chính đều tốt đẹp, giá tăng đột biến và các tin tức giá cả được đưa lên trang đầu của báo chí. Số cổ phiếu các đợt phát hành mới được đưa ra hàng loạt. Đến giai đoạn này người ta nghĩ rằng thị trường đã tăng trong hai năm và đã đến 3
- lúc phải đặt lại câu hỏi: có nên bán cổ phiếu đi không? ở giai đoạn sôi động này khối lượng giao dịch vẫn tăng, giá các cổ phiếu ít giá trị trước đây tăng đột ngột, nhưng giá các cổ phiếu độ tín nhiệm cao lại không tăng nữa g. Thị trường con gấu: Xu thế cấp một giảm giá này được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn một gọi là giai đoạn phân phối nó bắt đầu từ giai đoạn ba của thị trường con bò tót trước đó. ở giai đoạn này người đầu tư có tầm nhìn cảm nhận được rằng lợi nhuận đã đạt mức đặc biệt cao và bắt đầu bán cổ phiếu mình nắm giữ. Khối lượng giao dịch vẫn cao nhưng có xu hướng giảm trong đợt tăng giá, công chúng vẫn sôi động nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu chập chờn vì hy vọng về lợi nhuận bắt đầu tắt dần Giai đoạn hai là giai đoạn hoảng loạn: Số người mua giảm đi đáng kể, còn những người bán thì mất bình tĩnh. Xu hướng giảm giá gia tăng đột ngột, trong khi khối lượng giao dịch tăng không bình thường Sau giai đoạn hoảng loạn là một giai đoạn tương đối lâu của xu thế cấp hai hồi phục hoặc củng cố, và sau đó là đến giai đoạn ba Giai đoạn ba đặc trưng bởi việc bán bắt buộc của những người nắm giữ cổ phiếu trong giai đoạn hoảng loạn, hoặc đã mua trong giai đoạn hoảng loạn vì giá cổ phiếu lúc đó có vẻ là rẻ so với mấy tháng trước đó. Các tin tức về tình hình kinh doanh bắt đầu xấu đi. Ở giai đoạn ba này việc giảm giá cổ phiếu không đột ngột như ở giai đoạn hoảng loạn, nhưng vì còn có những người phải bán bắt buộc vì họ cần tiền cho các nhu cầu khác. Các cổ phiếu có độ tín nhiệm cao giảm giá từ tốn hơn, và trong giai đoạn cuối này thị trường con gấu tập trung sự chú ý vào các cổ phiếu này Thị trường con gấu kết thúc khi mọi khả năng về các tin tức xấu đã được đón nhận hết, và thị trường kết thúc trước khi các tin tức xấu chấm dứt. Cần chú ý rằng thị trường con bò tót lần sau không giống hoàn toàn thị trường con bò tót lần trước, cũng vậy đối với các thị trường con gấu, vì chúng có thể không qua tất cả các giai đoạn nêu trên Thị trường con gấu ngắn ngủi có thể không có giai đoạn hoảng loạn. Giai đoạn thứ ba của thị trường con bò tót, giai đoạn đầu cơ sôi động, có thể kéo dài hơn một năm hoặc chỉ xây ra trong một hai tháng. Giai đoạn hoảng loạn cũng có thể chỉ xảy ra trong một hai tuần. 4
- h. Hai chỉ số trung bình phải cùng xác nhận cho nhau: Nguyên lý này là một nguyên lý khó giải thích nhưng đã được thực tế kiểm chứng. Những ai coi nhẹ nguyên lý này đều đã phải hối hận. Nguyên lý này nói rằng chỉ một loại chỉ số không thôi chưa đủ xác nhận tín hiệu bước ngoặt của xu thế. Ví dụ trong đồ thị nêu trên, hai chỉ số trung bình: chỉ số công nghiệp và chỉ số ngành đường sắt Thị trường con gấu kéo dài trong vài tháng, sau đó tại điểm a chỉ số công nghiệp bắt đầu phục hồi đến điểm b, tiếp đó giảm xuống điểm c là điểm vẫn cao hơn a sau đó lại gia tăng đến điểm d cao hơn b. Như vậy, chỉ số công nghiệp báo hiệu sự chuyển hướng xu thế thị trường con gấu sang thị trường con bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c đạt mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi xuống. i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế: Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục. Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có tính thuyết phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi vấn j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai: Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các chủ sở hữu cổ phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con bò tót, và ngược lại việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối hoặc giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới hạn 5% là theo kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn. Đường rẽ trong nhiều trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành trên đồ thị của một loại cổ phiếu cụ thể. 5
- k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là 152,4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục việc tăng giá trong ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa 150,70 l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín hiệu đảo chiều, và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm. Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với tình hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này của lý thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi chiều đặt lệnh Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào ngay sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi. Còn tiếp MỘT SỐ LÝ THUYẾT GIAO DỊCH ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Nói một cách tổng quát, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu mối tương quan giữa cung và cầu của một loại hàng hoá cụ thể nào đó, chẳng hạn như là cổ phiếu (CP), trái phiếu (TP), hợp đồng quyền lựa chọn... Việc nghiên cứu chủ yếu là xem xét, đánh giá giá cả và khối lượng giao dịch của chúng. Cơ sở lý luận nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật là giả cả chứng khoán (CK) được quyết định bởi cung và cầu về CK. Vì vậy, các công cụ áp dụng trong phân tích kỹ thuật chủ yếu là đánh giá các mặt nhất định của cung và cầu. Cụ thể các nhà phân tích kỹ thuật lập biểu đồ các chỉ số tài chính trong quá khứ như giá cả, khối lượng giao dịch CK, chỉ số chung của thị trường chứng khoán (TTCK)... Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, người ta phải công nhận các giả định sau đây: - Giá trị thị trường của CK được quyết định bởi sự tác động hỗ tương giữa cung và cầu về CK đó. - Cung và cầu được quyết định bởi một số yếu tố nhất định. Trong số đó có những yếu tố liên quan đến những thay đổi về kinh tế do các nhà phân tích căn bản đưa ra, xem đó là quan điểm và sự phỏng đoán cho hoạt động của thị trường. 6
- Dưới đây là một số lý thuyết giao dịch chủ yếu trong phương pháp phân tích kỹ thuật: 1. Lý thuyết ý kiến đối nghịch: Quan điểm của lý thuyết này là nên đi ngược lại hành động của một nhóm nhà đầu tư cụ thể. Điển hình của lý thuyết này là lý thuyết "lô lẻ", theo đó giao dịch lô lẻ thường do các nhà đầu tư không chuyên với số vốn mua hạn chế thực hiện. Lý thuyết này cho rằng, các nhà đầu tư nhỏ thường hành động không mấy hiệu quả vì vậy nên đưa ra chiến lược đi ngược lại với những gì mà các nhà giao dịch lô lẻ đang làm. Hầu hết các nhà phân tích theo lý thuyết lô lẻ đều lập ra biểu đồ tỷ lệ giữa khối lượng lô lẻ mua vào trên khối lượng lô lẻ bán ra hàng tuần (gọi là chỉ số mua - bán lô lẻ). Đồng thời với tỷ lệ này, các nhà phân tích còn đưa vào chung một biểu đồ một số loại chỉ số của thị trường như là căn cứ về mức giá chung của thị trường. Chỉ số mua - bán lô lẻ cao thường dẫn đến dự đoán giá trên thị trường giảm và ngược lại nếu chỉ số này thấp thường được coi là có dấu hiệu dự đoán giá sẽ lên. 2. Thuyết bán khống khối lượng nhỏ Theo tâm lý chung, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán khống khi họ mong đợi giá CK sẽ giảm trong tương lai. Nhà đầu tư nhỏ chỉ có tâm lý bi quan khi giá CK bị sụt giảm trong khoảng thời gian dài tức là chỉ khi nào thị trường sắp sửa thay đổi theo chiều hướng khác. 3. Vị thế tiền mặt của quỹ hỗ tương (hay là đồng tiền thông minh) Các quỹ hỗ tương thường nắm giữ một phần giá trị của danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt vì thứ nhất, quỹ luôn cấn tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các CK do những người chủ quỹ bán lại cho quỹ và thứ hai là tiền thu được từ hoạt động kinh doanh CK của quỹ có thể chưa được đầu tư kịp thời. Một quỹ hỗ tương có lượng tiền mặt cao có thể được coi là một chỉ dẫn đầu tư giá tăng cho nhà đầu tư, bởi vì khả năng mua vào tiềm tàng của nó rất cao và ngược lại một tỷ suất tiền mặt thấp nghĩa là các quỹ này đã mua vào rất nhiều nên khả năng mua vào tiếp là rất nhỏ mà khả năng bán ra rất cao như là chỉ dẫn đầu tư giá hạ cho nhà đầu tư. Khi đó, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ theo dõi tình trạng tiền mặt của các quỹ hỗ tương để thăm dò hoạt động và sẽ hành động trái ngược với các quỹ hỗ tương, tức khi quỹ có lượng tiền mặt cao các nhà phân tích kỹ thuật khuyến cáo nhà đầu tư bán CK ra để thu lợi nhuận vì lúc này nhu cầu mua CK của các quỹ là rất lớn và ngược lại. 4. Số dư có trên tài khoản môi giới Số dư có là phần lãi của nhà đầu tư do việc bán chứng khoán (CK) mang lại, được để lại trong tài khoản của mình tại công ty môi giới để tái đấu tư. Các nhà phân tích kỹ thuật xem số dư này như là một khả năng mua tiềm tàng vì thế họ giải thích sự sụt giảm của số dư có cũng tương đương với việc đầu cơ giá hạ bởi vì khả năng mua vào của nhà đầu tư khi đó sẽ thấp. Nói cách khác, các nhà phân tích kỹ thuật xem việc xây dựng số dư có như là một sự tăng trưởng trong khả năng mua CK và là dấu hiệu để đầu cơ giá lên. 5. Các ý kiến tư vấn đầu tư Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng, khi đa số các dịch vụ tư vấn đầu tư đều đồng loạt tư vấn các nhà đầu tư bán CK ra thì đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tiến dần đến điểm đáy và bắt đầu có xu hướng lên giá. Vì vậy số người bán ra thường nhiều nhất khi đồ thị tiến gần đến điểm đáy của thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật thống kê và xem tỷ lệ các dịch vụ tư vấn bán ra (đầu cơ giá xuống) như là một 7
- chỉ số đo lường khuynh hướng biến động thị trường. Thường khi chỉ số này đạt tới một tỷ lệ khoảng 60%, tức là thị trường đang đi xuống khi đó nhà phân tích kỹ thuật là người theo quan điểm đối lập sẽ xem như đây là biểu hiện của thị trường sắp đi lên. Ngược lại, khi chỉ số này đạt mức 20% tức là thị trường đang đầu cơ giá lên thì nhà phân tích kỹ thuật xem như đây là biểu hiện của thị trường sắp đi xuống. 6. Tỷ lệ giữa quyền lựa chọn mua và quyền lựa chọn bán (Put/Call option) Đây là công cụ tương đối mới của các nhà phân tích kỹ thuật theo quan điểm đối lập. Họ sử dụng các hợp đồng về quyền chọn bán (Call option: Cho phép người nắm giữ quyền được bán cổ phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ phiếu có dấu hiệu giá xuống) và quyền chọn mua (Put option: Cho phép người nắm giữ quyền được mua cố phiếu với một giá cụ thể trong một khoảng thời gian xác định khi cổ phiếu có dấu hiệu giá lên). Các nhà phân tích kỹ thuật lý giải rằng, khi tỷ số Put/Call option thấp, tức là thị trường đang có xu hướng sụt giá mà theo họ (với quan điểm đối lập) thì đây lại là biểu hiện của chỉ thị giá lên và ngược lại. Trên thị trường, các nhà phân tích kỹ thuật đang áp dụng quy tắc cho rằng, khi tỷ số Put/Call option lớn hơn 0,70 tức là thị trường đang đi lên (nhưng đối với họ lúc này thị trường sẽ có biểu hiện sắp đi xuống). Ngược lại, khi tỷ số Put/Call option bằng hoặc nhỏ hơn 0,70 tức là biểu hiện của giá xuống (nhưng đối với họ lúc này thị trường có biểu hiện sắp đi lên). 7. Số dư nợ trên tài khoản môi giới Số dư nợ trong tài khoản thể hiện tình trạng nhà đầu tư vay mượn CK từ công ty môi giới. Số dư này được xem như là sự biểu thị cho thái độ của một nhóm nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, dựa trên sự chênh lệch của giá CK. Vì vậy, một sự gia tăng về số dư nợ sẽ chỉ cho các nhà phân tích kỹ thuật thấy có một sự gia tăng về sức mua CK và cung là dấu hiệu của sự lên giá CK. Trong thực tế, phương pháp phân tích kỹ thuật thường không được xem là phương pháp thay thế cho phương pháp phân tích cơ bản mà chúng được sử dụng kết hợp với nhau. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật có điểm ưu việt hơn phân tích cơ bản đó là việc phân tích dễ hơn, nhanh hơn và có thể cùng lúc thực hiện việc phân tích đồng thời với nhiều loại CK hơn. Một thuận lợi khác của phương pháp phân tích kỹ thuật là không bị lệ thuộc vào các báo cáo tài chính (tức là dựa vào sự chính xác trong công việc của kế toán viên, kiểm toán viên khi lập và kiểm tra các báo cáo này, mà trong thực tế đã có nhiều sai sót xảy ra), vì hầu hết các dữ liệu được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng như là giá CK, khối lượng giao dịch và những thông tin về giao dịch khác đều có nguồn gốc từ TTCK. PHÂN TÍCH – DỰ BÁO GIÁ CỔ PHIẾU Nhà đầu tư cần phải nắm vững những vấn đề bản chất nhất của phân tích và dự báo giá cổ phiếu, và do đó phải xem xét toàn diện, tổng thể các nội dung chính yếu sau: 1. Tiến hành phân tích CP trên thị trường với mục tiêu là đưa ra dự báo về giá CP và xu hướng giá CP trong tương lai, tìm khả năng sinh lời cao. Đó là một trong những nội dung quan trọng - xác định giai đoạn nào của chu kỳ CP tăng trưởng - giúp nhà đầu tư cân nhắc để đi đến quyết định đầu tư CK có hiệu quả nhất. 8
- 2. Đầu tư vào CP, với tính chất sinh lợi và rủi ro cao, nhà đầu tư thường sử dụng một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh CK, do đó, họ rất quan tâm việc dự báo diễn biến giá CP. Nếu dự đoán giá cả diễn biến đúng, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua thiệt, thậm chí có khi dẫn đến phá sản. Chính vì vậy, phân tích CP đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và có xu hướng ngày càng phát triển - theo đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư - vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn. 3. Muốn phân tích CP để dự báo tốt về diễn biến giá cả CP, nhà đầu tư cần phải xem xét, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời thoả đáng các vấn đề cụ thể: a/ Các CP nào sẽ lên giá - vì sao? b/ Các CP đó lên giá bao nhiêu - do đâu? c/ Trong thời gian bao lâu, thì các CP đó đạt mức tăng như vậy - vì đâu? Phải phân tích và tìm ra một ưu thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác như: độc quyền về công nghệ, phát minh sáng chế, chiếm lĩnh thị trường hoặc phương pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh v.v... 4.Trong giai đoạn thử nghiệm này, hầu hết chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, sau 43 phiên giao dịch, giá liên tục tăng quá cao, vượt xa giá trị thực của CP (có loại CP giá thị trường hơn 3 lần so mệnh giá CP) - với tác động của quan hệ cung - cầu thị trường và tâm lý nhà đầu tư - xu hướng giá còn tiếp tục tăng và giá tăng, giảm xen kẽ, dẫn đến rủi ro và lợi nhuận xen kẽ, thực sự cuộc chơi "đỏ, đen", người được kẻ mất trong kinh doanh CK. Hãy cảnh giác với thị trường! 5. Vấn đề quan trọng là phải xác định và lựa chọn CP tăng trưởng - nghĩa là cổ phiếu đó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo các tiêu chí sau: a/ Đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới, độc đáo, có sức thu hút trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đạt tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài; b/ Có chu kỳ doanh thu ổn định, tăng một cách liên tục đều đặn; c/ ở trong giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng để có lợi nhuận cao trong một thời gian dài; d/ ở vị thế dẫn đầu trong ngành hoạt động và có chiến lược phát triển thích hợp, dự đoán đúng xu hướng phát triển trong tương lai; e/ Có lợi nhuận trên vốn cao hơn 15%, sử dụng một phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả cổ tức để tăng vốn chủ sở của các cổ đông - tái đầu tư phát triển; f/ Có số lợi ít, hoặc ít nhất là có tỷ số nợ/vốn cố định khoảng< 20% nguồn vốn daì hạn, sẽ gặp khó khăn tài chính trong quá trình tăng trưởng. 6. Căn cứ vào các tiêu chí trên, cần phân tích kỹ những loại cổ phiếu đang lưu hành - tính hoàn thiện chưa đủ. Mỗi loại cổ phiếu: Sam, Ree, Hap- mang sắc thái riêng, từng tiêu chí "đậm, nhạt" khác nhau - nổi lên là: công nghệ, sản phẩm, thị trường, tái đầu tư, lợi tức, tỷ số nợ và các tổ chức quản lý.vv..., đặc biệt là chiến lược phát triển trong tương lai. Cảnh giác với thị trường, vì thị trường vẫn hoạt động chỉ với 4 loại CP giao dịch, đầu tư gắn liên với đầu cơ, giá tiếp tục biến động. Cần tìm ra các giới hạn khác nhau của các loại cổ phiếu đó - xác định mức độ tín nhiệm và sịnh lời để có chiến lược đầu tư cụ thể đối với từng loại cổ phiếu, bảo đảm lợi nhuận và thu nhập hợp lý là vấn đề khó khăn và giải quyết đúng đắn của các nhà đầu tư, tránh rủi ro thua thiệt. 7/ Trong thực tế kinh doanh CK, việc dự báo biến động giá và xu hướng giá ngắn hạn có nhiều thành công hơn và chính xác hơn dự báo xu hướng dài hạn, vì tính nhạy cảm và phức tạp của thị trường chứng khoán. Do đó, phải dự đoán và xử lý các vấn đề sau: a/ Trong dài hạn, đầu tư CP sẽ mang lại lợi tức vượt xa các loại đầu tư khác, yếu tố quyết định nhất và duy nhất đến giá CP là lợi nhuận và chất lượng CP là quan trọng nhất; b/ Trong ngắn hạn, đầu tư CP có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà đầu tư; 9
- c/ Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ với nhau, lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn; d/ Mức độ biến động của CP lớn hơn nhiều so với trái phiếu, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu; đ/ Danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn danh mục đầu tư tập trung; e/ Lạm phát là mối đe doạ lớn nhất đối với các khoản đầu tư dài hạn. Đó là những vấn đề kinh tế - tài chính và nguyên tắc kinh doanh phức tạp, có tính tổng hợp - ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau kể cả trình độ hiểu biết của các chuyên gia phân tích CK cũng như nhà đầu tư. 8/ Phân tích cơ bản CP nhằm cung cấp thông tin để đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận trên cơ sở dự báo tương lai của TCPH, của ngành hoạt động, của nền kinh tế quốc dân và trong tương lai của cả nền kinh tế thế giới. Nó bao gồm các nội dung: a/ Đánh giá môi trường kinh doanh tương lai; b/ Dự báo thu nhập tương lai của TCPH; c/ Dự báo mức giá CP. Do đó, phân tích cơ bản là phương pháp tiếp cận dài hạn, còn có nhiều biến số phải tính đến và không biết trước chắc chắn được. 9/ Phân tích kỹ thuật CP nhằm nghiên cứu những diễn biến hay hành vi thị trường - thông qua việc nghiên cứu các mô hình giao dịch và các hành vi hiện tại của thị trường, vốn đã phức tạp - để có thể biết được một cách sâu sắc các hành vi có thể xảy ra trong tương lai của thị trường. Những thông tin về một CP, hoặc một ngành, hoặc một thị trường đều có thể được các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét, và do đó, nó phản ánh vào trong giá, cổ tức, lợi nhuận và mô hình giao dịch. Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một TCPH khi phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cùng đưa ra kết luận chung về xu hướng biến động của giá và của TTCK. Trong những trường phái dùng cách phân tích để biết cổ phần lên hay xuống đang thịnh hành hiện nay thì trường phái phân tích kỹ thuật đang áp đảo những trường phái khác. Nhờ công nghệ thông tin và Internet, cách phân tích kỹ thuật ''đăng quang'' vì nó cho phép những người sử dụng rành rẽ phương pháp này mua bán mau lẹ với một số vốn tương đối nhỏ trong một thời gian ngắn. Muốn trở thành tín đồ của trường phái phân tích kỹ thuật thì phải chấp nhận ''giáo điều'' này: - Giá cả cổ phần là kết quả của tất cả những yếu tố kinh tế như xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng, môi trường chính trị, tin tức lẫn tin đồn, khả năng phát triển, lời lỗ của công ty…. Vì vậy các 'cao thủ' trong trường phái phân tích kỹ thuật chỉ chú trọng về biểu đồ, đến sự giao động giá cả và số lượng cổ phiếu được mua bán mà phán đoán sự lên xuống của nó, ít khi nào họ tốn thời gian để chú tâm vào công ty cổ phần này hoạt động về lãnh vực gì và cũng không cần biết bản báo cáo tài chính nó ra sao. Người càng muốn mua bán ngắn hạn chừng nào thì bản biểu đồ của họ phải càng có nhiều thông tin về giá cả chừng đó. Biểu đồ Sau đây là loại biểu đồ đơn giản nhất. Nó chỉ niêm yết giá cả cổ phần và số lượng mua bán mà bạn đọc ở báo chí ghi lại giá cuối ngày. 10
- Đây là biểu đồ giá cả một năm của công ty chứng khoán hàng đầu của Âu Châu, Euronext tại thị trường Paris. Chỉ cần 2-3 giây thôi là bạn có thể nhận thấy là xu hướng giá cả công ty này đang lên so với đường vẽ màu xanh MM50 (đường chỉ giá trung bình của cổ phiếu). Biểu đồ năm thường được dùng để xác định hướng đi chính của một chứng khoán. Một chứng khoán có thể có xu hướng đi lên nhưng vẫn có thể giảm giá ở những thời điểm nhất định nhưng thông thường giá không giảm qúa mạnh và cụ thể là không vượt qua mức giá thấp nhất mà cổ phiếu từng có trong thời gian gần đây nhất. Muốn có một nhận định chính xác hơn, bạn phải xem một loại biểu đồ khác như biểu đồ bar-chart. Biểu đồ dưới đây ghi lại hai tháng giao dịch cuối cùng của Euronext. Biểu đồ này còn cho bạn biết thêm những giao động giá cả khác. Xu hướng ngắn hạn của nó vẫn đang lên. Thay vì một sợi dây giá cả liên tục, thì người ta phân chia ra làm những hình tượng thẳng đứng để cung cấp cho bạn nhiều tin tức hơn. Mỗi đường thẳng đứng trượng trưng cho một giai đoạn thời gian, gạch ngang bên trái trượng tưng cho lúc đầu tiên, bên phải cho lúc cuối cùng. 11
- Trong đó : « Opening price » : giá mở màn của giai đoạn, giây phút đầu tiên, gạch ở bên trái. « Closing Price »: Giá lúc giai đoạn kết thúc, giây phút cuối cùng, gạch ở bên phải. “High” for the périod : Giá cao nhất trong giai đoạn này. “Low” for the périod: Giá thấp nhất trong giai đoạn. Candlestick Nhờ bản đồ bar-chart trên bạn có thể có một khái niệm rõ ràng hơn về giá cả. Nhưng mà nó không cho bạn nhiều thông tin rõ ràng như là biểu đồ candlestick japanese (chandelier japonnaise). Tương truyền rằng biểu đồ candlestick được một thương gia Nhật tên Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18, ông sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh lúa gạo. Ưu điểm của biểu đồ này là nó là rõ ràng, hình tượng hơn bar-chart, cho phép những tay day trader (buôn bán trong ngày) hay swing trader (buôn bán dao động giá) xâm nhập và nhảy ra ngoài thị trường hết sức mau chóng. Hầu hết mọi day trader đều dùng biểu đồ Candlestick. Ngày 19/03/2004, ở Paris trước 300 khán giả, chuyên gia chứng khoán Phillippe Erb đã dùng kinh nghiệm đọc biểu đồ candlestick và thắng dễ dàng đối phương, robot Trade System, một chương trình vi tính được chế tạo để mua bán chứng khoán. Ông đã trả thù được máy tính Big Blue cho Kasparov, kỳ tài về cờ vua. Biểu đồ trên ghi lại giá cả 3 ngày của Euronext. Đây là cấu trúc của một candlestick, bạn có thể so sánh vì nó cũng như bar-chart nhưng nó hình tượng hơn. Thương gia Homma gọi hình chữ nhật là thân (body) và đường thẳng ở đầu trên hay đầu dưới của thân là bóng (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu và kết thúc của cổ phiếu trong ngày trong khi phần bóng ở bên trên hoặc bên dưới phần thân thể hiện phần giá cả giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở cửa và đóng cửa. 12
- Chẳng hạn một cổ phiếu có thể mở đầu phiên giao dịch với giá $10 và đóng cửa ở mức $11. Phần biểu đồ candlestick thể hiện mức giá từ 10-11 gọi là thân. Nhưng trong ngày cổ phiếu này luôn có thể sụt xuống dưới mức giá mở cửa, chẳng hạn xuống thấp nhất là $9 và trước khi kết thúc ở mức $11, những người mua có thể đẩy giá lên mức $12 trong thời gian giao dịch. Khoảng từ 9-10 và từ 11-12 chính là bóng với phần thân kẹp ở giữa. Khi giá cổ phần tăng trong ngày người ta dùng hình trắng hoặc xanh lá cây để mô tả phần thân. Trái lại khi cổ phần xuống thì người ta dùng màu đỏ hay màu đen. Khai thác candlestick Biểu đồ candlestick đã lưu truyền và càng ngày càng thịnh hành trong giới đầu cơ vì nó đã hình tượng hóa một sự thật kinh tế rất đơn giản: Giá cả cổ phần lên xuống do sự thương lượng giữa những người muốn bán và người những muốn mua. Khi số lượng cần mua nhiều hơn số lượng cung cấp thì giá cổ phiếu sẽ lên. Khi cung nhiều hơn cầu thì giá sẽ xuống. Tùy theo hình tượng màu trắng hay đen, bóng và thân dài ngắn ra sao mà người ta đặt tên cho từng candlestick. Ưu điểm tuyệt đối của candlestick là chỉ nhìn sơ sơ qua những hình tượng là bạn có khái niệm rõ 13
- ràng về sự mạnh yếu giữa hai phe mua và bán, do đó bạn có thể đoán trước sự lên xuống cổ phần chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác, ít nhất là 5- 10 phút tiếp theo. Đối với những người day trader, chỉ cần đoán trước khoảng chừng thời gian đó thôi thì cũng đủ kiếm tiền từ túi người khác trong thị trường chứng khoán. Sau đây tôi xin dẫn chứng một vài hình tượng: Hình tượng Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow). Marubuzo Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị phe kia mua mạnh hơn nuốt trửng, có bao nhiêu cổ phần tung ra thị trường được mua bấy nhiêu. Điều này đẩy giá cổ phần lên rất nhanh. Ngược lại nếu hình Marubozu đen thì số lượng cổ phần bán ra quá nhiều và người mua chiếm thế chủ động và thường được giá hời. Marubozu màu đen cho thấy cổ phần sụt giá trầm trọng. Hình tượng doji (ngôi sao) hay spinning stop (bông vụ). Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn lưng khừng. Khi bạn định mua hay bán một cổ phần mà gặp hình tượng này thì bạn nên chuẩn bị nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi bên bán hoặc bên mua thắng thế. Bạn cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng: 14
- Hình hammer (búa tạ), inverted hammer (búa tạ ngược), hangging man (tội nhân treo cổ) và shooting star (sao băng). Là bốn hình tượng có đặc điểm chung là thân ngắn mà một bóng dài, ít nhất phải bằng hai lần thân, một bên không có hoặc có bóng rất nhỏ. Đây là những hình tượng cho ta biết cổ phần đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ. (Xin xem hai biểu đồ chứng minh ở cuối bài). Cụ thể là hình búa tạ và búa tạ ngược đi theo Doji báo hiệu sự thắng thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong khi đó hai hình tượng tội nhân treo cổ và sao băng cảnh báo trước người mua có thể đã thắng thế người bán và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống. Đây chỉ là những hình tượng tiêu biểu của candlestick, vì bài viết có hạn, tôi không thể trình bài hết những cái lắt léo của cách đọc phương pháp candlestick này. Quý vị nào muốn nắm vững nó cần phải học hỏi nhiều hơn. Cách dễ nhất là vào google.com tìm website có chữ “candlestick” hoặc là mua cuốn sách nói về candlestick do S. Nison và G.L. Morris viết. Bạn cần phải thành thạo những hình tượng mới nên lao vào thị trường chứng khoán. Khuyết điểm của mọi hệ thống phân tích kỹ thuật (candlestick cũng không ngoại lệ) là nó có thể cho chúng ta những dấu hiệu sai lầm làm chúng ta mua và bán không đúng thời điểm. Bạn có thể dùng nó để buôn bán cổ phần, chỉ số (index)... một khi bạn đã thành thạo. Bạn mua bán càng ngắn hạn chừng nào thì biểu đồ candlestick càng cho bạn đoán trước chính xác chừng ấy. Để khai thác hết ưu điểm của nó, người đầu tư phải được công ty trung gian cung cấp dịch vụ cho phép họ đọc được bảng biểu đồ candlestick và ban lệnh mua bán lập tức. Nếu công ty của bạn không có những dịch vụ này, thì bạn khó có thể thành day trader hay swing trader bắt buộc bạn mua bán với giai đoạn thời gian lâu hơn. Và Vì BBC yêu cầu diễn tả chứng khoán mang tính cách thời sự, tôi xin kể lại cách mua và bán cổ phần Euronext dựa vào biểu đồ candlestick vào cuối tuần vừa qua. Tôi dùng hai chiến lược khác nhau, swing và day trading. Swing trading với cách chơi cổ phần Euronext ngắn ngày, mua vào ngày 30/03/2006 với giá 66,24€/cổ phiếu 15
- và đặt stop loss ở mức 64,45€ và đặt lệnh bán với giá định sẵn (sell limit) ở mức 69,72€. Euronext lên được 3,34 %, giá 68,05€. Tôi dùng lệnh trailing stop lên mức 67,24€/cổ phiếu để nếu cổ phiếu xuống tới mức này cổ phiếu sẽ được tự động bán đi. Dù thứ hai này, Euronext có hạ giá, thì tôi vẫn giữ được tiền vốn sau khi trừ đi các chi phí giao dịch. Day trading với hai phi vụ mua bán trong ngày thứ sáu 31/03/2006, lần thứ nhất mua vào Euronext lúc 9h43 với giá 66,95€/cổ phiếu, bán ra lúc 10h28 với giá 67,90€/cổ phiếu. Phi vụ thứ hai lúc 15h59 giá 67,50€/cổ phiếu và bán ra với giá 67,85€ lúc 16h43. Ba trong bốn quyết định mua vào, bán ra trong ngày thành công là do tôi nhìn thấy hai tượng hình hammer và inverted hammer. Nhà phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán là những người có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai bằng việc phát hiện ra xu hướng giá trong quá khứ. 1- Biểu đồ phân tích kỹ thuật. Kỹ thuật dùng biểu đồ phân tích kỹ thuật đã rất phổ biến từ cuối thế kỷ 19, do Charles H. Dow khởi xướng. Sau đó, quan điểm của ông đã trở thành "Lý thuyết Dow" ("Dow Theory"), cho rằng những biến động thị trường với mọi xu hướng đều có thể được dự đoán trước trên cơ sở biến động giá cổ phiếu trên các biểu đồ. Cơ sở của việc phân tích là tìm cách xác định giá của cổ phiếu trong tương lai bằng việc nhận diện và đo lường giá trị cổ phần. Các lý thuyết về phân tích kỹ thuật cho rằng, các hành vi thị trường trong quá khứ tự nó sẽ xác định giá tương lai. Biểu đồ phân tích kỹ thuật gồm hai trục biểu thị giá và thời gian. Mỗi một cổ phần, thị trường và chỉ số niêm yết trên bảng giao dịch đều được biểu thị bằng một biểu đồ minh hoạ sự biến động giá chứng khoán qua các thời kỳ; mỗi một đồ thị (đường) là tập hợp các điểm chỉ giá đóng cửa (closing price) ngày giao dịch. Đồng thời, có một sự liên hệ giữa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất / thấp nhất. Phân tích biểu đồ có thể được áp dụng cho từng chứng khoán riêng lẻ cũng như một danh mục đầu tư. Các nhà phân tích sử dụng kỹ năng nghiên cứu kỹ thuật các biểu đồ chỉ số để nhận định thị trường đang ở trạng thái "thị trường bò" hay "thị trường gấu". Với các biểu đồ, các nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá tương tự về công ty mà mình lựa chọn. 2- Xu hướng. Sử dụng biểu đồ để nhận diện xu hướng hiện tại: xu hướng phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu qua thời gian. Các xu hướng tồn tại trong mọi trạng thái thời gian và mọi thị trường. Các nhà đầu tư hàng ngày có thể xây dựng được xu hướng của cổ phiếu mà họ mua (bán) trong vòng vài phút. Về dài hạn, các nhà đầu tư quan sát các xu hướng tồn tại trong nhiều năm. Các xu hướng được phân loại: tăng, giảm, hoặc không đổi. 16
- Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và những biến động giảm. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng tăng giá cổ phiếu là có thể. Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy yếu thường là với một giai đoạn "quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Do vậy, nó sẽ hình thành lên hàng loạt những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn trên biểu đồ cổ phiếu, và người ta dự đoán rằng, khả năng giảm giá cổ phiếu là có thể. Xu hướng không đổi biểu thị bằng sự dao động lên xuống trong một thời gian dài giữa các giới hạn tăng giảm trực quan. Sự biến động giá trên biểu đồ là không rõ ràng và giá cổ phiếu sẽ không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể). Xu hướng có khả năng ổn định theo thời gian. Một cổ phiếu với xu hướng tăng (giảm) (về giá) sẽ tiếp tục tăng (giảm) cho đến khi có biến động về giá trị hoặc các trạng thái xảy ra. Người "đọc" biểu đồ phải định vị được các đỉnh và đáy - những điểm biểu thị sự chấm dứt khả năng hồi phục hay suy yếu. Lựa chọn tại một điểm gần đỉnh hoặc đáy có thể rất có lợi. Một châm ngôn nói rằng, "xu hướng là bạn của anh". Với các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư, tuyên ngôn này có ý nghĩa là, bạn sẽ đạt thành công hơn nếu lựa chọn vị thế cổ phiếu theo xu hướng phổ biến, hơn là đi ngược lại với nó. Khối lượng. Khối lượng cổ phiếu giao dịch đánh giá mức độ tham gia của các nhà đầu tư. Các biểu đồ cổ phiếu cho thấy khối lượng thông qua đồ thị hình cột dưới các ô giá. Thông thường trong các biểu đồ này, các đường màu xanh chỉ các ngày giá lên và những đường màu đỏ là những ngày giá xuống. Các nhà đầu tư và kinh doanh có thể đánh giá được lãi mua và bán bằng việc theo dõi số lần giá lên xuống trong một đường và mức độ biến động của chúng so với những ngày giá biến động theo chiều hướng ngược lại thì như thế nào. Cổ phiếu mua vào với lãi cao hơn khi bán ra được gọi là đang trong trạng thái “tích luỹ”, và ngược lại, trường hợp lãi khi bán ra cao hơn khi mua vào được gọi là đang trong quá trình “phân phối”. “Tích luỹ” và “phân phối” thường dẫn tới sự biến động của giá cả. Hay nói cách khác, các cổ phiếu đang trong trạng thái tích luỹ thường sẽ tăng giá chỉ một thời gian ngắn sau khi hành vi mua bắt đầu. Và ngược lại, những cổ phiếu đang được lưu thông thường rớt giá một thời gian sau khi bán ra. Một cổ phiếu có thể hồi phục được hay không đòi hỏi sự tham gia “nhiệt tình” của các nhà đầu tư. Khi sự hồi phục của một cổ phiếu không hấp dẫn được các nhà đầu tư mới thì nó sẽ rất dễ rớt giá. Các nhà đầu tư và kinh doanh sử dụng các tiêu chí như trạng thái cân bằng khối lượng để đánh giá số lượng người tham gia đang chậm lại hay tiến triển nhanh hơn các động thái của giá cả. Các cổ phiếu giao dịch thường ngày với một khối lượng trung bình. Khối lượng này có thể xác định được tính lỏng của các cổ phiếu đó. Nhà kinh doanh có thể rất dễ dàng mua và bán các cổ phiếu có tính lỏng cao. Những cổ phiếu không có tính lỏng cao đòi hỏi chi phí giao dịch rất lớn và thường không thể nhanh chóng loại bỏ ra khỏi một danh mục đầu tư. Những phép phân tích biểu đồ cổ phiếu không thể áp dụng cho cổ phiếu không có tính lỏng cao. Việc giá cổ phiếu gia tăng đột biến kéo theo một khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều so với mức trung bình là có lợi cho sự tiếp tục biến động của giá cổ phiếu theo chiều hướng đó. Nhưng sau một thời gian dài tăng giảm, các cổ phiếu thường có một ngày có khối lượng giao dịch rất lớn, đạt mức đỉnh điểm. Trong những ngày này, người mua, hoặc người bán cuối cùng sẽ là những người được lợi nhất. Sau đó, giá trị của cổ phiếu đó sẽ thay dổi theo chiều hướng ngược lại vì sẽ không còn có đủ lượng người tham gia giao dịch để làm cho giá biến chuyển theo chiều hướng đó. Mô hình và chỉ số Làm thế nào bạn có thể biến những đường vô tận biểu thị các dữ liệu trên biểu đồ thành một dạng logic mà không cần sự can thiệp của các thao tác kỹ thuật ? Các biểu đồ cho phép các nhà đầu 17
- tư và kinh doanh nhận biết hành vi giá cả thị trường cả trong quá khứ và hiện tại để làm cơ sở hợp lý cho việc dự báo cũng như đưa ra các quyết định khôn ngoan. Nó gần giống như công cụ trực giác, trái ngược với quan điểm của các nhà phân tích giá trị. Biểu đồ cổ phiếu có khả năng tác động tới các chức năng của cả hai bán cầu não về tư duy logic và tính sáng tạo. Quan điểm này đã gây tranh cãi trong giới phân tích đầu tư trong suốt thế kỷ qua. Dạng "nguyên thuỷ" của việc đọc các biểu đồ là phân tích mô hình. Phương thức này khá phổ biến qua các lý thuyết của Charles Dow và cuốn Technical Analysis of Stock Trends (viết ngay sau Chiến tranh thế giới II). Dạng hiện đại hơn là phân tích chỉ số, một phương pháp khảo sát sử dụng các công cụ toán học trong đó các yếu tố cơ bản của giá và số lượng được xem xét thông qua một loạt các phép tính nhằm dự đoán mức tăng giảm tiếp theo của giá cả. Phép phân tích mô hình có độ chính xác cao do các đồ thị có xu hướng lặp đi lặp lại sự hình thành các đường. Những mô hình này từ lâu đã được phân loại thành khuynh hướng đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống. Có một số mô hình được nhiều người biết đến như Đầu và Vai (HEAD and SHOULDERS), Tam giác (TRIANGLES), Hình chữ nhật (RECTANGLES), Hai đỉnh (DOUBLE TOPS), Hai đáy (DOUBLE BOTTOMS), và Hình cờ (FLAGS). Hơn nữa, các chi tiết của đồ thị như các khe hở giá (GAPS) và đường chỉ xu hướng (TRENDLINES) được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình diễn biến tiếp theo của giá. Phép phân tích chỉ số sử dụng các phép tính toán học để đánh giá mối quan hệ giữa tình hình diễn biến giá ở thời điểm hiện tại với quá khứ. Hầu hết các chỉ số có thể được phân chia thành các nhóm theo khuynh hướng và giao động. Các chỉ số theo khuynh hướng phổ biến là các chỉ số trung bình biến đổi (MOVING AVERAGES), khối lượng cân bằng (ON BALANCE VOLUME) và MACD. Chỉ số giao động thông thường bao gồm STOCHASTICS, RSI và tỷ lệ thay đổi (RATE OF CHANGE). Chỉ số theo xu hướng thường phản ứng chậm hơn so với chỉ số giao động. Các chỉ số này đi sâu vào phân tích quá khứ để dự đoán tương lai. Chỉ số giao động nhạy cảm hơn với các thay đổi giá cả trong ngắn hạn, giao động qua lại giữa mức OVERBOUGHT và OVERSOLD. Cả hai phương pháp mô hình và chỉ số đều có thể đánh giá được tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư và giao dịch trên thị trường hằng ngày có xu hướng hành động theo tâm lý chung khi giá cả biến động. Họ có khuynh hướng bộc lộ các đặc tính cố hữu mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc giải thích rõ biểu đồ có sử dụng hai công cụ phân tích quan trọng này đã cho thấy những chấn động tâm lý trong giới đầu tư mà rốt cục thì cũng có thể hiểu được là do sự biến động của giá cả. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích kỹ thụât & sử dụng phần mềm Metastock trong phân tích kỹ thuật
146 p | 2915 | 1829
-
Phân tích kỹ thuật và sử dụng phần mềm Metastock trong phân tích kỹ thuật
129 p | 2456 | 1635
-
Tài liệu Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán
135 p | 805 | 393
-
Thuật ngữ cơ bản về Phân tích kỹ thuật
60 p | 616 | 369
-
Những cơ sở căn bản của Phân tích kỹ thuật chứng khoán
4 p | 758 | 335
-
Bài giảng Phân tích kỹ thuật - Tô Đức Hải
63 p | 568 | 267
-
Bài giảng Các công cụ của phân tích kỹ thuật - ThS.Phạm Quốc Việt
23 p | 603 | 204
-
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
8 p | 1142 | 186
-
Chương 6: Phân tích kỹ thuật
35 p | 298 | 163
-
Phân tích kỹ thuật: Giới thiệu chung về phân tích kỹ thuật
0 p | 248 | 82
-
Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính
272 p | 212 | 43
-
Phương pháp phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán từ A tới Z: Phần 2
208 p | 112 | 36
-
Bài giảng Phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán: Bài 2 - Quách Mạnh Hào
18 p | 188 | 31
-
Bài giảng Phân tích kỹ thuật trong đầu tư cổ phiếu - Phạm Thu Thủy
48 p | 137 | 16
-
Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính: Phần 1
237 p | 56 | 14
-
Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính: Phần 2
297 p | 52 | 11
-
Giáo trình Phân tích kỹ thuật: Phần 1 - TS. Nguyễn Lê Cường
108 p | 13 | 4
-
Giáo trình Phân tích kỹ thuật: Phần 2 - TS. Nguyễn Lê Cường
122 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn