intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ”_2

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

923
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà nghiên cứu đã nói về việc Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao xưa để nói về nỗi vất vả đơn chiếc và sự chịu thương

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ”_2

  1. PHÂN TÍCH LÒNG YÊU THƯƠNG VÀ QUÝ TRỌNG VỢ CỦA TÚ XƯƠNG BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ” Các nhà nghiên cứu đã nói về việc Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao xưa để nói về nỗi vất vả đơn chiếc và sự chịu thương, chịu khó, hi sinh thầm lặng của bà Tú: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non... So với ca dao, câu thơ của Tú Xương có nhiều cái mới. Cái mới thứ nhất là việc đưa động từ “lặn lội” lên đầu câu, khiến câu thơ trở nên có sức nặng hơn khi khắc sâu nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú giữa cái rợn ngợp của không gian. Cái mới thứ hai, cũng là sáng tạo mang tính chất thời đại, là sự tiếp tục của chủ nghĩa nhân đạo vì con người và phát hiện ra con người của văn học thế kỷ XVIII - XIX, khi nhà thơ chuyển từ “con cò” trong ca dao thành “thân cò” để chỉ cả một kiếp người, nhấn mạnh đến thân phận người phụ nữ. Chữ “thân” luôn gợi cảm giác nhỏ bé tội nghiệp, bơ vơ chịu đựng. Nữ sĩ Xuân Hương khi xưa đã từng ngậm ngùi viết: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  2. Bảy nổi ba chìm với nước non. Ở người phụ nữ xưa, “thân” luôn gắn với “phận”, chính vì vậy mà thi hào Nguyễn Du đã bao lần phải thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà Và nàng Kiều của ông trong những tháng ngày nhơ nhuốc đã phải tạm cúi đầu chấp nhận số phận: Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. Những vấn đề xã hội về thân phận con người đến Tú Xương đã trở nên gần gũi hơn khi nhà thơ nhận thấy điều đó hiện hữu ngay trong những người thân của mình và ám ảnh trong chính bản thân mình, một kẻ lỡ thời vô tích sự. Điều thứ ba là nếu trong ca dao mới chỉ có cái heo hút của không gian thì “thân cò” trong thơ Tú Xương còn ở giữa sự rợn ngợp của thời gian. “Khi quãng vắng” khác với “nơi quãng vắng”, “ở quãng vắng”, nó diễn tả được cả cảm giác đơn lẻ đầy hiểm nguy về không gian và nỗi khắc khoải côi cút về thời gian của sự vất vả, tảo tần.
  3. Ta như thấy đằng sau mỗi câu chữ là ánh mắt lo âu đầy ăn năn tự vấn của người chồng đang dõi theo bóng dáng lẻ loi, lam lũ của người vợ trên con đường gập gềnh sương gió, giữa thời buổi của sự bon chen và tình đời bạc bẽo: Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Đó thực sự là cuộc chiến âm thầm và dai dẳng giữa kì kèo, đôi co, chen chúc, bất chấp cảnh “đò đầy” để giành giật miếng cơm manh áo cho con, để đổi lại sự thong dong nhàn nhã cho chồng. Chuyến đò đầy gian nan nguy hiểm đó giống như chính cuộc đời đầy vất vả của bà Tú vậy: biết đò đã đầy, chất chứa bao hiểm nguy, văng vẳng bên tai lời mẹ dặn “đò đầy chớ qua” mà vẫn cứ phải dấn thân, phải bước tới, phải vật lộn. Hai từ láy “lặn lội”, rồi “eo sèo” được đảo lên đầu câu càng như nhấn mạnh thêm nỗi cực nhọc, lam lũ trong bươn trải kiếm sống của người phụ nữ này. Phải nói rằng, nghệ thuật bình đối trong hai câu thực đã góp phần quan trọng vào việc dựng lại chân dung con người cả về thể chất lẫn tinh thần và công cuộc làm ăn kiếm sống không một phút ngơi nghỉ trong mọi bối cảnh gian khó của bà Tú. Hai câu thơ cũng dựng lại không khí và khung cảnh buôn bán của thành Nam một thời. Thơ thất ngôn bát cú có
  4. kết cấu chặt chẽ nhưng nghệ thuật bình đối và việc chọn lọc từ ngữ tinh giản đã giúp cho những hình ảnh được xây dựng từ đây có sức gợi tả nổi bật. Tài năng của Tú Xương là ở chỗ đã đưa được vào trong thể thơ gò bó này rất nhiều chi tiết chân thực và sinh động từ cuộc sống một cách rất tự nhiên. Việc tận dụng một cách triệt để những thế mạnh của thể thơ đã khiến cho mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh đều trở nên chói sáng mà nhịp thơ vẫn phát triển hài hòa, nhịp nhàng. Tinh hoa của một thể thơ phát triển và dân tộc hóa đã gần một nghìn năm được kết tinh lại trong một con người, trong một bài thơ. Thương vợ chính là dấu nối giữa hai thế kỷ thơ Việt, nối truyền thống với hiện đại. Nếu ở hai câu đề và hai câu thực, nhà thơ còn đứng ngoài để miêu tả, thì đến hai câu luận Tú Xương đã nhập thân vào nhân vật để diễn tả một cách chân tình nỗi niềm sâu kín của bà Tú. Người chồng đầy tình nghĩa này đã phân thân ở nhiều điểm nhìn khác nhau để nhìn cho thấu, cho hết công lao thầm lặng của người vợ: Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công. Ông bà lấy nhau đã có tới năm mặt con kể ra cũng là một mối lương duyên “trời” ban. Ông Tú lại lại là người có tài có tình. Bà đã từng khen
  5. thơ ông “Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài” và đôi lúc cũng được “nở mặt nở mày” với đời vì ông. Nhung duyên thì có một mà nợ lại những hai. Niềm cay cú của ông đối với việc thi cử và kéo theo đó là cái nghèo đeo đuổi đã khiến bà phải lăn lộn kiếm sống. Thêm vào đó ông lại là một kẻ khác đời, dở người và những “thói hư, tật xấu” cứ theo đuổi ông suốt cuộc đời. Nói đến “nợ” là nói đến sự đau khổ, xui xẻo phải gánh chịu. Ông Tú tự nhận mình là cái “nợ” của đời bà, ông thương cảm cho bà và tự dằn vặt mình. “Âu” là cam, “đành” cũng là cam, hai lần cam chịu. “Âu đành phận” giống như một cái gật đầu nhẫn nhục chịu đựng, cái nợ đời như một sự tất yếu không thể không chấp nhận. Điều kỳ diệu là người mẹ, người vợ đó không hề ý thức rằng đó là sự hy sinh. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên, nhi nhiên, âm thầm, không hề đòi hỏi, oán trách. Dám quản công vừa là thái độ không hề ngần ngại, lại vừa chứa đựng cả cái ý khiêm nhường, không muốn nhắc đến sự khó nhọc của mình. Cách nói cam chịu số phận là cách ông Tú cảm thương thay cho vợ chứ bà đâu có tính đếm công lao của mình. Hình tượng bà Tú như càng trở nên vị tha, nhân hậu hơn qua mỗi dòng thơ. Tú Xương cũng rất có tài dùng số từ để làm tăng giá trị của hình ảnh, câu chữ. Lúc đầu là số cộng (năm con với một chồng) nhưng số cộng này khá đặc biệt ở chỗ: cộng thêm một cách có lợi cho vợ bằng cách trừ đi (kể ra) những cái vô tích sự của chồng. Cái cộng đó tưởng như là “thừa” ra mà thực chất là thêm vào.
  6. Tiếp theo là sự nhân đôi (một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa) cũng là những phép toán nhấn mạnh sự thiệt thòi, vất vả và công lao không thể nói hết bằng lời của bà Tú. Ngôn ngữ lời nói, thành ngữ dân gian được vận dụng linh hoạt, tự nhiên khiến cho những tính toán đó không hề gây ấn tượng là những con số thuần túy. Ở sáu câu thơ đầu, Tú Xương đã khắc họa hình ảnh người vợ trong vất vả gian lao vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp và đức hy sinh, nhẫn nại thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam. Và thấp thoáng đằng sau đó là hình ảnh của người chồng với sự cảm thông và trân trọng ân tình của vợ. Nhưng phải đến hai câu thơ cuối, hình ảnh người chồng mới thực sự hiện ra và vẫn là để nói hộ vợ mình. Nhà thơ đã tự trách mình, tự dằn vặt mình đến nghiệt ngã: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không. Câu thơ buột ra tự nhiên như một tiếng chửi nhưng lại ngậm ngùi như một lời than, vẫn có sắc thái vui đùa chứa đựng ý tình sâu sắc, cảm động. Tú Xương mượn lời vợ tự trách mình và qua đó một lần nữa bộc lộ sự cảm thông với hoàn cảnh của bà. Đằng sau tiếng chửi ấy là bi kịch của một con người chất chứa bao phẫn uất, đau xót và tê tái, là nỗi hổ thẹn và tình thương yêu vô bờ... Ông tự chửi thói sĩ diện kiểu thầy đồ
  7. nghèo ăn bám vợ của mình, thói gia trưởng chỉ biết ngồi than vãn sự đời, phó mặc tất cả cho người phụ nữ, thực chất trở thành gánh nặng cho vợ cho con. Rõ ràng ở đây đã thể hiện sự thức nhận của một con người biết vượt lên khỏi cái hạn chế của tầng lớp và thời đại mình để cảm thông với những kiếp người quanh mình. Vì vậy lời chửi ấy không chỉ để dành trách mình mà còn để chửi đời, chửi cả cái xã hội lố lăng, giả dối đã sản sinh ra cái thứ chồng hờ hững... Chính cái xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã đẻ ra thói đời bạc bẽo, những kẻ hợm hĩnh sống trên lưng người khác, xã hội ấy đã đẩy một Trần Tế Xương tài hoa xuất chúng vào bước đường cùng, khiến người vợ vốn “ung dung, tính hạnh khoan hòa”, “con gái nhà dòng” của ông phải cực khổ, vất vả. Ý nghĩa tố cáo xã hội trở nên nổi bật ở câu kết bài thơ và man mác trong toàn bài, nóng hổi hơi thở thời đại. Lời chửi cuối bài thơ như càng khẳng định thêm tình cảm của ông Tú đối với bà Tú. Người chồng ấy tuy ăn bám vợ con nhưng thực chất không hề “ăn ở bạc”, không hề “hờ hững”, mà ngược lại dù bất lực trước hoàn cảnh nhưng vẫn luôn dõi theo, cảm thông, sẻ chia, biết ơn. Thương vợ mà cũng chính là thương hại cho chính bản thân mình. Bài thơ kết thúc thật độc đáo và bất ngờ, vừa thấm đẫm cái bi, cái bất hạnh, lại cay đắng cái hài hước, cái cười nuốt nước mắt vào trong. Bao nhiêu là cung bậc tình cảm của cuộc đời hiển hiện trong những câu thơ giản dị, khiêm nhường, tự nhiên ấy. Dù vất vả nắng mưa nhưng bà Tú ấy vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc vì
  8. được sống giữa tình thương yêu, trìu mến, vì có một người chồng đầy nhân cách, hiểu mình, cảm thông nỗi vất vả của mình như ông Tú. Bà đã được cả nước biết đến qua bài thơ của ông, trở thành biểu tượng cho sự chắt chiu, chịu khó, hết lòng vì chồng con của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh bà Tú vất vả, tảo tần với đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, chiếc nón cũ đội đầu, chiếc áo nâu chùng tứ thân bốn mùa không đổi, thoăn thoắt gấp gáp bước đi giữa không gian và thời gian vô định chính là hình ảnh của đất nước trong những tháng năm đói nghèo nô lệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0