Phân tích tình hình trẻ em tại tỉnh An Giang
lượt xem 10
download
Báo cáo Phân tích tình hình này được thực hiện trong năm 2010 và 2011 thuộc Chương trình Tỉnh bạn hữu trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2011. Tài liệu này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉnh An Giang và UNICEF Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích tình hình trẻ em tại tỉnh An Giang
- unite for children PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
- Tỉnh An Giang UNICEF Viet Nam PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG 2012 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- Lời cảm ơn Báo cáo Phân tích tình hình này được thực hiện trong năm 2010 và 2011 thuộc Chương trình Tỉnh bạn hữu trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2011. Tài liệu này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa tỉnh An Giang và UNICEF Việt Nam. Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu gồm Edwin Shanks, Nguyễn Tam Giang và Dương Quốc Hùng thực hiện. Các phát hiện từ nghiên cứu được rút ra từ các cuộc họp tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan ở địa phương trong chuyến công tác thực địa vào cuối năm 2010 và từ hội thảo góp ý ở An Giang được tổ chức vào tháng 4 năm 2011. Các chuyên gia đến từ các Sở, ban ngành ở địa phương bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục, Sở Y tế, Cục Thống kê, Sở Tài chính,Trung tâm Bảo trợ xã hội, Hội Phụ nữ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm cung cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, Ủy ban Dân tộc, đại diện đến từ các huyện Tịnh Biên, Tân Châu và thành phố Long Xuyên, các xã Vĩnh Trung, Châu Phong và phường Mỹ Bình. Văn phòng UNICEF Việt Nam hoàn thiện và biên tập báo cáo này. Tỉnh An Giang và UNICEF Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã đóng góp xây dựng báo cáo này. iv PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- Lời nói đầu Tài liệu Phân tích Tình hình này là một trong các phân tích tình hình ở tỉnh mà UNICEF Việt Nam khởi xướng nhằm hỗ trợ các tỉnh thuộc Chương trình Tỉnh bạn hữu. Mục đích của sáng kiến này là cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và ngân sách của các tỉnh, bao gồm Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội (SEDPs) và kế hoạch ngành để các kế hoạch này trở nên thân thiện với trẻ em hơn và dựa vào bằng chứng thực tế. Phân tích Tình hình Trẻ em mang lại bức tranh tổng thể về tình hình trẻ em trai và gái ở tỉnh An Giang, bao gồm phân tích sâu về các thách thức hiện nay trẻ em đang đối mặt. Báo cáo Phân tích cũng xem xét nguyên nhân của tình hình trẻ em ở tỉnh và phân tích những nguyên nhân này trong bối cảnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam nói chung. Mục đích của báo cáo là góp phần xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc hơn về trẻ em thông qua việc phân tích thông tin và số liệu về các vấn đề của trẻ em đang tồn tại nhưng chưa được giải quyết hoặc phân tích đầy đủ. Các phát hiện của Phân tích khẳng định quá trình phát triển đáng ghi nhận của tỉnh về các vấn đề trẻ em cùng với các thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực tồn tại sự bất bình đẳng và cần cải thiện. Đó là trường hợp của nhóm trẻ em yếu thế như trẻ em sống trong các cộng đồng nghèo nhất, trẻ em người dân tộc Khơ me hoặc những trẻ em bị bỏ lại nhà vì bố mẹ di cư đi làm xa nhà và cả những lĩnh vực như giáo dục trung học, suy dinh dưỡng ở trẻ em, trẻ em sống chung với HIV/AIDS, nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo trợ xã hội và bảo vệ trẻ em. Chúng tôi mong muốn báo cáo Phân tích Tình hình này sẽ là tài liệu tham khảo cho tỉnh An Giang trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, kế hoạch ngành của tỉnh và là tài liệu tham khảo của các đối tác phát triển đang hoạt động ở tỉnh và cho cộng đồng nói chung. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG v
- Mục lục Lời cảm ơn ...................................................................................................................ii Lời nói đầu ....................................................................................................................iii Danh mục Hình .............................................................................................................vi Danh mục Bản đồ .........................................................................................................vii Danh mục các Khung ...................................................................................................vii Danh mục Bảng ............................................................................................................vii Từ viết tắt .....................................................................................................................ix Tóm lược báo cáo và các khuyến nghị chính ...........................................................1 Những phát hiện chính của nghiên cứu .......................................................................2 Những kiến nghị chính cho Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh và của các ngành giai đoạn 2011-2015 ........................................................................18 1. Giới thiệu...................................................................................................................27 1.1 Câu hỏi và mục đích nghiên cứu ............................................................................27 1.2 Khung phân tích và phương pháp luận nghiên cứu ..............................................27 1.3 Địa bàn đi thực tế và những người tham gia nghiên cứu ......................................29 1.4 Những hạn chế của đợt nghiên cứu .......................................................................30 2. Bối cảnh phát triển ...................................................................................................33 2.1 Thực trạng địa lý .....................................................................................................33 2.2 Các đặc điểm và xu hướng dân số ........................................................................34 2.3 Thực trạng và xu hướng đói nghèo ........................................................................36 2.4 Nền kinh tế địa phương, thu nhập và chi tiêu hộ gia đình ......................................38 2.5 Các hình thái di cư và di biến động của hộ gia đình ..............................................40 2.6 Biến đổi khí hậu và các rủi ro về môi trường ..........................................................44 2.7 Những khác biệt và chênh lệch trong địa bàn tỉnh .................................................45 3. Lập chương trình hoạt động và phân bổ ngân sách cho các vấn đề trẻ em......49 3.1 Ngân sách của tỉnh và chi tiêu trong các ngành xã hội ..........................................49 3.2 Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (2006-2010) ..................................................51 3.3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia ............................................................................51 3.4 Nguồn vốn cho các chính sách bảo trợ xã hội .......................................................54 3.5 Cơ cấu tổ chức và thể chế trong công tác bảo vệ trẻ em ......................................55 3.6 Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, 2001-2010 .......................................58 vi PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- 4. Y tế và sự sống còn của trẻ em ..............................................................................62 4.1 Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho trẻ em ...........62 4.2 Bảo hiểm y tế cho trẻ em ........................................................................................65 4.3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản ................................................................................67 4.4 HIV/AIDS và trẻ em ................................................................................................71 4.5 Dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em ............................................73 4.6 Cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ...................................................77 4.7 Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ................................................................83 5. Giáo dục và phát triển ở trẻ em ..............................................................................88 5.1 Ý kiến của trẻ em về quyền được giáo dục ............................................................88 5.2 Tiền tiểu học và giáo dục sớm cho trẻ em ..............................................................89 5.3 Giáo dục tiểu học và trung học ...............................................................................90 5.4 Chất lượng học tập và giáo dục .............................................................................92 5.5 Giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số ............................................................................95 5.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đi học và tốt nghiệp .......................................96 6. Bảo vệ trẻ em ............................................................................................................104 6.1 Những quan ngại của trẻ em về quyền được bảo vệ của mình .............................104 6.2 Những vấn đề cơ bản trong quyền được bảo vệ của trẻ em .................................105 6.3 Đăng ký khai sinh ...................................................................................................106 6.4 Trẻ em cần bảo vệ đặc biệt ....................................................................................106 6.5 Việc làm và lao động trẻ em ...................................................................................111 6.6 Buôn bán phụ nữ và trẻ em ....................................................................................113 6.7 Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS .......................................................................114 6.8 Lạm dụng trẻ em và bạo lực học đường ................................................................116 6.9 Trẻ em vi phạm pháp luật .......................................................................................117 6.10 Phát triển hệ thống công tác xã hội ......................................................................117 7. Sự tham gia của trẻ em ............................................................................................121 7.1 Định nghĩa về sự tham gia của trẻ em ...................................................................121 7.2 Ý kiến của trẻ em về quyền được tham gia ............................................................122 7.3 Giới và sự tham gia ................................................................................................122 7.4 Cơ hội vui chơi, giải trí và học tập ngoài nhà trường cho trẻ em ...........................124 7.5 Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức ...................126 Danh mục các tài liệu nghiên cứu và tham khảo ..........................................................127 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG vii
- Danh mục Hình Hình 1. Khung đánh giá năng lực thể chế .....................................................................28 Hình 2. Các nguồn thông tin định lượng và định tính ....................................................29 Hình 3. Tháp dân số năm 1999 ......................................................................................34 Hình 4. Tháp dân số năm 2009 ......................................................................................35 Hình 5. Tỉ lệ nghèo trẻ em các vùng theo tiêu chí đa chiều và tiền tệ, 2008 ..................38 Hình 6. Thu nhập bình quân theo đầu người theo nhóm thu nhập, cả nước và An Giang 2008 ...........................................................................................................39 Hình 7. Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn (2001-2009) ..............................................42 Hình 8. Các nguồn thu ngân sách của tỉnh, 2006-2009 .................................................49 Hình 9. Chi tiêu ngân sách của các ngành văn hóa, xã hội tỉnh, 2005-2009 .................50 Hình 10. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: so sánh số liệu cấp tỉnh, khu vực và trên toàn quốc, 2009 .................................................................................................65 Hình 11. Tỷ số giới tính khi sinh: so sánh số liệu cấp tỉnh, khu vực và trên toàn quốc 2009 ...................................................................................................70 Hình 12. Người tiêm chích ma túy sử dụng bơm/kim tiêm được phát, số liệu năm 2006 và 2008 ..............................................................................................73 Hình 13. Những người tiêm chích ma túy sử dụng bao cao su với bạn tình thường xuyên, số liệu năm 2006 và 2008 ..................................................73 Hình 14. Những nguyên nhân và hạn chế về năng lực liên quan tới suy dinh dưỡng trẻ em ở An Giang ...........................................................................76 Hình 15. Tiếp cận nước hợp vệ sinh: số liệu so sánh cấp tỉnh, khu vực và trên toàn quốc, 2009 ....................................................................................78 Hình 16. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: số liệu so sánh cấp tỉnh, khu vực và trên toàn quốc, 2009 ....................................................................................78 Hình 18. Tỉ lệ phần trăm dân số trên 5 tuổi chưa tốt nghiệp tiểu học, 2009..................97 Hình 19. Tỉ lệ phần trăm dân số trên 5 tuổi đã tốt nghiệp trung học cơ sở, 2009 .......97 Hình 20. Tỉ lệ phần trăm dân số trên 5 tuổi đã tốt nghiệp trung học phổ thông, 2009 ..97 Hình 21. Những yếu tố gây ra việc bỏ học và các hạn chế về năng lực .......................99 Hình 22. Tỷ lệ phần trăm trẻ em khuyết tật đến trường theo loại khuyết tật, 2009 .......111 Hình 23. Các vụ lạm dụng trẻ em, 2009 (phần trăm) .....................................................116 Hình 24. Các vụ trẻ em vi phạm pháp luật, 2009 (phần trăm)........................................117 Hình 25. Những yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng thiếu điểm vui chơi giải trí và hoạt động ngoài trường học cho trẻ em ...................................................................124 viii PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- Danh mục Bản đồ Bản đồ 1. Tỉ lệ nghèo theo huyện, 2010 (tỉ lệ phần trăm) ..............................................36 Bản đồ 2. Tỷ lệ gia đình nông thôn dùng nước hợp vệ sinh theo đơn vị hành chính huyện 2009 ..................................................................................................79 Bản đồ 3. Tỉ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo huyện, 2009 ...............81 Danh mục các Khung Khung số 1. Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh .............................................................................55 Khung số 2. Phong trào mua thẻ bảo hiểm y tế cho những hộ cận nghèo ....................66 Khung số 3. Những thay đổi tích cực trong cách thức sinh con của các bà mẹ ở xã Vĩnh Trung ............................................................................................68 Khung số 4. Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh ở xã Vĩnh Trung........................................82 Khung số 5. Học bổng đi học ở nước ngoài cho học sinh dân tộc Chăm ......................96 Khung số 6. Trẻ mồ côi, lang thang tại các trung tâm bảo trợ xã hội .............................110 Khung Số 7. Buôn bán trẻ em liên tỉnh và liên quốc gia qua An Giang ..........................114 Danh mục Bảng Bảng 1. Các địa bàn nghiên cứu ....................................................................................30 Bảng 2. Tỉ lệ nghèo và dân số dân tộc thiểu số theo huyện, 2008-2010 .......................37 Bảng 3. Tỉ lệ nghèo theo tiếp cận đa chiều ở trẻ em theo vùng và khu vực, 2008 ........37 Bảng 5. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của các địa bàn nghiên cứu ...............................46 Bảng 6. Phân bổ vốn trong các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, 2006-2010 ..............52 Bảng 7. Nguồn vốn Chương trình MTQG Phòng chống Một số dịch bệnh Xã hội và HIV/AIDS (2006 đến 2010) .............................................................................53 Bảng 8. Vốn bảo trợ xã hội phân theo khu vực hành chính, 2007-2010 ........................54 Bảng 9. Trách nhiệm của các ngành trong vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em .............59 Bảng 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em, 2001-2010 ....................................................................................................60 Bảng 11. Các chỉ tiêu về dân số, sức khỏe sinh sản và tiêm chủng trẻ em, 2006-2010 ..........................................................................................................64 Bảng 12. Báo cáo chính thức con số và kết quả điều tra các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em tại 4 huyện, 2010 .............................69 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG ix
- Bảng 13. Chỉ số HIV/AIDS tại An Giang, 2006-2009 ......................................................71 Bảng 14. Tỷ lệ phần trăm suy dinh dưỡng ở trẻ em của cả nước, theo khu vực và trong tỉnh, 2005 & 2010 .....................................................................74 Bảng 15. Tỷ lệ phần trăm trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo nhóm tuổi và theo huyện, 2008 & 2009...........................................................................................75 Bảng 16. Bộ chỉ số cung cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, 2009 .................80 Bảng 17. Nguyên nhân gây tai nạn thương tích ở trẻ em, 2009-2010 ...........................84 Bảng 18. Tỉ lệ đến trường tiểu học và trung học, 2006-2010 .....................................91 Bảng 19. Kết quả học tập môn Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp 5, 2006-2007 .......95 Bảng 20. Đối tượng và ngân sách bảo trợ xã hội, 2010 ................................................108 Bảng 21. Số trẻ em khuyết tật đi học tại trường công lập, 2005-2010 ...........................111 x PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- Từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển châu Á AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải CRC Công ước Quyền trẻ em CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia DPLTMC Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ĐTMSHGĐ (VHLSS) Điều tra mức sống hộ gia đình GD&ĐT Giáo dục và đào tạo IDU Sử dụng ma túy thông qua tiêm tĩnh mạch KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội LĐTB&XH Lao động, thương binh và Xã hội MICS Điều tra về tình hình phụ nữ và trẻ em NHTG Ngân hàng thế giới NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PCFP Chương trình tỉnh bạn hữu với trẻ em PEDC Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn QLDA Quản lý dự án TCTK Tổng cục thống kê UBND Ủy ban nhân dân UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Tỷ giá: 1 US$ = VND 20,800 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG xi
- xii PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- TÓM LƯỢC BÁO CÁO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH 1. Đây là nghiên cứu Phân tích Tình hình Trẻ em ở tỉnh An Giang, một tỉnh thuộc Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích chính của nghiên cứu là cung cấp cho Chính phủ Việt Nam, cộng đồng phát triển và công chúng thông tin cập nhật về các vấn đề và ưu tiên của trẻ em trên địa bàn. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là: (i) hoàn thiện số liệu thống kê và phân tích tình hình trẻ em trong bối cảnh Phát triển Kinh tế - Xã hội hiện nay của tỉnh; (ii) xác định những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến nhận thức về quyền trẻ em và thúc đẩy các quyền này; (iii) đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường, cải thiện tình hình trẻ em thông qua việc xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội (SEDPs) và kế hoạch ngành phù hợp hơn với vấn đề về trẻ em. 2. Cách tiếp cận phân tích được áp dụng trong nghiên cứu này gồm ba yếu tố. Thứ nhất, các vấn đề về trẻ em được phân tích theo các nhóm quyền trẻ em liên quan tới các lĩnh vực khác nhau của ngành chuyên môn, bao gồm quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền sống còn, phát triển và học tập, quyền được bảo vệ và tham gia. Đây là những quyền nằm trong định nghĩa về quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam. Thứ hai, phân tích cấu trúc theo chương trình và ngân sách về các vấn đề trẻ em trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh và các kế hoạch ngành, giai đoạn 2006-2010 nhằm xác định các khía cạnh đã được thực hiện tương đối tốt và các khía cạnh chưa đủ nguồn lực và chưa được giải quyết đầy đủ trong các kế hoạch, chương trình và dịch vụ hiện nay. Thứ ba, nghiên cứu đưa ra đánh giá năng lực thể chế và đánh giá những hạn chế về năng lực về trách nhiệm và tổ chức thể chế phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. 3. Báo cáo gồm sáu chương chính. Sau phần Giới thiệu là Chương 2 mô tả đặc điểm nổi bật về địa lý, nhân khẩu học, thực trạng đói nghèo và tình hình kinh tế của tỉnh An Giang. Trọng tâm mô tả của chương cũng tập trung vào các hình thức di cư và biến động của hộ gia đình, biến đổi khí hậu và rủi ro môi trường – hai vấn đề phát triển đang ngày trở nên quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm tới. Chương này cũng xác định sự bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương của hộ gia đình trong tỉnh ảnh hưởng tới tình tình trẻ em. Chương 3 phân tích việc lên kế hoạch và chương trình, ngân sách chung của tỉnh trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội hàng năm, việc phân bổ kinh phí cho các Chương trình Mục tiêu Quốc gia và cơ chế tổ chức và nguồn vốn cho các chương trình, chính sách về bảo trợ xã hội. Các chương tiếp theo đi sâu phân tích từng ngành và các nhóm quyền của trẻ em: sức khỏe và sự sống còn của trẻ em (Chương 4), phát triển và giáo dục (Chương 5), bảo vệ (Chương 6) và tham gia (Chương 7). Các bảng biểu thống kê được đưa ra trong Phụ lục số 1. 4. Phần Tóm lược báo cáo gồm hai nội dung chính. Phần thứ nhất nêu tóm tắt những đặc điểm lớn về bối cảnh phát triển kinh tế và xã hội của An Giang cũng như các xu hướng và vấn đề liên quan tới quyền trẻ em của từng lĩnh vực. Phần thứ hai là bảng tóm tắt những đánh giá về hạn chế trong năng lực thể chế và những kiến nghị nhằm tăng cường việc lồng ghép vấn đề trẻ em trong Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh cũng như của các ngành trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. Các con số [đặt trong ngoặc vuông] để biểu thị những chương, phần trong nội dung chính của báo cáo nơi trình bày chi tiết cho từng vấn đề được phân tích. . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG 1
- Các chỉ tiêu so sánh trên toàn quốc, trong khu vực và của tỉnh 1 Khu vực Chỉ tiêu An Giang Cả nước Nguồn ĐBSCL Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm (phần trăm) 0,5 1,2 0,6 i) 2009 Dân số dưới 15 tuổi (phần trăm) 24,8 25,0 24,4 i) 2009 Tỷ số giới tính khi sinh (sinh trai trên 100 sinh gái) 113,7 110,5 109,9 i) 2009 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Trên 1000 trẻ để sống) 17,0 16,0 13,3 i) 2009 Tỷ lệ đói nghèo 2006 (phần trăm) 9,7 15,5 13,0 ii) 2006 Tỷ lệ đói nghèo 2008 (phần trăm) 8,5 13,4 11,4 ii) 2008 Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng (VND ‘000) 1,064 995 940 ii) 2008 Trẻ em
- KT-XH của tỉnh, tỷ lệ tăng GDP đạt 14,2 phần trăm năm 2008, tuy các năm tiếp theo giảm xuống còn 8,7 phần trăm năm 2009 và 10 phần trăm năm 2010 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỉnh An Giang có nhiều thuận lợi về sản xuất nông nghiệp và là tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu lúa gạo và thủy sản. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh đã tăng vọt đặc biệt nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thuỷ sản; giá trị nuôi trồng thủy sản tăng 224 phần trăm từ 772 tỷ đồng trong năm 2000 lên tới 2.500 tỉ đồng trong năm 2009, với sản lượng hiện tại khoảng 300.000 tấn mỗi năm. Thương mại qua biên giới là một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn từ 2006-2010 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua biên giới Campuchia đã đạt 3,9 tỷ đô la Mỹ. Đồng thời, khu vực biên giới này đã trở thành hành lang buôn lậu hàng hóa cũng như buôn bán phụ nữ và trẻ em và là điểm nóng về những bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS. Công tác phối, kết hợp qua biên giới vì thế cũng trở thành vấn đề mấu chốt trong việc chống lại những ảnh hưởng, tác động xấu của các vấn đề nêu trên đồng thời nâng cao hiệu quả của các hoạt động liên kết cũng như phát triển kinh tế trong khu vực. 7. Các hộ di cư, di biến động và khả năng dễ bị tổn thương [Chương 2.5]. Cũng giống như các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có tỷ lệ xuất cư khá cao. Theo số liệu Điều tra Dân số năm 2009 tỷ số xuất cư của An Giang là 55 trên 1000 dân và tỷ suất di cư thuần là âm bốn sáu (-46) trên 1000 dân. Số liệu về di cư theo kết quả Điều tra 2009 chỉ bao gồm địa bàn cư trú cố định/bán cố định và dân số từ 5 tuổi trở lên; chính vì thế những số liệu này không đưa ra được bức tranh đầy đủ về sự di chuyển của dân số hoặc không nêu đầy đủ được thực trạng của trẻ em trong các gia đình di cư. Các hình thái di cư và di biến động hộ gia đình ở An Giang khá phức tạp và đa dạng theo từng địa bàn cụ thể. Tuy nhiên có thể liệt kê một số hình thái di cư phổ biến trong địa bàn nội tỉnh, liên tỉnh/liên khu vực và sự di chuyển của hộ gia đình có những ảnh hưởng khác nhau tới trẻ em như sau: • Di chuyển thời gian ngắn theo thời vụ của các hộ gia đình nông thôn đi làm những công việc nông nghiệp. Đây là những trường hợp cả gia đình đi cùng nhau trong khoảng thời gian vào vụ thu hoạch, gây ra tình trạng trẻ em bỏ học tạm thời. Tuy nhiên, khối lượng công việc loại này gần đây đã giảm do việc cơ khí hóa thu hoạch, dùng máy thay cho sức người. • Di cư lâu dài của các hộ nông thôn đi làm thuê nông nghiệp ở các tỉnh hoặc khu vực lân cận. Ở trường hợp này, thông thường cha mẹ sẽ đi cùng với đứa con đầu, để lại những trẻ nhỏ cho ông bà hoặc người thân chăm sóc. Hệ quả của việc đó là những đứa trẻ lớn trong gia đình phải nghỉ học lâu dài và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăm sóc và dinh dưỡng cho số trẻ nhỏ phải gửi lại sống với ông bà hoặc người thân. • Di cư của lao động trẻ tìm việc bán phổ thông trong các khu công nghiệp, khu đô thị. Trong những năm gần đây tỷ lệ xuất cư khá cao chủ yếu là từ loại hình di cư lao động này. Trước đây, đối tượng trên chủ yếu là lao động trẻ chưa lập gia đình người Kinh đi tìm kiếm công việc lao động phổ thông hoặc bán phổ thông trong các công trình xây dựng, các nhà máy, công xưởng dệt, may hoặc đi giúp việc cho các hộ gia đình vv.. Tuy nhiên, thời gian gần đây lượng lao động trẻ người Khơ me di cư theo loại hình này cũng đã tăng lên. Mặc dù di cư lao động giúp cho nhiều lao động trẻ có thu nhập từ việc làm nhưng nhiều báo cáo cho biết, số này lại gặp phải rất nhiều khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống xã hội ở môi trường mới cũng như khi muốn thiết lập cơ sở lâu dài xây dựng một cuộc sống gia đình và công việc sau này. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG 3
- • Lao động di cư trở lại quê nhà. Vấn đề hồi cư – một khía cạnh gắn liền với các hình thức di cư trên đây – thường không được quan tâm một cách đầy đủ. Những lý do phải hồi cư thường rất đa dạng và có thể có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với những người hồi cư và gia đình của họ. Mối quan ngại lớn nhất của họ khi trở về là ở nông thôn thiếu việc làm thường xuyên và nguồn thu nhập bị giảm sút. • Di dân và sơ tán do ngập lũ. Để đối phó với ngập lũ, một bộ phận dân cư phải sơ tán hoặc di chuyển đến nơi khác, nhất là vào những năm đỉnh lũ dâng cao. Trẻ em và các hộ nghèo có thể lên các trung tâm đô thị để tránh ngập lũ. Sự di chuyển theo mùa tới các khu vực thành thị là một vấn đề quan trọng đối với những người phải tìm sinh kế thay thế. Một số hộ phải chuyển đi nơi khác lâu dài hơn khi bị lũ tàn phá sinh kế cũng như khi việc cứu trợ khắc phục thiên tai không đủ cho sự phục hồi. • Quá trình Đô thị hoá. Trong vòng thập niên vừa qua, việc đô thị hóa ở An Giang đã diễn ra khá mạnh. Từ năm 2001 đến năm 2009 đã có 5,6 phần trăm tổng dân số chuyển từ dân số nông thôn sang dân số thành thị, số dân ở nông thôn giảm từ 77,2 phần trăm xuống còn 71,6 phần trăm. Việc này không hẳn là do sự di chuyển của dân cư từ các vùng nông thôn ra đô thị trong địa bàn tỉnh, mà chủ yếu do sự chuyển đổi một số huyện, xã nông thôn thành các địa bàn đô thị - đây cũng là sự phản ánh thực tế đặc điểm chung quá trình “đô thị hóa nông thôn” của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Điều đó sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các hộ sống ven đô do những hộ này phải chuyển đổi các hình thức sinh kế, sản xuất dựa chủ yếu vào nông nghiệp sang cách tạo thu nhập và việc làm mới. • Các hộ di biến động dịch vụ vận chuyển, làm ăn, buôn bán trên sông. Tuy xét về mặt kỹ thuật đây không thể coi là một dạng di cư, nhưng một phần tương đối lớn dân số của An Giang hiện đang tham gia vào công việc vận tải và buôn bán trên sông nước. Không có số liệu chính xác nào về số hộ loại này. Tuy vậy, cộng đồng dân cư “di biến động” này lại là một bộ phận dân số đặt ra nhiều nhu cầu và đặc thù riêng biệt. Việc cung cấp dịch vụ xã hội cho nhóm dân cư này gặp rất nhiều thách thức. Do đặc điểm di chuyển hoặc bán di chuyển, nhiều gia đình đã không thể đảm bảo cho con đi học đầy đủ và làm cho tỷ lệ bỏ học của trẻ em ở nhóm dân số này cao hơn những nhóm khác. 8. Theo dõi dân số trong nhóm dân di biến động [Chương 2.5, 3.6 & 6.2]. Chính quyền địa phương đã và đang gặp khó khăn trong việc theo dõi và nắm bắt thực trạng của trẻ em.Việc thu thập số liệu hành chính cho các mảng số liệu khác nhau không thể bao quát đầy đủ đối với các nhóm dân cư này do các hộ thường vắng mặt vào những khi đi thu thập số liệu. Thêm nữa, thiết kế mẫu của các đợt điều tra chuyên ngành hiếm khi đủ để có thể mang đến những hiểu biết tường tận về các nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của các nhóm vừa nêu. Việc đó dẫn tới những khoảng trống về số liệu hiện nay đối với nhiều chỉ tiêu về chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung của An Giang. Đây nên đặt là một ưu tiên thực hiện trong công tác giám sát dân số của Kế hoạch Phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015. 9. Lưu động kinh tế và hành vi gia tăng [Chương 4.1 & 4.3]. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất về tình hình kinh tế - xã hội ở An Giang hiện nay là khả năng lưu động kinh tế của nhiều hộ gia đình đã được nâng cao. Điều này đi cùng với sự gia tăng về của cải vật chất và sự đa dạng của các hình thức kinh tế cũng như di cư lao động. Thực tế cho thấy việc đó cũng đồng thời đi cùng với những thay đổi trong 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- các hành vi xã hội đặc biệt trong thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế và mang trong nó cả những tác động tiêu cực lẫn tích cực. Có rất nhiều ví dụ về những hành vi thay đổi tích cực nhất là với vấn đề chăm sóc y tế cho trẻ em cụ thể như việc đến sinh nở tại các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên môn tốt và đưa trẻ em đi tiêm phòng đầy đủ đã trở thành thói quen thường nhật của hầu hết các gia đình ở An Giang. Đây là một sự thay đổi lớn về hành vi chăm sóc sức khỏe của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ví dụ tiêu cực như sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (SRB) ở An Giang. Theo Điều tra Dân số 2009, tỷ số giới tính khi sinh của An Giang là 113,7 nam trên 100 nữ, cao hơn mức bình quân chung cả nước là 110,5. Tình hình gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trong thập niên qua ở Việt Nam là một mối quan ngại trên phạm vi toàn quốc, trong đó liên quan tới vấn đề người dân có thể dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại và dịch vụ y tế tư nhân để thực hiện ý muốn lựa chọn giới tính thai nhi của mình. 10. Dân số trong độ tuổi lao động và việc làm [Chương 2.2 & 5.6]. Trong những năm gần đây, lực lượng lao động của An Giang đã tăng lên đáng kể và sẽ tiếp tục gia tăng ở thập niên tới. Việc cung cấp đủ cơ hội dạy nghề và tạo việc làm cho học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, cho lực lượng lao động trẻ nhất là từ các vùng nông thôn hiện đang đặt thành một ưu tiên lớn. Để nâng cao sức cạnh tranh cho lực lượng lao động ở An Giang trong thời gian tới, chính quyền tỉnh cần ưu tiên đảm bảo đầy đủ các lớp dạy nghề gắn với tạo việc làm cho số lượng ngày càng gia tăng các lao động trẻ tuổi và học sinh tốt nghiệp từ các trường phổ thông. Tuy nhiên nhiều ý kiến trong đợt nghiên cứu cho thấy chất lượng của các chương trình dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Kiến nghị đưa ra ở đây là cần nâng cao lợi ích cho các doanh nghiệp, công ty tư nhân để họ tham gia trực tiếp vào công tác đào tạo nghề; gắn nhiều hơn nữa các chương trình dạy nghề và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp; và nâng cao chất lượng của các lớp dạy nghề về phương pháp đào tạo, thời gian đào đạo cho phù hợp với các đối tượng đi học. 11. Những yếu tố dẫn tới nghèo đói ở trẻ em [Chương 2.3]. Theo Kết quả điều tra Mức sống Hộ gia đình (VHLSS 2008), 52,8 phần trăm trẻ em khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc diện đói nghèo theo tiêu chí đa chiều, trong khi đó nếu sử dụng tiêu chí nghèo tiền tệ con số này chỉ còn 15,5 phần trăm. Đây là tỷ lệ cao thứ hai trên toàn quốc theo tiêu chí đói nghèo đa chiều ở trẻ em, sau khu vực Tây Bắc và cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung cả nước, 28,9 phần trăm. Điều tra Mức sống hộ gia đình cho thấy nghèo ở trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt liên quan đến việc thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường. So với các khu vực khác, tỉ lệ nghèo ở trẻ trong khu vực liên quan đến bảo trợ xã hội, nước sạch và vệ sinh, nhà ở và giáo dục. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo ở trẻ em liên quan đến y tế ở khu vực này lại thấp hơn các khu vực khác. 12. Rủi ro môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu [Chương 2.6]. Nền nông nghiệp của An Giang phụ thuộc vào chu kỳ lũ dòng sông Cửu Long. Lũ vừa là một phần không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp nhưng cũng là yếu tố hàng năm mang lại nhọc nhằn, vất vả cho các hộ gia đình và cộng đồng nằm trong vùng ngập lụt. Từ giữa thập niên 90, Chính phủ đã đề cao chiến lược “sống chung với lũ” cho toàn bộ khu vực. Đây là chiến lược tập trung củng cố hệ thống đê, kè và cơ sở hạ tầng giao thông, cùng với việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ tạo điều kiện sống ổn định cho các cộng đồng chịu nhiều ảnh hưởng. Sau đỉnh lũ lịch sử năm 2000, chiến lược này đã được tăng cường hơn nữa và việc đầu tư xây dựng các cụm dân cư mùa lũ đã trở thành một trong những mục tiêu chính trong Phát triển Kinh tế - Xã hội của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005. Thập niên vừa qua, tỉnh An Giang cũng đã đầu tư khá lớn cho việc phòng chống lũ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG 5
- và giảm nhẹ thiên tai cũng như những nỗ lực quan trọng nhằm bảo vệ trẻ em trong mùa lũ. Hạn chế tác động của trận lũ lớn đối với con người trong năm 2011 đã thể hiện kết quả của các biện pháp ứng phó và chiến lược của tỉnh. Tuy nhiên, số người thiệt mạng, gồm 19 trẻ em vẫn là con số cao và cho thấy cần phải nỗ lực hơn nữa. 13. Đồng bằng sông Cửu Long được coi là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu trong đó bao gồm các vấn đề như nước biến dâng và xâm nhập mặn, lượng mưa và lưu lượng dòng chảy biến đổi đa dạng. Khả năng tác động tiêu cực tới hoạt động nông nghiệp là rất lớn. Khả năng tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế nông nghiệp là rất lớn. Mặc dù tác động của biến đổi khí hậu lên từng địa bàn trong khu vực ĐBSCL là khác nhau, song sẽ có một hệ quả giống nhau trong số các tác động và biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu, đó là: sự gia tăng mức độ di và sơ tán dân ra khỏi vùng ngập. Trẻ em trong các hộ di cư nói chung và trong các gia đình chịu ảnh hưởng lũ nói riêng rất dễ bị tổn thương trước các vấn đề sức khỏe, sinh tồn và cơ hội đến trường. 14. Cần đưa vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu trở thành một phần không thể thiếu trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của An Giang trong những năm tới. Về mặt này, theo kiến nghị của Báo cáo gần đây cho Diễn đàn Biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiến lược ‘sống chung với lũ’ của chính phủ cần được cụ thể hóa một cách chi tiết và đầy đủ hơn nữa trên thực tế. Như vậy, cần có một cách tiếp cận tổng hợp để kết nối những nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu về mặt công nghệ với các hoạt động quy hoạch không gian và quy hoạch phát triển kinh tế, và bảo trợ Xã Hội đồng thời tăng cường các hệ thống quản lý và khôi phục tài nguyên thiên nhiên. 15. Những khác biệt, chênh lệch trong địa bàn tỉnh ảnh hưởng tới tình hình trẻ em [Chương 2.7].Ở một số tỉnh của Việt Nam, sự chênh lệch về thực trạng đói nghèo và tình hình trẻ em có mối liên hệ rất rõ với các yếu tố về địa lý và dân tộc. Tuy xét theo mức độ nào đó thực trạng này cũng đúng đối với bối cảnh ở An Giang nhưng nhìn chung có thể nói sự chênh lệch và khác biệt trong địa bàn của tỉnh không bắt nguồn nhiều từ yếu tố vị trí địa lý cũng như dân tộc. Mặc dù tỷ lệ đói nghèo của dân số Khơ me thường cao hơn và thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thường thấp hơn so với các nhóm dân tộc thiểu số khác; người Khơ me vẫn gặp những bất lợi hơn trong tiếp cận với các dịch vụ xã hội, giáo dục bậc trung học và cơ hội nghề nghiệp do các rào cản về mặt xã hội và những khó khăn về ngôn ngữ phổ thông vv.. Tuy nhiên, ở các chỉ tiêu và xu thế xã hội khác hầu như không có sự chênh lệch giữa nhóm này với các nhóm dân tộc khác trong địa bàn tỉnh. 16. Những chênh lệch và khác biệt trong địa bàn ảnh hưởng tới tình hình trẻ em ở An Giang chủ yếu là do yếu tố hoàn cảnh cụ thể của các hộ gia đình và nhóm dân số dễ bị tổn thương đưa lại. Sự chênh lệch đa chiều đó không liên quan nhiều tới những yếu tố khác biệt nói chung về địa lý và hành chính mà chủ yếu liên quan tới những khác biệt đa chiều “vi mô” giữa các hộ gia đình và các địa bàn dân cư/nhóm cộng đồng. Đây là một thực trạng kinh tế-xã hội vô cùng phức tạp gắn với các đặc điểm mật độ dân số đông và mức cạnh tranh kinh tế cao ở địa phương. Những yếu tố về vị trí hộ gia đình, điều kiện sống, tư liệu sản xuất sẽ kết hợp với các yếu tố về tiềm năng nguồn nhân lực, năng lực kinh tế và vị thế xã hội của hộ gia đình để tạo ra các dạng thức thuận lợi, bất lợi tương ứng khác nhau. Chính vì thế, nhìn từ góc độ tổng hợp có thể nói “không gian vật chất” và “không gian kinh tế-xã hội” của mỗi hộ gia đình là yếu tố quyết định chủ yếu tới thực trạng đời sống và viễn cảnh tương lai của trẻ em. 6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- 17. Thu ngân sách của tỉnh và chi tiêu trong các ngành xã hội [Chương 3.1 đến 3.3]. An Giang có thế mạnh là cơ sở nguồn thu của địa phương tương đối lớn và đa dạng. Thu ngân sách tại địa phương chiếm khoảng một nửa tổng thu nhập của tỉnh, năm 2008 là 2.916 tỷ đồng (49.8 phần trăm); trong khi đó ngân sách hỗ trợ từ trung ương chỉ chiếm 37,2 phần trăm (2.181 tỷ đồng). Chi tiêu chung của tỉnh đã tăng thêm 82,5 phần trăm, từ 3.092 tỷ đồng năm 2005 đến 5.643 tỷ đồng năm 2008. Ở giai đoạn này, chi tiêu của các ngành văn hóa xã hội đã tăng 60,2 phần trăm, từ 854 tỷ đồng năm 2005 đến 1.989 tỷ đồng năm 2008 theo con số sơ bộ (trong đó chi tiêu cho giáo dục tăng 73 phần trăm và chi tiêu cho y tế, bảo trợ xã hội đều tăng 40 phần trăm ở mỗi ngành). Về tỷ lệ so với tổng chi tiêu toàn tỉnh, chi tiêu từ các ngành xã hội giảm từ 27,6 phần trăm năm 2005 xuống còn 24,25 phần trăm năm 2008. 18. Nhờ có nguồn thu tương đối lớn ở địa phương, chính quyền tỉnh An Giang có thể dành ra một nguồn lực để bổ sung cho việc thực thi các chương trình, chính sách nâng cao hiệu quả tác động đối với các chỉ tiêu xã hội ở một số ngành, đặc biệt là thông qua việc bổ sung ngân sách thường xuyên cho các hoạt động cung cấp dịch vụ (vốn sự nghiệp). Ví dụ như năm 2008 ngân sách của tỉnh thu được từ nguồn sổ xố kiến thiết là 7 phần trăm (402 tỉ đồng). Tuy được nhập vào ngân sách tỉnh nhưng theo các cán bộ cấp tỉnh cho biết khoảng 70 phần trăm số tiền đó được dành chi cho y tế và giáo dục.Tỉnh cũng đã sử dụng nguồn thu ngân sách từ địa phương kết hợp với huy động các nguồn lực khác ngoài xã hội để hỗ trợ cho việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTPs). 19. Các Chương trình MTQG [Chương 3.3]. Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) là một trong những phương tiện chủ yếu qua đó tập trung các chính sách và nguồn vốn ngân sách để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội và tăng cường cung cấp dịch vụ xã hội. Theo số liệu của Sở Tài chính, tổng chi trong các chương trình MTQG ở An Giang giai đoạn 2006-2010 là 2.289 tỷ đồng. Khoảng 65 phần trăm vốn của các Chương trình MTQG được huy động từ ‘các nguồn khác’ trong khi đó vốn từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh chỉ chiếm tương ứng là 23,5 phần trăm và 11,5 phần trăm. Điều đó thể hiện mức đóng góp đáng kể của các nguồn lực ngoài quốc doanh và của các chính sách xã hội hóa cho nguồn vốn thực hiện các Chương trình MTQG. Cụ thể như, nguồn đóng góp huy động cho Chương trình về Giảm nghèo; Chương trình Phòng chống Một số Dịch bệnh Xã hội Nguy hiểm và HIV/AIDS (với các nguồn huy động xã hội chủ yếu dành cho dự án phòng chống HIV/AIDS) và Chương trình MTQG về Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (thông qua các loại hình đầu tư vào hợp tác xã và doanh nghiệp cấp nước tư nhân). 20. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cho trẻ em [Chương 4.1]. Dịch vụ y tế cho phụ nữ và trẻ em của An Giang trong vòng thập kỷ qua đã có những tiến bộ đáng khích lệ. Cụ thể, đã có sự thay đổi hành vi đáng kể về đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế và tiêm chủng cho trẻ em. Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em2 đã trở thành thói quen của các bậc cha mẹ, tác động tích cực lên giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ. Tuy vậy, một số bằng chứng cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em trên thực tế dường như thấp hơn so với con số báo cáo. Theo kết quả một cuộc điều tra gần đây do Sở Y tế thực hiện dựa trên mẫu điều tra 1.100 hộ gia đình ở 4 huyện, tỷ lệ trẻ em dưới 24 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ chỉ đạt 57,2 phần trăm, thấp hơn nhiều so với con số báo cáo chính thức. Cùng với việc đẩy mạnh hoàn thành đăng ký khai sinh, công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cũng đã được thực hiện tới hầu hết số trẻ em ở lứa tuổi này trong tỉnh. Một thành tựu tiến bộ nữa đó là việc chăm sóc sức khỏe định kỳ cho học sinh; trong năm 2009, 2 Tiêm chủng mở rộng gồm ba văc-xin phòng bệnh Viêm gan B, bại liệt, ho gà, Bạch hầu, Uốn ván và một văc-xin phòng Lao và Sởi. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG 7
- có 74 phần trăm học sinh trong 93 phần trăm các trường toàn tỉnh được tiến hành khám định kỳ. Khám và tư vấn về chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng được thực hiện cho 100 phần trăm các trường tiểu học. 21. Chăm sóc sức khỏe sinh sản [Chương 4.3]. Khoảng 69 phần trăm ngân sách của Chương trình MTQG về Dân số và KHHGĐ được lấy từ ngân sách tỉnh. Tương tự như vậy, 94 phần trăm ngân sách cho Chương trình MTQG phòng chống Một số Dịch bệnh Xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS đến từ ngân sách địa phương. Điều đó phản ánh sự tập trung của chính quyền tỉnh An Giang cho công tác KHHGĐ và nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đổi lại, những thành tựu trên toàn tỉnh về chăm sóc sức khỏe sinh sản được thể hiện rõ nét qua sự tiến bộ của các chỉ tiêu tương ứng. Theo nhóm chuyên gia thực hiện nghiên cứu này, đây là một ví dụ rõ ràng về hiệu quả việc phân bổ nguồn lực từ ngân sách tỉnh bổ sung cho các chương trình quốc gia, mang lại những kết quả tích cực cho cả hai đối tượng phụ nữ và trẻ em. Nhiều chỉ tiêu đã thể hiện những tiến bộ trên đây: • Tỷ lệ phụ nữ được khám thai ba lần trở lên đã đạt từ khoảng 60-70 phần trăm năm 2006 lên đến trên 95 phần trăm năm 2009 và năm 2010. Kể từ năm 2006, trên 95 phần trăm các bà mẹ mang thai được tiêm phòng uốn ván và số phụ nữ mang thai đi xét nghiệm HIV tự nguyện cũng đã tăng lên. • Toàn bộ các xã, phường đều có nhân viên hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, đồng thời lực lượng cán bộ này cũng tương đối ổn định; kể từ 2006, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các cơ sở y tế đã tăng lên trên 99 phần trăm; tỷ lệ sinh con tại trạm y tế xã, phường liên tục giảm từ 23,3 phần trăm năm 2006 xuống 14,6 phần trăm năm 2009. Việc này là do phần lớn số ca sinh hiện nay người dân đều tới các bệnh viện huyện hoặc tỉnh nơi chất lượng của dịch vụ và cơ sở vật chất tốt hơn. • Những tiến bộ trên đây được thể hiện rõ trong các số liệu về tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai sản, tỷ lệ này đã giảm đáng kể từ 60 trên 100.000 ca sinh sống năm 2000 xuống 28 năm 2006 và 20 năm 2009. Hơn thế nữa, những thay đổi này diễn ra đồng thời ở tất cả các nhóm dân số. Điều đó chứng tỏ rằng các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục thay đổi hành vi về sức khỏe sinh sản đã được tăng cường, củng cố một cách hiệu quả. 22. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, song vẫn còn nhiều ý kiến quan ngại về vấn đề chất lượng. Cuộc điều tra gần đây của Sở Y tế tại 4 huyện cho thấy chỉ có 63,1 phần trăm phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần trở lên, dao động từ 54,8 phần trăm tại Tịnh Biên đến 72,8 phần trăm tại Phú Tân. Những con số vừa nêu thấp hơn so với con số do Phòng Y tế huyện cung cấp. Ngoài ra, chỉ có 19,7 phần trăm phụ nữ có thai được khám thai với chất lượng đáp ứng đúng theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả điều tra trên đây cho thấy cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 23. Có hai nhóm dân số cần được tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thứ nhất, phụ nữ di cư lao động và phụ nữ trong các hộ di biến động. Theo cán bộ các cấp tỉnh, huyện, có rất nhiều khó khăn để đảm bảo việc kiểm tra sinh nở định kỳ, tiêm phòng uốn ván cũng như tư vấn sức khỏe sinh sản cho số phụ nữ này. Ưu tiên thứ hai là nâng cao dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao nhận thức cho trẻ vị thành niên và thanh niên mới lớn, cả ngoài xã hội và trong các trường phổ thông. 24. HIV/AIDS [Chương4.4]. HIV/AIDS mới xuất hiện ở An Giang so với các tỉnh khác ở Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của thập kỷ trước, tỉ lệ nhiễm mới HIV và tỷ lệ hiện 8 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG
- nhiễm HIV ở An Giang là khá cao cao. Trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 3,8 phần trăm ca nhiễm HIV năm 2006 và tỉ lệ này đã tăng lên 4,8 phần trăm năm 2009. Tỉnh đã có nhiều cố gắng nâng cao ý thức, phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS. Số ca nhiễm HIV mới đã giảm 50 phần trăm từ 766 người trong năm 2006 xuống còn 388 vào năm 2009. Tỉ lệ lây nhiễm đã giảm từ 34,6 trên 100.000 dân năm 2006 xuống còn 18,1 vào năm 2009. Tỉ lệ nhiễm HIV của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và và công tác phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con là mối quan tâm lớn của tỉnh này. An Giang thành công trong việc khuyến khích phụ nữ mang thai đi xét nghiệm HIV tự nguyện và tập trung giám sát và hướng mục tiêu vào nhóm dân số này và người hoạt động mại dâm nữ. Cần tiếp tục duy trì những nỗ lực này thông qua việc mở rộng hoạt động phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) ở các cơ sở y tế. Cần kết hợp với việc tăng cường sự tham gia của nam giới trong hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở các cơ sở y tế, chăm sóc phụ nữ trước khi và sau khi sinh. 25. Suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em [Chương 4.5]. Theo Hệ thống Giám sát Dinh dưỡng Quốc gia, trong vòng thập niên qua An Giang luôn duy trì việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân từ 32 phần trăm năm 2000 xuống 24,9 phần trăm năm 2006 và 17 phần trăm năm 2010 vượt hơn so với chỉ tiêu đề ra của tỉnh là 19 phần trăm cho năm 2010. Tuy nhiên, cũng giống như các tỉnh khác, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn giữ ở mức cao, chỉ giảm nhẹ từ 30 phần trăm năm 2005 xuống 28,7 phần trăm năm 2010. Con số vừa nêu thể hiện vấn đề lo ngại trên toàn quốc về tác động đối với vấn đề sức khỏe cũng như kinh tế xã hội của việc thiếu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Nhìn chung ở các huyện, xã vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số Khơ me và trong các nhóm di biến động tỷ lệ suy dinh dưỡng thường cao hơn. Số liệu của các huyện cho thấy có nhiều khác biệt về tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên các địa bàn khác nhau với nhóm trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn nhóm trẻ từ 3 - 5 tuổi. Đây là một vấn đề lớn liên quan đến dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi mẫu giáo và bắt đầu tiểu học. 26. Suy dinh dưỡng thể thấp còi gây ra do sự thiếu hụt dinh dưỡng triền miên trong quá trình mang thai của bà mẹ và khi trẻ còn nhỏ, xuất phát từ cách ăn uống và chăm sóc thiếu hiểu biết trong đó bao gồm cả việc không cho bú mẹ đầy đủ trong vòng 24 tháng đầu. Những yếu tố khác gây thấp còi được biết tới bao gồm điều kiện vệ sinh, chất lượng nước sinh hoạt kém và dịch bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, suy dinh dưỡng thể thấp còi là một chỉ số hữu hiệu thể hiện mức độ chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và điều kiện sinh hoạt của đời sống các hộ gia đình. Cuộc điều tra 1.100 hộ ở An Giang cho thấy chỉ có dưới 10 phần trăm các bà mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và 56,7 phần trăm bà mẹ cho con bú uống bổ sung Vitamin A. Một cuộc điều tra khác tại 3 huyện của An Giang cho thấy mức độ thiếu dinh dưỡng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không cao (19,2 phần trăm), nhưng tỷ lệ này lại khá cao ở phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 19 (33,3 phần trăm). Cuộc điều tra này cũng thấy tỷ lệ thiếu sắt của phụ nữ mang thai khá lớn (46,6 phần trăm), đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ (50,6 phần trăm), cũng như vậy đối với trẻ em dưới năm tuổi (65,7 phần trăm) nhất là ở Tịnh Biên (84,4 phần trăm). Chỉ có 58 phần trăm hộ gia đình ở An Giang sử dụng muối i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Kết quả là, phụ nữ và trẻ em trong tỉnh có nguy cơ thiếu hụt i-ốt rất cao. 27. Một điểm cần lưu ý là vấn đề suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em ở An Giang không phải do tình trạng thiếu thức ăn hàng ngày hoặc không đủ nguồn thực phẩm dinh dưỡng như ở một số tỉnh khác. Nhiều cán bộ cấp tỉnh và huyện ở An Giang đã nhận xét mặc dù tỉnh là một trong những nơi sản xuất ra nhiều lúa, gạo, cá và rau PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TỈNH AN GIANG 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẺ EM TẠI VIỆT NAM 2010
314 p | 115 | 13
-
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
7 p | 75 | 6
-
Tương trợ tư pháp hình sự trong giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em
13 p | 52 | 5
-
Một số ý kiến về việc thực thi quy định pháp luật bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh trẻ em
6 p | 43 | 4
-
So sánh khái niệm trẻ em theo công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và pháp luật Việt Nam
9 p | 51 | 3
-
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
7 p | 11 | 3
-
Các tội phạm về tình dục đối với trẻ em - pháp luật, thực tiễn và một số giải pháp
8 p | 57 | 2
-
Nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về phòng, chống tội phạm bóc lột tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay
10 p | 25 | 2
-
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của bộ luật hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
7 p | 9 | 2
-
Bảo đảm công lý đối với trẻ em là nạn nhân trong các vụ án mua bán người: Góc nhìn từ Vương Quốc Anh
10 p | 19 | 2
-
Mua bán bào thai – những khoảng trống pháp lý cần bổ sung, sửa đổi trong luật hình sự
4 p | 50 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn