intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 11

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

197
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua phân tích chúng tôi thấy kết cấu tàu cá khu vực Đà Nẵng không khác nhiều so với tàu gỗ của các khu vực khác tuy nhiên theo chúng tôi thấy kết cấu có những đặc điểm đặc biệt sau: 2.3.1 Kết cấu của vòm đuôi tàu: Đối với tàu Đà Nẵng kết cấu vòm đuôi như sau: Hình 2.19 Kết cấu vòm đuôi tàu Đà Nẵng + Sống chính không được uốn cong, hiện rõ ra bên ngoài. + Kết cấu thanh đỡ trục chân vịt được đặt ở dạng treo. + Tàu sử dụng thêm các giá chữ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và thiết kế kết cấu một mẫu tàu câu vỏ gỗ, chương 11

  1. Chương 11: ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA KẾT CẤU TÀU GỖ ĐÀ NẴNG Qua phân tích chúng tôi thấy kết cấu tàu cá khu vực Đà Nẵng không khác nhiều so với tàu gỗ của các khu vực khác tuy nhiên theo chúng tôi thấy kết cấu có những đặc điểm đặc biệt sau: 2.3.1 Kết cấu của vòm đuôi tàu: Đối với tàu Đà Nẵng kết cấu vòm đuôi như sau: Hình 2.19 Kết cấu vòm đuôi tàu Đà Nẵng + Sống chính không được uốn cong, hiện rõ ra bên ngoài. + Kết cấu thanh đỡ trục chân vịt được đặt ở dạng treo. + Tàu sử dụng thêm các giá chữ V để đỡ trục chân vịt. + Ngoài việc sử dụng thanh nêm đỡ sống đuôi bên ngoài, kết cấu còn sử dụng mã liên kết ở phía trong. So với vòm đuôi của Bến Tre
  2. Hình 2.20 Kết cấu vòm đuôi tàu Bến Tre Không sử dụng sống đuôi, mà sống chính được uốn cong lên tạo độ nâng lên cong vòm đuôi, bánh lái kết cấu dạng treo, kết cấu có thêm độn trục vừa đỡ trục chân vịt vừa đảm bảo tính chuyển động hướng cho tàu. So với vòm đuôi của Khánh Hòa Hình 2.21 Kết cấu vòm đuôi tàu Khánh Hòa Sử dụng kết cấu của đôn trục vừa đỡ trụ chân vịt vưa đỡ kết cấu vòm đuôi. So với vòm đuôi Bình Định
  3. Hình 2.22 Kết cấu vòm đuôi tàu Bình Định Sử dụng đôn trục như Bình Định ở đà Nẵng rất ít và chỉ sử dụng đối với các tàu nhỏ. Nhân xét: kết cấu vòm đuôi của Đà Nẵng và các tỉnh khác nói trên tất cả đều đảm bảo bền, tuy có đặc điểm khác nhau, nhưng đó là sự đúc kết từ kinh nghiệm đi biển hàng nghìn năm của ngư dể lại nó phù hợp với quan điểm của từng vùng. Mặc dù hàng nghìn năm đó luôn có sự tích lũy, trao đổi học hỏi lẫn nhau nhưng kết cấu không đi đến sự thống nhất, đó là cho ra một kết cấu chung cho mỗi con tàu đi biển. Theo chúng tôi nhân xét thì kết cấu vòm đuôi khu vực Đà Nẵng có một số ưu điểm: + Sống chính không được uốn cong, giảm thời gian, công sức và dễ chế tạo. + Kết cấu thanh đỡ trục chân vịt được đặt ở dạng treo nên chỉ cần cân chỉnh phía trên.
  4. + Việc sử dụng mã liên kết bên trong làm giảm sức nặng của vòm đuôi đỡ với giá chữ V. +Việc sử dụng giá chữ V rất thuận tiện đối với trục chân vịt dài. 2.3.2 Kết cấu thượng tầng: Kết cấu thượng tầng của khu vực miền trung tương đối giống nhau đối với kết cấu một sàn ngủ cho thủy thủ. Nhưng kết cấu có thượng tầng có hai sàn ngủ thường thấy ở Đà nẵng hơn So với kết cấu tàu của khu vực miền tây thì: Hình 2.23 Kết cấu thượng tầng hai tầng ở Đà Nẵng
  5. Hình 2.24 Thượng tầng của Tiền Giang Kết cấu tàu tiền Giang còn có một tầng ca bin nhỏ ở trên, dẫn đến chiều cao ca bin lớn, nâng cao trọng tâm tàu. Như vậy ta thấy kết cấu thượng tầng của Đà Nẵng với hai sàn ngủ có nhiều uu điểm với chiều cao thấp, diện tích sinh hoạt lớn. 2.3.3 Khung giàn phơi: Đối với tàu câu mực khu vực Đà Nẵng tàu được kết cấu thêm giàn phơi mực
  6. Khung giàn phơi Hình 2.25 Khung giàn phơi Kết cấu giàn phơi mực có 2 tầng. Tầng 1 cao bằng nóc ca bin, tầng hai kết cấu cao hơn tầng 1 từ (70-100) cm Kết cấu giàn phơi bao gồm: Các thanh trụ có chức năng làm cột chống cứng vững giữ toàn bộ các kết cấu đà ngang thanh dọc và các phên đan…Thanh trụ liên kết với kết cấu mạn tàu thông qua thanh trụ cụt liên kết với sườn bằng bu lông. Kết cấu gia cường của khung giàn phơi là các đoạn táp bằng gỗ Kết hợp với chúng khung giàn này được đặt các tấm phên đan bằng nứa đây tạo diện tích phơi. *Phên đan bằng nứa:
  7. Hình 2.26 Phên đan bằng nứa Các chi tiết kết cấu liên kết với nhau bằng bu lông và bằng đinh Chiều cao của khung giàn phơi rất cao ảnh hưởng đến chiều cao trọng tâm và ảnh hưởng đến tính ổn định của tàu. Xét với ta có kích thức và số lượng các kết cấu của giàn phơi được thể hiện như sau: Bảng 2.24 Kích thức và số lượng các kết cấu của giàn phơi của mẫu tàu số 3. Kết cấu Kích thước (cm) Số lượng Thanh trụ 12x12x350 10 Thanh dọc 5x7x1500 8 Xà ngang 10x12x600 10 Phên đan 1x600x1500 2 Thanh gia cường 5x7x70 26 Xét sự ảnh hưởng của kết cấu giàn phơi đến trọng tâm tàu: Bảng 2.24 Tính chiều cao trọng tâm tàu khi thêm kết cấu giàn phơi. Khối lượng mi ZGi (m) mi. ZGi (kg.m) (kg)
  8. Tàu không 31123 1,25 38904 Thanh trụ 378 4,4 1663 Thanh dọc 315 5,6 1764 Xà ngang 540 5,6 3024 Phên đan 1000 5,6 5600 Thanh gia 48 5,6 269 cường Tổng 33404 51224 ZG   m .Z i Gi  51224  1,533 (m) m i 38904 Trọng tâm được nâng cao lên rất cao ảnh hưởng đến tính ổn định của tàu Theo tôi thì kết cấu giàn phơi như thế là chưa hợp lý mặc dù nó được ngư dân Đà Nẵng sử dụng nhiều. Kết cấu quá cồng kềnh, khi tàu nghiêng tao lên một diện tịch hứng gió lớn S 2 (L x B)cosα tạo mô men nghiêng tàu cao khi tàu lắc ngang dẫn đến mô men lật lớn. Để đảm bảo cho tàu an toàn hơn thì điều kiện đặt ra trong bài toán thiết kế đối với tàu câu là phải tìm cách làm sao giảm bớt khối lượng và hạ thấp trọng tâm của khung giàn phơi. Đề xuất đối với khung giàn phơi: thay vì làm bằng các tấm phên nặng thì các tấm phên đó có thể làm bằng lưới với khung gỗ đảm bảo kích thước, khối lượng gọn nhẹ, đồng thời khi phơi mực
  9. dễ thoát nước, đảm bảo đều cả hai mặt … có thể làm giảm diện tích hứng gió, giảm mômen nghiêng.
  10. *Kết cấu khung gỗ và mạng bằng lưới : Hình 2.27 Vỉ phơi Trong điều kiện bão gió thì có thể hạ các tấm phơi xuống boong tàu. Hạ thấp chiều cao trọng tâm tàu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2