intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phản ứng stress cấp

Chia sẻ: Zxacsqdwe Zxacsqdwe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Stress là các chấn thương tâm lý rất mạnh, gây đau khổ và khó chịu cho người có liên quan. Các chấn thương tâm lý này phải có tính chất “thảm họa” như núi lửa phun, động đất, sóng thần, chứng kiến các trận đánh khủng khiếp có số người thương vong rất cao, bị bắt cóc, bị tra tấn, bị hãm hiếp, cái chết đột ngột của người thân…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phản ứng stress cấp

  1. Phản ứng stress cấp
  2. Stress là các chấn thương tâm lý rất mạnh, gây đau khổ và khó chịu cho người có liên quan. Các chấn thương tâm lý này phải có tính chất “thảm họa” như núi lửa phun, động đất, sóng thần, chứng kiến các trận đánh khủng khiếp có số người thương vong rất cao, bị bắt cóc, bị tra tấn, bị hãm hiếp, cái chết đột ngột của người thân… Như vậy, stress tâm lý phải có tính chất đột ngột, vô cùng mạnh mẽ, gây ra các rối loạn tâm thần được gọi là phản ứng stress cấp. Các căng thẳng tâm lý (tension) là các kích thích có cường độ nhẹ hơn, không vượt quá mức chịu đựng của con người như thi cử, cạnh tranh, đổ vỡ trong tình yêu, hôn nhân, mâu thuẫn tại gia đình và cơ quan… Như vậy, các căng thẳng tâm lý này là một phần tất yếu của đời sống tinh thần của con người. Các căng thẳng này chính là động lực để giúp chúng ta phấn đấu vượt qua nó và tiến lên. Nhưng các căng thẳng tâm lý này nếu xuất hiện liên tục với cường độ khá cao lại là yếu tố thuận lợi cho các bệnh trầm cảm, lo âu lan tỏa, rối loạn cảm xúc lưỡng cực bùng nổ.
  3. Triệu chứng Đ ặc điểm nhấn mạnh chẩn đoán của phản ứng stress cấp là các triệu chứng xuất hiện trong vòng một tháng sau khi có chấn thương tâm lý quá mạnh. Các chấn thương hay gặp là tai nạn giao thông (xe ô tô đâm nhau, rất nhiều người chết và bị thương, bản thân bệnh nhân cũng bị thương tích trầm trọng), cái chết đột ngột của chồng (vợ), con hoặc người thân trong gia đình, bị bắt cóc, bị hãm hiếp… Trong và sau khi bị chấn thương, bệnh nhân có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: cảm giác chết lặng (nên gọi không được), cảm giác tan rã hoặc mất đáp ứng cảm xúc (không khóc nổi), giảm nhận thức của bệnh nhân với xung quanh (không ý thức được những nguy hiểm đang xảy ra), giải thể thực tế (không nhận thức được tình hình thực tế xung quanh), giải thể nhân cách (không ý thức được về sự tồn tại của bản thân mình), quên phân ly (quên tất
  4. cả các hiện tượng mà không có căn nguyên gì). Các rối loạn này phải diễn ra trong vòng 2 ngày đến 4 tuần sau chấn thương rồi tự hết. Bệnh nhân luôn suy nghĩ và tái hiện lại những gì đã xảy ra, đặc biệt là các chi tiết khủng khiếp, khó chịu. Bệnh nhân luôn hình dung ra các ký ức khó chịu đó vào ban ngày, còn khi ngủ thì họ lại mơ về nó. Họ luôn tìm cách quên ho ặc gạt ra khỏi đầu, khỏi giấc mơ của mình các ký ức khó chịu đó mà không được, vì thế bệnh nhân xa lánh các sự kiện có thể gợi lại chấn thương tâm lý. Bệnh nhân có nhiều triệu chứng lo âu rõ ràng, thậm chí kích động. Họ luôn trong tình trạng hoang mang, lo lắng quá mức, run tay, đánh trống ngực, có các cơn nóng bừng hoặc lạnh buốt, đi đái dắt, đau bụng, đi ngoài táo lỏng thất thường, khó tập trung chú ý nên rất khó ghi nhớ. Chính các triệu chứng này gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, khiến họ không thể thực hiện các công việc bình thường hàng ngày như lao động, học tập. Họ luôn trong tình trạng buồn b ã, mất hết các hứng thú và sở thích vốn có, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu và đầy ác mộng. Luôn mặc cảm về bản thân mình, cho rằng mình có lỗi trong những việc vừa xảy ra, nhiều người có ý định tự sát. Cuối cùng, họ còn có cảm giác tăng báo động với kích thích gây chấn thương. Nghĩa là họ khó ngủ, hay cáu gắt, khó tập trung chú ý, tăng cảnh giác, hoảng hốt quá mức, kích động vận động. Theo thời gian, các triệu chứng trên giảm dần về cường độ và hết sau 1 tháng mà không cần điều trị gì. Các ký ức đau thương còn tồn tại lâu dài nhưng bệnh nhân đã có thể trở lại với cuộc sống gần bình thường. Mức độ nặng, độ d ài và các trạng thái của bệnh nhân bộc lộ các sự kiện chấn thương tâm lý là các yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của phản ứng
  5. stress cấp. Có một yếu tố ràng buộc như sự tác động của x ã hội, tiền sử gia đình, kinh nghiệm thời còn là trẻ con, nhân cách bệnh khác nhau và các rối loạn tâm thần xác định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của rối loạn stress cấp. Rối loạn này có thể phát triển ở từng bệnh nhân mà không có điều kiện thuận lợi đặc biệt và chấn thương không phải là quá mạnh. Tỷ lệ của phản ứng stress cấp ở những người bị chấn thương tâm lý mạnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như ngưỡng chịu đựng chấn thương tâm lý của từng người. Mặc dù một số chấn thương tâm lý giống nhau về mức độ, nhưng sự đáp ứng có thể không giống nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Do vậy đến nay người ta chưa rõ tỷ lệ của bệnh này trong cộng đồng. Ðiều trị Điều trị bằng thuốc Các thuốc chống trầm cảm bất kỳ loại nào cũng không cho kết quả rõ rệt trong phản ứng stress cấp. Thuốc ức chế adrenergic (propranolon) hầu như không có tác d ụng điều trị cho phản ứng stress cấp. Thuốc b ình thần benzodiazepin có tác dụng cắt tình trạng lo âu quá mức, ho ảng hốt, sợ hãi, phân ly, kích động của bệnh nhân. Chỉ nên dùng nhóm thuốc này khi thực sự cần thiết, không nên sử dụng kéo dài. Khi điều trị, thường sử dụng thuốc đường uống. Nhưng trong một số trường hợp cần thiết, có thể dùng thuốc tiêm.
  6. Các thuốc thường dùng là: seduxen, lexomil, tranxen, rivotril. Nhìn chung không cần thiết phải sử dụng thuốc an thần (haloperidol, tisercin, aminazin…) trong điều trị phản ứng stress cấp, trừ các trường hợp có kích động mạnh mẽ mà dùng thuốc benzodiazepin không kết quả. Tâm lý liệu pháp Tâm lý liệu pháp đóng vai trò quyết định trong điều trị phản ứng stress cấp. Trước hết phải cô lập được stress. Bệnh nhân cần được đưa ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý càng sớm càng tốt. Khi thoát ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lý thì hầu hết bệnh nhân dần trở về trạng thái tâm lý bình thường. Tình trạng lo âu, hốt hoảng, phân ly sẽ giảm đi. Nhân viên y tế hoặc các thành viên trong gia đình cần giữ vững tình trạng tâm lý cho bệnh nhân. Động viên an ủi bệnh nhân để bệnh nhân nhận thấy rằng nguy hiểm đã qua, giúp họ thư giãn, hướng dẫn cách tập thở chậm rãi để giảm bớt các triệu chứng khó chịu về cơ thể. Tránh gợi lại các khía cạnh của chấn thương tâm lý một cách bừa bãi để bệnh nhân không phải sống lại các ký ức đau buồn của chấn thương tâm lý. Liệu pháp tâm lý cá nhân có thể áp dụng. Nhìn chung trong giai đoạn này bệnh nhân thường cần có người bên cạnh, động viên giúp đỡ họ lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Các liệu pháp tâm lý nhận thức, hành vi nói chung là không cần thiết vì phản ứng stress cấp theo định nghĩa chỉ kéo dài không quá một tháng rồi tự hết.
  7. Hình ảnh não khi bị stress. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình Phản ứng stress cấp là do chấn thương tâm lý mạnh gây ra, bệnh này thường nhanh chóng qua đi trong vòng một tháng. Chấn thương tâm lý tuy không còn tồn tại nhưng vẫn gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như lo âu, cảm giác chết lặng, phân ly. Việc xa lánh các biểu tượng chấn thương tâm lý không làm cho cuộc sống của bệnh nhân dễ chịu hơn mà trái lại làm cho b ệnh nhân mất các chức năng xã hội, sống khép kín. Không nên sưu tầm bừa bãi các biểu tượng gợi lại chấn thương tâm lý. Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, thực hiện các liệu pháp thư giãn.
  8. Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, b ơi lội, cầu lông… N ên tham gia sinh ho ạt tại các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ giúp bệnh nhân có điều kiện hòa nhập với xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0