Pháp luật về ngân hàng hợp tác xã ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết "Pháp luật về ngân hàng hợp tác xã ở Việt Nam" làm rõ hơn về sự hình thành, phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam; đối chiếu với Trung Quốc, Philippines; chỉ ra hạn chế và kiến nghị giải pháp hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pháp luật về ngân hàng hợp tác xã ở Việt Nam
- PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM Lê Vũ Huy 1- Phạm Văn Chắt 2 Đào Bảo Ngọc 3 – Võ Thị Bạch Hà 4 Tóm tắt: Ngân hàng Hợp tác xã có tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, là loại hình hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là tương trợ giúp đỡ thành viên, hỗ trợ cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân phát triển ổn định, an toàn và bền vững. Hiện nay, hành lang pháp lý về mô hình tín dụng này đã được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; song vẫn còn tồn tại không ít bất cập. Thông qua bài viết, tác giả làm rõ hơn về sự hình thành, phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam; đối chiếu với Trung Quốc, Philippines; chỉ ra hạn chế và kiến nghị giải pháp hoàn thiện. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam Ngân hàng Hợp tác xã tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/8/1995 và ngày 09/7/2013 được chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo Giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/6/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, mô hình tín dụng này có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng và có thời hạn hoạt động là 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác. Đồng thời, về mặt tổ chức, hệ thống tín dụng là hợp tác xã ở Việt Nam được chuyển đổi từ mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (bao gồm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương) thành mô hình bao gồm Ngân hàng Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, Ngân hàng Hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân do các Quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân 5. Có thể tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam qua 04 giai đoạn sau: - Giai đoạn thí điểm: từ năm 1993 đến năm 1999 - Giai đoạn củng cố, chấn chỉnh: từ năm 2000 đến năm 2003 - Giai đoạn tiếp tục hoàn thiện và phát triển: từ năm 2004 đến trước năm 2013 1 Ths.NCS, Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 2 TS, Giảng viên Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Phan Thiết. 3 TS, Giảng viên Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Phan Thiết. 4 Cử nhân, Trợ lý Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Phan Thiết. 5 Trần Quang Khánh, Hoàn thiện mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã ở Việt Nam – Bài học từ mô hình ngân hàng hợp tác xã ở Cộng hòa Liên bang Đức, Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam, http://www.vapcf.org.vn/modules.php?name=News&mop=topicnews&op=newsdetail&catid =23&subcatid=112&id=6183, ngày truy cập: 31/12/2018.
- 102 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP - Giai đoạn củng cố hoàn thiện hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và khai trương hoạt động Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: từ năm 2013 đến nay 2. Ngân hàng hợp tác xã ở một số nước Trên thế giới, rất nhiều nơi tổ chức loại hình tín dụng hợp tác, có thể kể đến như: Ngân hàng Hợp tác xã của Cannada, Pháp, Hà Lan,… Trong đó, hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã ở Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những mô hình phát triển thành công nhất 1. Trong phạm vi bài viết này, tính đến yếu tố tương đồng về điều kiện văn hóa, địa lý, sự phát triển,… nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức tín dụng hợp tác ở Trung Quốc và Philippines. 2.1. Ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, chế độ tài chính hợp tác có lịch sử từ giữa thế kỷ thứ 17. Đó là các nhóm hỗ trợ lẫn nhau phi lợi nhuận hình thành do sự đóng góp của các thành viên để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, nhu cầu của nhóm và bảo vệ các nạn nhân trước người cho vay tiền. Các nhóm hỗ trợ lẫn nhau của nông dân và hợp tác xã phát triển nhanh chóng vào đầu những năm 1950 sau khi thành lập Cộng hòa Dân tộc Trung Hoa vào năm 1949. Tuy nhiên, Hợp tác xã tín dụng ở nông thôn đôi khi cũng được gọi là các Quỹ tương hỗ của hiệp hội 2. Còn ở khu vực thành thị, Hợp tác xã tín dụng đô thị đầu tiên được thành lập năm 1949 theo cách tương tự như Hợp tác xã tín dụng ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các Hợp tác xã tín dụng đô thị là do lúc đó, các ngân hàng quốc doanh ở thành thị hầu như chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước vay. Để các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp ngoại thành tiếp cận được nguồn vốn nhằm phát triển địa phương, các Hợp tác xã tín dụng đô thị đã được thành lập. Như vậy, tất cả các phương thức tổ chức tài chính hợp tác được nêu ở trên ban đầu được thành lập là dựa trên một số nguyên tắc hợp tác kết hợp, như hỗ trợ tài chính lẫn nhau, đoàn kết cộng đồng, phát triển địa phương,…Tuy nhiên, sau hai thập kỷ, mục tiêu, triết lý của những bản gốc này đã bị thay đổi do phi địa phương hóa thông qua hợp nhất, tập trung hành chính và thương mại hóa các tổ chức tài chính hợp tác xã. 2.2. Ở Philippines Luật Tín dụng nông thôn đã được thông qua ngày 11 tháng 02 năm 1914 và trở thành Đạo luật Cộng hòa 2508. Khi Đạo luật này được ban hành, Hiệp hội tín dụng nông thôn đầu tiên ở Philippines được tổ chức gọi là Hiệp hội Hợp tác xã tín dụng nông nghiệp Cabanatuan, Nueva Ecija. Nó được hình thành vào ngày 18 tháng 10 năm 1916. Đến cuối 1 Trần Quang Khánh, Hoàn thiện mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã ở Việt Nam – Bài học từ mô hình ngân hàng hợp tác xã ở Cộng hòa Liên bang Đức, Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam, http://www.vapcf.org.vn/modules.php?name=News&mop=topicnews&op=newsdetail&catid =23&subcatid=112&id=6183, ngày truy cập: 31/12/2018. 2 Nicholas Loubere và Heather Xiaoquan Zhang, Tổ chức tài chính hợp tác và phát triển địa phương ở Trung Quốc, Tạp chí Tổ chức và Quản lý Hợp tác xã, Trường Đại học Leeds, trang 3.
- HỘI THẢO KHOA HỌC | 103 năm 1926, có 544 hợp tác xã tín dụng nông thôn được tổ chức tại 42 tỉnh và đến năm 1930, có 571 hiệp hội được thành lập trên cả nước. Đến cuối thế kỷ 20, các ngân hàng tiết kiệm và các hiệp hội cho vay tiết kiệm đã trở nên ít quan trọng hơn so với các ngân hàng, hiệp hội tín dụng hợp tác 1. Ngày nay, phong trào tín dụng hợp tác đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này bằng cách tạo ra sức mạnh to lớn cho tiến bộ kinh tế. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ sẽ tiếp tục giúp đỡ các Ngân hàng Hợp tác xã, nhưng họ sẽ không can thiệp vào các chức năng của Ngân hàng Hợp tác xã, tức là cho phép họ tự chủ hơn. 3. Thực trạng về Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện 3.1. Thực trạng về Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam Tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân trung ương năm 1995, đến năm 2013 thì chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác xã. Qua hơn 20 năm tồn tại, mô hình tín dụng này đã khẳng định được vị trí riêng trong nền kinh tế. Bên cạnh những lợi ích đạt được như: đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh của nông dân, hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi và các hình thức biến tướng của nó ở nông thôn,... thì tổ chức tín dụng hợp tác vẫn bộc lộ một số hạn chế: - Thứ nhất, hệ thống văn bản chưa thực sự phù hợp với Ngân hàng Hợp tác xã – một mô hình tín dụng có tính chất đặc thù. Hiện nay, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Luật Hợp tác xã năm 2012. Như vậy, pháp luật không hề tính đến đặc trưng riêng của Ngân hàng Hợp tác xã. Vì vậy, các đơn vị này chịu sự điều chỉnh giống như các Ngân hàng thương mại. Chúng ta đều biết rằng, đa số khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã là những người có thu nhập thấp, ở nông thôn với những khoản vay nhỏ, thời gian ngắn, thường áp dụng theo hình thức trả gốc, lãi hàng tuần, hàng tháng,… Vì vậy, chi phí cao, tạo ra ít lợi nhuận và các mô hình tín dụng khác không mặn mà với nhóm này. Nếu không có chính sách ưu đãi riêng thì Ngân hàng Hợp tác xã sẽ khó thực hiện tốt vai trò cho vay ở đây. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại liên tục mở chi nhánh, phòng giao dịch, phát triển quy mô, mở rộng địa bàn hoạt động, do đó, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cần có cơ chế ưu đãi của Nhà nước về chính sách lãi suất để có thể tồn tại và phát triển. Theo quy định hiện nay, lãi suất huy động được phép của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân dưới 12 tháng tối đa là 8%/năm, trong khi của Ngân hàng thương mại là 7,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn 5 lĩnh vực ưu tiên trong đó có nông nghiệp nông thôn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân là 11%/năm và Ngân hàng thương mại là 10%/năm. Nếu cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân được cơ chế lãi suất ưu đãi và chênh lệch biên độ rộng hơn, cụ thể là 3% thay vì là 0,5% như hiện nay thì Quỹ tín dụng nhân dân mới có điều kiện trang trải chi phí huy động và cho vay ở địa bàn nông thôn với đặc thù món vay nhỏ lẻ, nhiều rủi ro. 1 Victor Carlo M. Resano, Ngân hàng hợp tác ở Philippines, Đại học Adamson - Trường Thần học St. Vincent.
- 104 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP - Thứ hai, sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Hợp tác xã còn tương đối ít. Điểm khác biệt giữa Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Ngân hàng Hợp tác xã là: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập tự nguyện, tự chịu trách nhiệm; còn Ngân hàng Hợp tác xã có chức năng giống ngân hàng khác, kinh doanh tiền tệ tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã đã cố gắng phát triển một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Hiện đại hóa công nghệ thanh toán và phát triển các dịch vụ tiện ích thanh toán hiện đại để mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường tính liên kết hệ thống. Nhìn chung, việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Hợp tác xã hiện nay mới chủ yếu tập trung trong lĩnh vực huy động để cho vay và bước đầu phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán, thẻ. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán chuyển tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa ATM… nhằm hướng tới cung cấp phục vụ cho các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên cũng như người dân ở khu vực nông thôn đang được nghiên cứu triển khai. Hiện nay thẻ thanh toán của Ngân hàng Hợp tác xã được chấp nhận rộng rãi trên hơn 14.000 ATM và hệ thống POS của các ngân hàng trên toàn quốc 1,.. Những nỗ lực này của Ngân hàng Hợp tác xã so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thương mại và yêu cầu đáp ứng phát triển của hệ thống trong giai đoạn mới có thể nói vẫn còn khiêm tốn. - Thứ ba, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã còn mỏng. Về vấn đề này, Điều 7 Thông tư số 09/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 3 năm 2018 quy định như sau: 1. Đối với ngân hàng hợp tác xã: a) Trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng hợp tác xã được thành lập 01 chi nhánh; b) Ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới không quá 05 chi nhánh 01 năm; c) Một chi nhánh không quản lý quá 03 phòng giao dịch. 2. Đối với quỹ tín dụng nhân dân: Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập 01 phòng giao dịch trên địa bàn một xã, phường, thị trấn. Có ý kiến cho rằng quy định của Ngân hàng Nhà nước như trên là hợp lý. Bởi xét trên thực tế hiện nay, mạng lưới của các Ngân hàng thương mại tại các thị xã, tỉnh, thành phố tương đối dày đặc, tạo ra sự cạnh tranh quá lớn. Thực tế cho thấy, sức ép cạnh tranh mạnh cũng là một phần tác động đẩy lãi suất huy động tăng khi một số đơn vị lấy lãi suất làm lực hấp dẫn. Thêm nữa, việc mở rộng mạng lưới gây tốn kém không nhỏ về chi phí đầu tư cho 1 Trần Quang Khánh, Ngân hàng Hợp tác – chặng đường sau gần 5 năm chuyển đổi mô hình hoạt động, Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, http://co-opbank.vn/ngan-hang-hop-tac-chang- duong-sau-gan-5-nam-chuyen-doi-mo-hinh-hoat-dong/, truy cập 31/12/2018.
- HỘI THẢO KHOA HỌC | 105 các Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Hợp tác xã cũng như chi phí hoạt động thường xuyên 1. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng hợp tác xã mỏng 2 sẽ làm cho công tác điều hòa vốn và hỗ trợ hoạt động trực tiếp cho các Quỹ tín dụng nhân dân gặp nhiều khó khăn, cũng như giảm đi cơ hội phát triển của mô hình này. 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam Từ thực trạng trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam, cụ thể như sau: - Thứ nhất, nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã. Theo đó, chúng ta nên có một số quy định riêng cho Ngân hàng hợp tác xã để nó có thể cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù, theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tổ chức tín dụng hợp tác có mô hình tổ chức đặc thù, rất khác so với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Theo đó, chúng ta có một Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, nay là Ngân hàng Hợp tác xã ở cấp quốc gia, là tổ chức đầu mối liên kết kinh tế của một hệ thống bao gồm các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở cấp xã, phường, thị trấn là những đơn vị độc lập về tổ chức có bộ máy quản trị điều hành riêng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã dành riêng 16 điều để điều chỉnh hoạt động của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác. Song, các quy định này chỉ dừng lại ở chỗ làm rõ: khái niệm, nội dung hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã, tính liên kết giữa Ngân hàng Hợp tác xã với các Quỹ tín dụng nhân dân,... Vì vậy, việc dành riêng một số quy định thể hiện sự ưu đãi cho Ngân hàng hợp tác xã hơn các tổ chức tín dụng khác là thực sự cần thiết. - Thứ hai, nên đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ càng mở rộng, càng đặc biệt thì càng tăng khả năng cạnh tranh, càng thu hút được khách hàng, càng thu được lợi nhuận nhiều. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, Ngân hàng Hợp tác xã chỉ mới làm tốt khâu huy động vốn và cho vay, tức là còn thiếu rất nhiều sản phẩm dịch vụ khác. Vì vậy, tổ chức tín dụng hợp tác nên gia tăng thêm một số dịch vụ như: bảo quản tài sản hộ, cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn,… - Thứ ba, mở rộng mạng lưới chi nhánh đến các địa phương có nhiều Quỹ tín dụng nhân dân để tăng khả năng tiếp cận, hỗ trợ và chăm sóc các Quỹ tín dụng nhân dân. Chúng ta đều biết rằng, ở khu vực nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn hoạt động rất bao phủ. Vì vậy, nếu Ngân hàng Hợp tác xã không phát triển thêm mạng lưới thì rất khó cạnh tranh. 1 Minh Khuê, Quản lý hoạt động TCTD là Hợp tác xã: Hiệu quả không nằm ở số lượng, Cổng thông tin điện tử Thời báo Ngân hàng, http://thoibaonganhang.vn/quan-ly-hoat-dong-tctd-la-hop-tac-xa-hieu-qua-khong- nam-o-so-luong-74574.html, ngày truy cập: 31/12/2018. 2 Theo số liệu thống kê, đến nay, cả nước có 32 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, nguồn: http://www.co- opbank.vn/lien-he/danh-sach-cac-chi-nhanh/page/4/, truy cập: ngày 31/12/2018.
- 106 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Tóm lại, cũng như ở nhiều nước, Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam có một vị trí, vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Nếu như hệ thống Ngân hàng thương mại rộng khắp cả nước và chủ yếu tập trung ở thành phố, đô thị; thì Ngân hàng Hợp tác xã hướng đến phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Vì vậy, nghiên cứu quy định pháp luật về tổ chức tín dụng này để tìm ra hạn chế, bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện là vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết đã đóng góp một số nội dung có giá trị tham khảo về Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬT Ề SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG SỐ 20/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2004
10 p | 820 | 231
-
Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng NNo&PTNT - 2
16 p | 101 | 21
-
Xử lý tài sản thế chấp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
9 p | 80 | 11
-
Quy định về việc ban hành văn bản qua các Hiến pháp nước ta
10 p | 128 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn các tình huống học phần Luật ngân hàng
127 p | 52 | 8
-
Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 4 - ThS. Hoàng Văn Thành
27 p | 54 | 7
-
Bình luận một số quy định của ngân hàng nhà nước liên quan đến hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng ở Việt Nam
10 p | 105 | 7
-
Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện hành - một số vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị
5 p | 49 | 6
-
Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam
5 p | 105 | 6
-
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cá nhân khi ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
9 p | 60 | 5
-
Một số vấn đề thực tiễn thi hành phát luật về mua lại và sát nhập ngân hàng thương mại
5 p | 46 | 4
-
Bản chất pháp lý của việc người thứ ba thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại
11 p | 7 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật về đấu thầu (Mã học phần: LUA102027)
12 p | 5 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật về bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng
13 p | 19 | 2
-
Bàn về một số nội dung trong hợp đồng mua bán nợ của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
7 p | 29 | 2
-
Báo Pháp luật Việt Nam – Số 63 năm 2020
20 p | 27 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật kinh tế (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
18 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn