intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 4 - ThS. Hoàng Văn Thành

Chia sẻ: Hoa Anh đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

57
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 4 Pháp luật về hợp đồng tín dụng với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được khái niệm hợp đồng tín dụng; Xác định được trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng; Trình bày được nội dung của hợp đồng tín dụng; Chỉ ra được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 4 - ThS. Hoàng Văn Thành

  1. LUẬT NGÂN HÀNG Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0014107209
  2. BÀI 4 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 2 v1.0014107209
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Để trả lời thắc mắc của bạn Hưng là có cần phải có tài sản đảm  bảo thì mới được vay ở Ngân hàng hay không? Mời các bạn cùng theo dõi bài giảng tiếp theo: Pháp luật về hợp đồng tín dụng nhé. 3 v1.0014107209
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm hợp đồng tín dụng; • Xác định được trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng; • Trình bày được nội dung của hợp đồng tín dụng; • Chỉ ra được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng; • Liệt kê được các loại trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; • Lựa chọn được các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. 4 v1.0014107209
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: • Luật Dân sự; • Luật Thương mại; • Luật Doanh nghiệp. 5 v1.0014107209
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc văn bản pháp luật sau ➢ Luật các Tổ chức tín dụng 2010; ➢ Luật Thương mại 2005; ➢ Luật Doanh nghiệp 2005; ➢ Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011); ➢ Luật Trọng tài thương mại 2010; ➢ Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 31/12/2001 về việc Ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; ➢ Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 03/02/2005 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 6 v1.0014107209
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG 4.1 Khái quát chung về hợp đồng tín dụng 4.2 Kí kết hợp đồng tín dụng 4.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng 4.4 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tín dụng 4.5 Tranh chấp trong hợp đồng tín dụng 7 v1.0014107209
  8. 4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 4.1.1. Khái niệm 4.1.2. Phân loại 8 v1.0014107209
  9. 4.1.1. KHÁI NIỆM • Định nghĩa Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng chuyển giao một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi. • Đặc điểm ➢ Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa bởi 2 loại chủ thể: ▪ Tổ chức tín dụng – Bên cho vay; ▪ Khách hàng (tổ chức, cá nhân) – Bên vay. ➢ Hợp đồng tín dụng có đối tượng là tiền tệ ▪ Hợp đồng tín dụng được ký kết và thực hiện trên cơ sở sự tín nhiệm và tài sản bảo đảm. ▪ Hợp đồng tín dụng luôn được thể hiện dưới hình thức văn bản (hợp đồng theo mẫu). 9 v1.0014107209
  10. 4.1.2. PHÂN LOẠI • Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn ➢ Hợp đồng cho vay ngắn hạn: ▪ Thời hạn vay: 1 năm. ▪ Mục đích: Đáp ứng nhu cầu vốn linh động trong kinh doanh hoặc tiêu dùng trong thời hạn ngắn. ➢ Hợp đồng cho vay trung hạn và dài hạn: ▪ Thời hạn vay: Từ 1 năm trở lên. ▪ Mục đích: Phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh hoặc sinh hoạt, tiêu dùng. • Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay ➢ Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tài sản; ➢ Hợp đồng cho vay không có tài sản bảo đảm. • Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: ➢ Cho vay kinh doanh; ➢ Cho vay tiêu dùng. 10 v1.0014107209
  11. 4.2. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 4.2.2. Chủ thể của ký kết 4.2.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng tín dụng 4.2.3. Nội dung 4.2.4. Trình tự ký kết của hợp đồng tín dụng hợp đồng 11 v1.0014107209
  12. 4.2.1. NGUYÊN TẮC KÝ KẾT • Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng; • Nguyên tắc đảm bảo vốn vay; • Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; • Nguyên tắc phân tán rủi ro. 12 v1.0014107209
  13. 4.2.2. CHỦ THỂ CỦA KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Bên cho vay Bên vay • Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp. • Có năng lực pháp luật và • Có điều lệ do Ngân hàng Nhà năng lực hành vi dân sự. nước chuẩn y. • Có mục đích sử dụng vốn • Có giấy chứng nhận đăng kí kinh vay hợp pháp. doanh hợp pháp. • Có khả năng tài chính đảm • Có người đại diện đủ năng lực và bảo trả nợ trong thời hạn thẩm quyền để giao kết hợp đồng cam kết. tín dụng với khách hàng. 13 v1.0014107209
  14. 4.2.3. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Điều khoản Điều khoản Điều khoản Điều khoản Điều khoản về về điều kiện về đối tượng về phương về mục đích giải quyết vay vốn hợp đồng thức thanh sử dụng tranh chấp toán tiền vay hợp đồng tiền vay tín dụng • Năng lực chủ thể • Số tiền vay • Trả góp • Kinh doanh • Thương • Tình hình • Lãi suất • Trả góp • Tiêu dùng lượng tài chính cho vay một lần • Hòa giải • Tài sản thế chấp • Tổng số • Trọng tài • Bảo lãnh của bên tiền phải thương mại thứ 3 (nếu có)… trả khi • Tòa án đáo hạn 14 v1.0014107209
  15. 4.2.4. TRÌNH TỰ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Đề nghị giao kết Thẩm định hồ sơ hợp đồng tín dụng tín dụng Chấp nhận đề nghị Ký kết hợp đồng giao kết hợp đồng tín dụng tín dụng 15 v1.0014107209
  16. 4.3. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 4.3.1. Các điều kiện 4.3.2. Thời điểm có hiệu lực có hiệu lực của hợp đồng của hợp đồng 4.3.3. Hợp đồng tín dụng vô hiệu 16 v1.0014107209
  17. 4.3.1. CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG • Chủ thể tham gia hợp đồng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. • Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. • Có sự đồng thuận ý chí của các bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí. • Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. (Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005) 17 v1.0014107209
  18. 4.3.2. THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG Hợp đồng tín dụng có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký tên vào hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 18 v1.0014107209
  19. 4.3.3. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÔ HIỆU • Hợp đồng tín dụng vô hiệu toàn bộ: ➢ Khi nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. ➢ Khi nội dung giao dịch giả tạo, nhằm che đậy hợp đồng khác. ➢ Khi hợp đồng do người không có năng lực hành vi, có năng lực hành vi hạn chế hoặc không đầy đủ xác lập. ➢ Khi bên tham gia hợp đồng bị lừa dối, đe dọa. ➢ Khi hợp đồng được ký kết do nhầm lẫn. ➢ Khi hợp đồng không tuân thủ về hình thức. 19 v1.0014107209
  20. 4.3.3. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÔ HIỆU • Cách xử lý hợp đồng vô hiệu: ➢ Nếu hợp đồng chưa thực hiện: Các bên không được phép thực hiện. ➢ Nếu hợp đồng đã thực hiện: ▪ Các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được vật thì trả bằng tiền. ▪ Những tài sản và thu nhập bất hợp pháp thì tịch thu sung vào công quỹ nhà nước. ▪ Bên nào cố ý làm cho hợp đồng vô hiệu thì bị xử lý theo pháp luật. • Hợp đồng tín dụng vô hiệu từng phần ➢ Khi một bộ phận của hợp đồng bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của hợp đồng. ➢ Các bên cùng nhau sửa chữa phần vô hiệu. Nếu như đã thực hiện phần vô hiệu đó thì nguyên tắc xử lý giống như hợp đồng vô hiệu toàn bộ. 20 v1.0014107209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2