intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 5 - ThS. Hoàng Văn Thành

Chia sẻ: Hoa Anh đào | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 5 Pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, với mục tiêu giúp các bạn có thể phân biệt được cho vay có đảm bảo bằng tài sản cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Trình bày được các quy định về bảo lãnh ngân hàng, quy định về chiết khấu giấy tờ có giá, quy định về cho thuê tài chính và về bao thanh toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 5 - ThS. Hoàng Văn Thành

  1. LUẬT NGÂN HÀNG Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0014107209
  2. BÀI 5 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 2 v1.0014107209
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Từ tình huống trên, theo các bạn, ý kiến của nhân vật nữ: “Nếu muốn ký hợp đồng cho thuê tài chính thì không thể ký với ngân hàng  ACB được mà phải ký với công ty cho thuê tài chính ACB” là đúng hay sai? Để biết được câu trả lời, xin mời các bạn cùng đến với bài học số 5. Pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng nhé! 3 v1.0014107209
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân biệt được cho vay có đảm bảo bằng tài sản cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. • Trình bày được các quy định về bảo lãnh ngân hàng, quy định về chiết khấu giấy tờ có giá, quy định về cho thuê tài chính và về bao thanh toán. • Phân tích được các quy định trên vào các tình huống thực tiễn. 4 v1.0014107209
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, người học phải được trang bị các kiến thức từ các môn sau: • Luật dân sự; • Luật thương mại. 5 v1.0014107209
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tham khảo các văn bản pháp luật như: ➢ Luật các Tổ chức tín dụng 2010; ➢ Bộ luật Dân sự 2005; ➢ Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy về bảo lãnh ngân hàng. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 6 v1.0014107209
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1 Cho vay có đảm bảo và không đảm bảo bằng tài sản 5.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng 5.3 Pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá 5.4 Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính 5.5 Pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán 7 v1.0014107209
  8. 5.1. CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM VÀ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN 5.1.1. Cho vay có đảm 5.1.2. Cho vay không đảm bảo bằng tài sản bảo bằng tài sản 8 v1.0014107209
  9. 5.1.1. CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN • Khái niệm: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ vay được đảm bảo bằng tài sản của bên vay hoặc người thứ ba. • Đặc điểm: ➢ Tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc bên thứ ba. ➢ Về mặc chủ thể, tham gia trong hoạt động này gồm có: ▪ Bên cho vay: Tổ chức tín dụng; ▪ Bên vay: Khách hàng (cá nhân, tổ chức); ▪ Bên thứ ba: bên bảo lãnh khoản vay được đảm bảo bằng biện pháp như cầm cố tài sản, thế chấp hoặc bảo lãnh. ➢ Tồn tại song song 2 loại hợp đồng: hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố (hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh). 9 v1.0014107209
  10. 5.1.2. CHO VAY KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN • Khái niệm: Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được đảm bảo bằng tài sản của khách vay hoặc của bên thứ ba. • Đặc điểm: ➢ Nghĩa vụ của khách hàng vay không được đảm bảo bằng tài sản. ➢ Hợp đồng được ký kết chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm đối với khách hàng. ➢ Về mặt chủ thể, tham gia trong hoạt động này gồm có: ▪ Bên cho vay: Tổ chức tín dụng; ▪ Bên vay: Khách hàng (cá nhân, tổ chức). ➢ Thông thường chỉ tồn tại 1 loại hợp đồng được ký kết giữa 2 bên: Hợp đồng tín dụng. 10 v1.0014107209
  11. 5.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 5.2.1. Khái quát chung 5.2.2. Các hợp đồng trong về bảo lãnh ngân hàng quan hệ bảo lãnh ngân hàng 11 v1.0014107209
  12. 5.2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG a. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Định nghĩa: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. (Khoản 18 Điều 4 luật các tổ chức tín dụng 2010) • Đặc điểm: ➢ Bảo lãnh ngân hàng là loại hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận. ➢ Về mặt chủ thể: ▪ Bên bảo lãnh: Tổ chức tín dụng; ▪ Bên được bảo lãnh: Khách hàng – Người có nghĩa vụ trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh; ▪ Bên nhận bảo lãnh: Bên có quyền trong hợp đồng với bên được bảo lãnh. • Trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, tồn tại đồng thời 2 loại hợp đồng hoàn toàn độc lập: hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh (Cam kết bảo lãnh). • Nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng chỉ phát sinh khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. 12 v1.0014107209
  13. 5.2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (tiếp theo) b. Các loại bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng Bảo Bảo lãnh Bảo Bảo Bảo lãnh đảm bảo Bảo lãnh lãnh lãnh thực chất lãnh vay thanh dự hiện lượng đối vốn toán thầu hợp sản ứng phẩm đồng 13 v1.0014107209
  14. 5.2.2. CÁC HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG Bên bảo lãnh Hợp đồng gốc Bên được bảo Bên nhận bảo lãnh lãnh 14 v1.0014107209
  15. 5.2.2. CÁC HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (tiếp theo) • Hợp đồng gốc (Hợp đồng cơ sở) Hợp đồng gốc hay hợp đồng cơ sở là điều kiện tiên quyết để hình thành quan hệ bảo lãnh ngân hàng. • Mỗi loại bảo lãnh ngân hàng gắn liền với một loại hợp đồng cơ sở khác nhau. ➢ Bảo lãnh vay vốn – Hợp đồng tín dụng; ➢ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng – Hợp đồng thương mại. • Hợp đồng cấp bảo lãnh ➢ Hợp đồng cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) về quyền, nghĩa vụ và các nội dung khác trong việc thực hiện bảo lãnh. ➢ Hợp đồng cấp bảo lãnh được ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. 15 v1.0014107209
  16. 5.2.2. CÁC HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (tiếp theo) • Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh dưới hình thức: ➢ Thư bảo lãnh: là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. ➢ Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. ➢ Hình thức bảo lãnh khác do các bên thỏa thuận. 16 v1.0014107209
  17. 5.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ 5.3.1. Khái niệm chiếu khấu 5.3.2. Hợp đồng chiếu khấu giấy tờ có giá giấy tờ có giá 17 v1.0014107209
  18. 5.3.1. KHÁI NIỆM CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ • Định nghĩa: Chiết khấu giấy tờ có giá là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. (Khoản 19 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) • Đặc điểm ➢ Về bản chất, chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng. ➢ Về chủ thể, tồn tại 3 loại chủ thể: ▪ Tổ chức tín dụng nhận chiết khấu; ▪ Khách hàng xin chiết khấu - Bên thụ hưởng; ▪ Bên thứ ba – Tổ chức phát hành giấy tờ có giá – Bên có nghĩa vụ hoàn trả. ➢ Về hình thức, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá được thể hiện dưới hình thức là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá. ➢ Về đối tượng, đó là giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn hạn (Dưới 1 năm), bao gồm: trái phiếu chính phủ, tín phiếu ngân hàng nhà nước, hối phiếu,… ➢ Về giá chiết khấu, giá chiết khấu thấp hơn giá thanh toán của giấy tờ có giá khi đến hạn. 18 v1.0014107209
  19. 5.3.2. HỢP ĐỒNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ • Khái niệm Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết mua lại giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu. • Nội dung của hợp đồng ➢ Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng thực hiện chiết khấu; ➢ Tên, địa chỉ của khách hàng; ➢ Các thông tin chính của giấy tờ có giá; ➢ Giá chiết khấu; ➢ Mục đích sử dụng số tiền chiết khấu; ➢ Đồng tiền chiết khấu; ➢ Thời hạn chiết khấu. 19 v1.0014107209
  20. 5.4. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 5.4.1. Khái niệm hoạt động 5.4.2. Hợp đồng cho thuê cho thuê tài chính tài chính 20 v1.0014107209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2