intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá thực trạng phát triển ngân hàng xanh và các sản phẩm dịch vụ xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ các đánh giá này kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trước để đưa ra một số khuyến nghị cho ngành Tài chính, Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung nhằm phát triển ngân hàng xanh và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0

  1. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Trần Thị Ngọc Hạnh Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Hiện nay, đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn phát triển kinh tế xanh, trong đó “ngân hàng xanh” có vai trò quan trọng. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển ngân hàng xanh và các sản phẩm dịch vụ xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ các đánh giá này kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trước để đưa ra một số khuyến nghị cho ngành Tài chính, Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung nhằm phát triển ngân hàng xanh và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4. Từ khóa: Phát triển, ngân hàng xanh, sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh, Cách mạng công nghệ, ngân hàng thương mại. ABSTRACT Nowadays, for countries in the world in general and Vietnam in particular, long-term sustainable economic development has become an essential demand. However, sustainable development requires a balance between economic development and environmental protection. Therefore, many countries in the world have chosen to develop green economy, in which "green banking" plays an important role. The paper evaluates the current state of green banking development and green products and services of Vietnamese commercial banks. From these assessments combined with the results of previous studies to make some recommendations for the finance and banking sector and the economy to develop green banking activities and their products and services in Vietnamese commercial banks in the context of the Fourth Technology Revolution. Keywords: development, green banking, green banking products and services, commercial banks. 1. Phần mở đầu Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp và khó lường, mục tiêu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam hiện nay không chỉ là tăng trưởng nhanh như các giai đoạn trước đây mà phát triển bền vững với tăng trưởng xanh. Năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393/QĐ -TTg “Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) những năm qua đã có những bước khởi đầu và tích cực trong việc xây dựng chính sách triển khai ngân hàng xanh. Năm 2015, NHNN ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về “Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng”. Đặc biệt, mới đây NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ- NHNN về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” nhằm “tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.” 21
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh và có nhiều diễn biến khó lường, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, CMCN 4.0 sẽ tác động mạnh đến: (i) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế; (ii) Tăng trưởng kinh tế; (iii) Mô hình kinh doanh; (iv) Thị trường lao động của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn thì việc chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của đất nước. Với sự phát triển mạnh mẽ và nhảy vọt, cuộc CMCN 4.0 không chỉ giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn mà còn hỗ trợ “xanh” hóa các hoạt động. Mặc dù ngành Ngân hàng không phải là ngành được các chuyên gia đánh giá là lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc CMCN 4.0 nhưng với đặc thù là một ngành mà việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu thì cách thức hoạt động của nó sẽ dần dần làm thay đổi hoàn toàn cách thức giao tiếp với khách hàng cũng như kênh phân phối sản phẩm dịch vụ. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu học tập các mô hình ngân hàng xanh của các nước trên thế giới. Từ đó, đề ra chiến lược phát triển ngân hàng xanh, trong đó cần đẩy mạnh triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh mới đến công chúng. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1. Ngân hàng xanh Ngân hàng xanh là một khái niệm còn khá mới với nhiều nước trên thế giới đặc biệt là một nước đang phát triển như Việt Nam. Đa số các công trình nghiên cứu đi tìm hiểu về các mô hình ngân hàng xanh trên thế giới và rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựng và hình thành Ngân hàng xanh tại Việt Nam (Hồ Ngọc Tú và Nguyễn Mai Hảo, 2016). Nhìn chung, các đề tài đều thống nhất cách hiểu “Ngân hàng xanh” là một ngân hàng mà hoạt động của nó thể hiện ở việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thỏa mãn các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với môi trường, xã hội và đánh giá cao vai trò của việc phát triển hệ thống ngân hàng xanh tại Việt Nam (Nguyễn Hữu Huân, 2014). Khái niệm này có thể được hiểu theo hai khía cạnh như sau: (i) Ngân hàng là chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường như: đặt trụ sở chi nhánh hay phòng giao dịch tại các tòa nhà, văn phòng tiết kiệm tài nguyên năng lượng chẳng hạn như những tòa nhà tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng năng lượng mặt trời hay chính sách hạn chế sử dụng điều hòa. Các ngân hàng xanh cũng sẽ chú trọng đến vấn đề giảm thiểu phát thải các bon và giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên như lắp ráp hệ thống máy ATM năng lượng mặt trời, đưa ra các chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ hiện đại, tự động hóa nhằm hạn chế lượng lớn giấy tờ sử dụng trong quá trình in ấn…; (ii) Ngân hàng là nhân tố tác động gián tiếp đến môi trường thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay (Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến, 2016) hay tăng cường hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường như: nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy cung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời,…(Vũ Thị Kim Oanh, 2015) 2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Với việc ứng dụng ATM - Máy rút tiền tự động và sự thành công của nó đã khuyến khích các ngân hàng thương mại cho ra đời nhiều kênh giao dịch sáng tạo hơn để thay thế các phương thức giao dịch truyền thống như: ngân hàng điện tử qua internet, qua điện thoại di động, tiền điện tử, ví điện tử, các loại thẻ tín dụng, các quầy giao dịch cho phép thực hiện gửi rút tiền không dùng giấy,vv. Theo Biswas (2011) và Bhardwaj & Malhotra (2013), để phát triển bền vững trong thời đại công nghệ đồng thời hướng tới cộng đồng với việc thực hiện trách nhiệm xã hội bảo vệ môi trường, các ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ bền vững, các sản phẩm tài chính hướng đến thân thiện môi trường đột phá như: 22
  3. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020  Ngân hàng điện tử (E-Banking) Ngân hàng điện tử là một loại hình dịch vụ mà khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng hay kiểm tra thông tin thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn thông mà không phải trực tiếp tới quầy giao dịch (Ayo, C., Oni, A., Adewoye, O. và Eweoya, I. 2016). Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: - SMS Banking: là một dịch vụ thông báo về sự thay đổi của tài khoản ngân hàng như biến động số dư, chuyển khoản, thanh toán thông qua tin nhắn điện thoại di động. SMS banking giúp khách hàng có thể biết được những thông tin tài khoản của mình trong một khoảng thời gian từ thời điểm truy vấn trở về trước. - Phone Banking: Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại giúp khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua số tổng đài của Trung tâm dịch vụ khách hàng. - Internet Banking: là kênh phân phối từ xa các dịch vụ ngân hàng, với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi. (Yoon, H. S., & Occeña, L. 2014). - Mobile Banking: là dịch vụ được thực hiện trên thiết bị di động bao gồm cả điện thoại và máy tính bảng có tính năng truy cập internet. Dịch vụ Mobile Banking được mã hóa bằng một phần mềm, sau khi cài đặt vào điện thoại di động hoặc máy tính bảng thì mới có thể thực hiện được. (Alampay & Moshi, 2018). Bên cạnh bốn loại hình giao dịch chính được ngân hàng ưu tiên cung cấp và phát triển trên, ngân hàng còn cung cấp một số loại dịch vụ ngân hàng điện tử khác như: Call Center/Contact center, Mail Banking, WAP Banking, Fax Banking. Tuy nhiên, hiện nay, dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking là hai dịch vụ đang được phổ biến và ưa chuộng hơn cả nhờ tính tiện ích và gần gũi với người dùng. Trong đó, Internet Banking là một dịch vụ được cung ứng khá sớm ở các nước trên thế giới. Năm 1980 dịch vụ này được cung ứng lần đầu tiên bởi một ngân hàng ở Scotland (Tait, Fand Davis, 1989). Tuy nhiên dịch vụ này chính thức được cung ứng bởi các ngân hàng vào năm 1990 (Daniel et al, 1998) và đang ngày càng mở rộng và phát triển. Ngân hàng điện tử là loại hình ngân hàng giúp cắt giảm được lượng giấy, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong quá trình sử dụng. Các hóa đơn như điện thoại, truyền hình cáp, dịch vụ, thẻ tín dụng đều có thể thực hiện từ xa thông qua kết nối Internet từ máy vi tính hoặc điện thoại thông minh. (Scardovi, 2017)  Tín dụng xanh Ngân hàng là nhân tố tác động gián tiếp đến môi trường thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay (Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến, 2016) hay triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh, tăng cường hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường như: nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy cung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nguồn dữ liệu Bài viết sử dụng các dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản, quy định, báo cáo của các bộ ban ngành, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và một số NHTM về hoạt động ngân hàng xanh và số liệu thống kê về hoạt động và doanh số của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh của một số ngân hàng thương mại Việt Nam; tổng hợp các văn bản pháp luật, sách, đề tài nghiên cứu, bài báo và các ấn phẩm đã được xuất bản và ban hành. 2.2.2. Phương pháp phân tích - Phân tích tổng hợp: dựa trên các số liệu thứ cấp tác giả tổng hợp và phân tích để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. - Thống kê kinh tế: bài viết nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng. Trong quá trình phân tích, tác giả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối giữa các thời kỳ để tìm ra quy luật và đưa ra kết luận hợp lý. 23
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 3. Thực trạng và tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393/QĐ -TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”. NHNN được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của ngành Ngân hàng. Năm 2014, NHNN được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 37: “Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các NHTM phục vụ tăng trưởng xanh”. Tiếp đó, năm 2016, điểm nhấn đáng lưu ý là cam kết INDC của Việt Nam và Quyết định số 2053/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu”. NHNN được giao phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ số 47 tại Quyết định 2053: “Đẩy nhanh việc áp dụng các công cụ tài chính như chương trình tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh và theo đó có bộ tiêu chí về dự án xanh”. Năm 2015, NHNN ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về “thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng”. Cùng với đó ban hành Quyết định số 1552/QĐ- NHNN ban hành “Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020”. NHNN cũng đã hợp tác với IFC xây dựng “bộ hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường và xã hội cho các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Đặc biệt, mới đây NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam”. Theo đề án này, phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng được “quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng”; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. 3.1 Tín dụng xanh Như vậy, khuôn khổ cho tài chính xanh ở Việt Nam đang dần hình thành và hệ thống tài chính đã có những tham gia tích cực vào chiến dịch xanh hóa nền kinh tế. Khảo sát về áp dụng “tín dụng xanh” trong ngành ngân hàng của NHNN cho thấy có 19 TCTD xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường xã hội, trong đó có 13 TCTD tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường xã hội vào quy trình hoạt động “tín dụng xanh”, 10 TCTD đã xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng cho “tín dụng xanh”, 17 TCTD đã sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế. Các con số đầu tư tài chính trong ngành tài chính xanh của lĩnh vực ngân hàng cũng hết sức khả quan. Tính đến quý I/2019, đã có 20 tổ chức tín dụng cho vay tín dụng xanh với dư nợ hơn 242.000 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2018, trong đó cho vay trung dài hạn xấp xỉ 188.000 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn là 54.000 tỷ đồng. Đối tượng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là 131.000 tỷ đồng, cho vay lĩnh vực quản lý bền vững đô thị là 31.000 tỷ đồng, cho vay lâm nghiệp bền vững là 13.600 tỷ đồng, cho vay năng lượng tái tạo mới đạt trên 8.000 tỷ đồng. Cũng tính đến hết tháng 3/2019, dư nợ tín dụng đánh giá theo rủi ro môi trường xã hội đạt gần 314.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 138.000 tỷ đồng. 24
  5. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Dư nợ tín dụng xanh (1000 tỷ VND) 350 317.6 300 235.7 242.3 250 200 150 109.7 100 84.7 50 0 tháng 9/2016 tháng 6/2017 tháng 9/2018 tháng 3/2019 tháng 6/2019 Sơ đồ 1: Thống kê dư nợ tín dụng xanh theo Chỉ thị 03/NHNN-CT và Công văn 9050/NHNN-TD giai đoạn 2016-2019 Nguồn: Thống kê Ngân hàng Nhà nước Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và NHNN có Chỉ thị 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, các TCTD đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ, đồng thời lồng ghép hoạt động về tín dụng xanh trong chiến lược phát triển của mình. Ngoài ra, một số NHTM cũng chủ động tham gia các dự án có vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế về bảo vệ môi trường và cấp tín dụng xanh. Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), nhờ sự tham gia tích cực của một số ngân hàng thương mại, dư nợ tín dụng tính đến hết quý II/2019 đối với các dự án xanh là 310.600 tỷ đồng (tăng 29% so với năm 2018). Trong đó, 76% dư nợ tín dụng xanh là dư nợ trung dài hạn. Đáng chú ý là lĩnh vực nông nghiệp xanh chiếm ưu thế trong tổng dư nợ tín dụng xanh với 46%; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đứng thứ hai trong tổng dư nợ tín dụng xanh với 15%; chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng xanh là lĩnh vực quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn và cuối cùng là lâm nghiệp bền vững với 5% tổng dư nợ tín dụng xanh. Tỷ trọng tín dụng xanh (%) 4.5 4 4.1 3.5 3.4 3.3 3 2.5 2 1.7 1.5 1.5 1 0.5 0 tháng 9/2016 tháng 6/2017 tháng 9/2018 tháng 3/2019 tháng 6/2019 Sơ đồ 2: Thống kê tỷ trọng tín dụng xanh theo Chỉ thị 03/NHNN-CT và Công văn 9050/NHNN-TD giai đoạn 2016-2019 Nguồn: Thống kê Ngân hàng Nhà nước 25
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng – ngân hàng xanh góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện nay còn gặp một số khó khăn. Chẳng hạn như, một trong những đặc thù của việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh tại Việt Nam hiện nay là thời gian hoàn vốn của các dự án thường là dài hạn, chi phí đầu tư thường cao kèm theo chỉ số cao về rủi ro thị trường. Vì vậy, các ngành/lĩnh vực xanh đặc biệt là năng lượng tái tạo cần sự hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng như ưu đãi về thời hạn vay và chi phí vay. Tuy nhiên có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động hiện nay của các NHTM thường là ngắn hạn và lãi suất huy động nương theo chi phí vốn của thị trường thương mại. Do đó, các NHTM cần được hỗ trợ tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, dài hạn hoặc Chính Phủ, các tổ chức cần có cơ chế chia sẻ lãi suất cho vay với các NHTM. Có như vậy thì các NHTM mới có thể cung cấp các khoản tín dụng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành/lĩnh vực xanh. Ngoài ra, một khó khăn đối với các NHTM đó là việc thiếu thống nhất trong quy định, định nghĩa, tiêu chuẩn về các danh mục các ngành/lĩnh vực xanh. Điều này dẫn đến việc thiếu cơ sở để các NHTM căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Không những thế, phát triển nền kinh tế xanh còn cần sự đồng bộ về cơ chế từ chính sách thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển của từng ngành, lĩnh vực; trên cơ sở đó mới thu hút và phát huy được tác dụng của nguồn vốn tín dụng xanh. Theo một khảo sát được thực hiện vào năm 2015 của nhóm tác giả Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến cho thấy nhận thức về khái niệm ngân hàng xanh của các NHTMVN còn ở mức hạn chế, song đa số các NHTMVN đánh giá cao lợi ích của ngân hàng xanh; thực tiễn thực hiện ngân hàng xanh của NHTMVN mới ở mức độ rất đơn giản so với quốc tế và hầu hết các NHTMVN chưa xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh. Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2017 cũng đưa ra kết quả tương tự với kết luận rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ xanh cho khách hàng và các nhà đầu tư (Linh và Anh , 2017). Số liệu báo cáo bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy đến cuối năm 2016, vốn vay cho tín dụng xanh là 84781 ngàn tỷ đồng (tăng 19,7% so với 2015 và 4,4% từ 30/9/2016), chỉ chiếm 1,5% tổng số vay của nền kinh tế, với khoảng 3,2 triệu hợp đồng tín dụng. Các sản phẩm dịch vụ là phần lớn và rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng xanh, nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam, chúng vẫn chưa được phát triển rộng rãi và đưa vào chiến lược phát triển của các ngân hàng thương mại. Tính đến trước năm 2015, tại Việt Nam chưa có chính sách đảm bảo an toàn môi trường đối với hoạt động tín dụng. Năm 2012 chỉ có Ngân hàng Sacombank đã ban hành “Chính sách môi trường với danh mục 12 ngành nghề loại trừ không cấp phát tín dụng”. Đến năm 2016, có ba ngân hàng gồm SacomBank, TechcomBank và VietinBank xây dựng các chính sách nội bộ về quản lý rủi ro môi trường – xã hội (Chau, 2017). Theo Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước,) các tiêu chí đo lường tín dụng xanh/ngân hàng xanh tại Việt Nam còn ít và chưa rộng rãi, chưa áp dụng nhất quán. Có tới 88% ngân hàng Việt Nam coi “tín dụng xanh” là mảng kinh doanh tiềm năng; trong đó, 68% có kế hoạch mở rộng kinh doanh mảng này trong ngắn và trung hạn. 26% số ngân hàng đã xây dựng và triển khai quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 50% ngân hàng đã áp dụng công cụ đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 3.2 Ngân hàng điện tử (E-banking) Ngân hàng điện tử và tài chính kỹ thuật số đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sắp tới trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó với cuộc đua sinh tồn khốc liệt hơn bao giờ hết trong lĩnh vực ngân hàng (Leung, 2009). Các công nghệ này đã giúp loại bỏ nhiều rào cản để các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại có thể cung cấp dịch vụ và tạo ra các sản phẩm dễ tiếp cận hơn cho khách hàng của họ với chi phí thấp hơn. Hơn nữa, các tổ chức tài chính này cũng góp phần làm giảm thanh toán tiền mặt trên thị trường. Theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn đầu tư cho công nghệ trong ngành ngân hàng không ngừng tăng lên. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có dự án khởi xướng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho hệ thống ngành ngân hàng với tổng giá trị 70 triệu USD, tương đương 1,5 tỷ đồng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017). Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự phát triển của số lượng tài khoản ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua rất cao, trung bình là 30% tăng trưởng mỗi năm. Vào năm 2018, khoảng 59% dân số 26
  7. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 Việt Nam có tài khoản ngân hàng (66,6 triệu người). Thanh toán phi tiền mặt của Việt Nam đang ở mức thấp nhất khu vực, tuy nhiên đang tăng trưởng rất nhanh. Thống kê của Hiệp hội ngân hàngViệt Nam về thanh toán điện tử qua Internet (Internet Banking) và điện thoại di động (Mobile banking, Phone Banking và SMS banking) quý I/2018 tăng rất mạnh. Cụ thể, giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng 68,8% về số lượng và 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động 97,7% về số lượng và 232,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Theo Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN cho biết, hiện nay, hơn 40 triệu người Việt Nam trưởng thành trên 15 tuổi đã có tài khoản ngân hàng, 78 tổ chức đã triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet, 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. Giá trị giao dịch quý II/2019 qua Internet Banking là 9.500 nghìn tỷ đồng và Mobile Banking là 1.760 nghìn tỷ đồng. Với Moblie Banking ngân hàng đã triển khai được nhiều dịch vụ hơn. Khách hàng có thể trả tiền điện online, mua vé máy bay, gần như tất cả các dịch vụ trong cuộc sống. Bên cạnh đó, thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công đã được quan tâm. Hệ sinh thái của ngân hàng đã được kết nối với hầu hết các ngành quan trọng, đó là điểm khác biệt nhất của năm 2018 - 2019 so với các năm trước. Tính đến hết tháng 10/2019, dịch vụ thanh toán qua Internet đã được gần 80 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai và dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động là 47 tổ chức thực hiện. Trong 10 tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet và qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng hơn 67% và 186%; giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động và qua kênh Internet tăng tương ứng 221% và trên 36% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, một hình thức thanh toán điện tử mới là thanh toán qua QR Code cũng đạt mức tăng trưởng khá. Như vậy có thể thấy, sự leo thang nhanh chóng trong cung và cầu đối với lĩnh vực ngân hàng điện tử đang diễn ra. Về phía cung, không chỉ ngân hàng mà cả các tổ chức tài chính khác cũng tham gia cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên thuận tiện. Về phía nhu cầu, tỷ lệ khách hàng ủng hộ tìm kiếm thông tin, tư vấn và mua sắm trên internet thông qua các thiết bị di động và máy tính bảng đang tăng dần cùng với sự phát triển của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày. Khi hành vi của khách hàng thay đổi nhanh chóng theo xu hướng kỹ thuật số, ngày càng thuận lợi hơn cho các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ trong môi trường số hóa (Tran, 2008). Đây là những yếu tố cơ bản buộc các ngân hàng tham gia vào một quy trình không thể tránh khỏi đó là số hóa các hoạt động và sản phẩm ngân hàng của họ. Giao dịch số nói chung, ngân hàng điện tử nói riêng không chỉ là cơ hội, xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc; nếu không, ngân hàng không tham gia sẽ bị loại khỏi thị trường. Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2017, Việt Nam có 47,3 triệu người dùng internet (50% dân số), 35 triệu người dùng mạng xã hội (29 triệu người dùng di động) với 143 triệu điện thoại (152% dân số). 55% người Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh, 46% có máy tính và 12% có máy tính bảng. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ lệ thuê bao Internet tại Việt Nam là 48,3% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016). Về nguồn cung trên thị trường ngân hàng, số nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đã tiếp tục đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động của họ để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa kinh doanh như chương trình thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, hải quan điện tử; Nộp thuế qua internet; Thu thập hóa đơn tiền điện qua các kênh Internet / Mobile Banking / POS của ngân hàng hoặc được thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán; Thanh toán vé tàu, vé máy bay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng; Học phí, viện phí qua các kênh ngân hàng điện tử; Tất cả các đơn vị viễn thông có dịch vụ thanh toán hoặc thẻ điện thoại trên internet. Do đó, thị trường của Việt Nam với quy mô dân số lớn, tỷ lệ người dùng điện thoại và internet cao là một thị trường tiềm năng cho ngân hàng điện tử. Với tốc độ tăng trưởng Internet 9% mỗi năm và xếp thứ 15 trên thế giới, Việt Nam có một nền tảng tốt để xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử. Ngoài ra, sử dụng Internet của Việt Nam lên tới 52% và tỷ lệ khách hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại chiếm 44%. Hơn nữa, khoảng 28,5 triệu người (tương đương với gần 30% dân số) đang sử dụng điện thoại thông minh và truy cập Internet 27
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 là khoảng 52% dân số. So với các nước trong khu vực, người Việt Nam có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn Thái Lan và Malaysia (42%), Indonesia (20%), Philippines (43%). Mặc dù vậy, hành lang pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa hoàn thiện, cần tiếp tục bổ sung nhằm ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Hạ tầng thanh toán chủ yếu ở khu vực đô thị, chưa vươn tới được nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo; Cần tăng cường sự kết nối, tích hợp giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ với hệ thống thanh toán để có cơ sở triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới. 3.3 Một số gợi ý nhằm phát triển ngân hàng xanh và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0. CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và trải nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội. Với việc ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng xanh có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng. Vì vậy, điều các ngân hàng trong nước cần chú trọng là tối đa hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên việc nắm bắt và hiểu rõ xu hướng trên. Thứ nhất, Để hiện thực hoá chiến lược “ngân hàng xanh”, cần có một đầu mối giữa Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất; đặc biệt là khi làm việc với các định chế quốc tế. Hiện tại, một tổ chức quốc tế đã có một bộ tiêu chuẩn chấm điểm “tín dụng xanh” và đã chấm điểm với các ngân hàng Việt Nam, số liệu họ lấy từ các báo cáo thường niên các ngân hàng. Thứ hai, đẩy mạnh việc đổi mới và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng thông qua việc xây dựng và hoạch định chiến lược về phát triển công nghệ thông tin, trong đó nhiệm vụ xuyên suốt là nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại được phát minh từ CMCN 4.0. NHNN cần triển khai hạ tầng công nghệ tập trung để tích hợp hoạt động giữa các ngành, lĩnh vực, kết hợp với đẩy mạnh việc phát triển hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ ba là chú trọng quản lý an ninh mạng, đẩy mạnh thanh tra, giám sát, đảm bảo an ninh an toàn hoạt động thanh toán. CMCN 4.0 đã đặt ra một nhu cầu rất lớn về an ninh mạng với việc thúc đẩy mức độ chia sẻ thông tin cực kỳ cao. Theo đó, các NHTM cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng cấp hệ thống an ninh, xây dựng và củng cố trung tâm Dữ liệu dự phòng; xây dựng hệ thống bảo mật ở mức cao, đảm bảo rằng nếu mở rộng phạm vi hoạt động thì mọi hoạt động vẫn được ổn định, an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài. Vấn đề an ninh mạng cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh. Đặc biệt, để phát triển dịch vụ Internet banking và Mobile banking về số lượng khách hàng và số lượng, giá trị các giao dịch thì các NHTM phải tạo được lòng tin cho khách hàng. Cụ thể, các NHTM phải đảm bảo được tính an toàn và bảo mật giao dịch cho khách hàng. Thứ tư, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài chính, ngân hàng, đặc biệt là chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính cần được chú trọng để có đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, cần có liên kết đào tạo nâng cao trình độ, khảo sát công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế, thực hiện các chế độ đãi ngộ chuyên gia. Thứ năm, đẩy mạnh phát triển các ứng dụng trực tuyến. Các NHTM tại Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trực tuyến như: Thanh toán hóa đơn điện tử, chuyển khoản trực tuyến, tiết kiệm trực tuyến… Ngoài ra, nên mở rộng các dịch vụ ngân hàng xanh mới như: Cung cấp các khoản tín dụng xanh cho vay với lãi suất ưu đãi để mua hoặc sửa nhà có sử dụng các thiết bị thông minh, tiết kiệm năng lượng. Thứ sáu, các NHTM cần có các hoạt động nhằm tăng nhận thức và hiểu biết của khách hàng về các dịch vụ sản phẩm ngân hàng xanh như bảo vệ môi trường, dễ dàng sử dụng, tiện lợi, an toàn và giảm được nhiều chi phí khi sử dụng. Bên cạnh đó, các NHTM cần phải đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng, tập huấn cho đội ngũ nhân viên xử lý các tình huống xảy ra, nhanh chóng giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi cần thiết. 28
  9. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 4. Kết luận Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ các đánh giá này kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trước để đưa ra một số khuyến nghị và hàm ý chính sách cho hệ thống ngân hàng đang trong quá trình xanh hóa có thể hội nhập và ứng phó kịp thời thành công với những xu thế của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4. Để góp phần tích cực vào quá trình xanh hóa nền kinh tế trong bối cảnh CMCN 4.0, bên cạnh việc cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể hơn từ chính phủ và các cơ quan quản lý, các NHTM Việt Nam cần chủ động học tập các mô hình ngân hàng xanh của các nước trên thế giới, vạch ra chiến lược phát triển ngân hàng xanh của riêng mình đồng thời đẩy mạnh triển khai và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh mới đến công chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước [1] Nguyễn Thị Minh Châu (2016). Thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam. Truy cập: https://gec.edu.vn/tong-hop/thuc-trang-hoat-dong-ngan-hang-xanh-tai-viet-nam.html, ngày 25/03/2018. [2] Chính phủ Việt Nam (2012). Quyết định số 139/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ban hành ngày 25/09/2012. [3] Chính phủ Việt Nam (2014). Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2014 - 2010, ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2014. [4] Nguyễn Hữu Huân (2014), Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển và hội nhập, số 14, Tr. 4-9. [5] Vũ Thị Kim Oanh (2015), Ngân hàng xanh, kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 16, Tr. 21-24. [6] Ngân hàng Nhà nước (2015). Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường xã hội trong cấp tín dụng, ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2015. [7] Ngân hàng Nhà nước (2015). Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, ban hành ngày 06/08/2015. [8] Ngân hàng Nhà nước (2018). Quyết định số 604/QĐ-NHNN phê duyệt Dự án Phát triển Ngân hàng Xanh tại Việt Nam, ban hành ngày 7 tháng 8 năm 2018. [9] Nguyễn Thị Hiền và Đỗ Thị Bích Hồng (2017). Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí tài chính. [10] Trần Thị Thanh Tú và Trần Thị Hoàng Yến (2016). Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế. Tạp chí ngân hàng số 16/2016. [11] Tổng cục thống kê Việt nam (2016). Báo cáo thường niên quốc gia - Tổng cục thống kê Việt nam. [12] Hồ Ngọc Tú và Nguyễn Mai Hảo (2016). Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý, Viện Chiến Lược và Chính sách tài chính. [13] Số liệu thống kê từ website Ngân hàng Nhà nước và Hội Thẻ ngân hàng. Tài liệu tham khảo ngoài nước [14] Alampay, E. A., & Moshi, G. C. (2018). Impact of mobile financial services in low and lower middle income countries: A systematic review. Information Technologies & International Development, 14, 164–181. [15] Ayo, C., Oni, A., Adewoye, O. and Eweoya, I. (2016), "E-banking users’ behaviour: e-service quality, attitude, and customer satisfaction", International Journal of Bank Marketing, Vol. 34 No. 3, pp. 347- 367. https://doi.org/10.1108/IJBM-12-2014-0175 29
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 [16] Biswas, N. (2011). Sustainable green banking approach: the need of the hour. Business Spectrum, 1(1), 32-38. [17] Bhardwaj, B. R., & Malhotra, A. (2013). Green banking strategies: sustainability through corporate entrepreneurship.Greener Journal of Business and Management Studies, 3(4), 180-193. [18] Egland, Kori & Furst, Karen & Nolle, Daniel & Robertson, Douglas. (1998). Banking Over the Internet. 17. [19] Labon, R. M. (2015), Green banking: Going green. International Journal of Economics, Finance and Management Sciences, 3(1), 34-42. [20] Linh, D. H., & Anh, T. V. (2017). Impact of stakeholders on the performance of green banking products and services: The case of Vietnamese banks. Economic annals-XXI, (165), 143-151. [21] Scardovi, C. (2017). Digital Transformation in Financial Services. Springer. [22] Tait, F. and Davis, R. (1989), "The Development and Future of Home Banking", International Journal of Bank Marketing, Vol. 7 No. 2, pp. 3-9. https://doi.org/10.1108/EUM0000000001452 [23] Tran, T. B. (2008). Analysis of the Vietnamese Banking sector with special reference to Corporate Governance. Ho Chi Minh City: University of St Gallen. Ho Chi Minh. [24] Yoon, H. S., & Occeña, L. (2014). Impacts of Customers' Perceptions on Internet Banking Use with a Smart Phone. Journal Of Computer Information Systems, 54(3), 1-9. 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2