Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội cho các thành phố du lịch ở Việt Nam. Trường hợp thành phố Đà Nẵng
lượt xem 3
download
Bài viết đề xuất sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại mỗi địa phương đưa ra những quyết định hợp lý để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm xã hội một cách nhanh chóng. Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội được coi là một lựa chọn bắt buộc đối với sự phát triển của tất cả các thành phố du lịch trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội cho các thành phố du lịch ở Việt Nam. Trường hợp thành phố Đà Nẵng
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO CÁC THÀNH PHỐ DU LỊCH Ở VIỆT NAM. TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Lê Thị Liên, Nguyễn Thị Ngọc Ly Khoa du lịch, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội được coi là một lựa chọn bắt buộc đối với sự phát triển của tất cả các thành phố du lịch trên thế giới. Ở Việt Nam, điều này còn rất mới mẻ, nên Nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở mỗi thành phố du lịch phải tạo ra hành lang pháp lý và những chính sách phù hợp cho chuyển động này. Nhóm nghiên cứu lựa chọn Đà Nẵng là nơi tiến hành thăm dò ý kiến của 3 nhóm đối tượng tham gia du lịch có trách nhiệm xã hội, đó là: doanh nghiệp du lịch, cư d n và du khách. ết quả khảo cứu cho thấy sự đồng thuận và những đóng góp ý kiến của cả 3 đối tượng tham gia. Đồng thời, trên cơ sở các nguyên tắc của phát triển du lịch có trách nhiệm xã hội và trên cơ sở đảm bảo lợi ích của ba đối tượng tham gia, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất phù hợp. Bài báo tham vọng những đề xuất sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại mỗi địa phương đưa ra những quyết định hợp lý để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm xã hội một cách nhanh chóng. Từ khóa: Du lịch, du lịch trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp, cư d n, du khách ABSTRACT Developing tourism associated with social responsibility is considered to be a forced choice for the development of all tourism cities in the world. This is a new concept in Vietnam, therefore the government, especially the state management of tourism in each city ought to create a legal framework and appropriate policies for this practice. The study team chose Danang City as a place where a survey of three groups of participants joining responsible tourism namely tourism businesses, residents and visitors was conducted. The results showed the consensus and contributory ideas of all three participants. At the same time, based on the principles of development of responsible tourism and on the ensuring the benefits of these three participants, the authors present some appropriate suggestions. The article’s ambition is to help the state management of tourism in each city make rational decisions in order to implement responsible tourism as soon as possible. Keywords : Tourism, responsible tourism, businesses, residents, visitors 1. Đặt vấn đề Du lịch có trách nhiệm mới chỉ xuất hiện không lâu, nhƣng lợi ích mang lại hết sức rõ rệt. Các quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển trên thế giới và những nhà quản lý về du lịch ở Việt Nam đã thừa nhận rằng phát triển du lịch theo hƣớng du lịch có trách nhiệm là sự lựa chọn duy nhất. Du lịch có trách nhiệm sẽ làm gia tăng lợi ích của các các doanh nghiệp du lịch, cƣ dân, du khách và làm thay đổi diện mạo theo hƣớng tích cực về kinh tế, văn hóa và môi trƣờng cho địa phƣơng. Dƣới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Tổng cục du lịch và dự án EU - Dự án Chƣơng trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trƣờng và Xã hội, một số tỉnh, thành phố nhƣ Đà Nẵng, Thanh Hóa, Lào Cai … đã bƣớc đầu có những chuyển động để phát triển du lịch có trách nhiệm. Tuy nhiên, cho đến nay, dƣờng nhƣ chƣa có những chuyển động cụ thể. Các tỉnh, thành phố du lịch Việt Nam đang hết sức lúng túng trong việc tìm ra những chính sách phát triển phù hợp với các bên tham gia du lịch trách nhiệm. Vì thế, trên cơ sở các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm và ảnh hƣởng của các bên tham gia để tìm ra những quy luật kinh tế, xã hội liên quan đến du lịch có trách nhiệm, từ đó 47
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đƣa ra khuôn khổ những chính sách phù hợp đối với tỉnh-thành phố du lịch là điều hết sức cấp bách. 2. Du lịch có trách nhiệm xã hội 2.1. Khái niệm Du lịch có trách nhiệm xã hội là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam, nhƣng nó đã tồn tại hơn 10 năm trên thế giới. Tuyên bố Cape Town tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tại Johannesburg năm 2002 xác định ―Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý trong du lịch, nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng và giảm thiểu chi phí cho các điểm đến. Hiểu đơn giản, du lịch có trách nhiệm là du lịch ―tạo ra một nơi tốt hơn cho những ngƣời sống tại đó và nơi tốt hơn cho những ngƣời đến tham quan‖. Theo Tiến sĩ Harold Goodwin của trƣờng Đại học Greenwich - Anh quốc, du lịch có trách nhiệm là du lịch tạo ra những lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng trong khi giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng và văn hóa. Một cách đơn giản, du lịch có trách nhiệm xã hội có hai điểm chính nổi bật, đó là: - Mục đích là tối đa hóa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và giảm thiểu chi phí cho các điểm đến du lịch. Nghĩa là nhắm tới ba trục của sự phát triển bền vững, đó là tăng trƣởng kinh tế (trong đó có giảm chi phí đối với kinh doanh du lịch); đảm bảo tính toàn vẹn của môi trƣờng và sự công bằng xã hội. - Tập trung vào trách nhiệm của các đối tác tham gia du lịch: chính quyền, doanh nghiệp, cƣ dân và du khách. 2.2. Các nguyên tắc Theo tuyên bố Cape Town năm 2002, một địa phƣơng theo đuổi du lịch có trách nhiệm xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. 2.2.1. Các nguyên tắc có trách niệm về kinh tế Đánh giá tác động kinh tế trƣớc khi phát triển du lịch và ƣu tiên tiến hành những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng. Điều đó có nghĩa là cần phải thấy du lịch có thể không phải lúc nào cũng là hình thức thích hợp nhất cho phát triển kinh tế địa phƣơng. Bảo đảm rằng cả cộng đồng cùng tham gia và hƣởng lợi từ du lịch. Sử dụng du lịch để hỗ trợ giảm nghèo bằng cách áp dụng các chiến lƣợc vì ngƣời nghèo ở bất cứ nơi nào có thể. Chất lượng sản phẩm du lịch cần phải thể hiện rõ đƣợc nét hấp dẫn đặc thù và chú trọng tới giá trị gia tăng của sản phẩm đó. Thực hiện kinh doanh công bằng, giá mua và giá bán hợp lý, xây dựng mối quan hệ đối tác đa chiều để giảm thiểu và chia sẻ nguy cơ. Hỗ trợ thích hợp và đầy đủ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ để đảm bảo các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch cùng phát triển mạnh và bền vững. 2.2.2. Các nguyên tắc có trách niệm về xã hội Cộng đồng địa phương chủ động tác động vào việc lập kế hoạch, ra quyết định và xây dựng năng lực để biến du lịch có trách nhiệm thành hiện thực. Đánh giá các tác động xã hội trong suốt vòng đời hoạt động - bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án - để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa những tác động tích cực. 48
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Nỗ lực biến du lịch như một trải nghiệm xã hội toàn diện và đảm bảo rằng mọi ngƣời đều có quyền tham gia, đặc biệt là các cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thƣơng và gặp khó khăn. Chống bóc lột tình dục, đặc biệt là bóc lột trẻ em. Quan tâm văn hóa địa phƣơng sở tại, duy trì và khuyến khích sự đa dạng xã hội và văn hóa. Nỗ lực để đảm bảo rằng du lịch góp phần cải thiện sức khỏe và giáo dục. 2.2.3. Các nguyên tắc có trách niệm về môi trường Đánh giá tác động môi trường trong suốt vòng đời của các cơ sở và các hoạt động du lịch - bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế - và đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa những tác động tích cực. Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền v ng, giảm chất thải và sự tiêu thụ quá mức. Quản lý đa dạng tự nhiên một cách bền v ng, và khi thích hợp thì khôi phục lại sự đa dạng này; cân nhắc quy mô và loại hình du lịch mà môi trƣờng có thể hỗ trợ, và tôn trọng sự toàn vẹn của hệ sinh thái dễ bị tổn thƣơng và các khu vực cần đƣợc bảo vệ. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của các đối tác cho sự phát triển bền vững. Nâng cao năng lực của mọi đối tác và đảm bảo tiến hành theo mô hình điển hình, tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trƣờng và bảo tồn. 2.3. Ảnh hưởng của các bên liên quan Với đặc thù của ngành du lịch, việc thực hiện đƣợc du lịch có trách nhiệm đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp, lôi kéo sự tham gia trách nhiệm và sự cam kết của nhiều đối tác trong mỗi địa bàn có hoạt động du lịch. Hai đối tƣợng chính có khả năng ảnh hƣởng, hƣớng dẫn và thực hiện du lịch có trách nhiệm là các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch và các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó thì cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch cũng là những đối tƣợng có vai trò quan trọng trong thực hiện du lịch có trách nhiệm. 2.3.1. Nhà nước Bằng các hình thức quản lý nhà nƣớc tạo ảnh hƣởng và hƣớng dẫn các doanh nghiệp, cộng đồng địa phƣơng, khách du lịch: điều chỉnh các thay đổi chính sách, chiến lƣợc phù hợp, tạo điều kiện phát triển du lịch có trách nhiệm trên từng địa bàn; tổ chức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn cho các liên kết có trách nhiệm phát triển; tổ chức các sự kiện nhằm tuyên truyền và thúc đẩy du lịch trách nhiệm; giám sát, kiểm tra các hoạt động du lịch,… 2.3.2. Doanh nghiệp du lịch Doanh nghiệp xây dựng các chiến lƣợc, chính sách sản phẩm, nhân sự, marketing phù hợp, thay đổi tôn chỉ và phƣơng thức hoạt động. Các doanh nghiệp thực hiện du lịch có trách nhiệm không những đảm bảo thực hiện thực hiện các mục tiêu có trách nhiệm mà còn có khả năng tạo ra nhận thức trách nhiệm cho khách du lịch, cho cộng đồng địa phƣơng và các doanh nghiệp khác. 2.3.3. Cộng đồng cư dân địa phương Cộng đồng địa phƣơng nơi có hoạt động du lịch thể hiện vai trò bằng việc thực hiện các quy định của chính quyền, ứng xử với du khách theo cách họ hiểu biết, tự hào và có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch của địa phƣơng và tham gia có tổ chức trong hoạt động du lịch. 49
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2.3.4. Khách du lịch Khi thực hiện chuyến du lịch, khách đƣợc chính quyền nơi đến, các doanh nghiệp kinh doanh hƣớng dẫn thực hiện hoạt động có trách nhiệm. Ngoài ra, tự bản thân du khách tìm hiểu và tuân thủ các quy định, tập tục của địa phƣơng nơi đến. 2.4. Những lợi ích của những thành phố du lịch Việt Nam đối với phát triển du lịch có trách nhiệm Nhìn toàn diện về phát triển, việc thực hiện kinh doanh du lịch một cách có trách nhiệm lôi kéo sự tham gia của cả cộng đồng, không giới hạn ở lĩnh vực hay khu vực nào. Du lịch có trách nhiệm đề cập đến tất cả các vấn đề - từ kinh tế cho đến văn hóa, xã hội, môi trƣờng, từ đó phối hợp các lĩnh vực khác nhau thúc đẩy tăng trƣởng toàn diện của thành phố. Đặc biệt là ở các vùng ngoài trung tâm thành phố, ngƣời dân sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và tăng thu nhập ngay trên chính mảnh đất quê hƣơng của mình. Điều quan trọng là vai trò của ngƣời dân đối với việc hoạch định và thực hiện các chính sách, với việc bảo vệ và giữ gìn môi trƣờng, các nét truyền thống văn hóa đƣợc chính họ ý thức rõ ràng và họ hành động để thực hiện. Cùng với đó là xu hƣớng khách hàng ngày càng quan tâm đến môi trƣờng và xã hội, nhất là khách nƣớc ngoài, vì vậy các thành phố du lịch Việt Nam phát triển thành công du lịch có trách nhiệm sẽ tạo đƣợc thƣơng hiệu du lịch hấp dẫn, thu hút du khách cho các điểm đến bên cạnh các định vị hiện có. 3. Nghiên cứu những điều kiện để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm xã hội, trƣờng hợp thành phố Đà Nẵng 3.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Du lịch có trách nhiệm là một hƣớng đi hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Vì thế, nhóm tác giả lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định tính với hai loại thang đo: thang đo biểu danh và thang đo thứ tự. Các câu hỏi liên quan đến hai thang đo này không tách bạch mà đan xen nhau với mục đích tạo sự thuận lợi cho đáp viên. Với thang đo biểu danh, việc thu thập số liệu đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp thống kê mô tả. Với thang đo thứ tự, nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert với 4 mức điểm (4, 3, 2, 1). Thang đo Likert truyền thống có 5 mức điểm, tuy nhiên gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: việc có 5 mức điểm khiến đáp viên thƣờng có khuynh hƣớng không rõ ràng, nhiều đáp viên cho mức điểm trung bình (3 điểm) vì vậy không thực sự khách quan. Vì thế chỉ với 4 mức điểm, đáp viên sẽ có một sự phối hợp khách quan hơn. Việc điều tra thực tế đƣợc tiến hành song song, khảo sát cùng lúc cả 3 đối tƣợng: doanh nghiệp du lịch, ngƣời dân và du khách (tiếng Việt và tiếng Anh). Dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi điều tra qua mạng. Kết quả điều tra đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS. 3.2. Phân tích kết quả 3.2.1. Đối với doanh nghiệp du lịch Để thu thập dữ liệu, 100 bản câu hỏi đƣợc phát ra và 100 bản hợp lệ đƣợc thu về để sử dụng cho phân tích kết quả. 50
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Bảng 1. Sự ủng hộ và lý do ủng hộ phát triển du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Phần lớn các doanh nghiệp du lịch cho rằng phát triển du lịch có trách nhiệm thì Đà Nẵng hƣởng lợi trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đồng thời sức hấp dẫn của du lịch thành phố tăng lên. Tuy nhiên, chỉ có 40% doanh nghiệp đánh giá bản thân doanh nghiệp hƣởng lợi từ việc phát triển này, trong khi 60% còn lại không cho rằng lợi nhuận của họ sẽ tăng lên khi thực hiện du lịch có trách nhiệm. Bảng 2. Mức độ cần thiết điều chỉnh quy hoạch thành phố theo ý kiến của các doanh nghiệp du lịch Theo bảng trên, 97% các doanh nghiệp đƣợc khảo sát cho rằng việc quy hoạch lại du lịch để phát triển theo hƣớng du lịch có trách nhiệm là rất cần thiết và cần thiết phải làm ngay. Đây là một sự đồng thuận rất lớn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm. Bảng 3. Mức độ sẵn sàng chấp hành các quy định của nhà nước của doanh nghiệp du lịch Nhƣ vậy, 100% các doanh nghiệp rất sẵn lòng và sẵn lòng thực hiện các quy định của nhà nƣớc đƣa ra để phát triển du lịch có trách nhiệm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cùng với kết quả phân tích ở bảng 2, có một sự ủng hộ rất lớn từ phía doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự phối hợp thực hiện du lịch có trách nhiệm giữa các bên hữu quan. Tuy nhiên, các nhà hoạch định cần chú ý đƣa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể và việc thực thi cần đảm bảo công bằng và có kế hoạch. 51
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 4. Các khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện du lịch có trách nhiệm Việc thực hiện du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch đầu tƣ nhiều hơn cho các hoạt động kinh doanh của mình. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá các khó khăn khi tham gia du lịch có trách nhiệm theo thứ tự: (1) khách du lịch không quan tâm đến du lịch có trách nhiệm, (2) doanh nghiệp gặp khó khăn về tìm kiếm vốn đầu tƣ, (3) khách hàng không nhận ra doanh nghiệp có thực hiện du lịch có trách nhiệm hay không, (4) theo đuổi du lịch có trách nhiệm làm giảm lợi nhuận do tăng chi phí và sức ép phải giữ giá bán cũ để cạnh tranh, (5) giảm lƣợng khách hàng và giảm lợi nhuận do tăng chi phí và tăng giá, (6) doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc di dời. Bảng 5. Ý kiến của doanh nghiệp về lựa chọn biện pháp quản lý nhà nước Dƣới góc nhìn của các nhà kinh doanh, gần 70% nhà quản trị doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng cần kết hợp các biện pháp về kinh tế, giáo dục và hành chính để thực hiện phát triển du lịch có trách nhiệm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cho rằng nếu xét về mặt ƣu tiên thực hiện một biện pháp thì phƣơng pháp kinh tế và phƣơng pháp giáo dục cần đƣợc chú trọng. 3.2.2. Đối với người dân địa phương Để thu thập dữ liệu, 175 bản câu hỏi đƣợc phát ra và 150 bản hợp lệ đƣợc thu về để sử dụng cho phân tích kết quả. Bảng 6. Sự ủng hộ và lý do ủng hộ phát triển du lịch có trách nhiệm của người dân thành phố Đà Nẵng 52
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Với bảng trên, chỉ có 1.3% đáp viên (ứng với 2 đáp viên trên tổng số 150) không ủng hộ việc phát triển du lịch có trách nhiệm, trong đó 1 đáp viên cho rằng đó là việc làm không cần thiết và gây thêm phiền toái. Hầu hết ngƣời dân cho rằng du lịch có trách nhiệm mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng cho thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn gần 50% cƣ dân cho rằng việc phát triển du lịch có trách nhiệm không làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng. Điều này làm chính quyền Đà Nẵng phải tăng cƣờng giáo dục nhận thức cho cƣ dân. Bảng 7. Mức độ sẵn sàng thực hiện một số hành động trong thực hiện du lịch có trách nhiệm của người dân Nhƣ vậy, ngƣời dân thành phố thể hiện sự sẵn sàng cao trong việc thực hiện các hành động góp phần vào phát triển du lịch có trách nhiệm: (1) ủng hộ những hành động bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, xã hội của ngƣời khác, (2) tuyên truyền mọi ngƣời xung quanh tham gia du lịch có trách nhiệm, (3) ngăn chạn nạn chặt chém khách du lịch của doanh nghiệp và ngƣời buôn bán nhỏ, (4) ý thức và lên án các hành vi làm hại môi trƣờng tự nhiên. Tuy nhiên, ngƣời dân vẫn còn e dè và lƣỡng lự trong việc mua hay không mua các sản phẩm của doanh nghiệp gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và ngăn cản các tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh du lịch. Bảng 8. Đánh giá của người dân Đà Nẵng về sự phối hợp các bên h u quan để phát triển du lịch có trách nhiệm Đa số ngƣời dân cho rằng quy định, chính sách hỗ trợ hƣớng dẫn của chính quyền thành phố và ý thức hợp tác của ngƣời dân là những yếu tố quan trọng nhất trong việc phối hợp giữa các bên để thực hiện du lịch có trách nhiệm. Trong khi đó, ý thức của doanh nghiệp du lịch và sự hợp tác của du khách đƣợc xem là ít quan trọng hơn. 3.2.3. Đối với khách du lịch 165 bản câu hỏi bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã đƣợc phát ra và thu về để phục vụ cho việc phân tích số liệu. 53
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 9. Mức độ thích việc Đà Nẵng phát triển du lịch có trách nhiệm của du khách Phần lớn khách du lịch thích việc phát triển du lịch có trách nhiệm tại thành phố Đà Nẵng vì lý do tối đa hóa lợi ích về môi trƣờng, xã hội và cho chính bản thân du khách. Dƣới góc nhìn của du khách, du lịch có trách nhiệm đƣợc cho rằng không đem lại lợi ích nhiều về kinh tế cho thành phố Đà Nẵng. 4. Một số đề xuất đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển du lịch có trách nhiệm Trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm, chính quyền quản lý Nhà nƣớc về du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, hƣớng dẫn thực hiện và tác động đến các bên hữu quan khác để tạo ra sự phối hợp hiệu quả nhất. Dựa theo những phân tích trên, một số đề xuất đƣợc đƣa ra để tác động đến ba đối tƣợng: doanh nghiệp du lịch, ngƣời dân và du khách nhằm thực hiện du lịch có trách nhiệm trên địa bàn thành phố. 4.1. Đề xuất chính sách tác động đến các doanh nghiệp du lịch Tăng cƣờng sự truyền thông về lợi ích và xu hƣớng phát triển du lịch có trách nhiệm đến các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố. Chính quyền kêu gọi và yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nhân viên theo tiêu chuẩn nghề VTOS, truyền thông rộng rãi để các doanh nghiệp tham gia các hội thảo, các khóa tập huấn về du lịch có trách nhiệm và du lịch bền vững. Thực hiện quy hoạch lại các doanh nghiệp thành phố theo hƣớng du lịch có trách nhiệm trên nguyên tắc bám chặt các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm, trong đó các doanh nghiệp nhà nƣớc và có vốn góp của nhà nƣớc đi tiên phong trong việc thực hiện việc này. Đánh giá, cấp giấy chứng nhận và công bố rộng rãi trên các phƣơng tiện truyền thông những doanh nghiệp thực hiện tốt việc không gây ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên, thực hiện tốt công tác xã hội, có những sáng kiến hay và độc đáo đóng góp vào sự phát triển bền vững của Đà Nẵng. Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tăng cƣờng công tác truyền thông và phân phối các sản phẩm, dịch vụ du lịch có trách nhiệm, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ đặc trƣng bằng nhiều cách khác nhau nhƣ miễn thuế, hỗ trợ marketing Tạo điều kiện về tài chính và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp du lịch trong việc phát triển hoạt động kinh doanh theo hƣớng du lịch có trách nhiệm bằng những cách nhƣ hỗ trợ vốn, trợ giá, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục hành chính,… Hỗ trợ thích đáng cho các doanh nghiệp phải di dời theo quy định. Đƣa những quy định cụ thể để phát triển doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm. Những quy định này phải hết sức mạch lạc, có hƣớng dẫn chi tiết, sử dụng nhiều tiêu chí định lƣợng. Đồng thời, phải có chế tài cụ thể đối với những doanh nghiệp không thực hiện các cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm theo đúng các văn bản quy định. 54
- HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Kết hợp đồng bộ các phƣơng pháp giáo dục, hành chính và kinh tế đối với các doanh nghiệp du lịch nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh theo hƣớng có trách nhiệm. 4.2. Đề xuất chính sách tác động đến người dân thành phố Treo tiền thƣởng thích đáng và giữ bí mật về thông tin các nhân (nếu cần) cho ngƣời dân (hay khách du lịch) phát hiện và khai báo các tệ nạn xã hội đang tồn tại ở các cơ sở du lịch cho cơ quan quản lý nhà nƣớc. Tuyên truyền trên các kênh gần gũi với ngƣời dân nhƣ thông tin đại chúng, mạng xã hội website, banner, biểu ngữ,… để thay đổi hành vi tiêu dùng của ngƣời dân chuyển từ việc mua hàng mà không quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sang việc dùng những hàng hóa, dịch vụ đƣợc sản xuất từ những doanh nghiệp không gây ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên, thực hiện tốt các công tác xã hội đƣợc chính quyền và cộng đồng công nhận. Treo tiền thƣởng thích đáng và giữ bí mật về thông tin các nhân (nếu cần) cho ngƣời dân (hay khách du lịch) phát hiện và tố cáo những hành vi làm xuống cấp môi trƣờng tự nhiên, làm mất trật tự an toàn xã hội. Giáo dục ý thức cho ngƣời dân mạnh dạn khai báo và ngăn chặn những doanh nghiệp, cá nhân ―chặt chém‖ khách du lịch, đồng thời xử lí ngay các trƣờng hợp vi phạm bằng các hình phạt thích đáng. Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội trong các khu phố, khu dân cƣ trên địa bàn thành phố. 4.3. Đề xuất chính sách tác động đến khách du lịch Lồng ghép truyền thông về du lịch có trách nhiệm trong các hội chợ du lịch trong và ngoài nƣớc, trong các chiến dịch quảng bá du lịch để du khách biết đến, nhận thức và hiểu về giá trị của những hàng hóa, dịch vụ mà ngành du lịch Đà Nẵng cung cấp là theo hƣớng đặc trƣng, có trách nhiệm. Tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với ngƣời dân và tìm hiểu văn hóa địa phƣơng, hƣớng dẫn du khách tuân theo các phong tục tập quán và quy định về vệ sinh, môi trƣờng tại điểm du lịch. Tạo điều kiện cho các cá nhân và cộng đồng còn khó khăn nhƣ ngƣời khuyết tật, trẻ em mồ côi, ngƣời dân tộc trên địa bàn thành phố có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm du lịch ngay tại thành phố. Tuyên truyền để du khách biết đến số điện thoại trung tâm hỗ trợ du lịch và số điện thoại đƣờng dây nóng khai báo tình trạng chặt chém khách du lịch, thực hiện hỗ trợ và tƣ vấn nhiệt tình cho du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Harold Goodwin and Xavier Font (Volume 1(1) November 2011), Progress in Responsible Tourism, Goodfellow Publishers Limited, Woodeaton, Oxford, OX3 9TJ. [2] Harold Goodwin (2011), Taking Responsibility for Tourism, Goodfellow Publishers Limited, Woodeaton, Oxford, OX3 9TJ. [3] http://www.capetown.gov.za [4] http://www.icrtourism.org/responsible-tourism [5] http://www.esrt.vn 55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch gắn với đời sống văn hóa cộng đồng tỉnh An Giang thời kì hội nhập
9 p | 146 | 13
-
Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản biển đảo Phú Yên
13 p | 40 | 9
-
Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng
5 p | 25 | 6
-
Phát triển du lịch gắn với chiến lược marketing địa phương tại tỉnh Tuyên Quang
9 p | 95 | 5
-
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước: Thực trạng và giải pháp cho vùng biển đảo Việt Nam
12 p | 30 | 3
-
Phát triển du lịch homestay gắn với bảo vệ môi trường của người dân tộc thiểu số tại thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
4 p | 10 | 2
-
Tiềm năng phát triển du lịch gắn với chùa Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 7 | 2
-
Định hướng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tại các làng nghề tỉnh Quảng Nam
16 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu hiện trạng du lịch, đề xuất giải pháp phát triển du lịch và bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Bà
7 p | 6 | 1
-
Phát triển du lịch gắn với phúc lợi động vật tại Việt Nam
14 p | 12 | 1
-
Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch vùng chiến khu Việt Bắc
6 p | 2 | 1
-
Văn hóa Halal trong phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang
6 p | 1 | 1
-
Phát triển du lịch cộng đồng góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Tiền Giang hiện nay
6 p | 0 | 0
-
Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số
10 p | 3 | 0
-
Định hướng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tà Đùng, Tỉnh Đăk Nông gắn với chuyển đổi số
11 p | 0 | 0
-
Ứng dụng mô hình 3D vào phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên
8 p | 0 | 0
-
Xây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử của tỉnh Đắk Nông: Giải pháp phát triển du lịch gắn với yêu cầu chuyển đổi số
12 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn