intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung vào làm rõ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, phân tích những tác động của hiệp định thương mại tự do thông qua những thuận lợi và thách thức đối với ngành nông nghiệp và từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÁT TRIỂN LỢI THẾ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ThS. Phan Thị Thu Hà Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Đại học Quảng Bình TÓM TẮT Ngành nông nghiệp Việt Nam thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả chất và lượng, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, mục tiêu đặt ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cùng với dấu mốc quan trọng khi gia nhập với nhiều hiệp định kinh tế mới đã và đang được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm, đàm phán của các bên liên quan. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho việc phát triển bền vững. Nghiên cứu này tập trung vào làm rõ vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, phân tích những tác động của hiệp định thương mại tự do thông qua những thuận lợi và thách thức đối với ngành nông nghiệp và từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. Từ khóa: FTA; Nông nghiệp Việt Nam; hội nhập; phát triển 1. Đặt vấn đề Thị trường thế giới có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..[3][4]. Năm 2018, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và an sinh xã hội. Theo số liệu từ tổng cục thông kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 đạt 3,76%. [8] Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc ký kết, thực thi và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như FTA Việt Nam-Nhật Bản, CPTPP, FTA Việt Nam-Hàn Quốc EVFTA…đã tác động không nhỏ đến việc phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Các thỏa thuận, cam kết không còn dừng lại ở việc thuận lợi hóa thương mại và đầu tư như những hiệp định thương mại tự do truyền thống mà đã lan tỏa sang tất cả lĩnh vực khác gồm mở cửa thị trường mua sắm chính phủ, thuận lợi hóa đầu tư vào dịch vụ, tài chính, tự do hóa di chuyển nguồn vốn, nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ.. [7] Có thể nói Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền nông nghiệp Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, những doanh nghiệp nông nghiệp vốn lâu nay quen dựa vào sự bao cấp của nhà nước. Trong khi đó, dưới những áp lực mới của hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức bên cạnh những cơ hội to lớn cho phát triển bền vững. Do đó, việc xác định được những cơ hội và thách thức, từ đó tìm ra những giải pháp tích cực cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại là rất quan trọng, mang tính cấp bách cần phải được thực hiện. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết sẽ đề cập đến thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đóng góp của ngành nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, phân tích những tác 87
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng động của các hiệp định thương mại tư do đến ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua những cơ hội và thách thức trong thời gian tới và từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy lợi thế của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng các số liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới qua các năm. Các dữ liệu thu thập có liên quan tới ngành nông nghiệp Việt Nam như đóng góp của ngành Nông nghiệp vào tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng của ngành, tăng trưởng năng suất nông nghiệp, cơ cấu lao động theo ngành, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp… 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu là thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu liên quan đến ngành nông nghiệp Việt Nam. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Đóng góp của ngành Nông nghiệp vào tăng trưởng Kinh tế Việt Nam Mặc dù môi trường toàn cầu trở nên thách thức hơn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững. Sau khi tăng trưởng sản lượng nông nghiệp rơi vào tình trạng tương đối yếu năm 2016, ngành nông nghiệp đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2017 và vẫn tiếp tục được duy trì. Số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 đạt 3,76%. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. [8] Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn từ 2011 - 2018 Chỉ tiêu (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng GDP chung 5,89 5,03 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 8,07 (%) Nông nghiệp 4,00 2,72 2,67 3,49 2,41 1,36 2,9 3,76 Dịch vụ 6,99 6,42 6,56 5,96 6,33 6,98 7,44 7,03 Công nghiệp 5,53 4,52 5,43 7,14 9,64 7,57 8,0 8,85 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê Bảng 3.2: Cơ cấu GDP Việt Nam theo các ngành giai đoạn 2011 -2018 Chỉ tiêu (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nông nghiệp 19,57 19,22 17,96 17,7 17 16,32 15,34 14,57 Dịch vụ 36,74 37,27 38,74 39,4 39,73 40,92 41,26 41,17 Công nghiệp 32,24 33,55 33,2 33,22 33,25 32,72 33.64 34,28 Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp 11,45 9,96 10,1 9,68 10,02 10,04 9,76 9,98 sản phẩm) Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê 88
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Biểu đồ 3.1: Đóng góp cho tăng trưởng GDP giai đoạn từ 2013 – 2018 (tỷ lệ %) Nguồn: Ngân hàng thế giới Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2018, ngành Nông nghiệp tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp lập mới năm 2018 là 2.200, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 9.235 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay. Cả nước hiện đã xây dựng và phát triển mô hình liên kết với 1.096 chuỗi (tăng 350 mô hình so với năm 2017), 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát an toàn. [1] Những kết quả trên đã khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân khúc sang quy mô lớn, khép kín theo chuỗi giá trị. Năm 2019, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 3%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 43 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 50% và 70 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%. [1] [2] Về xuất khẩu nông ngành Nông nghiệp: Việc thực hiện các cam kết quốc tế, dù có nhiều khó khăn, nhưng nhiều nông sản của chúng ta có những lợi thế tự nhiên cũng như lợi thế tương đối, nhờ vậy, việc xuất khẩu nông sản đạt được thành tích cao cả về quy mô, kim ngạch và giá trị gia tăng. Biểu đồ 3.2 : Giá trị xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2014 -2018 Nguồn: Tổng cục thống kê 89
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Có thể thấy, tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Trong năm 2018, mặc dù có áp lực lớn từ sự cạnh tranh thị trường và sự giảm sút về giá thị trường thế giới của nhiều mặt hàng cây công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn có sự vươn lên khá mạnh mẽ, cả năm 2018 đạt vượt mức kỷ lục hơn 40 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục của ngành nông nghiệp Việt Nam, khẳng định vị thế cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới. Xuất khẩu Việt Nam hiện nay đứng thứ 15 trên thế giới và đã xuất khẩu sang trên 180 nước và vùng lãnh thổ.[8] [9] Sự thành công của ngành nông nghiệp năm 2018 là do chúng ta đã xác định xuất khẩu nông sản là một trong những mũi nhọn kinh tế. Trong 2-3 năm trở lại đây, việc tái cơ cấu cây trồng vật nuôi, đặc biệt là hướng đến các cây trồng vật nuôi có giá trị, chất lượng cao, cùng với đó, việc thay đổi cách thức quản lý trong việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tổ chức xuất khẩu đã tạo cho nông sản Việt những thuận lợi cơ bản. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam được duy trì, củng cố và mở rộng với 5 thị trường chính là Nhật Bản (19,1%), Trung Quốc (22,9%),, Mỹ (17,9%), ASEAN (10,6 %) và Hàn Quốc (6,9%). Các thị trường mới nổi, thị trường ngách (Trung Đông, châu Phi, Đông Âu) đều đã có hướng phát triển bài bản, có tính bổ trợ cho các thị trường trọng điểm. [1] [8] Bảng 3.3: Cơ cấu lao động phân chia theo ngành kinh tế Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cơ cấu lao động (%) Nông nghiệp 48,4 47,37 46,95 47,05 44,3 42,2 40,4 Công nghiệp 21,3 21,19 21,12 21,09 22,9 24,4 25,7 Dịch vụ 30,3 31,44 31,93 31,86 32,8 33,4 33,9 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê Những năm qua, tỷ trọng lao động ngành Nông nghiệp tuy đã giảm từ 48,4% năm 2011 xuống còn 40,4% năm 2017 (trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,3 điểm phần trăm), nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Đến năm 2017, nước ta vẫn còn tới 21,6 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi năng suất lao động khu vực này chỉ đạt 35,5 triệu đồng/lao động, bằng 38,1% mức năng suất lao động chung của nền kinh tế; bằng 29,4% năng suất lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 31,3% năng suất lao động các ngành dịch vụ. Nếu tính theo số giờ thực tế làm việc bình quân, năng suất lao động theo giờ khu vực này cũng cải thiện không đáng kể, chỉ bằng khoảng 43,3% mức năng suất lao động chung; bằng 37,4% năng suất khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 30,3% năng suất của khu vực dịch vụ.[8] Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng năng suất nông nghiệp giai đoạn 2009 -2017 (%) Nguồn: Ngân hàng thế giới 90
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Cơ cấu lao động của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành nhưng mức độ đóng góp của ngành nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ thấp trong GDP. Điều này cho thấy năng suất lao động của ngành Nông nghiệp còn thấp, hiệu quả sử dụng lao động chưa cao. 3.2. Tác động của hiệp định thương mại tự do đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam Việc tham gia nhiều sân FTA của sân chơi toàn cầu đầy sôi động, hứa hẹn nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nước nhà. Các hiệp định thương mại ký kết gần đây bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (ATIGA), Ấn Độ, Úc - Niu Di-lân, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi-lê và Liên minh Kinh tế Á-Âu. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa chính thức được thực thi đối với Việt Nam, điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều lĩnh vực, ngành hàng của Việt Nam; trong đó có nông nghiệp. [7] Các FTA mà đặc biệt là CPTPP có tác động hết sức rõ ràng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Khi các hàng rào thuế quan đều bằng 0%, những yếu tố tác động lớn đến nền kinh tế lại là các yếu tố phi thuế quan, đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế nhất là việc hoàn thiện luật pháp, áp dụng các thông lệ quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh. 3.2.1. Cơ hội của ngành nông nghiệp Việt Nam Một là Ngành nông nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào những chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Việt Nam có thêm cơ hội mở rộng thị trường với những nước đã tham gia FTA và với cả những nước chưa là thành viên của FTA. Thị trường xuất khẩu mở rộng, tăng cường tiếp cận với thị trường thế giới với nhiều ưu thế về thuế suất. Trong giai đoạn 2016 - 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa Việt Nam và các nước đối tác, trong đó có những đối tác đặc biệt lớn như Hoa Kỳ hay EU... Cụ thể, với Hiệp định CPTPP, hàng loạt nông sản xuất khẩu của các nước thành viên trong đó có Việt Nam sẽ được giảm thuế. Mức độ cắt giảm thuế rất rộng, gần 100% biểu thuế sẽ được giảm về mức 0%, tuy nhiên, lộ trình ngắn hay dài phụ thuộc vào độ nhạy cảm của mặt hàng đó. Việt Nam là thị trường đứng thứ 2 về xuất khẩu với các mặt hàng chủ lực là hạt điều, tiêu, cà phê. Với các mặt hàng rau, củ quả, rau, củ quả chế biến, EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi FTA có hiệu lực; với các mặt hàng gạo xay sát, gạo chưa xay sát và gạo thơm thì EU có thế áp dụng hạn ngạch thuế quan; mặt hàng gạo tấm xuất khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình, các sản phẩm từ gạo cũng đc EU đưa vào danh mục giảm thuế về 0% Hai là ngành nông nghiệp sẽ được chú trọng đầu tư nhất là đầu tư công nghệ kĩ thuật cao. Khoa học và công nghệ luôn được coi là giải pháp then chốt tạo đột phá về năng suất, chất lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động trong nông nghiệp khi tham gia hội nhập. Việc gia tăng đầu tư vào nông nghiệp sẽ có tác động lan tỏa trong nền kinh tế khi san sẻ được gánh nặng của nền nông nghiệp Ba là khi tham gia FTA, ngành nông nghiệp Việt Nam có sức ép để cải cách, đổi mới thể chế, môi trường kinh doanh trong nước, thay đổi tư duy làm luật đến thực thi pháp luật, điều chỉnh cơ chế chính sách phù hợp với quốc tế. Bốn là tham gia các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trong nước theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao. Việc kí kết các cam kết giúp ngành nông nghiệp Việt Nam đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. 91
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.2.2. Thách thức với ngảnh nông nghiệp Việt Nam Bên cạnh cơ hội mà các FTA mang lại cho ngành nông nghiệp luôn luôn đi kèm với thách thức. Việc xác định rõ các thách thức là cần thiết để đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp bền vững trong quá trình hội nhập. Một là chuỗi liên kết giá trị nông sản trong sản xuất chưa chặt chẽ, ngành nông nghiệp nước ta chủ yếu dựa trên số lượng nông hộ với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún và phân tán, Công nghiệp chế biến nông sản chưa được phát triển như các nước thành viên khác, do đó dẫn đến năng lực cạnh tranh kém. Năng suất lao động thấp, chịu nhiều rủi ro về mặt thị trường. Hai là, ngành nông nghiệp chưa bền vững do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với các vấn đề về nước biển dâng, thiên tai, lụt bão, thời tiết thất thường… Khu vực nông nghiệp và người nông dân là đối tượng tổn thương đầu tiên từ những thách thức này, một nguy cơ mà xu hướng gần đây càng ngày càng cực đoan. Ba là, khoa học công nghệ trong nông nghiệp chưa thực sự phát triển. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nhưng số lượng không đáng kể. Việc ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những điểm yếu của ngành nông nghiệp, cả trong sản xuất và chế biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho chất lượng, giá trị nông sản còn thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít, khả năng liên kết với đối tác, tìm kiếm, tiếp cận thông tin thị trường và khắc phục các rào cản theo quy định còn hạn chế. Mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và các tổ chức kinh tế mà nông dân tham gia là hợp tác xã còn thiếu bền vững. Bốn là, thị trường xuất khẩu của ngành nông sản không ổn định, có nhiều biến động, chịu nhiều rủi ro. Mặc dù trong năm 2018, Việt Nam đạt kỷ lục về xuất khẩu nông lâm thủy sản với hơn 40 tỷ USD nhưng trong bối cảnh hàng rào thuế quan và chiến tranh thương mại diễn biến khó lường, sẽ tạo thêm thách thức đối với lĩnh vực nông sản. 3.3. Giải pháp và kiến nghị phát triển ngành Nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế Để tận dụng tốt cơ hội, vượt qua những thách thức trong bối cảnh tự do hóa thương mại, ngành nông nghiệp Việt Nam cần thực hiện được các giải pháp như sau: Thứ nhất, Cấu trúc lại các mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cho phù hợp với xu thế của hội nhập và đặc thù của nông nghiệp Việt Nam. Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Kết quả của ngành nông nghiệp trong những năm qua cho thấy tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng trọng tâm đúng hướng. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ ở trong các câu sản xuất, chế biến và thương mại. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiêp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng. Do vậy trong thời gian tới cần gắn cơ cấu nông nghiệp với việc quy hoạch từng ngành trong nông nghiệp theo xu thế của nền kinh tế thị trường, hội nhập với các nền kinh tế khác dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành, chú trọng đảm bảo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Thứ hai, Đổi mới, hoàn thiện hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách nhà nước trong nông nghiệp, quy dịnh rõ trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu từ trung ương đến địa phương. Muốn khai thác hết các lợi thế của FTA thì không thể thiếu một môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật phù hợp, bộ máy chuyên môn với các nhiệm vụ, chức năng rõ ràng theo dõi, đánh giá và giám sát quá trình thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, cần chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh đì kèm với cải cách. Thực tế cho thấy môi trường kinh doanh vẫn chưa được cải thiện nhiều và do đó tự do hóa với bên ngoài chưa thực sự đi kèm với tự do hoá các nguồn lực bên trong. 92
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Thứ ba, Tham gia tích cực vào chuỗi giá trị cung ứng nhằm giảm chi phí cho tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất và kinh doanh. Triển khai tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thị sản phẩm theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ trong khu vực và trên thế giới. Để giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung cầu thì cần có sự kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhằm quy hoạch sản phầm đầu ra cho ngành nông nghiệp theo từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau. Có nhiều chính sách và giải pháp thu hút các doanh nghiệp có quy mô tham gia đầu tư vào ngành Nông nghiệp Việt Nam . Thứ tư, Ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ, từng bước hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp, luôn coi thị trường là động lực, mục tiêu để thúc đổi sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa nông lâm thủy sản Việt Nam. Từ quy mô hộ cho đến cộng đồng là hợp tác xã, doanh nghiệp đều phải coi khoa học công nghệ là giải pháp then chốt. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; gia tăng năng suất lao động để đảm bảo hiệu quả đồng thời nâng cao đời sống của lực lượng lao động trong nông nghiệp vốn có thu nhập thấp và không ổn định. Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo, ứng dụng nhiều thành quả khoa học công nghệ tiên tiến bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, tổ hợp tác có sự tham gia của các doanh nghiệp để tăng hiệu quả trong sản xuất, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ năm, Hạn chế sự phụ thuộc vào vào một số thị trường nhất định; tận dụng mọi cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do đem lại, tích cực đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó cần chú trọng đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với việc mở rộng thị trường nội địa gấp nhiều lần, nông sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng với nhiều phân khúc thị trường hơn, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nhiều mặt hàng nông sản vì vậy cũng sẽ được giảm đi. Quan trọng hơn, thông qua các thị trường trung gian, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Để phát triển bền vững nền nông nghiệp trong bối cảnh tự do hóa thương mại, cần thiết có những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ và cơ quan hữu quan, trong đó cần chú trọng thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy để hướng tới phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Đồng thời, phát triển nông nghiệp cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích trên 4 khía cạnh gồm kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế, lấy người nông dân, người dân nông thôn làm trung tâm của sự phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. [2] Chính phủ Việt Nam (2018). Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội về tình hình phát triển KT-XH Việt Nam năm 2018 và nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội [3] Freund C., Maliszewska M., Ruta M. (2018), “Các kịch bản chiến tranh thương mại Trung – Mỹ: Tác động đến thu nhập và thương mại toàn cầu”, Ngân hàng Thế giới. Báo cáo chuyên đề. [4] Ngân hàng Thế giới (2018),“Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2019”, Ngân hàng Thế giới (tháng 10). Washington, D.C. [5] Ngân hàng thế giới (2018), “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam”, Ngân hàng thế giới (tháng 12/2018), Washington, D.C. [6] Nguyễn Thế Bính (2015), 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam: thành tựu, thách thức và những bài học, Tạp chí phát triển và hội nhập. [7] Nguyễn Lâm (2019), Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với kinh tế Việt 93
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Nam, tạp chí tài chính. [8] Tổng cục Thống kê (nhiều năm), Niên giám thống kê Việt Nam, Hà Nội. [9] Tạ Thị Đoàn (2017), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí tài chính. 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1