Giải pháp khai thác các lợi thế ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
lượt xem 3
download
Bài viết "Giải pháp khai thác các lợi thế ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" sử dụng các dữ liệu thứ cấp để mô tả về các lợi thế để phát triển ngành thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác những lợi thế này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong Vùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp khai thác các lợi thế ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LỢI THẾ NGÀNH THỦY SẢN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ThS. Kiều Thị Hường Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Kinh tế của mỗi vùng lãnh thổ đều dựa trên một số lợi thế nhất định và luôn vận động thay đổi không ngừng do nhiều nguyên nhân. Với lợi thế vị trí địa lý, cộng thêm những tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển. Đây chính địa bàn có thế mạnh về kinh tế biển, đóng vai trò "mặt tiền" của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế. Bài viết sử dụng các dữ liệu thứ cấp để mô tả về các lợi thế để phát triển ngành thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác những lợi thế này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong Vùng. Từ khóa: Lợi thế, thủy sản, miền Trung 1. Đặt vấn đề Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được chính phủ quết định thành lập bao gồm các tỉnh trải dài từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Bình Định. Vùng có diện tích tự nhiên là 27.953,2 km2, chiếm khoảng 8,43% diện tích tự nhiên của cả nước. Chính phủ quy hoạch năm tỉnh, thành phố vào một vùng kinh tế trọng điểm như vậy vì các tỉnh, thành phố có vị trí liền kề nhau, điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau, tài nguyên tương đối đồng đều và đều đóng vai trò chiền lược cho cả miền Trung và cả nước. Đây là vùng trung điểm có vai trò gánh hai đầu đất nước, là cầu nối trung gian giữa hai miền Bắc và Nam. Cả năm địa phương trong vùng này được nối dài theo bờ biển và một hệ thống các cảng biển, đầm vịnh. Tài nguyên thủy sản của vùng khá đa dạng phong phú với hàng trăm loài cá, tôm,.. nguồn lợi thủy sản của vùng khá dồi dào với trữ lượng lên đến hàng vạn tấn. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế biển nói chung và ngành thủy sản của vùng nói riêng chưa có quy hoạch, trình độ nhân lực cũng như công nghệ còn thấp nên giá trị thủy sản đạt được còn hạn chế. Trên thực tế Chính phủ cũng đã có những định hướng cho phát triển kinh tế của vùng đồng thời Ban lãnh đạo các địa phương cũng đã có những giải pháp quy hoạch thúc đẩy kinh tế ngành thủy sản của vùng phát triển Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện, quy mô nhỏ, lạc hậu; vấn đề tự nhiên khắc nghiệt và thiên tai xẩy ra thường xuyên; nguồn nhân lực chất lượng chưa cao và chủ yếu là lao động phổ thông, ngoài ra nguồn vốn đầu tư của vùng còn hạn chế cũng như chưa có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bước sang năm 2016 theo báo cáo thống kê tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng đạt 9,4%, cao hơn mức tăng cả nước 5,9%, cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch mạnh sang hướng công nghiệp dịch vụ trong đó kinh tế biển và ngành thủy sản của vùng đã có những bước chuyển biến khả thi hơn. (Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội Việt Nam, 2017) Với truyền thống làm kinh tế nông nghiệp thì ngành nông nghiệp của vùng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế. Người dân miền Trung nói chung và người dân trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nó riêng phần đông vẫn gắn bó với biển, với ngành thủy sản, với con cá con tôm. Thời gian qua ngành thủy sản đã giải quyết bài toán về kinh tế, về việc làm cho vùng khá lớn, cải thiện đời sống của ngư dân hơn đồng thời gia tăng giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Với định hướng của Chính phủ là phát huy các lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, xây dựng vùng thành một trung tâm kinh tế phát triển mang tính chiến lược của quốc gia. Để đạt được kết quả như vậy cần xem xét và phát huy các lợi thế sẵn có như vị trí địa lý, tài nguyên cũng như các điều kiện khác , 204
- theo phương thức chuỗi liên kết các tỉnh trong vùng từ đó nhằm gia tăng chuỗi giá trị của vùng. Thủy sản cũng là ngành nằm trong quy hoạch và chiến lược, cần đầu tư và khai tác các thế mạnh của ngành theo hướng hiệu quả. Tuy nhiên thực tế sự phát triển ngành thủy sản của vùng vẫn chưa khai thác hết các lợi thế của vùng như giá trị đạt được của ngành thủy sản còn có thể tăng cao hơn nếu mức đầu tư cũng như quản lý tốt hơn. Ngoài ra, cần chú trọng vào thế mạnh của cả vùng chứ không nên dừng lại sự phát triển nhỏ lẻ của từng địa phương, để làm được điều đó cần có những giải pháp để quản lý, đầu tư và kết nối các khâu trong chuỗi sản xuất và cung ứng thủy sản, khai thác và chế biến thủy sản cũng như sự kết nối giữa các địa phương để đạt giá trị cao hơn. 2. Lợi thế phát triển ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 2.1 Về vị trí địa lý Vị trí địa lý là yếu tố quy định đặc điểm tài nguyên của một vùng, một địa phương bao gồm tài nguyên khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,…. Bắt đầu từ tỉnh Thừa Thiên Huế chạy theo phía cực nam của đất nước đến tỉnh Bình Định, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt, với thế mạnh là tất cả các tỉnh và thành phố trong vùng đều có biển, cảng biển, vùng vịnh rộng lớn đã góp phần thúc đẩy ngành thủy sản của vùng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nguồn lợi biển tại các ngư trường ven bờ đã tập trung khai thác đến trữ lượng cho phép và đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi. Trong thời gian tới muốn phát triển kinh tế thủy sản của vùng cần có những quy hoạch và giải pháp phù hợp để phát huy các lợi thế về vị trí cũng như khai thác và nâng cao giá trị thủy sản cho vùng. Diện tích mặt biển và chiều dài bờ biển là một lợi thế, cụ thể về chiều dài bờ biển cũng như vùng đặc quyền kinh tế của vùng như sau. Bảng 1: Lợi thế về chiều dài bờ biển của vùng KTTĐ miền Trung Chiều dài bờ Vùng đặc quyền biển (km) kinh tế (km2) Cả nước 3260 1.000.000 Cả vùng 588 203.143 Thừa Thiên Huế 128 47.411 Đà Nẵng 70 15.000 Quảng Nam 125 40.000 Quảng Ngãi 131 60.732 Bình Định 134 40.000 Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch đầu tư Như vậy có thể thấy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm 15% chiều dài bờ biển cả nước và 5 tỉnh, thành phố đều có bờ biển dài trong đó thấp nhất là Đà Nẵng 70km và vùng đặc quyền kinh tế rộng. Đây là điều kiện cơ bản để phát triển ngành thủy sản của vùng cả về đánh bắt và nuôi trồng. 2.2 Về tài nguyên thủy sản Với các nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế của một ngành, một địa phương hay một vùng thì tài nguyên là yếu tố chiếm vị trí khá cao vì đây chính là yếu tố quyết định phần nguyên vật liệu đầu vào cho một ngành. Thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng được thiên nhiên ưu đãi với sự đa dạng về chủng loại và đặc biết có nhiều loại thủy sản hiếm. Vùng biển tỉnh Bình Định có trữ lượng thủy sản cao nhất, vùng biển tỉnh Quảng Nam có trữ lượng khoảng 430 tấn hải sản, …và đặc biệt thủy sản khai thác trong vùng có chất lượng tốt, sự phân bố khá đồng đều giữa các địa phương. Theo thống kê vùng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 65.731 ha trong đó có khoảng 18.920 ha vùng nước lợ. Tuy nhiên, nguồn lợi biển tại các ngư trường ven bờ đã tập trung khai thác đến trữ lượng cho phép và đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi. Về giá trị thủy sản của vùng được thể hiện thông qua giá trị sản xuất thủy sản qua các năm của các tỉnh trong vùng. Kết quả này sẽ đánh giá thực trạng việc phát huy các lợi thế của vùng để phát triển ngành thủy sản. Tuy nhiên thực tế sự , 205
- phát triển mang tính chất nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương cũng như giữa các khâu từ nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu. Bảng 2: Giá trị sản xuất thủy sản của vùng qua các năm ĐVT: tỷ đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thừa Thiên Huế 1.675,040 1.836,133 1.939,452 1.668,100 Đà Nẵng 1.359,062 1.307,682 1.248,892 1.317,072 Quảng Nam 2.926,000 3.195,000 3.390,000 3.536,000 Quảng Ngãi 3.438,037 3.702,198 4.032,250 4.339,070 Bình Định 5.953,082 6.359,773 6.706,545 7.009,253 Tổng Vùng 15.351,221 16.400,786 17.317,139 17.869,495 (Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh trong vùng năm 2013 - 2016) Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất thủy sản của từng tỉnh qua các năm Theo biểu đồ trên có thể thấy rằng giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2013 đến năm 2016 có xu hướng tăng nhưng mức độ không cao. Ta thấy giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Bình Định cao nhất trong vùng và cao nổi trội hơn các địa hương khác, thấp nhất là thành phố Đà Nẵng. Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 giá trị sản xuất thủy sản năm 2016 thấp hơn năm 2015 vì Thừa Thiên Huế là tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 ở cảng Vũng Áng Hà Tĩnh. Đồng thời giá trị thủy sản lại không đồng đều giữa các tỉnh ngoài lý do về tự nhiên thì mức độ đầu tư cũng như các chính sách khuyến khích phát triển thủy sản của mỗi tỉnh khác nhau. Tuy nhiên xét về giá trị sản xuất thủy sản tổng thể cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ năm 2013 đến năm 2016 có sự gia tăng đều qua các năm nhưng mức tăng không cao. Kết quả này chưa đánh giá hết tiềm năng và lợi thế kinh tế biển của vùng. 2.3 Về cơ sở hạ tầng Với lợi thế về bờ biển dài, vùng biển rộng và trải dài theo bờ biển các tỉnh thành phố trong vùng với nhiều vùng vịnh, đầm, phá,…đồng thời rất thuận tiện về giao thông vận tải đã thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa trong đó có sản phẩm thủy sản của vùng với các vùng khác trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Vì vậy, để phát triển kinh tế, gia tăng sự trao đổi và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản thì đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển là vấn đề các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là trung điểm của đất nước và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nằm ngay trên các tuyến giao thông chính Bắc - Nam. Sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, hệ thống điện lực, viễn thông,… và sự tăng tốc trong đầu tư những năm gần đây cho thấy Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là nơi có sự kết nối thống nhất bởi một chuỗi đô thị lớn của đất nước như Huế, Đà Nẵng, Hội An - Tam Kỳ, Quảng Ngãi và Quy Nhơn. , 206
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang được xem là “địa chỉ” hấp dẫn đầu tư nhất của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, với việc đang “sở hữu” nhiều đầm phá, vịnh, cảng nước sâu như vịnh Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Dung Quất, Quy Nhơn và Nhơn Hội nên Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được quy hoạch đầu tư phát triển lớn và sẽ là vùng hứa hẹn nhiều đổi mớ trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội. Trong “báo cáo về kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên nhóm tư vấn phát triển vùng duyên hải miền Trung cho rằng với đường bờ biển dài nhiều cảng biển trong đó có nhiều cảng biển loại 1, ngoài ra toàn vùng có nhiều khu kinh tế ven biển, diện tích quy hoạch lớn. Và theo ông “không có vùng kinh tế trọng điểm nào có tiềm năng và lợi thế cảng biển và khu kinh tế ven biển lớn như vậy”. Để phát triển kinh tế biển, phát huy những lợi thế đó các tỉnh cũng đã trang bị cho mình những trang thiết bị hiện đại giúp ngư dân đánh bắt xa bờ và có thiết bị bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khai thác. Kết quả năm 2016 số lượng tàu thuyền của các tỉnh thể hiện qua bảng số liệu như sau: Bảng 4: Số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ĐVT: chiếc Tổng 90CV trở lên Dưới 90CV Thừa Thiên Huế 2000 286 1714 Đà Nẵng 1200 478 722 Quảng Nam 4300 510 3790 Quảng Ngãi 5548 3029 2519 Bình Định 7700 4952 2748 Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các tỉnh Với mức vốn đầu tư cho ngành thủy sản của vùng ngày càng tăng cũng như sự quan tâm của hỗ trợ của Chính phủ ngày càng lớn số lượng trang thiết bị về khai thác, đánh bắt cũng như sản xuất thủy sản có tốc độ phát triển khá nhanh. Cụ thể về số lượng tàu cá, các tàu có trọng tải lớn để ra khơi nhiều hơn. Đó là một yếu tố góp phần nâng cao sản lượng khai thác và từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ra thị trường quốc tế. Đây cũng chính là hướng đi đầy triển vọng góp phần tăng giá trị sản xuất thủy sản. Tuy nhiên vẫn bộc lộ một số bất cập như số lượng tàu thuyền có gia tăng nhưng chưa nhiều, các tàu có công suất lớn đáp ứng cho đánh bắt xa bờ ở các ngư trường lớn còn hạn chế; trang thiết bị trong đánh bắt, nuôi trồng, bảo quản, sản xuất còn lạc hậu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất; tổ chức khai thác thiếu chặt chẽ; hoạt động thu mua, tiêu thụ sản phẩm phân tán, chưa được kiểm soát... Và hơn thế nữa là được sự hỗ trợ của chính phủ cũng như các địa phương nên đã có sự đầu tư tàu võ thép với công suất lớn nhưng vẫn còn hạn chế và một số tàu đóng nhưng không đạt chuẩn ảnh hưởng rất lơn đến niềm tin của nhân dân. Xét trên cả nước thì năm 2016 vượt qua những khó khăn về thị trường xuất khẩu, bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự cố môi trường biển tại bắc trung bộ nhưng ngành thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,31% so với năm 2015. Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã và đang phát triển dựa trên những lợi thế cơ bản của vùng, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi, nền kinh tế theo định hướng mở cửa hội nhập với các vùng kinh tế khác trong nước cũng như thị trường thế giới. Các tỉnh, thành phố trong vùng là địa chỉ thu hút sự quan tâm đầu tư của của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các dự án kinh tế gắn với biển cũng như ngành thủy sản. Thời gian tới Chính phủ vẫn xác định vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng kinh tế mũi nhọn và thủy sản vẫn lại ngành được quan tâm đầu tư, hơn nữa vùng còn đóng vai trò chiến lược trong an ninh , 207
- quốc phòng để bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tăng trưởng chưa thực sự cao và một số thời điểm còn có dấu hiệu giảm sút dù mức giảm không nhiều, giá trị thủy sản đạt được chưa cao, chất lượng sản phẩm còn hạn chế đặc biệt là khó đạt được các tiêu chuẩn của các thị trường lớn trên thế giới. Hiện nay có thể khẳng định ngành thủy sản của vùng chưa khai thác hết lợi thế và chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có. Vậy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần có những giải pháp cụ thể hơn để gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển ngành thủy sản của vùng theo hướng ổn định bền vững hơn. 3. Một số kiến nghị và giải pháp để phát triển ngành thủy sản vùng Kinh tế trọng điểm miền 3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước Ngành thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung muốn tăng trưởng và phát triển cần có những định hướng từ phía Chính phủ cũng như Ban lãnh đạo của các tỉnh, thành phố trong vùng và sự định hướng này phải là tổng hợp, liên kết chứ không phải phát triển riêng lẻ của từng địa phương. Cụ thể là các nhà quản lý vĩ mô cần có những động thái như sau: Một là, cần tăng cướng hơn nữa sự quản lý của nhà nước của các cấp chính quyền trong việc quy hoạch, xây dựng, điều hành và phát triển của các địa phương đảm bảo mức độ logic, tương thích, thống nhất, đồng bộ để gắn kết các tỉnh trong vùng thành thể thống nhất; cần xây dựng một cơ chế điều phối cấp vùng để điều hành hoạt động nhằm phối hợp, liên kết ngành thủy sản của các tỉnh trong vùng với nhau để tăng sức cạnh tranh. Hai là, Nhà nước cần đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng liên kết các tỉnh trong vùng tạo điều kiện cho giao thông vận tải thông suốt cả đường bộ, đường thủy và đường sắt như đường cao tốc, tuyến đường ven biển cũng như đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng yếu kém và đầu tư các dự án giao thông kết nối vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với quốc tế; cần có chính sách khuyến khích ứng dụng các khoa học mới vào ngành thủy sản nhằm góp phần thúc đẩy quá trình liên kết nuôi trồng, sản xuất và hướng tới xuất khẩu thủy sản. Ba là, cần gắn việc khai thác, nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường. Nhà nước cần đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường cũng như hủy hoại nguồn lợi thủy sản của vùng. 3.2 Giải pháp phát triển thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Để phát huy các lợi thế ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo đúng định hướng cũng như quy hoạch của Chính phủ và các địa phương cần có những giải pháp hướng tới ngư dân những người gắn bó với biển, đầu tư các công cụ và phương tiện hỗ trợ cho nuôi trồng, đánh bắt và sản xuất cũng như giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết giữa các khâu thành chuỗi cung ứng chặt chẽ nhằm nâng cao giá trị thủy sản, cụ thể như sau: Thứ nhất là tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là ngư dân. Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về chiến lược phát triển kinh tế biển để mỗi ngư dân là một chiến sĩ bảo vệ lãnh hải quốc gia bằng nhiều hình thức và biện pháp tuyên truyề khác nhau. Xây dựng kế hoạch quản lý tốt đội tàu khai thác, đánh bắt trên biển, cần tiếp cận với cơ sở để nắm bắt những thông tin kíp thời, gần gũi với đời sống của nhân dân. Hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện thúc đẩy khai thác, hoạt động nghề cá nâng cao chuỗi giá trị. Cần có các dự báo về ngư trường để hướng dẫn nhân dân cũng như quy hoạch việc nuôi trồng và khai thác thủy sản theo điều kiện của vùng và phù hợp với nhu cầu thị trường. Thứ hai là hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị nghề cá theo hướng hiện đại. Nâng cấp, điều chỉnh cơ sở hạ tầng các cảng, nâng cao năng lực quản lý cảng cho , 208
- các Ban quản lý. Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác, bảo quản, sản xuất thủy sản nhằm giảm mức hư hỏng cũng như giảm giá trị của sản phẩm sau quá trình sản xuất, đưa các phương tiện và ngư cụ khai thác hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thứ ba là xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản từ nuôi trồng, khai thác, sản xuất và xuất khẩu. Khi bốn nhà là nhà dân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước có sự tương tác phối hợp sẽ tạo sức mạnh đột phá ngành thủy sản. Với những kiến nghị và giải pháp trên sẽ thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, ổn định và bền vững thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có đóng góp cao trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá từ đó góp phần gia tăng cả về lượng và giá trị thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục thống kê Bình Định (2013 – 2016), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định các năm 2013 - 2016 2. Cục thống kê Quảng Ngãi (2013 – 2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi các năm 2013 - 2016 3. Cục thống kê Quảng Nam (2013 – 2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam các năm 2013 - 2016 4. Cục thống kê Đà Nẵng (2013 – 2016), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2013 - 2016 5. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2013 – 2016), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2013 - 2016 6. Lê Huỳnh (2016), Atlat địa lý 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 7. Quyết định số146/2004/QĐ-TTg về “Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020”. 8. http://baochinhphu.vn 9. http://www.mpi.gov.vn , 209
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang
5 p | 86 | 5
-
Kết quả nghiên cứu sửa đổi, bổ sung định mức lao động trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai quản lý
9 p | 28 | 4
-
Hiện trạng khai thác và các mối đe dọa đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản ở đầm Thị Nại - tỉnh Bình Định
6 p | 101 | 4
-
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 p | 21 | 4
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu giống (Meretrix Lyrata Sowerby, 1851) tại xã đất mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
6 p | 69 | 4
-
Nghiên cứu sản lượng của các nghề khai thác thủy sản tại Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận
8 p | 66 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nghề lưới chụp khai thác hải sản ở vịnh Bắc Bộ
8 p | 12 | 3
-
Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tôm hùm giống tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
9 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều, Khánh Hòa
8 p | 69 | 3
-
Kết quả nghiên cứu thực trạng nghề khai thác thủy sản ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
8 p | 67 | 3
-
Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai thác tại vùng đánh cá chung, vịnh Bắc Bộ
5 p | 48 | 2
-
Hiện trạng nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam
7 p | 38 | 2
-
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
6 p | 126 | 2
-
Lồng bẫy cải tiến - một giải pháp xóa đói giảm nghèo cho ngư dân vùng Bãi Ngang tỉnh Quảng Bình
4 p | 48 | 1
-
Nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây Cà Mau, hiện trạng và giải pháp bảo vệ hợp lý
4 p | 92 | 1
-
Đặc điểm phân bố của loài sút (anomalodiscus squamosus) ở thủy vực Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa
7 p | 30 | 1
-
Xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa tại vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An
11 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn