JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0173<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 129-136<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN<br />
THÔNG QUA KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI<br />
<br />
Chu Thu Hoàn<br />
Trường Phổ thông Chuyên ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Căn cứ Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào<br />
tạo thì phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng Anh (DTBTA) cho giáo viên là một nhiệm<br />
vụ cần thiết. Tuy nhiên việc DTBTA còn nhiều bất cập, trong đó có việc đặt và sử dụng câu<br />
hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bài viết này trình bày một số vấn đề xung quanh việc đặt<br />
CH và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng đặt CH cho giáo viên dạy Toán bằng<br />
tiếng Anh.<br />
Từ khóa: Năng lực dạy toán, dạy toán bằng tiếng Anh, câu hỏi, giáo viên, biện pháp.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Thí điểm áp dụng việc giảng dạy môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng<br />
Anh tại một số trường Trung học phổ thông chuyên; tiến tới thực hiện giảng dạy các môn toán, tin<br />
học bằng tiếng Anh tại các trường Trung học phổ thông chuyên là một trong những vấn đề mà Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện trong "Đề án<br />
Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"(gọi tắt là đề án<br />
1400) [11]. Một trong những năng lực cần quan tâm phát triển cho giáo viên (GV) dạy học môn<br />
Toán bằng tiếng Anh là năng lực đặt và giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học. Đã có một số<br />
nghiên cứu về việc làm thế nào để phát huy vai trò của việc đặt câu hỏi trong giảng dạy, từ khởi<br />
động suy nghĩ, khuyến khích và dẫn dắt tư duy của học sinh (HS) đến kiểm chứng được sự hiểu bài<br />
của HS và tạo ra môi trường giao tiếp Toán. Trong số đó, Lenven và Long (1981), Wilen (1991)<br />
đều chỉ ra rằng có đến 80% các câu hỏi mà giáo viên đặt ra đều là các câu hỏi ở mức độ nhận<br />
thức thấp, tức là các câu hỏi chỉ tập trung vào ghi nhớ và nhớ lại thông tin; thiếu nhiều câu hỏi<br />
kích thích tư duy, tính sáng tạo của HS và tìm hiểu những kiến thức sâu sắc hơn liên quan đến bài<br />
học [5;9].<br />
Ở Việt Nam, việc dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh mới được triển khai thí điểm từ<br />
năm 2010, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào liên quan đến phương pháp dạy học môn Toán bằng<br />
tiếng Anh. Từ thực tế triển khai thời gian qua cho thấy không ít giáo viên và cơ sở đào tạo giáo<br />
viên chưa quan tâm thích đáng đến việc đặt câu hỏi (CH) trong quá trình dạy học. Bởi vậy, việc<br />
đặt CH trong việc dạy học môn Toán bằng tiếng Anh (DHMTBTA) còn bộc lộ có nhiều bất cập.<br />
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy Toán bằng<br />
tiếng Anh cho GV thông qua kĩ năng đặt câu hỏi và cũng đưa ra một số mẫu CH tiếng Anh thường<br />
dùng trong dạy học môn Toán để quy ước chung cho cả thầy và trò nhằm phát huy được hết vai trò<br />
của việc đặt câu hỏi mà không gặp nhiều khó khăn do việc cản trở về ngôn ngữ mang lại.<br />
Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.<br />
Liên hệ: Chu Thu Hoàn, e-mail: chuthuhoan2011@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
129<br />
Chu Thu Hoàn<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Vai trò của việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học môn Toán bằng tiếng<br />
Anh<br />
Theo ACER (The Australian Council for Educational Research), một trong những chiến<br />
lược quan trọng để GV đạt mục tiêu dạy học cần phải quan tâm là việc đặt ra hệ thống CH trong<br />
quá trình dạy học [6].<br />
Việc đặt CH có thể được sử dụng trong tất cả các khâu của chu trình 5E (trình tự thông<br />
thường của một tiến trình bài học): Engage – Explore – Explain – Elaborate – Evaluate [8].<br />
Cụ thể như sau:<br />
Engage (khởi động): dùng CH để kiểm tra lại hay ôn tập bài học trước.<br />
Explore (khám phá): dùng CH để cho HS khám phá những kiến thức mới dựa trên những<br />
kiến thức có sẵn.<br />
Explain (giải thích): dùng CH để giảng giải để HS hiểu sâu sắc bài học.<br />
Elaborate (củng cố): dùng CH để củng cố kiến thức và đặt những giả thuyết mới cho HS.<br />
Evaluate (đánh giá): dùng CH để đánh giá xem HS có nắm kĩ được bài học hay không.<br />
Việc đặt CH trong quá trình dạy Toán bằng tiếng Anh có những ưu, nhược điểm sau đây:<br />
Nhược điểm: Dễ gây tốn thời gian nếu GV không khéo léo xử lí hoặc khi HS không tìm<br />
được câu trả lời sau khoảng thời gian suy nghĩ cho phép.<br />
Ưu điểm:<br />
- Phát triển được năng lực sử dụng tiếng Anh của cả thầy và trò.<br />
- Trình bày được "lôgic" tự nhiên của vấn đề và truyền đạt được lôgic này cho HS, khuyến<br />
khích các em hiểu vấn đề hơn, tránh việc học vẹt vì nhiều khi lời giải được viết ra trong Toán<br />
ngược với logic tự nhiên của quá trình suy nghĩ để dẫn đến lời giải bài toán đó (nhất là khi dạy học<br />
hình học hoặc chứng minh bất đẳng thức, hay bài toán tìm giá trị lớn nhất giá trị nhỏ nhất). Đây<br />
cũng là cách học mà HS có thể vận dụng nhiều trong quá trình tư duy giải toán sau này [2].<br />
- Cung cấp tín hiệu phản hồi tức thì (cho cả GV lẫn HS) cho biết HS có hiểu hay không.<br />
- Đảm bảo tốc độ bài giảng phù hợp với trình độ của HS.<br />
- Là một hoạt động sôi nổi, thú vị và kích thích sự tò mò của HS.<br />
- Cho phép HS thực hành sử dụng những ý tưởng và từ vựng mà GV vừa dạy.<br />
- Phát hiện những ý tưởng và giả định sai, tạo điều kiện để GV kiểm tra và sửa lỗi cả Toán<br />
và Tiếng Anh cho HS.<br />
- Có tính lôi cuốn vì nó tạo cho HS cơ hội chứng tỏ là các em đã học được bài.<br />
- Có thể sử dụng để kỉ luật học sinh (nếu học sinh mất tập trung hay mất trật tự thì GV có<br />
thể gọi để HS lấy lại sự tập trung và kỉ luật của lớp).<br />
- Cho phép GV đánh giá kết quả học tập của HS.<br />
- Khuyến khích HS phát triển kĩ năng suy nghĩ ở cấp độ cao.<br />
Khi được trả lời CH, HS sẽ thấy bài học thú vị hơn, được chủ động tham gia bài học chứ<br />
không thụ động ngồi nghe. Việc đặt CH kích thích sự tò mò và tính ham hiểu biết của HS [3].<br />
Khi dạy học môn Toán bằng tiếng Anh, cả GV và HS đều có điều kiện để phát triển cả bốn<br />
kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh. Đặc biệt là kĩ năng nghe nói – những kĩ năng mà HS và<br />
GV của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Việc đặt CH sẽ kích thích HS kĩ năng hiểu vấn đề. Nếu GV chỉ thuyết trình thì thường chỉ<br />
làm cho HS biết những kiến thức gì trong bài học chứ không khuyến khích HS hiểu vấn đề, dẫn<br />
đến việc HS hay quên các kiến thức đã được dạy [2].<br />
<br />
130<br />
Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi<br />
<br />
<br />
Khi đặt CH cho HS, GV sẽ nhận được những thông tin phản hồi tức thì giúp cho giáo viên<br />
biết HS có hiểu vấn đề hay không, hiểu ở mức độ nào trong quá trình giảng bài.<br />
Việc đặt CH có thể được sử dụng với mục đích kép để đánh giá mức độ hiểu bài và để phát<br />
triển năng lực sử dụng Tiếng Anh của cả thầy và trò. Nhất là khi GV tiếp xúc với một lớp thời gian<br />
đầu và muốn nắm bắt năng lực của HS trước khi vào bài học. Đây là một trong những yếu tố quan<br />
trọng của năng lực của GV: xác định sự hiểu biết của HS về bài học và xung quanh bài học để lựa<br />
chọn những phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính độc lập, tự chủ của HS.<br />
<br />
2.2. Một số thực trạng của việc đặt và sử dụng câu hỏi trong dạy Toán bằng<br />
tiếng Anh<br />
Việc đặt CH đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp dạy học<br />
“đàm thoại phát hiện” được sử dụng phổ biến trong quá trình dạy học môn Toán ở trường phổ<br />
thông [1]. Tuy nhiên, qua quan sát và phỏng vấn dự 30 giờ của 23 giáo viên dạy Toán bằng tiếng<br />
Việt và có tham gia dạy học môn Toán bằng tiếng Anh ở một số trường tại thành phố Hà Nội và<br />
thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:<br />
Về ưu điểm: Tần số các CH được đặt ra trong các giờ dạy khá nhiều (trung bình 15 CH<br />
trong một tiết dạy). Đây là con số chấp nhận được.<br />
Về nhược điểm:<br />
- Các dạng CH còn đơn điệu: chỉ có một số dạng CH nhất định và được dùng đi dùng lại<br />
nhiều lần, nên gây ra sự nhàm chán, không kích thích dùng được năng lực sử dụng tiếng Anh của<br />
cả thầy và trò. Chẳng hạn các GV rất hay sử dụng dạng CH mở đầu bằng chữ “What”. Chẳng hạn:<br />
What do we have? (Chúng ta có gì?); What do you think about the problem? (Các em nghĩ gì về<br />
bài toán?)<br />
- Sử dụng nhiều CH mà HS chỉ cần trả lời YES / NO (Có/ Không).<br />
- Phần lớn các CH là những CH đóng (chỉ có một câu trả lời đúng, và thường là câu trả lời<br />
ngắn). Ví dụ:<br />
−−<br />
→ −−→ −−→ −−→<br />
What is AB + BC ? (Tổng AB + BC là vec tơ nào?)<br />
Is the graph of the function y = x2 − 2x + 3 a parabola?<br />
(Đồ thị hàm số y = x2 − 2x + 3 có phải là một parabol không?)<br />
Những CH đóng thường dẫn đến tình trạng HS không đưa ra câu trả lời một cách đầy đủ,<br />
không giải thích cách làm, có xu hướng trả lời ngắn gọn nhất và chỉ đưa ra đáp số mà không giải<br />
thích tường tận được tại sao lại có kết quả như vậy [4]. Chính vì thế việc đưa ra CH đóng của GV<br />
chưa thúc đẩy được năng lực sử dụng tiếng Anh của HS cũng như khó kiểm soát được HS có thực<br />
sự hiểu bài học hay chưa.<br />
- Còn thiếu vắng các dạng CH mà việc trả lời đòi hỏi HS phải sử dụng tiếng Anh nhiều hơn,<br />
những CH có kết thúc mở, những CH dạng “Why and How” (tại sao và như thế nào?) và những<br />
CH cần phân tích, lập luận lí giải khi trả lời.<br />
<br />
2.3. Đề xuất biện pháp<br />
Sau quá trình nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi phân tích và đề xuất một số<br />
giải pháp sau đây nhằm phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho GV thông qua kĩ năng<br />
đặt CH.<br />
- Biện pháp 1 (BP1): Trong một giờ học GV cần sử dụng nhiều dạng CH hơn.<br />
GV có thể sử dụng những CH có kết thúc mở và những CH giúp mở rộng tư duy cho HS.<br />
CH mở là dạng CH có nhiều một đáp số, có nhiều hơn một phương án trả lời. Dạng CH này đòi<br />
hỏi một câu trả lời chi tiết hơn.<br />
<br />
131<br />
Chu Thu Hoàn<br />
<br />
<br />
Ví dụ:<br />
"What vectors do you made from three points A, B, C ?" (những vec tơ nào được tạo thành<br />
từ 3 điểm A, B, C ?)<br />
"Give me two functions whose graphs are parabola" (Hãy chỉ ra cho Cô hai hàm số mà đồ<br />
thị của nó là parabol).<br />
- BP2: Sau dạng CH dạng CH Yes/ No (Có/ Không), GV nên đặt thêm CH dạng “Why and<br />
How” (Tại sao và như thế nào?).<br />
Với CH dạng Yes/ No (Có/ Không), HS có thể không suy nghĩ nhiều, HS có thể đoán câu<br />
trả lời với xác suất đúng là 50% .Nếu thế thì CH sẽ không có giá trị kiểm tra đánh giá HS. Một<br />
số HS có thể đoán đúng 100% các CH dạng Yes/ No (Có/ Không) mà không cần biết gì về chủ đề<br />
của CH. HS trả lời một cách vô thức rồi làm ra vẻ đăm chiêu sau khi nghe câu hỏi, sau đó lắc đầu<br />
qua lại để tạo cảm giác HS sẽ trả lời " No"(Không). Trong khi làm như vậy, HS này sẽ theo dõi<br />
chăm chú thái độ của GV. Nếu GV cười và nhướn lông mày thì HS đó sẽ trả lời " No"(Không). Tuy<br />
nhiên, nếu GV nhíu lông mày hoặc không tỏ thái độ gì trong khi HS đó lắc đầu, HS đó ngay lập<br />
tức đoán ra và đổi câu trả lời thành "Yes" (Có)!<br />
Một cách khác của HS là ngay khi trả lời, ví dụ là “No” (Không), sau đó theo dõi phản ứng<br />
cử chỉ của GV. Nếu không theo hướng thuận lợi, HS sẽ ngay lập tức lật ngược câu trả lời ngay trước<br />
khi GV kịp lên tiếng. Hầu hết HS sử dụng xảo thuật thứ hai này một cách vô thức. Hãy hỏi HS vài<br />
CH tương đối khó dạng "có/không". Khi nghe HS trả lời đúng, GV đừng nói gì cả, và đừng biểu<br />
lộ gì trên sắc mặt hay cử chỉ, cứ chờ một lúc; nếu HS không nắm rất chắc vấn đề thì chỉ sau 3 giây<br />
HS đó sẽ sửa câu trả lời đúng thành sai. Do đó với những CH dạng "Yes or No” (có hoặc không)<br />
GV nên hỏi HS “Why and How” (Tại sao và như thế nào?) để có thể kiểm tra được kiến thức và<br />
tạo điều kiện để HS nói được tiếng Anh nhiều hơn.<br />
- BP3: Trong mỗi bài học cần bổ sung thêm một số CH dẫn dắt HS khám phá Toán.<br />
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình dạy và học bằng tiếng Anh, cả HS và GV đều phải tư<br />
duy chậm hơn do cản trở về ngôn ngữ; HS dễ hiểu chưa hết ý hoặc hiểu sai CH của GV, còn GV<br />
chưa hiểu và đoán hết được ý tưởng trong câu trả lời của HS. Trong lí luận dạy học môn tiếng Anh,<br />
trước đây GV và HS phải học cách nói chuẩn mà người bản xứ sử dụng và dạy học tiếng Anh. Từ<br />
đó thiên về việc đi bắt lỗi “không chuẩn bản xứ” của HS. Đây cũng là lí do mà hầu hết HS Việt<br />
Nam sợ không dám nói tiếng Anh vì sợ nói sai ngữ pháp, không đúng cấu trúc chuẩn (trong khi<br />
nói tiếng Việt lưu loát cả ngày nhưng không quan tâm đến ngữ pháp dù có thể gặp rất nhiều lỗi).<br />
Ngày nay, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế (international language), các nhà giáo dục<br />
học cho rằng: việc quan trọng nhất là GV và HS có thể giao tiếp (communication) bằng những<br />
cách diễn tả khác nhau rồi thỏa thuận (negotiation) để hiểu những nội dung học mà không nhất<br />
thiết phải đặt những CH đúng với cấu trúc của người bản xứ nói tiếng Anh sử dụng. Điều đó có<br />
nghĩa GV chỉ cần nói tiếng Anh để HS của mình hiểu đúng nội dung Toán mà mình cần truyền đạt<br />
và cũng không quá chú trọng đến việc bắt lỗi sai về cấu trúc câu, từ vựng mà HS mắc phải miễn<br />
là đảm bảo được rằng HS trả lời CH đó đúng với nội dung môn Toán. Tuy nhiên khi đặt CH bằng<br />
tiếng Anh dưới hình thức viết thì không phải dịch từng từ của CH từ tiếng Việt sang tiếng Anh mà<br />
cần phải có cấu trúc, mẫu câu mà người bản xứ dùng.<br />
Trong DHMTBTA, ta có thể sử dụng một số mẫu CH dẫn dắt HS khám phá Toán như sau:<br />
(1) Ask children who are getting started with a piece of work<br />
(Hỏi HS khi bắt đầu bài toán)<br />
<br />
How are you going to tackle this? Em định giải quyết bài toán này như thế nào?<br />
What information do you have? What do you Em đã có những thông tin, dữ liệu gì rồi? Em<br />
need to find out or do? cần tìm hiểu thêm những gì?<br />
What operations are you going to use? Em sẽ sử dụng những phép tính nào?<br />
<br />
132<br />
Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi<br />
<br />
<br />
<br />
Will you do it mentally, with pencil and paper, Em sẽ giải bài toán bằng cách nào: Tính nhẩm,<br />
using a number line, with a calculator. . . ? làm ra nháp, dùng một dãy số, dùng máy tính...?<br />
Why? Tại sao?<br />
What method are you going to use? Why? Em sẽ dùng phương pháp gì? Tại sao?<br />
What equipment will you need? Em cần những dụng cụ gì?<br />
What questions will you need to ask? Những câu hỏi em sẽ cần phải hỏi?<br />
How are you going to record what you are Em sẽ ghi lại những gì em đang làm bằng cách<br />
doing? nào?<br />
What do you think the answer or result will be? Em nghĩ câu trả lời hoặc đáp án sẽ là gì?<br />
Can you estimate or predict? Em có thể ước tính hoặc đưa ra dự đoán không?<br />
<br />
(2) Make positive interventions to check progress while children are working, by<br />
asking<br />
(GV có thể dùng CH để kiểm tra tiến độ của HS)<br />
<br />
Em có thể trình bày về những gì đã làm được<br />
Can you explain what you have done so far?<br />
không?<br />
What else is there to do? Còn lại những phần công việc nào?<br />
Why did you decide to use this method or do it<br />
Tại sao em lại chọn cách làm như vậy?<br />
this way?<br />
Can you think of another method that might Em có nghĩ đến một phương pháp khả thi khác<br />
have worked? không?<br />
Could there be a quicker way of doing this? Có cách nào nhanh hơn không?<br />
What do you mean by. . . ? Ý của em là gì khi viết...?<br />
What did you notice when. . . ? Em có nhận ra điều gì khi làm đến đây không?<br />
Why did you decide to organise your results like Tại sao em lại chọn cách sắp xếp kết quả như<br />
that? thế này?<br />
Em đã bắt đầu nhìn ra một trình tự / quy tắc nào<br />
Are you beginning to see a pattern or a rule?<br />
chưa?<br />
Do you think that this would work with other Em có nghĩ như thế này có hợp với các dữ liệu<br />
numbers? khác không?<br />
Have you thought of all the possibilities? Em đã nghĩ đến những cách giải khác chưa?<br />
How can you be sure? Em có chắc chắn không?<br />
<br />
(3) Ask children who are stuck<br />
(Hỏi khi HS đang gặp khó khăn)<br />
<br />
Can you describe the problem in your own Em có thể diễn đạt lại bài toán theo ý mình<br />
words? không?<br />
Can you talk me through what you have done Em có thể trình bày về những gì em đã làm được<br />
so far? không?<br />
<br />
<br />
133<br />
Chu Thu Hoàn<br />
<br />
<br />
<br />
What did you do last time? What is different Trước đó em giải theo cách nào? So với cách<br />
this time? giải này thì có gì khác nhau?<br />
Is there something that you already know that<br />
Có dữ liệu nào chưa dùng đến không?<br />
might help?<br />
Could you try it with simpler numbers. . . fewer Em có thể thử với những số đơn giản hơn...ít số<br />
numbers. . . using a number line. . . ? hơn...hoặc sử dụng một dãy số ?<br />
Em hãy thử xếp những phần này theo thứ tự<br />
What about putting things in order?<br />
xem?<br />
Nếu vẽ bảng / biểu đồ / đồ thị ra, em có dễ hình<br />
Would a table help, or a picture/diagram/graph?<br />
dung hơn không?<br />
Tại sao không thử đoán một kết quả nào đó và<br />
Why not make a guess and check if it works?<br />
kiểm tra xem có đúng không nhỉ?<br />
Have you compared your work with anyone<br />
Em đã thử trao đổi kết quả với bạn khác chưa?<br />
else’s?<br />
<br />
(4) During the plenary session of a lesson ask<br />
(Hỏi khi kết thúc bài học)<br />
<br />
How did you get your answer? Làm thế nào em có câu trả lời đó?<br />
Em có thể trình bày cách làm của em cho cả lớp<br />
Can you describe your method/pattern/rule to<br />
không? Em hãy giải thích tại sao làm cách đó<br />
us all? Can you explain why it works?<br />
lại có thể giải được bài toán.<br />
What could you try next? Tiếp theo đó em sẽ làm như thế nào?<br />
Thay vào những số liệu khác, em có giải được<br />
Would it work with different numbers?<br />
không?<br />
What if you had started with. . . rather than. . . ? Em có thể giải bắt đầu từ... thay vì... không?<br />
What if you could only use. . . ? Em có thể chỉ sử dụng... không?<br />
Theo em, câu trả lời / kết quả của em có hợp<br />
Is it a reasonable answer/result? What makes<br />
lí không? Em dựa vào đâu để khẳng định như<br />
you say so?<br />
vậy?<br />
How did you check it? Em kiểm tra kết quả của mình như thế nào?<br />
What have you learned or found out today? Em đã học được những gì sau bài học hôm nay?<br />
If you were doing it again, what would you do<br />
Nếu làm lại, em sẽ làm cách khác chứ?<br />
differently?<br />
Having done this, when could you use this<br />
method/information/idea again? Em muốn sử dụng cách này khi nào?<br />
Did you use any new words today? What do Em có sử dụng từ mới nào hôm nay không?<br />
they mean? How do you spell them? Những từ đó nghĩa là gì, đánh vần như thế nào?<br />
<br />
<br />
Ngoài ra, về cách thức ứng xử GV cần chú ý đến những vấn đề sau:<br />
- Đặt CH mà HS có thể trả lời được. Các CH nên ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ<br />
dễ hiểu.<br />
<br />
134<br />
Phát triển năng lực dạy toán bằng tiếng anh cho giáo viên thông qua kĩ năng đặt câu hỏi<br />
<br />
<br />
Theo các nhà giáo dục học, HS có quyền khám phá và kiến tạo kiến thức nên cần phải<br />
khuyến khích tất cả học sinh trong lớp suy nghĩ bằng cách nâng dần cấp độ khó của CH theo bốn<br />
cấp độ CH mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướng dành cho kì thi trung học phổ thông quốc gia<br />
(CH cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản và vận dụng nâng cao). Nhất là thời gian đầu<br />
khi GV dạy một lớp mới chưa thật sự nắm được trình độ của HS. Khi đặt CH chú ý sử dụng từ<br />
vựng và cấu trúc câu tiếng Anh mà HS đã biết, tránh có những từ mới trong CH, nếu có cần giải<br />
thích trước khi hỏi.<br />
- Cho học sinh có đủ thời gian để suy nghĩ và trả lời CH.<br />
Sau khi đặt một CH, GV nên dừng lại một khoảng thời gian dài gấp đôi so với nếu CH đó<br />
được hỏi bằng tiếng việt để hầu hết HS cần động não suy nghĩ câu trả lời. Khi HS đã có đủ thời<br />
gian suy nghĩ, hãy yêu cầu một HS nêu câu trả lời. Nếu GV chỉ định một HS trả lời trước khi đặt<br />
CH, các HS khác sẽ không tích cực suy nghĩ. GV dừng lại càng lâu, HS càng phải suy nghĩ nhiều<br />
và câu trả lời của HS sẽ đầy đủ hơn. Tất nhiên GV cần tính được khoảng thời gian dừng cần thiết<br />
vì dừng lại lâu quá HS không còn tập trung suy nghĩ sẽ mất trật tự và thời gian ảnh hưởng đến tiến<br />
độ bài học.<br />
- Nếu không có HS nào trả lời được thì GV có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơn nhằm<br />
gợi mở cách trả lời cho CH ban đầu.<br />
- Không nên chỉ sử dụng các CH ghi nhớ.<br />
Các CH ghi nhớ bản thân chúng không giúp HS hiểu bài, và chúng không cho phép HS<br />
được áo dụng kiến thức của mình, chưa nói đến là thực hành các "kĩ năng tư duy" bậc cao hơn.<br />
- Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, cười, nhướn lông mày, gật đầu) để khuyến khích HS<br />
trả lời CH.<br />
- Khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của HS.<br />
Khuyến khích HS trả lời bằng cách bắt đầu từ những CH đơn giản, đặc biệt nếu đây là nhóm<br />
học sinh mới. GV hãy tỏ ra hài lòng đối với các câu trả lời của HS, và luôn luôn khen ngợi các câu<br />
trả lời đúng. Nếu HS trả lời mà lại nói rất khẽ thì GV nên nhắc lại câu trả lời đó cho cả lớp biết.<br />
- Tránh làm cho HS xấu hổ với câu trả lời của mình.<br />
GV sẽ làm gì với các câu trả lời không đúng? GV không chê bai câu trả lời không đúng;<br />
thay vào đó cố gắng giải thích lí do có thể dẫn đến câu trả lời đúng. Nếu câu trả lời bị sai, GV chỉ<br />
nêu ra lí do tại sao lại sai (mà không vứt bỏ câu trả lời này), sau đó đặt câu hỏi khác để đưa HS trở<br />
lại đúng hướng. GV cũng sử dụng các câu trả lời sai để uốn nắn những chỗ HS hiểu sai.<br />
Khi HS đang trả lời và có lỗi phát âm hoặc ngữ pháp GV không nên ngắt quãng HS để sửa<br />
vì sau đó HS ngại nói tiếng Anh ảnh hưởng đến việc khám phá và kiến tạo kiến thức Toán cũng<br />
như cản trở năng lực nói tiếng Anh của cả thầy và trò.<br />
- Khi đặt câu hỏi cho cả lớp, GV cố gắng phân phối câu hỏi càng rộng càng tốt. GV nên<br />
phân phối CH đều khắp cả lớp không nên tập trung nhóm nào để tránh mất trật tự.<br />
- Trong khi giảng độc thoại, GV cũng nên đặt CH để kích thích sự tập trung của HS và bài<br />
giảng thêm thú vị tránh nhàm chán.<br />
- Nên tránh những CH mơ hồ có thể dẫn đến nhiều câu trả lời đúng.<br />
- Nếu HS không trả lời được nhiều trong phần hỏi – đáp thì GV nên cho HS thảo luận theo<br />
cặp. Nêu CH, sau đó viết CH đó lên bảng, và yêu cầu HS thảo luận câu trả lời theo cặp trong<br />
khoảng 2 đến 4 phút. Nếu cần thiết, bạn hãy kiểm tra xem HS có thực sự thảo luận với nhau hay<br />
không. Sau đó gọi HS trả lời, và nên khen ngợi những câu trả lời hay. Khi thảo luận theo cặp, HS<br />
có đủ thời gian để suy nghĩ, và cho phép các em kiểm tra lại câu trả lời của mình với bạn cùng thảo<br />
luận. Điều này giúp các em tự tin hơn và dễ trả lời câu hỏi của GV hơn.<br />
- GV nên chuẩn bị những CH cần thiết sẽ sử dụng trong bài giảng, nhất là những CH cần<br />
thời gian suy nghĩ.<br />
<br />
135<br />
Chu Thu Hoàn<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Đặt CH đóng vai trò quan trọng trong việc DTBTA vì những ưu điểm của phương pháp này<br />
mang lại. Tuy nhiên, để phát huy được vai trò của việc đặt CH, GV cần phải luyện tập nhiều để<br />
nâng cao kĩ năng đặt CH tiếng Anh nhằm phát triển được năng lực đặt, giải quyết vấn đề và năng<br />
lực sử dụng tiếng Anh của cả thầy và trò. Khi soạn bài, cần chuẩn bị kĩ các CH và phác họa những<br />
tình huống trả lời để góp phần tăng hiệu quả của bài giảng. Thời gian đầu nếu GV chuẩn bị chi tiết<br />
thì việc đặt CH sẽ càng ngày càng dễ dàng và việc đặt CH trở nên rất tự nhiên và hiệu quả.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bùi Văn Nghị, 2014. Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông.<br />
Nxb Đại học Sư phạm.<br />
[2] Geoffrey Petty, 1998. Dạy học ngày nay. NXB Stanley Thornes.<br />
[3] Groisser, P., 1964. How to Use the Fine Art of Questioning. New York: Teacher’s Practical<br />
Press.<br />
[4] Kerry, T., 1982. Effective Questioning. London: Macmillan.<br />
[5] Leven,T. and Long, R, 1981. Effective instruction. Washington DC: Association for<br />
Supervision and Curriculum Development.<br />
[6] Sullivan, P., Lilburn, P., 2002. Good Questions for Math Teaching: Why Ask Them and What<br />
to Ask [K-6]. Math Solutions Publications, Sausalito, CA.<br />
[7] The Australian Coucil for Educational Research, 2009. Taking to learn: Dialogue in the<br />
classroom. The Digest, No.2. Teachers Registration Board, Tasmania, NSW Institute of<br />
Teachers.<br />
[8] Tôn Thân, 1995. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư<br />
duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học cơ sở Việt Nam. Luận án Tiến<br />
sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.<br />
[9] Wilen, William W., 1991. Questioning Skills for Teachers, third edition. National Education<br />
Association, Washington DC.<br />
[10] Yalcin, F.A., Bayrakceken, S., 2010. The effect of 5E learning model on pre-service science<br />
teachers’ achievement of acids-bases subject. International Online Journal of Educational<br />
Sciences, 2, 508-531.<br />
[11] Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
[12] Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
[13] Http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Ban-hanh-Nghi-quyet-ve-doi-moi-can-ban-toan<br />
-dien-giao-duc/184826.vgp<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Improving the ability of math teachers to teach in English via questioning skills<br />
<br />
Pursuant to Resolution 29 - NQ / TW on fundamental and comprehensive innovation in<br />
education and training, teachers must be able to teach Math in in English. However, most math<br />
teachers cannot ask of understand questions in English. In this article, the author suggests ways to<br />
improve teachers’ ability to ask and answer questions when teaching Math in English.<br />
Keywords: Math competence, Math in English, questions, teachers.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
136<br />