Phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
lượt xem 0
download
Trong giới hạn của bài viết, nhóm tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận, đặc điểm của chương trình môn học cùng với cấu trúc nội dung năng lực thiết kế kỹ thuật của học sinh trung cơ sở để từ đó đề xuất ba giải pháp gồm vận dụng phương pháp dạy học tình huống hay dạy học các nội dung bằng bài học STEM hoặc tổ chức dạy học nội dung thông qua thực hiện dự án để phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
- Phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật cho học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Cao Thị Thúy Diễm, Bùi Văn Hồng Tóm tắt Năng lực công nghệ là một trong những năng lực đặc thù của học sinh mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến hình thành và phát triển cho học sinh. Trước sự phát triển của cách mạng 4.0, năng lực này có vai trò quan trọng, góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong giới hạn của bài viết, nhóm tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận, đặc điểm của chương trình môn học cùng với cấu trúc nội dung năng lực thiết kế kỹ thuật của học sinh trung cơ sở để từ đó đề xuất ba giải pháp gồm vận dụng phương pháp dạy học tình huống hay dạy học các nội dung bằng bài học STEM hoặc tổ chức dạy học nội dung thông qua thực hiện dự án để phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: năng lực thiết kết kỹ thuật, giáo dục phổ thông, học sinh 1. Đặt vấn đề Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đặt ra cho giáo dục thời gian tới phải đổi mới, phát triển toàn diện người học, chú trọng thực hành; phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho người học trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, chuẩn bị nền tảng để phát triển thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trước tình hình này, Đảng và Nhà nước đã đề ra quan điểm chỉ đạo về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, theo đó Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được ban hành với mục tiêu “chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” (Quốc Hội 2014). Trên cơ sở đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) đã được ban hành và đang triển khai thực hiện ở các khối lớp với mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh (HS) theo tinh thần chỉ đạo đổi mới trên (Bộ GD&ĐT 2018). Bên cạnh mục tiêu phát triển phẩm chất, HS sẽ được chú trọng phát triển 10 năng lực chung và đặc thù thông qua nội dung giáo dục của các môn học. Trong số các năng lực đặc thù thì năng lực công nghệ (NLCN) là năng lực được chú trọng hình thành để giúp HS định hướng nghề nghiệp tương lai, chuẩn bị tri thức nền tảng cho các em tham gia với cuộc sống lao động sau này. Có thể nói, đây là năng lực khá quan trọng trong giáo dục phổ thông mà giáo viên (GV) cần chú trọng phát triển trong giai đoạn thực hiện CTGDPT 2018 hiện nay. NLCN của HS được thể hiện qua nhiều năng lực thành phần, trong đó biểu hiện năng lực cao nhất đó là năng lực thiết kế kỹ thuật (NLTKKT) của HS. Về nội dung này, ở tiểu học các em đã được trải nghiệm thiết kế thông qua các hoạt động thủ công kỹ thuật đơn giản với các chủ đề công nghệ. Sang cấp trung học cơ sở (THCS), HS sẽ bắt đầu tư duy thiết kế cụ thể sản phẩm công nghệ để giải quyết vấn đề nào đó được đặt ra. Như vậy, NLTKKT trong cấp học này của HS cần có những giải pháp phát triển phù hợp để HS có thể “làm chủ” các thiết kế kỹ thuật và có thể hiện thực hóa thành sản phẩm để thử nghiệm, đánh giá khả năng đáp ứng, giải quyết yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Đây là năng lực không thể thiếu trong yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành nghề về công nghệ, kỹ thuật trong xã hội dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Chính vì 789
- thế, để thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông về phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho HS nói chung và NLTKKT nói riêng, bài viết thực hiện nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật (PTNLTKKT), trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển năng lực này cho HS THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 2. Các nội dung về PTNLTKKT cho HS THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Thiết kế kỹ thuật Trước tiên chúng ta cùng phân tích các khái niệm thành phần: Kỹ thuật: +Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ huật là tổng thể nói chung những tư liệu và phương tiện hoạt động của con người được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ nhu cầu phi sản xuất của xã hội (Hoàng Phê 2021, 656). +Hay kỹ thuật là ứng dụng khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra sản phẩm, công nghệ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, là kinh nghiệm, thủ thuật của một dạng hoạt động nhất định (Bộ GD&ĐT 2018, 51). Thiết kế: +Theo từ điển Tiếng Việt, thiết kế là lập tài liệu kỹ thuật toàn bộ gồm có bản tính toán, bản vẽ, để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, sản phẩm,… (Hoàng Phê 2021, 1193). +Hay thiết kế là toàn bộ quá trình bao gồm xác định, điều tra, làm rõ vấn đề; khám phá các ý tưởng, giải pháp đã có, đề xuất hình thành giải pháp mới, hiện thực hóa và đánh giá giải pháp mới để giải quyết vấn đề (Bộ GD&ĐT 2018, 51). Thiết kế kỹ thuật là một quá trình lặp đi lặp lại được sử dụng để xác định các vấn đề cũng như phát triển và cải tiến các giải pháp (engineergirl 2023). Hay thiết kế kỹ thuật là một quá trình có tính hệ thống, sáng tạo và lặp đi lặp lại nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người (National Assessment Governing Board 2014). Như vậy từ các khái niệm thành phần và các định nghĩa khái niệm thiết kế kỹ thuật ở trên, có thể khái quát lại thiết kế kỹ thuật là quá trình tính toán, cụ thể hóa hình tượng các sản phẩm kỹ thuật dựa trên ý tưởng đã có, là cơ sở để chế tạo, làm ra các sản phẩm thật sự dựa trên thiết kế để giải quyết vấn đề nào đó. 2.1.2. Năng lực thiết kế kỹ thuật NLTKKT là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn, đề xuất giải pháp kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hóa giải pháp kỹ thuật, công nghệ, thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra (Bộ GD&ĐT 2018, 53). Như vậy, NLTKKT là khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết, khả năng tính toán, thiết kế để có thể hiện thực hóa ý tưởng, giải pháp công nghệ, kỹ thuật và thực nghiệm để đánh 790
- giá mức độ đáp ứng của sản phẩm công nghệ đối với vấn đề cần giải quyết, từ đó điều chỉnh hoàn thiện thành sản phẩm tối ưu. 2.1.3. Phát triển năng lực thiết kế kỹ thuật Khái niệm phát triển theo tâm lý học là quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến tốt, theo đó sự vật có sự thay đổi về chất và lượng (Nguyễn Văn Tứ 2023). Như vậy PTNLTKKT là quá trình nâng cao khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết, khả năng tính toán, thiết kế để có thể hiện thực hóa ý tưởng, giải pháp công nghệ, kỹ thuật và thực nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm công nghệ đó. Tức là, để thực hiện thiết kế kỹ thuật, phải trải qua các giai đoạn của quy trình thiết kế kỹ thuật, ở mỗi giai đoạn tương ứng với những những năng lực khác nhau. Cần chú trọng phát triển năng lực ở từng giai đoạn thiết kế kỹ thuật đó. 2.2. PTNLTKKT cho HS THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 2.2.1. Về cấu trúc NLTKKT của HS THCS Trong CTGDPT 2018, NLCN của HS THCS chủ yếu được hình thành và phát triển thông qua hoạt động dạy và học môn Công nghệ. Trong cấp THCS, môn học này là bắt buộc để tiếp tục phát triển NLCN mà HS đã tích lũy được ở cấp tiểu học. Trong đó, NLTKKT là một năng lực thành phần, có mức độ biểu hiện cao nhất trong các năng lực thành phần của NLCN. Ở cấp THCS, NLTKKT có mức độ thể hiện ở 02 nội dung sau: - Phát hiện được nhu cầu, vấn đề giải quyết trong bối cảnh cụ thể. - Đề xuất được giải pháp và tạo ra được sản phẩm công nghệ đơn giản dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật và kiến thức, kỹ năng và công nghệ. Từ đó, có thể minh họa NLTKKT của HS THCS theo sơ đồ sau: Hình 1. Sơ đồ mô tả biểu hiện của NLTKKT Trong chương trình nội dung môn Công nghệ cấp THCS, các chủ đề công nghệ đa dạng từ nhiều lĩnh vực như công nghệ trong gia đình đến các lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy sản, …. cùng với nhiều nội dung thực hành, gắn với thực tiễn. Điều này mang lại ưu thế cho giáo viên tổ chức, thiết kế bài dạy thông qua nhiều phương pháp để hình thành và phát triển NLTKKT cho HS. Thông qua các biểu hiện của NLTKKT ở trên, quá trình dạy học, GV cũng cần xác định các kết quả đạt được của từng cấp độ biểu hiện của NLTKKT, được đề xuất như 791
- sau: Bảng 1. Yêu cầu của năng lực thiết kế kỹ thuật Biểu hiện của NLTKKT Các yêu cầu cho từng mức độ biểu hiện Phát hiện nhu cầu, vấn đề -Nhu cầu, vấn đề gắn với thực tiễn, có tính ứng dụng cần giải quyết -Xác định được các điều kiện để giải quyết vấn đề Đề xuất ý tưởng, giải pháp -Ý tưởng sáng tạo công nghệ -Mô tả chi tiết các yêu cầu, nội dung sẽ thiết kế của giải pháp -Các điều kiện cần có để hiện thực hóa ý tưởng, giải pháp Tạo ra sản phẩm công -Đáp ứng yêu cầu của thiết kế nghệ -Tính toán chi phí, nguyên vật liệu, thời gian tạo ra sản phẩm,… Thử nghiệm sản phẩm -Kết quả vận hành của sản phẩm công nghệ -Xác định các nhược điểm của sản phẩm cần cải tiến, khắc phục Đánh giá sản phẩm công -Đánh giá được chất lượng, hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất nghệ -Định hướng phương án khắc phục những hạn chế của sản phẩm -Bổ sung, hoàn thiện lại thiết kế giải pháp ban đầu Qua sơ đồ trên ta thấy, bước đầu tiên trong NLTKKT là HS phải phát hiện được nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn, trên cơ sở kiến thức nền của bản thân cùng với hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ có ý tưởng đề xuất tạo ra sản phẩm công nghệ để giải quyết vấn đề đó. Như vậy, thông qua cấu trúc của NLTKCN, ta thấy điểm đặc trưng của NLTKKT là: - Cụ thể hóa ý tưởng hoặc giải pháp công nghệ thành hiện thực. - Tạo ra sản phẩm công nghệ để thực nghiệm đánh giá mức độ đáp ứng của giải pháp so với nhu cầu đặt ra trong thực tiễn. Như vậy, nắm bắt được cấu trúc của NLTKKT cùng với nội dung môn Công nghệ tại trường THCS, GV có thể tổ chức các hoạt động phát triển năng lực này cho HS một cách hiệu quả nhằm phát triển hơn nữa NLTKKT cho HS, hướng đến đích cuối cùng của phát triển NLCN trong mục tiêu phát triển toàn diện năng lực của bản thân HS. 2.2.2. Đề xuất giải pháp PTNLTKKT cho HS THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông *Vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong thực hiện giảng dạy các bài học công nghệ của chương trình Dạy học tình huống là phương pháp dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gắn với tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp (Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường 2018, 113). Như vậy bản chất của dạy học tình huống là GV đặt HS vào trong tình huống gắn với thực tiễn có liên quan đến chủ đề hay nội dung dạy học mà GV cần phát triển tri thức mới cho HS. Tình huống này có thể xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đời sống hàng ngày, từ nhiệm vụ học tập cần giải quyết hay những tình huống liên quan đến khoa học công nghệ, về ứng dụng, cải tạo sản phẩm công nghệ, để HS nhận diện ra nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, từ đó dựa trên nền tảng tri thức đã có để lên ý tưởng thiết kế giải pháp giải quyết tình huống đó. Tổ chức dạy học theo tình huống thường có 3 nội dung chính: - Bước 1: Nêu tóm tắt tình huống trong bối cảnh có liên quan với nội dung dạy học và gắn với thực tiễn ứng dụng - Bước 2: Mô tả cụ thể tình huống, phân tích nhu cầu, vấn đề cần giải quyết trong tình 792
- huống - Bước 3: Thiết kế giải pháp giải quyết tình huống Như vậy, vận dụng phương pháp dạy học tình huống này trong dạy học môn Công nghệ với các nội dung đa dạng từ nhiều lĩnh vực như đã đề cập ở trên, GV có thể xây dựng các tình huống phù hợp, đặt HS vào bối cảnh phải giải quyết tình huống liên quan đến công nghệ, từ đó HS sẽ được phát triển NLTKKT của bản thân thông qua các tình huống này. Ví dụ: khi dạy về nội dung về lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho ngôi nhà trong chương trình Công nghệ khối lớp 9, GV có thể tạo tình huống gắn với nhu cầu sử dụng thực tiễn tại gia đình như “Nhà có nhiều tầng, mỗi tầng sẽ có cầu thang bộ là lối đi hoặc làm lối thoát hiểm, gia đình A có nhu cầu lắp 1 bóng đèn giữa cầu thang. Như vậy, làm thế nào để điều khiển đèn sáng - tắt khi lên hoặc xuống cầu thang?”. Thông qua tình huống này, HS sẽ tiến hành phân tích tình huống, nhận diện nhu cầu của gia đình, và thiết kế giải pháp về mạch điện điều khiển để giải quyết vấn đề, sau đó thử nghiệm, đánh giá kết quả đạt được để điều chỉnh lại thiết kế ban đầu. Như vậy, chúng ta thấy rằng, NLTKKT của HS trong tình huống trên đã được tạo điều kiện, môi trường để hình thành và phát triển. Các mức độ biểu hiện của NLTKKT để được phát triển khi giải quyết tình huống trên. Tương tự cho nhiều tình huống liên quan đến công nghệ khác. Với sự đa dạng về nội dung công nghệ trong từng lĩnh vực của chương trình cùng với tình huống được sử dụng phù hợp, hiệu quả PTNLTKKT cho HS sẽ hiệu quả hơn. * Dạy học các nội dung bằng bài học STEM Hoạt động giáo dục STEM (khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện trong chương trình giáo dục trung học từ năm 2020 (STEM) với 3 hình thức chính: dạy học các môn khoa học theo bài học STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (Bộ Giáo dục và đào tạo 2020). Trong đó, tổ chức dạy học các môn học theo bài học STEM được tổ chức dựa theo quy trình kỹ thuật với 5 hoạt động chính bao gồm: Hình 2. Các hoạt động chính khi thực hiện bài học STEM (Cao Thị Thúy Diễm 2023, 9) 793
- Dựa vào hình minh hoạ các hoạt động chính khi thực hiện bài học STEM cho thấy, việc tổ chức dạy học các nội dung trong môn học Công nghệ ở THCS dưới dạng bài học STEM là hoàn toàn phù hợp để phát triển tốt NTKKT cho HS. Thực hiện bài học STEM giúp HS phát triển khả năng tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề nghiên cứu. HS được tạo môi trường thể hiện các ý tưởng thiết kế, trao đổi, chia sẻ để lựa chọn giải pháp tối ưu trong quá trình giải quyết vấn đề đặt ra. Và khi giải quyết được vấn đề, không chỉ có NLTKKT của HS được phát triển mà còn có các năng lực khác như: năng lực giao tiếp công nghệ, năng lực sử dụng và đánh giá công nghệ, năng lực giao tiếp và hợp tác,…. Tuy nhiên, GV cần lưu ý xác định cụ thể tiêu chí đánh giá để định hướng các hoạt động và giải pháp của HS đạt mục tiêu đã đề ra. * Tổ chức dạy học các nội dung của bài học thông qua thực hiện dự án Dạy học nội dung bài học thông qua thực hiện dự án là một phương pháp dạy học gắn giữa lý thuyết và thực hành tạo ra sản phẩm. Trong dạy học dự án, HS đóng vai trò chủ động thực hiện các nhiệm vụ dưới sự định hướng của GV. Cần lưu ý các bước thực hiện của dạy học dự án bao gồm: xác định dự án gắn với nội dung bài học cùng với mục tiêu cụ thể của dự án, thiết kế nội dung dự án trong đó trình bày chi tiết các nội dung thực hiện, tổ chức thực hiện dự án, hoàn thành sản phẩm của dự án và đánh giá sản phẩm dự án. Dựa trên đặc điểm và quy trình dạy học dự án, GV có thể vận dụng vào dạy học các nội dung bài học để phát triển NLTKKT của HS. Ví dụ: Khi dạy về nội dung nhà ở, GV có thể xác định dự án “Thiết kế mô hình nhà ở nông thôn” để các nhóm thực hiện. Thông qua hoạt động này, HS sẽ sáng tạo các ý tưởng thiết kế mô hình, thử nghiệm, trình bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm của dự án dựa trên các tiêu chí mà GV đã đặt ra cho nhóm. Như vậy, để hoàn thành dự án, từng HS trong nhóm sẽ thể hiện hết năng lực thiết kế kỹ thuật của bản thân trong quá trình lên ý tưởng và thực hiện chế tạo sản phẩm, cả việc trình bày sản phẩm cuối cùng trước tập thể. Như vậy, dạy học thông qua thực hiện dự án cũng là một trong những phương pháp PTNLTKKT cho HS mang lại hiệu quả. 3. Kết luận Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu càng cao về nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, phát triển năng lực của người học nói chung và PTNLTKKT nói riêng là một trong những mục tiêu cần thực hiện. PTNLTKKT là góp phần thành công của PTNLCN cho HS. HS được tạo điều kiện hình thành và phát triển các năng lực thành phần của NLCN ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là nền tảng vững chắc để HS tiếp tục phát triển năng lực nghề nghiệp chuyên sâu sau này. Chính vì thế, GV cần lưu ý lựa chọn phương pháp và tổ chức dạy học thông qua các hình thức phù hợp với mục tiêu, nội dung để tạo môi trường thuận lợi cho sự PTNLTKKT của HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường. 2018. Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Hà Nội: Đại học sư phạm. Truy cập ngày 20/9/2023. http://thuvien.sptwnt.edu.vn/Ebookview.aspx?id=2021032500410 Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2018. “Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông”. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2020. “Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 về triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học”. 794
- Cao Thị Thúy Diễm. 2023. “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học STEM”, Kỷ yếu Hội thảo đề tài KH&CN cấp bộ 2022,trang 6-11. Engineergirl. 2023. “What is Engineering Design and the Engineering Design Process?” Truy cập ngày 20/9/2023. https://www.engineergirl.org/128119/engineering-design. Hoàng Phê. 2021. “Từ điển Tiếng Việt”, Hà Nội: NXB Hồng Đức. National Assessment Governing Board, United States. 2014. “Engineering Design.” Nguyễn Văn Tứ. 2023. “Đề cương chi tiết bài giảng Tâm lý học giáo dục”. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Cao Thị Thúy Diễm Bùi Văn Hồng Học hàm, học vị: - Thạc sĩ - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cơ quan công tác - Trường Cán bộ quản lý giáo - Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường dục TP.HCM Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Nghiên cứu sinh, Viện Sư - Viện trưởng phạm kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. - 0906840646 Điện thoại: - 0915735061 hongbv@hcmute.edu.vn Email: -diemctt.ncs@hcmute.edu.vn - 484 Lê Văn Việt, phường Tăng Địa chỉ cơ quan - 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM. công tác cá nhân: Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM 795
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phát triển năng lực trong dạy học Vật lý
21 p | 687 | 69
-
Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học phần chương trình, phương pháp dạy học Hóa học
8 p | 100 | 10
-
Quản lý sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học ở các cơ sở giáo dục phổ thông
7 p | 70 | 9
-
Vận dụng “quy trình thiết kế kĩ thuật” xây dựng chủ đề STEM “thiết kế mô hình nhà chống lũ” theo định hướng phát triển năng lực học sinh
12 p | 65 | 9
-
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực thiết kế bài dạy tích hợp cho sinh viên trong dạy học môn Khoa học cấp tiểu học
8 p | 8 | 4
-
Thiết kế tình huống dạy học khái niệm “Hàm số mũ” (Giải tích 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh
5 p | 10 | 4
-
Thiết kế tình huống dạy học hình chữ nhật, hình vuông nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 3
8 p | 27 | 4
-
Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy - học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh
8 p | 116 | 4
-
Phát triển năng lực thiết kế kĩ thuật cho học sinh trong dạy học công nghệ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018
11 p | 44 | 3
-
Rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm theo định hướng phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
6 p | 12 | 3
-
Thiết kế bài học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông
5 p | 39 | 2
-
Quy trình thiết kế đường phát triển năng lực trong đánh giá sự tiến bộ của học sinh
7 p | 4 | 2
-
Thiết kế chủ đề STEM “Căn phòng yên tĩnh” thuộc mạch nội dung “Âm thanh” (Khoa học 4) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
6 p | 4 | 2
-
Đề xuất tiêu chí đánh giá hoạt động thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm
5 p | 79 | 2
-
Thiết kế kế hoạch bài dạy “Phương trình bậc hai một ẩn” (Toán 9) theo định hướng phát triển năng lực toán học cho học sinh
5 p | 11 | 2
-
Thiết kế bài tập tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực hoá học cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề “Phân bón hoá học” (Hoá học 11)
7 p | 8 | 2
-
Thiết kế một số bài tập gắn với thực tiễn để phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh lớp 4
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn