Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An thông qua dạy học mô hình lớp học đảo ngược của phương pháp Blended learning
lượt xem 2
download
Phát triển năng lực tự học là nhiệm vụ cấp thiết và lâu dài ở mọi cấp học trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết trình bày các bước thiết kế mô hình lớp học đảo ngược theo phương pháp Blended Learning và kết quả của việc vận dụng mô hình vào dạy học ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An thông qua dạy học mô hình lớp học đảo ngược của phương pháp Blended learning
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN THÔNG QUA DẠY HỌC MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CỦA PHƯƠNG PHÁP BLENDED LEARNING Bùi Thị Thanh1,* 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Email: *buithithanh@naue.edu.vn Tóm tắt: Phát triển năng lực tự học là nhiệm vụ cấp thiết và lâu dài ở mọi cấp học trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Bài báo trình bày các bước thiết kế mô hình lớp học đảo ngược theo phương pháp Blended Learning và kết quả của việc vận dụng mô hình vào dạy học ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trên hai lớp là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, với cùng nội dung và giảng viên giảng dạy. Số liệu thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của mô hình trong phát triển năng lực tự học tại trường Đại học Kinh tế Nghệ An. Từ khóa: Năng lực tự học, Lớp học đảo ngược. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ viên, các em sẽ tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã tin liên quan về bài học. Giờ học ở lớp sẽ dành từng nói: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. cho các hoạt đông tương tác, thảo luận giúp Theo định hướng phát triển giáo dục, người học củng cố thêm các kiến thức tự học ở nhà. Theo là trung tâm trong quá trình dạy và học, qua đó Nguyễn Văn Lợi (2014); Nguyễn Ngọc Tuấn & phát triển các năng lực của bản thân. Những cs. (2020) cho rằng vận dụng mô hình LHĐN để nghiên cứu về năng lực tự học đã có từ rất lâu, đổi mới cách dạy của giảng viên và sinh viên ở song tự học không bao giờ là cũ khi việc học vẫn các trường Đại học là nâng cao được chất lượng không ngừng phát triển. Đổi mới phương pháp dạy và học. Bài viết này, chúng tôi thiết kế và dạy học ngày càng trở thành một yêu cầu tất yếu đánh giá kết quả khi vận dụng mô hình LHĐN trong giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu đào của phương pháp Blended Learning (BL) vào tạo một con người toàn diện, với những kỹ năng giảng dạy học phần Toán dành cho các nhà kinh tự học suốt đời, tư duy phê phán, kỹ năng làm tế ở trường Đại học Kinh tế Nghệ An với mục việc trong môi trường hợp tác. Công nghệ thông tiêu phát triển năng lực tự học. tin là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác đổi mới phương pháp dạy học và việc sử dụng 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU công nghệ kết hợp với phương thức dạy học 2.1. Đối tượng nghiên cứu truyền thống đang ngày càng phổ biến. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tín Lớp học đảo ngược (LHĐN) là phương thức chỉ CS039.01 (lớp thực nghiệm) và thiết kế dạy học theo mô hình kết hợp (Strayer, CS039.02 (lớp đối chứng) với học phần Toán 2012) đã và đang phát triển ở nhiều quốc gia. dành cho các nhà Kinh tế tại trường Đại học Thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên là Kinh tế Nghệ An do cùng một giảng viên người hướng dẫn; ngược lại người học, thay vì giảng dạy, được thiết kế như sau: tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo 47
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra Kiểm tra sau Lớp Tác động trước TĐ TĐ Vận dụng mô hình LHĐN của Thực nghiệm 01 03 phương pháp BL. Dạy học không vận dụng mô hình Đối chứng 02 04 LHĐN của phương pháp BL. Sự phát triển năng lực tự học của sinh viên Lớp thực nghiệm CS039.01: GV thiết kế và (SV) trước và sau tác động được đánh giá bởi vận dụng mô hình LHĐN theo phương pháp GV và tự đánh giá của SV. Kiểm tra trước tác BL với ba bài dạy liên tiếp thuộc học phần động với mục đích xác định năng lực tự học của Toán dành cho các nhà Kinh tế gồm: Cực trị hai lớp có tương đương không và sau tác động của hàm nhiều biến; Lựa chọn tối ưu mức sử nhằm so sánh năng lực tự học của hai lớp. dụng các yếu tố sản xuất; Lựa chọn mức sản lượng tối ưu. Thời gian tiến hành thực 2.2. Quy trình nghiên cứu nghiệm theo kế hoạch dạy học và thời khóa Lớp đối chứng CS039.02: GV thiết kế kế biểu để đảm bảo tính khách quan, cụ thể: hoạch bài học và giảng dạy như bình thường. Bảng 2: Kế hoạch giảng dạy ở 2 lớp Thứ ngày Môn/Lớp Tuần Tên bài dạy 4/10/2023 CS039.01 Tuần 3 Cực trị của hàm nhiều biến. - Lựa chọn tối ưu mức sử dụng các yếu tố sản xuất. 11/10/2023 CS039.01 Tuần 4 - Lựa chọn mức sản lượng tối ưu. 5/10/2023 CS039.02 Tuần 3 Cực trị của hàm nhiều biến. - Lựa chọn tối ưu mức sử dụng các yếu tố sản xuất. 12/10/2023 CS039.02 Tuần 4 - Lựa chọn mức sản lượng tối ưu. 2.3. Công cụ nghiên cứu và xử lý số liệu Về mặt ngữ nghĩa “Blended” nhằm chỉ sự kết hợp một cách bền vững giữa hai hoặc Sử dụng phiếu đánh giá của giảng viên và nhiều yếu tố với nhau. Theo Anthony G. tự đánh giá của sinh viên. Số liệu được nhập, Picciano, Charles D. Dziuban, Charles R. làm sạch bằng phần mềm Excel, xử lí bằng Graham (2014), đã tổng kết được 3 nhóm phần mềm SPSS 20.0 và sử dụng phép kiểm quan điểm về sự kết hợp thường được sử chứng T-Test độc lập. dụng trong định nghĩa về BL là: (1) Kết hợp 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU các phương thức dạy học (hoặc các phương 3.1. Cơ sở lý thuyết tiện dạy học); (2) Kết hợp các phương pháp dạy học; (3) Kết hợp dạy học trực tuyến và 3.1.1. Mô hình lớp học đảo ngược theo hướng dẫn trực tiếp mặt đối mặt. Theo phương pháp Blended Learning Hornby, A.S (2010), Blended learning là cách 48
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 thức học tập một chủ đề có kết hợp giữa việc 3.1.2. Năng lực tự học, cấu trúc và tiêu chí được dạy trên lớp và sử dụng các phương tiện đánh giá năng lực tự học công nghệ khác, bao gồm học tập qua Theo Nguyễn Cảnh Toàn (1998), tự học là tự Internet. Xuất phát từ các định nghĩa, tác giả mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực cho rằng Blended Learning là các mô hình trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,...) dạy học có sự kết hợp thống nhất và bổ sung và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) lẫn nhau giữa dạy học trực tuyến qua mạng cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm, nhân Internet và dạy học trực tiếp trên lớp nhằm sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, tạo điều kiện tốt cho người học đạt được các khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, mục tiêu học tập đề ra. ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, say mê khoa học, Theo Brame (2013), LHĐN là người học biến khó khăn thành thuận lợi,...) để chiếm lĩnh sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông một lĩnh vực kiến thức nào đó của nhân loại, qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Theo thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng tác giả Malcolm Shepherd Knowles (2014), tự hình, trình chiếu PowperPoint, khai thác tài học là một quá trình tự thân thực hiện các hoạt liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở động học tập mà người học có thể cần hoặc nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên không cần sự hỗ trợ. Người học phải xác định lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho được động cơ, mục tiêu học tập, thu thập thông các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết tin từ nguồn tài liệu, biết thực hiện kế hoạch học bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận tập và đánh giá được kết quả thực hiện. nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng Theo Trần Bá Hoành (1998), năng lực tự dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong học gồm 4 thành tố: Năng lực định hướng; lớp học giáo viên đóng vai trò là người điều Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết quả học tập đã được định hướng phấn đấu những điểm khó hiểu trong bài học mới. Theo tiếp; Biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể; Trần Thị Bích Hòa (2021), LHĐN thuộc mô Khắc phục những hạn chế. Theo Trần Anh hình Rotation của phương pháp Blended Tuấn (2023), năng lực tự học là một cấu trúc learning, với mô hình này người học sẽ chủ đa yếu tố, đa tầng bậc bao gồm một hệ thống động học trước thông qua nền tảng trực tuyến các kĩ năng. Năng lực tự học bao gồm các với nội dung và quy trình chuẩn bị cơ sở học thành tố: Xác định nhiệm vụ và mục tiêu học liệu được cung cấp trên nền tảng trực tuyến. tập; Lập kế hoạch học tập; Thực hiện kế Khi cơ sở học liệu được đưa lên nền tảng trực hoạch học tập; Sử dụng các phương pháp học tuyến, người học có thể học trước. Sau đó vào tập; Giải quyết vấn đề khi tự học. lớp học trực tiếp chỉ để trao đổi hỏi đáp thắc mắc, thảo luận, giải quyết vấn đề. Như vậy, từ các quan điểm ở trên cho thấy năng lực tự học của sinh viên là khả năng sinh So với lớp học truyền thống, LHĐN có viên tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh nhiều ưu thế rõ rệt. SV được linh hoạt chủ tri thức thực hiện thành công nhiệm vụ học động về việc học của mình, có nhiều thời gian tập bằng cách tự xây dựng kế hoạch học tập; để nghiên cứu bài học qua các video, bài thực hiện kế hoạch học tập và tự đánh giá, giảng do giảng viên cung cấp. Các em có thể điều chỉnh quá trình học tập bản thân để đạt học nhiều lần nội dung bài giảng trên hệ được mục tiêu học tập đã đề ra. Từ đó tác giả thống học tập trực tuyến, có thể học theo tốc đề xuất cấu trúc năng lực tự học của sinh viên độ của riêng mình, tự chịu trách nhiệm về như sau: việc học của mình. 49
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 Bảng 3: Cấu trúc năng lực tự học của sinh viên Mức độ Năng lực Biểu hiện thành tố (1) (2) (3) Xác định mục Xác định mục Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu tự Xác định mục tiêu tiêu tự học. tiêu tự học. tự học chưa hợp học hợp lý, rõ ràng tự học hợp lý, rõ lý, chưa rõ ràng. nhưng chưa đầy đủ. ràng, đầy đủ. Lập kế hoạch Lập kế hoạch Xác định được các Xác định được các Xác định được các tự học. tự học. nhiệm vụ tự học nhiệm vụ tự học, cách nhiệm vụ tự học và và cách thức thực thức thực hiện phù hợp cách thức thực hiện hiện nhưng chưa nhưng phân phối thời phù hợp và phân phối phù hợp. gian chưa hợp lý. thời gian hợp lý. Thực hiện kế Lựa chon các Các nguồn tài liệu Các nguồn tài liệu lựa Các nguồn tài liệu hoạch học tập. nguồn tài liệu lựa chọn chưa chọn chính xác, phù hợp lựa chọn chính xác, học tập. chính xác, chưa nhưng chưa đầy đủ. phù hợp, đầy đủ. phù hợp. Phân tích, xử Phân tích, xử lý Phân tích, xử lý kiến Phân tích, xử lý lý kiến thức kiến thức nhưng thức chính xác, giải kiến thức chính xác, thu thập, giải chưa chính xác. quyết các vấn đề học giải quyết đầy đủ quyết các vấn tập nhưng chưa đầy đủ. các vấn đề học tập. đề học tập Trình bày kết Trình bày kết quả Trình bày kết quả tự Trình bày kết quả tự quả tự học. tự học chưa logic, học logic, rõ ràng học logic, rõ ràng, chưa rõ ràng. nhưng chưa sáng tạo. sáng tạo. Đánh giá kết Đánh giá kết Nhận ra được các ưu Nhận ra được các ưu và Nhận ra được các ưu quả tự học và quả tự học và và hạn chế của mình hạn chế của mình và của và hạn chế của mình tự điều chỉnh. tự điều chỉnh. và của bạn nhưng bạn, xác định được và của bạn, xác định chưa xác định được nguyên nhân nhưng chưa được nguyên nhân và nguyên nhân. biết cách điều chỉnh. biết cách điều chỉnh phù hợp. 3.1.3. Công cụ đánh giá năng lực tự học trong dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược Kết quả đánh giá của GV và tự đánh giá của SV sẽ cho biết mức độ đạt được của từng tiêu chí đối với mỗi SV trong lớp học (qua điểm trung bình theo mỗi tiêu chí) hoặc mức độ đạt được của năng lực tự học ở mỗi SV (qua điểm trung bình của mỗi SV). 50
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 Bảng 4: Phiếu đánh giá năng lực tự học Mức điểm STT Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) 1 Xác định mục tiêu bài học Lập kế hoạch cho tự học trong giai đoạn trước 2 giờ lên lớp 3 Lựa chọn các nguồn tài liệu học tập Phân tích, xử lý kiến thức thu thập và giải quyết 4 vấn đề học tập 5 Trình bày kết quả học tập 6 Đánh giá kết quả học tập và điều chỉnh Tổng điểm 3.2. Đề xuất thiết kế mô hình “Lớp học dụng, phân tích và áp dụng thực tế được thực đảo ngược” theo phương pháp Blended hiện trên lớp dưới hình thức trao đổi thảo Learning nhằm phát triển năng lực tự học luận. GV tránh thiết kế các nội dung chứa đối với sinh viên trường Đại học Kinh tế khối lượng kiến thức lớn, cần phân chia thành Nghệ An các đơn vị kiến thức nhỏ, giúp SV dễ tiếp cận. 3.2.1. Thiết kế nội dung bài học ở giai Bước 2. Thiết kế nội dung tự học trực đoạn trước giờ lên lớp tuyến. GV xác định công cụ xây dựng lớp học trực tuyến và xác định cấu trúc nội dung bài Bước 1. GV lựa chọn nội dung dạy học thích học trực tuyến. hợp từ đó xác định mục tiêu dạy học của bài học. GV có thể sử dụng ứng dụng Google Nội dung dạy học cần phù hợp với trình Classroom hay LMS, ... khi xây dựng lớp học độ, năng lực tự học SV. Không phải bài học nào vận dụng mô hình LHĐN cũng hiệu quả. trực tuyến. Nội dung bài học trực tuyến có thể triển khai thành các định dạng như: tệp bài Nếu là bước đầu vận dụng mô hình, GV cần giảng tóm tắt kiến thức; video bài giảng; các lựa chọn các nội dung dễ hiểu, tường minh và tệp tài liệu bằng pdf, sách nghiên cứu về nội tránh những nội dung liên quan đến nhiều dung dạy học; tạo các bài tập tiền lên lớp. kiến thức. Từ lựa chọn nội dung, GV xây dựng mục tiêu dạy học của bài học một cách Giai đoạn tự học đạt hiệu quả cao và tạo hứng hợp lý. Xác định mục tiêu về kiến thức đầu ra thú với SV, đội ngũ GV cần nỗ lực trong thiết kế đạt được sau bài học và rèn luyện năng lực tự video bài giảng, lựa chọn các tài liệu phù hợp học, tự nghiên cứu, hình thành thói quen tự khả năng tự nghiên cứu của các em. Video có học ở nhà dưới sự hỗ trợ của công nghệ. nội dung bài giảng rõ ràng, thuyết minh dễ hiểu, thời lượng hợp lý, người thiết kế cần tránh video GV định hình, thiết kế kịch bản bài giảng quá dài dẫn đến người học mất tập trung. Khi và tài liệu cần cung cấp. Kịch bản bài giảng thiết kế, người thiết kế tham khảo sử dụng hình cần đảm bảo mức độ nhớ, hiểu và vận dụng cấp thấp được thực hiện ở nhà. Mức độ vận 51
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 ảnh đồ họa sống động, video thực tế tạo hứng GV đưa ra những nhiệm vụ nâng cao dưới thútrong quá trình học. hình thức nêu vấn đề và hướng dẫn SV thảo luận giải quyết vấn đề. Bài tập tổng hợp kiến Hệ thống bài tập tiền lên lớp là các bài tập, thức, bài toán giải bằng nhiều cách và các câu hỏi sinh viên hoàn thành ở nhà, trước tình huống thực tế có nội dung bài học. buổi học trực tiếp và các em đủ khả năng hoàn thành sau khi tự học video và tài liệu 3.2.3. Thiết kế và tổ chức dạy học ở giai được cung cấp. Bài tập tiền lên lớp cần đạt ba đoạn học tập sau khi lên lớp cấp độ đầu của tư duy: ghi nhớ, thông hiểu và Thiết kế dạy học theo mô hình lớp học đảo vận dụng. ngược nhằm phát triển năng lực tự học, việc GV thiết kế không gian tương tác với sinh học tập của SV không dừng lại ở buổi học viên trên LMS, Zalo nhóm lớp, ... Qua đó trên lớp mà vẫn tiếp tục được diễn ra ngoài kiểm tra tiến trình tự học, tương tác khi các lớp học. Trong giai đoạn này, GV giúp SV em gặp vướng mắc. củng cố kiến thức và tiếp tục vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn. Bước 3. Triển khai hoạt động tự học trên lớp học trực tuyến. GV cung cấp tài liệu bổ sung mở rộng kiến thức bài học, cung cấp các tình huống thực tế. Bước này gồm các hoạt động cơ bản như: SV SV tiếp tục tự học và thực hiện các nhiệm vụ truy cập và tự học bài học trực tuyến, thực hiện được giao. Bài tập thực tế có thể thiết kế dưới các nhiệm vụ học tập được giảng viên giao. hình thức dự án. Tương tác trực tuyến giữa GV và SV, giữa các SV là được triển khai. GV thường xuyên theo GV tương tác trực tuyến và tiếp tục tháo dõi nhằm kiểm tra quá trình tự học. Cần giải đáp, gỡ các khó khăn của các em trong quá trình tháo gỡ kịp thời các thắc mắc và tránh sự bỏ tự học sau giờ lên lớp. Yêu cầu SV nộp sản cuộc của SV trong giai đoạn này. phẩm lên lớp học trực tuyến. Thông qua kết quả quá trình dạy học, GV cần có những điều Như vậy mặc dù chưa đến lớp, với mô chỉnh, bổ sung về phương pháp, hình thức hình LHĐN, cá em đã tự chiếm lĩnh được tri dạy học cho phù hợp và hiệu quả. thức ở các mức độ thấp theo thang đánh giá của Bloom. Dạy học theo mô hình LHĐN của phương pháp Blended Learning, trong mỗi giai đoạn 3.2.2. Thiết kế và tổ chức bài học ở giai sinh viên dành nhiều thời gian cho các hoạt đoạn học tập trên lớp học động: nghiên cứu, tương tác trao đổi, thực Bước 1. GV kiểm tra đánh giá kết quả tự hành thảo luận. Từ đó các năng lực thảo luận, học ở nhà của sinh viên và giải đáp thắc mắc. hợp tác, diễn đạt đặc biệt là năng lực tự học Hoạt động này thường diễn ra đầu tiết học, của sinh viên được phát triển. SV tham gia mục đích là GV kiểm tra quá trình học tập ở học tập tích cực, chủ động, chiếm lĩnh tri thức nhà và tính đúng đắn tri thức trong quá trình bài học ở mức cao: vận dụng, phân tích, tổng tự lĩnh hội. Ở vai trò là người hướng dẫn, GV hợp và đánh giá. có thể tổ chức SV báo cáo kết quả thực hiện 3.3. Kết quả thực nghiệm nhiệm vụ, thảo luận về các vướng mắc trong Một số hình ảnh của lớp học thực nghiệm giai đoạn học tập trước khi lên lớp và chốt nội khi tiến hành giảng dạy theo mô hình LHĐN dung kiến thức cho SV. với các bài dạy: Cực trị của hàm nhiều biến; Bước 2. SV trao đổi, thảo luận các nhiệm Lựa chọn tối ưu mức sử dụng các yếu tố sản vụ ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. xuất; Lựa chọn mức sản lượng tối ưu. 52
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 Hình 1: Lớp học online do GV thiết Hình 2: Lớp học trực tiếp – sinh viên kế dựa trên nền tảng học trực tuyến trình bày kết quả tự học LMS. Nhằm xác định năng lực tự học của 2 lớp trước tác động, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng phiếu đánh giá của GV và tự đánh giá của SV. Bảng 5: Kết quả đánh giá của GV trước tác động ở 2 lớp CS039.01 và lớp CS039.02 Kết quả đánh giá của GV lớp Kết quả đánh giá của GV lớp CS039.01 trước tác động CS039.02 trước tác động TT Số sinh viên Điểm Điểm trung Số sinh viên đạt điểm đạt điểm trung bình tiêu chí bình tiêu 1 2 3 1 2 3 chí 1 20/58 29/58 9/58 1,81 20/60 31/60 9/60 1,82 2 24/58 30/58 4/58 1,66 24/60 32/60 4/60 1,67 3 10/58 34/58 14/58 2,07 18/60 30/20 12/60 1,90 4 32/58 23/58 3/58 1,50 32/60 25/60 3/60 1,52 5 22/58 22/58 14/58 1,86 21/60 30/60 9/60 1,80 6 33/58 24/11 1/11 1,45 33/60 26/60 1/60 1,47 53
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 Bảng 6: Kết quả tự đánh giá của SV trước tác động ở 2 lớp CS039.01 và lớp CS039.02 Kết quả tự đánh giá của SV lớp Kết quả tự đánh giá của SV lớp CS039.01 trước tác động CS039.02 trước tác động TT Số sinh viên Điểm trung Số sinh viên đạt đạt điểm điểm Điểm trung bình tiêu bình tiêu chí chí 1 2 3 1 2 3 1 24/58 26/58 8/58 1,73 22/60 31/60 7/60 1,75 2 22/58 30/58 6/58 1,72 24/60 30/60 6/60 1,70 3 16/58 20/58 22/58 2,10 20/60 19/60 21/60 2,02 4 30/58 24/58 4/58 1,56 28/60 27/60 5/60 1,62 5 22/58 28/58 10/58 1,86 21/60 28/60 11/60 1,83 6 30/58 25/58 3/58 1,53 32/60 26/60 2/60 1,50 Qua 2 biểu đồ cho thấy sự chênh lệch của 2 lớp là rất ít. Nên năng lực tự học của 2 lớp trước tác động có thể xem là tương đương. Bài toán kiểm định: Việc vận dụng mô hình LHĐN của phương pháp BL có tác động tích cực đến sự phát triển các thành tố năng lực tự học ở SV không? Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc vận dụng mô hình LHĐN của phương pháp BL tác động tích cực đến sự phát triển các thành tố năng lực tự học của SV. Các kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu sau tác động ở hai lớp: Bảng 7: Kết quả đánh giá của GV và phân tích dữ liệu sau tác động ở 2 lớp CS039.01 và lớp CS039.02 54
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 Bảng 8: Kết quả tự đánh giá của SV và phân tích dữ liệu sau tác động ở 2 lớp CS039.01 và lớp CS039.02 Nhận xét: Biểu đồ ở hình 5, hình 6 cho thấy điểm trung bình theo các tiêu chí của năng lực tự học do GV đánh giá và SV tự đánh giá sau tác động ở lớp thực nghiệm có sự gia tăng rõ rệt so với lớp đối chứng. Các giá trị tham số p trong phép kiểm định T-Test có giá trị nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ sự thay đổi này không phải ngẫu nhiên mà do tác động mang lại. Chênh lệch các giá trị trung bình chuẩn SMD > 0,8 đã phản ảnh mức độ tác động lớn đến sự phát triển các thành tố năng lực tự học ở SV tham gia thực nghiệm. Kết quả đã khẳng định tác động tích cực của việc dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược đến sự phát triển năng lực tự học của sinh viên. Mô hình LHĐN theo phương pháp BL có thể và nhân rộng trong vận dụng vào giảng dạy, giúp các em chủ động trong quá trình học tập đồng thời tạo tiền đề cho khả năng tự học suốt đời trong xã hội hiện đại. Hình 3: Kết quả đánh giá của GV của 2 lớp Hình 4: Kết quả tự đánh giá của SV 2 lớp sau tác động. sau tác động. 4. KẾT LUẬN Kết quả thống kê và phân tích số liệu thực nghiệm dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược theo phương pháp Blended Learning cho thấy năng lực tự học của sinh viên đã phát triển rõ rệt. Mô hình này tạo môi trường học tập hợp tác và giúp sinh viên phát triển bản thân, cụ thể là nâng cao ý thức về quá trình học tập. Lớp học đảo ngược của phương pháp Blended learning là một biện pháp hiệu quả phát triển năng lực tự học của sinh viên, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 55
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anthony G. Picciano, Charles D. Dziuban, Charles R. Graham (2014). Blended Learning: Research Perspectives. Routledge Publishing. Vol 2, pp. 21, New York. 2. Brame, C. (2013). Flipping the Classroom. Center for Teaching. Retrieved from http://cft.vanderbilt.edu/teachingguides/teaching-activities/flipping-theclassroom/. 3. Hornby, A. S. (2010). Oxford Advanced learner’s dictionary. London: Oxford university press. 4. Lê Duy Cường (2021). Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy học phần phương pháp dạy học toán theo hướng phát triển năng lực tự học của sinh viên ngành giáo dục tiểu học. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp. Tập 10 (Số 6), 8-14. 5. Malcolm Shepherd Knowles, (2014). Self-Directed Learning: A Guide for Learners and Teachers, Cambridge. 6. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998). Quá trình dạy tự học. NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Anh Tuấn (2023). Đánh giá năng lực tự học của sinh viên - Bằng chứng khoa học tại một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tập 19, Số 06, năm 2023. 8. Nguyễn Văn Lợi (2014). Lớp học nghịch đảo – Mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 34/2014, 56-61. 9. Nguyễn Ngọc Tuấn, Bùi Thị Hạnh, Trần Trung Ninh (2020). Dạy học Hóa học đại cương theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho sinh viên các trường Đại học Kỹ thuật. Tạp chí Giáo dục. Số 488 (Kì 2-10/2020), 18-23. 10. Nguyễn Thúy Nga (2023). Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào việc phát triển năng lực dạy học thực hành kiến thức tiếng việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trong các trường sư phạm. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam. Tâp 11(số 1), 32-37. 11. Strayer, J. F., 2012. How learning in an inverted classroom influences cooperation, innovation and task orientation. Learning Environments Research, 15(2), 171-193. doi: 10.1007/s10984-012-9108-4. 12. Trần Bá Hoành (1998). Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. 13. Trần Thị Bích Hòa (2021). Mô hình lớp học đảo ngược của phương pháp Blended Learning và gợi ý phương pháp dạy học tất yếu trong chuyển đổi số của giáo dục đại học hiện nay. HCMCOUJS - Khoa học xã hội, 17(1), 136-144. 56
- Tạp chí Khoa học, Tập 2, Số 3/2023 SUMMARY DEVELOPING SELF-STUDY CAPACITY FOR STUDENTS OF NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS THROUGH TEACHING THE REVERSED CLASSROOM MODEL OF THE BLENDED LEARNING METHOD Bui Thi Thanh1,* 1 Nghe An University of Economics, *Email: buithithanh@naue.edu.vn Developing self-study capacity is an urgent and long-term task at all educational levels in the current period of educational innovation. The article presents the steps to design a flipped classroom model using the Blended Learning method and the results of applying the model to teaching at Nghe An University of Economics. Using the pedagogical experimental method on two classes: experimental class and control class, with the same content and instructors. Experimental data has shown the feasibility and effectiveness of the model in developing self-study capacity at Nghe An University of Economics. Keywords: Self-learning ability, Flipped classroom. 57
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực - PGS,TS. Phước Minh Hiệp
79 p | 291 | 70
-
Kĩ năng tư vấn cá nhân về lựa chọn và phát triển nghề nghiệp
96 p | 197 | 30
-
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về hướng dẫn học sinh kỹ năng tự học, học nhóm
50 p | 153 | 28
-
Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
47 p | 429 | 21
-
Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên hiện nay
7 p | 114 | 9
-
Ý nghĩa nghiên cứu sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội - 3
6 p | 92 | 6
-
Thư mục chuyên đề bồi dưỡng Toán ở Tiểu học
26 p | 84 | 6
-
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp về công tác phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và đổi mới phương pháp dạy – học tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 14 | 4
-
Bài giảng Sứ mệnh của đại học và vai trò của giảng viên trong mô hình quản trị đại học hiện đại
20 p | 112 | 4
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán
123 p | 64 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 10 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Cách hình thức tổ chức dạy học và bản đồ sách giáo khoa lịch sử ở trường THCS năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 14 | 3
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc
55 p | 115 | 3
-
Thực trạng, giải pháp xây dựng và sử dụng giáo trình điện tử theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm địa lí của trường Đại học Cần Thơ - Lê Văn Nhương
13 p | 57 | 2
-
Đổi mới quy trình phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm nghệ thuật
14 p | 4 | 2
-
Sử dụng tư liệu gốc trong dạy học Bài 13 “Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945” (SGK Lịch sử và Địa lý 9, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) theo hướng phát triển năng lực học sinh
10 p | 4 | 1
-
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực người học trong giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn