intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán ở một số trường trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày thực trạng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán ở trung học cơ sở, từ đó xác định nguyên nhân, hạn chế trong phương pháp dạy học liên quan đến việc phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học của học sinh. Hiểu được những hạn chế, khó khăn mà giáo viên gặp phải trong việc phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trung học cơ sở, từ đó làm cơ sở đề đề xuất biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán ở một số trường trung học cơ sở

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠP CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Nguyễn Thị Thanh Tuyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY Tập 35, Số 2 (2024): 48 - 56 Vol. 35, No. 2 (2024): 48- 56 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Thanh Tuyên1* 1 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Ngày nhận bài: 31/5/2024; Ngày chỉnh sửa: 12/6/2024; Ngày duyệt đăng: 19/6/2024 DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.200 Tóm tắt C hương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 nhằm mục đích bồi dưỡng, phát triển năng lực toán học cho học sinh, trong đó năng lực tư duy và lập luận toán học được coi là một trong 5 năng lực cốt lõi [1]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều học sinh vẫn còn bộc lộ những hạn chế về năng lực tư duy và lập luận toán học. Bài viết trình bày thực trạng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trong dạy học môn Toán ở trung học cơ sở, từ đó xác định nguyên nhân, hạn chế trong phương pháp dạy học liên quan đến việc phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học của học sinh. Hiểu được những hạn chế, khó khăn mà giáo viên gặp phải trong việc phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trung học cơ sở, từ đó làm cơ sở đề đề xuất biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Từ khoá: Chương trình giáo dục phổ thông, năng lực tư duy, môn toán. 1. Đặt vấn đề lập luận sáng tạo (TD&LLTH), năng lực mô Môn Toán là môn học không chỉ là một hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề phần của chương trình học mà còn giúp học toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng sinh (HS) phát triển tư duy logic. Không lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán những vậy, môn Toán còn là nền móng cho [4]. Như vậy, năng lực TD&LLTH được coi các môn học khác, là công cụ quan trọng là một trong những năng lực cốt lõi cần được giúp HS phát triển kỹ năng và tư duy cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy thiết để thành công trong cuộc sống [2, 3]. học môn Toán ở trường phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán Việc phát triển năng lực TD&LLTH cho 2018 xác định mục tiêu hình thành và phát học sinh Trung học cơ sở rất quan trọng. Bởi triển năng lực toán học cho HS, bao gồm nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu hơn về các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và môn toán mà còn góp phần phát triển tư duy 48 *Email: nguyenthithanhtuyen@hvu.edu.vn
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 48-56 logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán các vấn đề của cuộc sống [7]. Theo Đỗ Đức học góp phần hình thành nên năng lực toán Thái, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình học. Việc rèn luyện năng lực toán học từ sớm thành, phát triển nhờ tố chất có sẵn và quá sẽ giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho tương trình học tập, rèn luyện, cho phép con người lai nghề nghiệp của mình. huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và Tuy nhiên, thực tế việc phát triển năng lực các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, TD&LLTH cho HS trong dạy học môn Toán niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một ở THCS còn chưa mang lại kết quả như mong loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong đợi, nhiều HS còn bộc lộ những hạn chế về muốn trong những điều kiện cụ thể [1]. Theo năng lực TD&LLTH [5]. Bài viết dưới đây Nguyễn Thu Hà, năng lực của một người là sẽ trình bày kết quả tìm hiểu thực trạng việc khả năng kết hợp các kiến thức, kỹ năng, thái phát triển năng lực TD&LLTH cho HS trong độ, động cơ, cảm xúc, giá trị, đạo đức để thực dạy học môn Toán ở THCS, từ đó xác định hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh, tình huống những khó khăn, hạn chế trong việc dạy học thực tiễn có hiệu quả [8]. đối với việc phát triển năng lực TD&LLTH Như vậy, có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt cho HS. khác nhau về năng lực, trong bài báo này, chúng tôi tiếp cận khái niệm năng lực theo quan điểm 2. Phương pháp nghiên cứu của Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), năng lực Để đánh giá năng lực TD&LLTH của HS là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát THCS ở tỉnh Phú Thọ ngoài phương pháp triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, nghiên cứu lý luận để xác định cơ sở lý thuyết rèn luyện, cho phép con người huy động tổng về năng lực, năng lực tư duy và lập luận toán hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá học. Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp hiện thành công một loại hoạt động nhất định, chuyên gia nhằm xây dựng công cụ nghiên đạt được kết quả mong muốn trong những điều cứu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiện cụ thể [4]. thống kê toán học. Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính. 3.1.2. Năng lực tư duy và lập luận toán học Tư duy vừa là môi trường, vừa là nơi thể 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận hiện những hoạt động trí tuệ dưới dạng các 3.1. Một số vấn đề về năng lực, năng lực tư thao tác tư duy. Con người tư duy để nhận duy và lập luận toán học thức, tìm ra những kết quả và phương thức. Trong quá trình tư duy, người ta cần đến các 3.1.1. Năng lực thao tác trí tuệ để lập luận nhằm dự đoán, xem Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là phẩm xét, phân tích, rút ra kết quả, cách thức, quy chất tâm lý và sinh lý, tạo cho con người có luật,... một cách nghe có lý hoặc khẳng định. khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào Trong toán học đó chính là chứng minh. Như đó với chất lượng cao [6]. Theo Tremblay, vậy, trong toán học, lập luận chính là suy năng lực là khả năng hành động, đạt được luận toán học. Mặt khác tư duy và lập luận thành công, chứng minh sự tiến bộ nhờ vào không phải là hai bộ phận tách rời mà lập khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều luận nằm trong tư duy, xem như một phương 49
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tuyên tiện của hoạt động tư duy, có đặc thù tương trình dạy học toán của GV. Phân tích những đối riêng của nó [2]. khó khăn của GV trong quá trình dạy học Theo Nguyễn Bá Kim (2006), tư duy toán theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập học (trong học toán) mang đặc điểm chung luận toán học cho HS. của tư duy và có những thuộc tính đặc trưng - Nội dung khảo sát: Tìm hiểu năng lực tư của toán học như: Tính khái quát và trừu duy và lập luận toán học của HS; Tìm hiểu tượng; tính logic và tính chính xác. Trong đó, nhận thức của GV Toán ở THCS về tầm quan việc sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học trong trọng của việc phát triển năng lực tư duy và các hoạt động toán học chính là hình thức thể lập luận toán học cho HS; Mức độ vận dụng hiện ra bên ngoài của tư duy và lập luận toán các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát học [9]. triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận khái HS; Mức độ sử dụng các loại công cụ để đánh niệm “năng lực TD&LLTH” theo quan điểm giá năng lực tư duy và lập luận toán học cho của Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), năng HS; Nhận thức của GV về một số biểu hiện lực TD&LLTH thể hiện qua các việc: Thực năng lực tư duy và lập luận; Tìm hiểu khó hiện được các thao tác tư duy như: so sánh, khăn của GV trong việc phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, tương tự, đặc biệt hóa, tư duy và lập luận toán học cho HS ở THCS. khái quát hóa, cụ thể hóa, trừu tượng hóa; quy - Đối tượng khảo sát: Gồm 300 HS THCS nạp, diễn dịch; Chỉ ra được chứng cứ, lý lẽ và và 50 GV dạy Toán thuộc 6 trường THCS biết lập luận hợp lý trước khi đưa ra kết luận; thuộc tỉnh Phú Thọ gồm: Trường THCS Vũ Giải thích hoặc điều chỉnh được cách thức giải Duệ, Trường THCS Phùng Nguyên, Trường quyết vấn đề về phương diện toán học [4]. THCS Văn Lang, Trường THCS Nông Cũng theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, năng Trang, Trường Chất lượng cao Hùng Vương, lực TD&LLTH của HS THCS gồm các biểu Trường THCS Lê Quý Đôn. hiện sau: Thực hiện được các thao tác tư - Phương pháp khảo sát: Chúng tôi sử duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được dụng kết hợp các phương pháp điều tra bằng sự tương đồng và khác biệt trong nhiều bảng hỏi, phương pháp chuyên gia nhằm tình huống và thể hiện dược kết quả của xây dựng công cụ nghiên cứu, phương pháp việc quan sát; Thực hiện được việc lập luận phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học. hợp lý khi giải quyết vấn đề; Nêu và trả lời Trong đó phương pháp điều tra bằng bảng được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. hỏi là phương pháp chính. Chứng minh được mệnh đề toán học không - Thời gian khảo sát: từ tháng 2/2023- quá phức tạp [4]. 3/2024. 3.2. Thực trạng phát triển năng lực tư duy 3.2.2. Kết quả khảo sát và lập luận toán học cho HS trong dạy học - Thực trạng năng lực tư duy và lập luận môn Toán ở một số trường trung học cơ sở toán học của HS THCS tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở yêu cầu cần đạt về năng lực 3.2.1. Khái quát chung về khảo sát tư duy và lập luận toán học đối với học sinh - Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng cấp THCS được quy định trong chương trình năng lực tư duy và lập luận toán học của HS 2018, chúng tôi đưa ra các nội dung khảo sát THCS và thực trạng việc phát triển năng lực với học sinh, và tổng hợp kết quả khảo sát tư duy và lập luận toán học cho HS trong quá như sau: 50
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 48-56 Bảng 1. Thống kê kết quả tự đánh giá của HS về năng lực TD&LLTH HS tự đánh giá (tỷ lệ %) Nội dung Rất ít khi Thường Chưa bao Thi thoảng thực hiện xuyên giờ được Thực hiện được hoặc trả lời được các nhiệm vụ học tập trong 26,7 60 13,3 0 giờ học toán Giải quyết được bài toán ở mức độ nhận biết và thông hiểu 27 60,3 12,7 0 Thực hiện được bài toán ở mức độ vận dụng hoặc vận dụng cao 11,3 39,3 36,7 12,7 Trình bày chặt chẽ hoặc giải thích được các bước thực hiện để 11,7 36,7 38,3 13,3 đi đến kết quả cuối cùng của bài toán Kết quả trên bảng tổng hợp trên cho được, 39,3% HS thi thoảng thực hiện được, thấy: Chưa có nhiều HS thực hiện tốt nhiệm có những 36,7% HS rất ít khi thực hiện được, vụ học tập trong giờ học toán (26,7% HS đặc biệt có 12,7% HS chưa bao giờ thực hiện thường xuyên trả lời được các nhiệm vụ học được. Việc trình bày chặt chẽ hoặc giải thích tập trong giờ học, 60% HS thi thoảng trả lời được các bước thực hiện là tiêu chí quan được các nhiệm vụ học tập trong giờ học, trọng đánh giá năng lực tư duy và lập luận 13,3% HS rất ít khi trả lời được các nhiệm toán học của HS. Tuy nhiên chỉ có 11,7% HS vụ học tập trong giờ học); Phần lớn HS giải thường xuyên giải thích được các bước thực quyết được các bài tập ở mức độ nhận biết, hiện để đi đến kết quả cuối cùng của bài toán, thông hiểu (27% HS thường xuyên thực hiện còn lại 36,7% HS thi thoảng giải thích được, được, 60,3% thi thoảng thực hiện, 12,7% rất có những 38,3% hiếm khi thực hiện được, ít khi thực hiện được). Việc giải quyết được có những 13,3% không thực hiện được việc bài toán ở mức độ vận dụng và vận dụng cao lý giải các bước thực hiện để đi đến kết quả chỉ có 13,3% HS thường xuyên thực hiện cuối cùng của bài toán. - Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực TD&LLTH cho HS THCS: Hình 1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực TD&LLTH cho HS THCS 51
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tuyên Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết GV nhận ở một số lĩnh vực khác như nghệ thuật, âm thức việc phát triển năng lực TD&LLTH cho nhạc, thể thao, khoa học xã hội, do đó một số HS là rất quan trọng, cụ thể: 92% GV đánh HS không có xu hướng phát triển năng lực giá rất quan trọng, chỉ có 8% còn phân vân toán học ở mức độ cao. Việc tạo điều kiện cho rằng việc phát triển năng lực TD&LLTH cho HS có thể chọn lựa và phát triển theo sở cho HS là ít quan trọng, không có GV nào thích và năng lực của mình giúp các em phát cho rằng việc phát triển năng lực TD&LLTH triển toàn diện hơn. cho HS tiểu học là không quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, toán học Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 8% không chỉ là một môn học mà còn là một GV đánh giá khác biệt về tầm quan trọng của công cụ quan trọng trong việc phát triển tư việc phát triển năng lực TD&LLTH cho HS. duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng phân tích. Việc có kiến thức toán học có Kết quả, một số GV cho rằng việc phát triển thể giúp HS hiểu và áp dụng trong nhiều lĩnh năng lực TD&LLTH là không thực sự cần vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. thiết với HS, họ cho rằng cần tập trung phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp. - Mức độ vận dụng các phương pháp dạy Một số khác cho rằng, đặc điểm phát triển học trong dạy học môn Toán ở một số trường ở một số cá nhân có sở thích và sở trường trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ: Hình 2. Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học trong dạy học toán cho HS THCS ở tỉnh Phú Thọ Hình 2 cho thấy các phương pháp được giáo viên dạy toán đã rất quan tâm đến việc nhiều giáo viên thường xuyên sử dụng gồm: vận dụng các phương pháp dạy học trong Phương pháp gợi mở vấn đáp (76% giáo dạy học toán cho HS THCS. Tuy nhiên, thực viên thường xuyên sử dụng), phương pháp trạng năng lực tư duy và lập luận toán học thực hành luyện tập (100% giáo viên thường của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng xuyên sử dụng), phương pháp trực quan tôi tiếp tục xin ý kiến giáo viên về việc vận (70% giáo viên thường xuyên sử dụng). Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết dụng các phương pháp dạy học hướng đến vấn đề (có 52% giáo viên thường xuyên sử phát triển năng lực tư duy và lập luận toán dụng và 30% giáo viên thi thoảng sử dụng, học cho học sinh như thế nào. Với nội dung 18% giáo viên hiếm khi sử dụng). Như vậy, xin ý kiến như sau: 52
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 48-56 Bảng 2. Tổng hợp phản hồi ý kiến của giáo viên STT Nội dung Tổng hợp phản hồi giáo viên - Chủ yếu luyện tập các bài tập trong SGK Khi vận dụng phương pháp thực hành luyện - Chưa làm thường xuyên việc phân dạng bài toán tập trong dạy học toán. Thầy/cô đã thực - Chưa thực hiện thường xuyên việc cung cấp phương pháp giải và 1 hiện phân loại hệ thống bài tập và cung cấp luyện tập cho từng dạng toán phương pháp giải để rèn cho học sinh kỹ - Chưa dành nhiều thời gian rèn cho học sinh kỹ năng trình bày năng chứng minh, trình bày lời giải không?. lời giải Khi vận dụng phương pháp gợi mở vấn đáp, Vận dụng phương pháp gợi mở vấn đáp trong trả lời các nhiệm vụ thầy/cô có hướng đến rèn cho học sinh kỹ 2 học tập trên lớp. Chưa nghĩ đến việc rèn cho học sinh kỹ năng phân năng phân tích, đặt câu hỏi và kỹ năng lập tích, đặt câu hỏi và rèn kỹ năng lập luận có logic của từng học sinh luận có logic không? Khi vận dụng các phương pháp dạy học các 3 thầy cố có hướng đến rèn cho học sinh khả Đã nghĩ đến nhưng chưa thực hiện thường xuyên năng suy luận, khai thác bài toán không? Thầy cô có chú ý rèn cho học sinh các thao 4 tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, Chưa nghĩ đến rèn cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản này trừu tượng hóa, khái quát hóa không? Kết quả khảo sát trên cho thấy, mặc dù trọng dẫn đến những hạn chế về năng lực tư giáo viên đã áp dụng linh hoạt các phương duy và lập luận toán học ở học sinh THCS ở pháp dạy học trong dạy học toán ở THCS. tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, trong tổ chức dạy học vẫn chưa - Thực trạng hiểu biết của GV về các biểu quan tâm nhiều đến việc rèn các thao tác tư hiện của năng lực tư duy và lập luận toán học duy cơ bản cho học sinh, chưa dành nhiều được quy định trong Chương trình giáo dục thời gian rèn cho học sinh kỹ năng lập luận phổ thông 2018 có logic. Đó là một trong những yếu tố quan Bảng 3. Tổng hợp kết quả nhận thức GV về các biểu hiện của năng lực TD&LLTH của HS THCS được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 Tỷ lệ GV lựa chọn STT Nội dung Đồng ý Phân vân Không đồng ý Thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích 1 được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều hình huống và thể hiện 58 42 0 được kết quả của việc quan sát. 2 Thực hiện được việc lập luận hợp lý khi giải quyết vấn đề 56 44 0 Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Chứng minh 3 60 40 0 được mệnh đề không quá phức tạp HS thực hiện kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải 4 quyết một số vấn đề có nội dung tương tự như cách GV đã giảng giải 70 30 0 hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. HS vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những 5 68 32 0 vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập và trong thực tiễn 53
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tuyên Trong khảo sát trên chúng tôi đã cài đặt này chưa nói lên được GV có thật sự nghiên một số biểu hiện không nằm trong chương cứu chương trình GDPT môn toán 2018 hay trình giáo dục phổ thông môn toán 2018 lựa chọn cảm tính. Chúng tôi phân tích đến nhưng diễn đạt các biểu hiện này gần giống 2 nội dung cuối, kết quả đáng chú ý là có với năng lực tư duy và lập luận toán học, những 68% -70% GV đồng ý với 2 nội dung nếu GV chưa đọc, chưa nghiên cứu thì dễ không thuộc yêu cầu cần đạt về năng lực tư mắc sai lầm khi lựa chọn các biểu hiện đó. duy và lập luận toán học đối với cấp THCS Tổng hợp kết quả khảo sát thu được như sau: với 3 nội dung đầu tiên là yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình giáo dục về năng lực tư duy và lập luận toán học đối phổ thông môn toán 2018. Điều đó cho thấy với cấp THCS được quy định trong chương còn rất nhiều GV chưa tìm hiểu kỹ các biểu trình GDPT 2018 có từ 56%-60% đồng ý, từ hiện cũng như yêu cầu cần đạt về năng lực tư 40%-44% GV phân vân. Tuy nhiên, kết quả duy và lập luận toán học. - Mức độ sử dụng các loại công cụ để đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học của HS Hình 3. Mức độ sử dụng các loại công cụ để đánh giá năng lực TD&LLTH Từ kết quả tại Hình 3 cho thấy GV chủ kiểm và phiếu đánh giá tiêu chí để đánh giá yếu sử dụng các công cụ truyền thống như: năng lực tư duy và lập luận toán học của HS. Bài kiểm tra, phiếu học tập để đánh giá HS Chúng tôi cho rằng, việc thiếu cập nhật các trong đánh giá. Một số GV dùng công cụ hồ công cụ đánh giá là một trong những nguyên sơ học tập và sản phẩm HS. Một điều đáng nhân khiến GV khó xác định các biểu hiện chú ý là rất ít GV sử dụng thang đo, bảng năng lực của HS. 54
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 48-56 - Khó khăn của GV trong việc phát triển năng lực TD&LLTH cho HS Bảng 4. Tổng hợp các khó khăn của GV trong việc phát triển năng lực TD&LLTH cho HS Tỷ lệ % GV Nguyên nhân Đồng ý Phân vân Không đồng ý Xác định các biểu hiện về năng lực TD&LLTH trong mỗi chủ đề 80 20 0 toán học Xác định mức độ đạt được về năng lực TD&LLTH trong mỗi chủ đề 72 28 0 toán học Vận dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học để phát triển năng lực 70 30 0 TD&LLTH cho HS Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực TD&LLTH cho HS 74 26 0 Bồi dưỡng cho HS các thao tác tư duy cơ bản 76 24 0 Rèn luyện cho HS kỹ năng lập luận trong chứng minh 84 16 0 Từ bảng tổng hợp trên cho thấy GV còn lực tư duy và lập luận toán học của HS THCS gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển còn nhiều hạn chế, mặc dù GV đã nhận thức năng lực TD&LLTH cho HS. Một số khó đúng vai trò của việc phát triển năng lực khăn có thể kể đến như: Việc xác định các TD&LLTH cho HS nhưng trong việc triển biểu hiện về năng lực TD&LLTH trong mỗi khai còn nhiều bất cập. GV chưa tìm được chủ đề toán học (80% GV đồng ý); khó khăn biện pháp phù hợp. Rất nhiều GV còn lúng trong việc xác định được mức độ đạt được về túng trong việc xác định các mức độ biểu năng lực TD&LLTH trong mỗi chủ đề toán hiện năng lực TD&LLTH trong mỗi chủ đề học (có 72% GV đồng ý); Việc vận dụng toán. Cũng không ít GV gặp khó khăn trong phương pháp và kỹ thuật dạy học để phát việc bồi dưỡng cho HS thao tác tư duy cơ triển năng lực TD&LLTH cho HS (có 70% bản, nhiều GV gặp khó khăn trong việc xây GV đồng ý); Xây dựng hệ thống bài tập bồi dựng hệ thống bài tập và luyện cho HS kỹ dưỡng năng lực TD&LLTH cho HS (có 74% năng lập luận trong chứng minh. Đây cũng là GV đồng ý); Bồi dưỡng cho HS các thao tác một trong những cơ sở quan trọng cho việc tư duy cơ bản (76% GV đồng ý): Rèn luyện đề xuất các biện pháp phát triển năng lực cho HS kỹ năng lập luận trong chứng minh TD&LLTH cho HS. (84% GV đồng ý). Tài liệu tham khảo 4. Kết luận [1] Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Lê Tuấn Anh, Đỗ Việc phát triển năng lực tư duy và lập luận Đức Bình, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sĩ Nam & Vũ Phương Thúy (2020). Dạy toán học cho học sinh trung học cơ sở không học phát triển năng lực Toán trung học cơ sở. chỉ giúp các em nắm vững kiến thức toán học Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội. mà còn trang bị cho họ những kỹ năng và [2] Nguyễn Văn Lộc (1995). Hình thành kỹ năng phẩm chất cần thiết để thành công trong cuộc lập luận có căn cứ cho HS lớp đầu cấp phổ thông sống [10]. Kết quả khảo sát thực trạng việc cơ sở Việt Nam thông qua dạy học hình học. phát triển năng lực TD&LLTH cho HS trong Luận án tiến sỹ Giáo dục học. Trường đại học dạy học môn Toán ở THCS cho thấy: Năng Vinh, Nghệ An. 55
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Thanh Tuyên [3] Trần Luận (2011). Về cấu trúc năng lực toán học [7] Tremblay D. (2002). The Competency- của học sinh. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về Giáo Based Approach: Helping learners become dục toán học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản autonomous. In Adult Education - A Lifelong Giáo dục, Hà Nội. Journey. [4] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018). Chương trình [8] Nguyễn Thu Hà (2014). Giảng dạy theo năng Giáo dục phổ thông môn Toán (ban hành kèm lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục. theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT). Một số vấn đề lý luận cơ bản. Tạp chí Khoa học, [5] Vũ Văn Minh (2024). Phát triển năng lực tư duy Đại học Quốc Gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo và lập luận toán học cho học sinh lớp 7 thông dục, 30(2), 56-64. qua dạy học chủ đề “Các hình hình học cơ [9] Nguyễn Bá Kim (2006). Phương pháp dạy học bản”. Đề án tốt nghiệp thạc sỹ ngành Lý luận và môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà phương pháp dạy học bộ môn Toán. Trường Đại Nội. học Hùng Vương, Phú Thọ. [10] Alêxêep X., Onhisuc M., Crugliăc V., Zabôtin [6] Hoàng Phê (2008). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất M. & Vecxcle V. (1976). Phát triển tư duy học bản Đà Nẵng, Đà Nẵng. sinh. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. CURRENT STATUS OF DEVELOPING MATHEMATICAL THINKING AND REASONING ABILITIES FOR STUDENTS IN TEACHING MATHEMATICS IN SOME SECONDARY SCHOOLS Nguyen Thi Thanh Tuyen1 1 Faculty of Natural Sciences, Hung Vuong University, Phu Tho Abstract T he 2018 Mathematics general education curriculum aims to cultivate and develop mathematical competencies among students, wherein mathematical thinking and reasoning competencies are considered one of the five core competencies [1]. However, the reality demonstrates that many students still exhibit limitations in their mathematical thinking and reasoning competencies. This paper presents the current state of developing mathematical thinking and reasoning competencies of junior high school students, thereby identifying the causes and limitations in teaching methods concerning the development of mathematical thinking and reasoning competencies of students. Understanding the limitations and challenges faced by teachers in teaching towards the development of mathematical thinking and reasoning competencies for junior high school students is the foundation for proposing teaching approaches aimed at enhancing the effectiveness of teaching to meet the requirements of the 2018 general education curriculum. Keywords: General education curriculum, thinking and reasoning competencies, math. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2