Lê Đăng Lăng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
125(11): 127 - 134<br />
<br />
PHÁT TRIỂN THANG ĐO MỘT SỐ KHÁI NIỆM TIẾP THỊ<br />
DỰA VÀO KHÁCH HÀNG<br />
Lê Đăng Lăng1*, Lê Tấn Bửu2<br />
2Trường<br />
<br />
1Trường Đại học Kinh tế-Luật<br />
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu nhằm phát triển thang đo lường khái niệm bao bì sản phẩm, ấn tượng cửa hiệu, độ phủ<br />
bán hàng, quảng cáo và khuyến mãi. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bởi kỹ<br />
thuật phỏng vấn tay đôi với nhà nghiên cứu (2), thảo luận nhóm tập trung với chuyên gia (06) và<br />
với khách hàng (08) để phát triển tập biến quan sát đo lường khái niệm. Phương pháp nghiên cứu<br />
định lượng bởi nghiên cứu sơ bộ (n=210) và chính thức (n=628) để kiểm định thang đo. Sản phẩm<br />
trong nghiên cứu định lượng chính thức là 10 thương hiệu nước giải khát trong 05 ngành hàng<br />
chính. Kết quả xây dựng thang đo bao bì sản phẩm gồm 03 thành phần, các khái niệm còn lại được<br />
đo lường bởi một thành phần. Thang đo lường các khái niệm và thành phần đạt giá trị và độ tin<br />
cậy. Kết quả có ý nghĩa đóng góp một số thang đo cần thiết cho những nghiên cứu liên quan trong<br />
thực tiễn kinh doanh và học thuật.<br />
Từ khóa: Thang đo lường; Bao bì; Ấn tượng cửa hiệu; Độ phủ bán hàng, Quảng cáo; Khuyến mãi;<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tiếp thị hỗn hợp ngày càng đóng vai trò quan<br />
trọng trong quảng bá thương hiệu. Theo<br />
Nielsen, TNS, TKL,... thì quảng cáo nói<br />
chung chiếm rất nhiều ngân sách tiếp thị,<br />
nhưng để tương tác trực tiếp nhằm tạo cơ hội<br />
để khách hàng trải nghiệm sản phẩm thì<br />
không thể thiếu các hoạt động bao bì sản<br />
phẩm, khuyến mãi và hai yếu tố rất quan<br />
trọng trong bán hàng là độ phủ và ấn tượng<br />
điểm bán. Với ngành giải khát, điểm bán hàng<br />
rất quan trọng, chiếm tỷ trọng doanh thu cao<br />
nhất chính là các cửa hiệu [24]. Do vậy, việc<br />
xác định ảnh hưởng của quảng cáo, bao bì sản<br />
phẩm, khuyến mãi, độ phủ bán hàng và ấn<br />
tượng cửa hiệu đến nhận thức của khách hàng<br />
thì rất quan trọng. Đây là sự mong đợi của rất<br />
nhiều quản trị viên Marketing trong bối cảnh<br />
ngân sách có hạn.<br />
Về mặt học thuật, cần có thang đo lường các<br />
khái niệm liên quan đến tiếp thị để đánh giá<br />
sự ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả xây<br />
dựng thương hiệu được chặt chẽ, nhưng qua<br />
tổng hợp lý thuyết thì chưa thấy có thang đo<br />
lường bao bì sản phẩm, còn thang đo ấn<br />
tượng cửa hiệu, độ phủ bán hàng, quảng cáo<br />
*<br />
<br />
Tel: 0917183979; Email: langld@uel.edu.vn<br />
<br />
và khuyến mãi giá đã được Yoo et al [29] xây<br />
dựng trong ngành hàng tiêu dùng lâu bền.<br />
Nhưng hành vi tiêu dùng trong hai ngành hàng<br />
này rất khác nhau. Do vậy, nhu cầu cần nghiên<br />
cứu xây dựng thang đo các khái niệm này cho<br />
ngành nước giải khát là rất lớn. Từ đó, mục<br />
đích của nghiên cứu là dựa vào nhận thức của<br />
khách hàng đối với thương hiệu trên cơ sở lý<br />
thuyết tín hiệu xã hội để phát triển thang đo<br />
các khái niệm này nhằm cung cấp cho thị<br />
trường và giới học thuật một số thang đo cần<br />
thiết phục vụ cho các nghiên cứu liên quan.<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
Tín hiệu xã hội được định nghĩa là tín hiệu<br />
thông tin hay truyền tin cung cấp thông tin<br />
một cách trực tiếp hay gián tiếp về các sự<br />
kiện xã hội như các thái độ về mặt xã hội, các<br />
quan hệ, cảm xúc xã hội [26]. Do vậy, những<br />
tín hiệu được phát đi từ thương hiệu là nguồn<br />
gốc tạo nhận thức, thái độ của khách hàng đối<br />
với thương hiệu, làm cơ sở để xây dựng thang<br />
đo cho các khái niệm. Mặt khác, dựa vào lý<br />
thuyết tín hiệu xã hội, các nhà nghiên cứu về<br />
Marketing đã phát triển nhiều lý thuyết,<br />
nhưng chưa thấy có thang đo các khái niệm<br />
trên được xây dựng và kiểm định chặt chẽ cho<br />
ngành nước giải khát mặc dù rất nhiều nghiên<br />
cứu đã đề cập đến.<br />
127<br />
<br />
Lê Đăng Lăng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bao bì sản phẩm<br />
Kotler [21] cho rằng bao bì sản phẩm như các<br />
hoạt động thiết kế và tạo ra hộp, thùng hay<br />
gói chứa đựng sản phẩm. Arens [2] phát biểu<br />
bao bì là vật liệu chứa đựng sản phẩm, bề<br />
ngoài bao gồm thiết kế, màu sắc, hình dáng,<br />
nhãn hiệu và vật liệu sử dụng. Theo<br />
Brassington and Pettit [7], bao bì là bất kỳ<br />
hộp hay gói chứa đựng sản phẩm được chào<br />
bán và có thể bao gồm nhiều chất liệu như<br />
thủy tinh, giấy, kim loại hay nhựa. Luca and<br />
Penco [22] khám phá các yếu tố hình thành<br />
bao bì rượu gồm: hình dạng, nguyên liệu,<br />
hình tượng và ngữ văn; Hilgenkamp and<br />
Shanteau [18] phát hiện tên thương hiệu có<br />
ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng sản phẩm;<br />
Agariya et al. [1] phát hiện mối quan hệ nhân<br />
quả giữa sự kết nối bao bì với thương hiệu,<br />
màu sắc và kích cỡ bao bì; giữa sự kết nối bao<br />
bì với quốc gia xuất xứ và biểu tượng, logo có<br />
trên bao bì; Deliya and Parmar [13] đề xuất<br />
một số yếu tố hình thành bao bì gồm: màu<br />
sắc, hình ảnh nền, chất liệu, kiểu chữ, thiết kế<br />
đóng gói, thông tin cung cấp và sự cải tiến<br />
của bao bì; Deliya [12] khám phá các yếu tố<br />
hình thành bao bì được ưa thích gồm: nguyên<br />
liệu, hình dáng, kích cỡ, màu sắc, nội dung và<br />
cách thiết kế bao bì;...<br />
Ấn tượng cửa hiệu và độ phủ bán hàng<br />
Theo Srivastava and Shocker [27] thì vai trò<br />
của việc thiết kế và quản lý kênh bán hàng<br />
như một công cụ tiếp thị làm tăng giá trị<br />
thương hiệu ngày càng tăng cao. Hơn nữa,<br />
nước giải khát thường được bán qua hệ thống<br />
trung gian với độ bao phủ rộng để đáp ứng<br />
nhu cầu cần được thỏa mãn ngay của khách<br />
hàng. Do vậy, trong ngành này, hệ thống kênh<br />
bán hàng trung gian đóng vai trò rất quan<br />
trọng, trong đó tính chuyên nghiệp của các<br />
cửa hiệu là yếu tố tạo nên ấn tượng cửa hiệu<br />
và sự phổ biến của sản phẩm, được gọi là độ<br />
phủ bán hàng có vai trò quyết định. Đây là<br />
những thành phần chính của bán hàng, là một<br />
trong năm thành phần chính của tiếp thị hỗn<br />
hợp [21]. Thang đo ấn tượng cửa hiệu và độ<br />
phủ bán hàng được phát triển dựa vào thang<br />
đo ban đầu của Yoo et al. [29], gồm 03 phát<br />
biểu mỗi loại.<br />
128<br />
<br />
125(11): 127 - 134<br />
<br />
Quảng cáo<br />
Quảng cáo là một hình thức trong chiêu thị<br />
hỗn hợp [21]. Đây là hình thức truyền thông<br />
tin có chủ đích nhằm thay đổi nhận thức, thái<br />
độ và hành vi của đối tượng. Hình thức này<br />
có thể được thực hiện thông qua truyền hình,<br />
báo, tạp chí, mạng internet,... Thang đo khái<br />
niệm này được phát triển dựa vào thang đo<br />
của Yoo et al. [29] với 03 phát biểu.<br />
Khuyến mãi<br />
Khuyến mãi là hoạt động chiêu thị hỗ trợ bán<br />
hàng với bản chất là tăng giá trị sản phẩm tạm<br />
thời để kích thích tiêu dùng trong ngắn hạn<br />
[21]. Khuyến mãi gồm nhiều hình thức, trong<br />
đó khuyến mãi giá thường được đề cập đến.<br />
Do đó, nhận thức của khách hàng về khuyến<br />
mãi và khuyến mãi giá thường không thật sự<br />
rõ ràng. Thang đo ban đầu của khái niệm này<br />
dựa vào đề xuất của Yoo et al. [29] gồm 03<br />
phát biểu.<br />
Quy trình xây dựng thang đo<br />
Xây dựng thang đo khái niệm là quá trình<br />
thiết kế và đánh giá một tập các biến quan sát<br />
dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu cần<br />
đo lường [23]. Các biến này chính là các câu<br />
phát biểu mô tả khái niệm. Khi xây dựng<br />
thang đo cần chú ý 03 tính chất: 1) Hướng; 2)<br />
Độ tin cậy; 3) Giá trị hội tụ và phân biệt. Một<br />
số quy trình xây dựng thang đo phổ biến như<br />
quy trình của DeVellis [11], Bollen [5] hay<br />
Churchill [9], trong đó quy trình của<br />
Churchill được xem là chặt chẽ hơn do việc<br />
kiểm định thang đo được thực hiện 02 lần. Do<br />
vậy, nghiên cứu này sử dụng quy trình của<br />
Churchill để xây dựng thang đo, trong đó thay<br />
thế phương pháp MTMM (MultitraitMultimethod; đa khái niệm, đa phương pháp)<br />
bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và<br />
phân tích nhân tố khẳng định (CFA) như đề<br />
xuất của Nguyễn Đình Thọ [23].<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu định tính để xây dựng tập biến<br />
quan sát đo lường khái niệm. Nghiên cứu<br />
định lượng để đánh giá sơ bộ thang đo. Cuối<br />
cùng, nghiên cứu định lượng chính thức để<br />
<br />
Lê Đăng Lăng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kiểm định thang đo. Bảng câu hỏi được thiết<br />
kế theo thang đo Likert 05 điểm. Kỹ thuật<br />
phỏng vấn trực tiếp được sử dụng. Đối tượng<br />
nghiên cứu là khách hàng hiện tại và tiềm<br />
năng của ngành giải khát, cụ thể là sinh viên<br />
đại học. Mẫu được lấy theo phương pháp hệ<br />
thống có bước nhảy 4 với thuộc tính kiểm<br />
soát là nghề nghiệp (sinh viên) và độ tuổi (1823). Cụ thể, từ danh sách mẫu là khách hàng<br />
cũng chính là sinh viên, tiến hành phỏng vấn<br />
đối tượng ở vị trí thứ 5, 10, 15,... theo danh<br />
sách. Thêm vào đó, đối tượng không có cơ<br />
hội chọn thương hiệu yêu thích để trả lời mà<br />
tùy thuộc vào sự ngẫu nhiên khi khảo sát,<br />
nghĩa là từ một bảng câu hỏi chuẩn, phát triển<br />
thành 06 bảng câu hỏi (cho nghiên cứu sơ bộ)<br />
hay 10 bảng câu hỏi (cho nghiên cứu chính<br />
thức) với nội dung như nhau chỉ khác tên<br />
thương hiệu sản phẩm, sau đó để các bảng<br />
câu hỏi với thương hiệu nghiên cứu khác<br />
nhau theo từng tập bìa phỏng vấn. Khi khảo<br />
sát, lấy ngẫu nhiên bảng câu hỏi với tên<br />
thương hiệu sản phẩm đã được thiết kế sẵn để<br />
phỏng vấn đối tượng. Dữ liệu được xử lý trên<br />
SPSS 20.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Phát triển tập các biến quan sát<br />
Dựa vào kết quả nghiên cứu tài liệu tiến hành<br />
phỏng vấn tay đôi với hai nhà nghiên cứu là<br />
giảng viên Marketing để xác định và điều<br />
chỉnh nội dung khái niệm cho phù hợp ngành<br />
giải khát và thị trường Việt Nam. Kỹ thuật<br />
phỏng vấn là dùng câu hỏi mở dựa vào dàn<br />
bài thiết kế sẵn, được thực hiện vào đầu tháng<br />
06/2013 tại TP.HCM. Kết quả khám phá<br />
những nội dung chính làm cơ sở để xây dựng<br />
tập biến quan sát đo lường khái niệm. Tiếp<br />
đến, thảo luận nhóm tập trung với 06 chuyên<br />
gia là giám đốc Marketing (PR/Truyền thông)<br />
vào nữa đầu tháng 06/2013. Kỹ thuật là dùng<br />
các câu hỏi mở dựa vào dàn bài thảo luận. Kết<br />
quả khám phá thang đo sơ bộ của bao bì sản<br />
phẩm gồm 21 biến. Cuối cùng, thảo luận<br />
nhóm tập trung với 08 khách hàng của ngành<br />
giải khát vào giữa cuối tháng 06/2013. Kết<br />
quả có một số điều chỉnh và bổ sung so với<br />
kết quả thảo luận chuyên gia.<br />
<br />
125(11): 127 - 134<br />
<br />
Đánh giá sơ bộ thang đo<br />
Đánh giá sơ bộ thông qua nghiên cứu định<br />
lượng, được thực hiện 06-08/2013. Sản<br />
phẩm nghiên cứu là nước giải khát với tiêu<br />
chí: 1) Thuộc ngành hàng có dung lượng thị<br />
trường lớn; 2) Có thị phần dẫn đầu; 3)<br />
Thương hiệu nổi tiếng với nhiều hoạt động<br />
truyền thông. Dựa vào Euromonitor<br />
International [14], 6 thương hiệu được chọn:<br />
CocaCola, Pepsi, Không Độ, C2, Sting,<br />
Number One.<br />
<br />
Hình 1: Thương hiệu khảo sát<br />
<br />
Kết quả khảo sát thu được 210 bảng câu hỏi.<br />
Mẫu được chia khá đều cho các thương hiệu<br />
(Hình 1) với nữ chiếm 72,9%; độ tuổi 18-22<br />
chiếm 91,9%; mẫu học năm hai và ba lần<br />
lượt 48,1% và 42,9%, còn lại là năm nhất và<br />
tư. Mẫu được khảo sát tại các trường Đại học<br />
Kinh tế - Luật (53,3%), Đại học Công nghiệp<br />
TP.HCM (30,5%), Đại học Công nghệ Kỹ<br />
thuật TP.HCM (8,65%) và Đại học Văn<br />
Lang (7,6%) với ngành kinh tế (85,2%) và<br />
luật (14,8%).<br />
Theo Nunnally and Burnstein [25], để phân<br />
tích Cronbach’s alpha thì thang đo phải có<br />
tính đơn hướng. Điều này cũng được khẳng<br />
định bởi Nguyễn Đình Thọ [23]. Do vậy,<br />
trong nghiên cứu này, do đang trong quá trình<br />
xây dựng thang đo nên EFA trước, sau đó<br />
Cronbach’s alpha sẽ phù hợp hơn. Điều kiện<br />
phân tích Cronbach’s alpha là α≥0,6 và tương<br />
quan biến tổng ≥0,3 [25]. Điều kiện EFA là<br />
kiểm định KMO có KMO>0,6, Bartlett’s Test<br />
có Sig. 0,05 hoặc χ2/df ≤ 2, một số trường hợp<br />
có thể không lớn hơn 3 [8] và các chỉ số CFI,<br />
TLI không nhỏ hơn 0,9 [4] , RMSEA ≤ 0,08,<br />
nếu RMSEA ≤ 0,05 là rất tốt [29]. Kết quả<br />
EFA sau khi loại SD1, SD2 và PA9 do có hệ<br />
số tải nhân tố thấp thì tại Eigenvalue=1,048,<br />
tổng phương sai trích là 70,337%, trích được 07<br />
thành phần, gồm Ấn tượng cửa hiệu, Quảng<br />
cáo, Khuyến mãi, Độ phủ bán hàng và 03<br />
thành phần của Bao bì sản phẩm, được đặt tên<br />
130<br />
<br />
125(11): 127 - 134<br />
<br />
là Bao bì nhận diện, Bao bì thu hút và Bao bì<br />
liên tưởng dựa vào nội dung của biến đo<br />
lường. Các hệ số α đều lớn hơn 0,6 và các<br />
tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Kiểm định<br />
giá trị phân biệt của 03 thành phần bao bì sản<br />
phẩm cho thấy các hệ số tương quan (r) đều<br />
khác 1 ở độ tin cậy 95% nên đạt giá trị phân<br />
biệt. CFA chung cho các khái niệm. Kết quả<br />
cho thấy mô hình có χ2=571,715 (p=0,000),<br />
df=259; χ2/df=2,207; CFI=0,960, TLI=0,954;<br />
RMSEA=0,044. Các trọng số đều lớn hơn 0,5<br />
và đều có ý nghĩa thống kê. Kiểm định giá trị<br />
phân biệt cho thấy các hệ số tương quan (r)<br />
đều khác 1 ở độ tin cậy 95% nên các khái<br />
niệm thật sự khác biệt.<br />
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng độ tin<br />
cậy tổng hợp (pc), phương sai trích (pvc ) và hệ<br />
số Cronbach’s alpha (α). Điều kiện để thang<br />
đo có độ tin cậy là pc≥0,5 [20], pvc≥0,5 [16]<br />
và α≥0,6 [25]. Kết quả đánh giá các giá trị pc ,<br />
pvc và α cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu<br />
ngoại trừ pvc của bao bì thu hút hơi thấp. Giải<br />
pháp cải thiện là loại bỏ biến có trọng số thấp,<br />
bắt đầu từ biến PA13 thì phương sai trích là<br />
49,5%, có thể được chấp nhận do các chỉ tiêu<br />
khác đều cao (Hình 2). Nếu tiếp tục loại PA14<br />
thì pvc và α tăng lên, nhưng thường trong CFA<br />
rất ít mô hình nào có tất cả các chỉ tiêu đều<br />
đạt yêu cầu [17], do đó, tùy vào mục đích sử<br />
dụng mà giữ lại hay loại bỏ biến PA14. Thêm<br />
vào đó, nếu loại PA14 thì sẽ tiếp tục loại<br />
PA16 để đảm bảo tương quan biến tổng lớn<br />
hơn 0,3 khi Cronbach’s alpha.<br />
Tóm lại, kết quả kiểm định cho thấy thang đo<br />
các thành phần và các khái niệm đạt tính đơn<br />
hướng, ngoại trừ ấn tượng cửa hiệu và thành<br />
phần bao bì nhận diện (do có kết nối sai số),<br />
giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy.<br />
Thêm vào đó, bao bì sản phẩm được đo lường<br />
bởi 03 thành phần, được đặt tên là bao bì<br />
nhận diện, bao bì thu hút và bao bì liên tưởng.<br />
<br />
Lê Đăng Lăng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
125(11): 127 - 134<br />
<br />
Bảng 1: Mẫu khảo sát (chính thức)<br />
Khu vực<br />
HCM: 25,5%<br />
Hà Nội: 25,5%<br />
Đà Nẵng: 25,8%<br />
Cần Thơ: 23,2%<br />
<br />
Xuất xứ<br />
Trong<br />
nước:<br />
29,8%<br />
Ngoài<br />
nước:<br />
70,2%<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam: 28,7%<br />
Nữ: 71,3%<br />
<br />
Tuổi<br />
18-23:<br />
99,2%<br />
Trên 23:<br />
0,8%<br />
<br />
Năm học<br />
Năm 1: 8,4%<br />
Năm 2: 24,2%<br />
Năm 3: 30,1%<br />
Năm 4: 27,7%<br />
Năm 5: 8,6%<br />
<br />
Trường-Ngành<br />
Trường học: 11<br />
Ngành: 29<br />
<br />
Hình 2. Kết quả CFA lần 2 (chuẩn hóa)<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ<br />
Nghiên cứu đã phát triển được thang đo của<br />
một số khái niệm: bao bì sản phẩm là một<br />
thang đo gồm 03 thành phần, được đặt tên là<br />
bao bì nhận diện, bao bì liên tưởng và bao bì<br />
thu hút; ấn tượng cửa hiệu, độ phủ bán hàng,<br />
quảng cáo và khuyến mãi là các thang đo chỉ<br />
có một thành phần. Các thang đo đều đạt giá<br />
trị và độ tin cậy. Những thang đo này dự kiến<br />
có những đóng góp có ý nghĩa cho lĩnh vực<br />
học thuật. Cụ thể, một số thang đo được xây<br />
dựng là nguồn tham khảo có giá trị cho những<br />
nghiên cứu mối quan hệ giữa một số hình<br />
thức tiếp thị và các khái niệm khác. Quy trình<br />
và phương pháp nghiên cứu được vận dụng<br />
cũng có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho<br />
các học viên sau đại học trong một số nghiên<br />
cứu liên quan đến xây dựng và kiểm định<br />
thang đo.<br />
Ngoài ra, các công ty nước giải khát (nghiên<br />
cứu thị trường/truyền thông) có thể sử dụng<br />
các thang đo làm dữ liệu thiết kế bảng câu hỏi<br />
<br />
khảo sát nhận thức của khách hàng để đo<br />
lường hiệu quả các chiến dịch tiếp thị đối với<br />
thương hiệu. Phương pháp thực hiện là sử dụng<br />
thang đo Likert 05 hoặc 07 điểm để phỏng vấn<br />
khách hàng cho điểm các phát biểu. Kết quả tính<br />
điểm trung bình để từ đó nhận định sự thành<br />
công hay thất bại của chiến dịch. Thêm vào đó,<br />
mỗi khái niệm có nhiều biến đo lường nên tùy<br />
vào điểm trung bình có thể xem xét cải thiện các<br />
hoạt động tương ứng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Agariya, Johari, Sharma, Chandraul and<br />
Singh (2012), “The Role of Packaging in Brand<br />
Communication”, International Journal of<br />
Scientific and Engineering Research, 3(2), 1-13;<br />
2. Arens, F. W., (1996), Contemporary<br />
Advertising, Mcgraw-Hill Higher Education,<br />
USA;<br />
3. Atilgan, Aksoy, and Akinci (2005),<br />
“Deteminants of the bran equity- a verification<br />
approach in the beverage industry in Turkey”,<br />
Marketing Intelligence and Planning, 23(3), 237248;<br />
<br />
131<br />
<br />