intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các mật pháp của nhà quản lý giỏi: Phần 2

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

228
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ed Breen, một nhà quản lý mẫu mực với những thăng trầm trong quản lý từ Motorola đến giám đốc điều hành Tyco chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm, nhớ lại: “Tôi không phải là một nhà quản lý điển hình trong việc gây dựng sự nghiệp. Tôi chỉ sẵn sàng nắm bắt một số cơ hội mà người khác coi đó là những việc làm gây hại cho sự nghiệp của mình. Tôi tự chứng minh bản thân mình trong một vài lĩnh vực khác nhau. Tôi chỉ kết hợp giữa kinh nghiệm và kiến thức của mình...” Từ Ed Breen cũng như nhiều nhà quản lý khác, chúng ta thấy rằng công việc quản lý thật nhiều thú vị nhưng đồng thời cũng là một quá trình tự thân phát triển hết sức khó khăn gian khổ. Sau đây, mới các bạn cùng tìm hiểu các mật pháp của một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các mật pháp của nhà quản lý giỏi: Phần 2

  1. Các mật pháp của nhà quản lý giỏi (Phần 2) 21/ Muốn hiểu kỹ được nhân viên, không chỉ quan sát họ ở thời điểm hiện tại mà phải lưu ý đến vốn kiến thức mà họ có được. Hãy điều tra nghiên cứu các hoàn cảnh của thời gian trước khi nhân viên gặp người quản lý. Khi biết được quá khứ của
  2. nhân viên, người quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định tâm trạng hiện tại và dự đoán tương lai của họ. 22/ Hoạt động của con người có nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất, con người hoạt động theo bản năng dựa vào sự cầu sướng, ngại khổ. Ở cấp thứ hai căn cứ vào thưởng phạt. Cấp độ thứ 3 là nhằm vào được khen hay bị chê. Còn ở mức độ cao nhất, họ hành động do được chi phối bởi một lý tưởng. Cấp dưới phải được hướng dẫn hành động theo cấp độ cao nhất này. 23/ Khi ra những quyết định, nhà quản lý phải nhằm vào việc đáp ứng những lợi ích công cộng. 24/ Tâm lý của nhân viên không phải lúc nào cũng muốn có một người quản lý dễ dàng cho cá nhân họ mà họ vẫn ưa thích, hãnh diện có một người quản lý ngay thẳng, nghiêm khắc. Vấn đề là nghiêm khắc một cách hợp lý với cấp dưới. 25/ Trong mỗi doanh nghiệp thường có một nhóm nhân viên thẳng tính. Nhóm này giúp nhà quản lý biết được sự thật của cấp dưới. Họ là người thực đức, thực tài, ít nói. Người quản lý cao tay phải điều khiển được họ, khiến họ giúp đỡ đắc lực trong công việc hiện tại cũng như tương lai. 26/ Để nhóm người trong một doanh nghiệp đều có những trạng thái tâm lý riêng, đều có những hoàn cảnh riêng. Nhà quản lý không thể coi thường những trạng thái đó bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm và thái độ ứng xử trước công việc của họ. 27/ Tâm lý của con người bao giờ cũng vừa thích tuân phục, vừa thích phản đối. Họ chỉ tuân phục nếu được người quản lý tôn trọng danh dự và bảo đảm quyền
  3. lợi. Còn họ sẽ phản đối vì không muốn ai quan trọng hơn mình. Vì thế, nhà quản lý phải tránh bớt các mệnh lệnh độc tài, nên ngọt dịu mà kiên quyết bên trong. 28/ Người quản lý thường là người có chí lớn và biết chịu gian lao để nuôi chí. 29/ Một nhà quản lý bao giờ cũng phải có uy quyền, có nghệ thuật dẫn dụ, có lý luận sắc bén và nghệ thuật thôi miên. Uy quyền là một ma lực bắt người khác tuân phục; Dẫn dụ là dựa vào tình cảm làm cho cấp dưới ham lợi ích, nghe theo mình; lý luận là đem lý lẽ, chính kiến bắt người ta phục những lý lẽ đó rồi làm theo; thôi miên lôi kéo người khác thực hiện theo ảnh hưởng của người thôi miên. 30/ Những kiến thức tuyệt vời về chuyên môn có thể là mẹ đẻ của quyền thế, như những người học y khoa đến nơi đến chốn được công nhận là bác sỹ, có thẩm quyền xét đoán về bệnh tật; hoặc người ta tin một nhà kinh tế vì thấy anh ta học qua trường lớp kinh tế và có kinh nghiệm thực tiễn. 31/ Uy tín của nhà quản lý cần nhờ uy danh thổi phồng lên nhưng uy danh luôn phải dựa trên tài đức, nếu không chỉ là lớp sơn quảng cáo. 32/ Nhà quản lý phải có sức khoẻ tốt, bộ óc thông minh, nhanh nhẹn để lãnh đạo trong doanh nghiệp. Hãy dưỡng thân: - Biết tập trung thời gian vào những công việc quan trọng để khỏi phí thời giờ vào những việc vụn vặt (không quá sa đà vào các chuyện thăm viếng, tán gẫu, nhà hàng, khách sạn,...) - Kiêng cữ không được dùng quá nhiều rượu mạnh, thuốc lá, càfê,... - Giữ thái đó điềm đạm để thể xác bớt hao tổn dưỡng khí. - Tránh làm việc quá sức mà thiếu nghỉ ngơi tẩm bổ.
  4. 33/ Thái độ khôn ngoan nhất của người quản lý là việc mình mình lo và không nên bàn tới công việc của những nhà quản lý khác. Khi cần bàn thì chỉ nên khen họ mà thôi. 34/ Ai muốn quản lý người khác hãy đứng sau và phục vụ. Bởi vì, khiêm tốn và phục vụ người là tư cách và phận sự căn bản của những nhà quản lý theo đúng nghĩa của nó. 35/ Vị trí quản lý là cao cả và nhờ nó mà lợi ích chung được bảo đảm. Vì thế người bất tài, vô đức thì không được lạm dụng quyền lực và ai xứng đáng với nó thì cũng không được phép từ chức. 36/ Nhà quản lý cũng phải thường giao tiếp với các nhân viên để biết được họ đang nghĩ gì, họ đang gặp khó khăn hay thuận lợi gì để từ đó khích lệ họ, đáp ứng cho họ. Ngày xưa sứ nước Tế đem thư của vua Tề sang hỏi thăm bà Uy Hậu của nước Triệu, bà bèn hỏi mùa màng bên đó thế nào, dân ra sao, vua có mạnh không? Vị sứ giả có vẻ không bằng lòng hỏi sao bà lại trọng hèn hơn sang vậy? Bà nói không có mùa thì làm sao có dân, làm sao có vua. Bài học quả là thấm thía. 37/ Trật tự là quy luật chung của trời đất. Vì thế sinh hoạt của người quản lý mà hỗn độn thì nếp sống của kẻ dưới cũng dễ hỗn loạn. 38/ Người quản lý phải có mục đích là giúp nhiều cuộc đời thành công chứ không phải chỉ để thực hiện những ý tưởng riêng tư của mình. 39/ Một ngàn lời nói hay không bằng một việc làm tốt. 40/ Trong một doanh nghiệp, nhà quản lý phải biết nuôi dưỡng hai dạng nhân viên: Dạng thứ nhất là những nhân viên ưa đề xuất các ý kiến, các phương án sản xuất kinh doanh mới để liên tục đổi mới doanh nghiệp, nhưng cũng phải có dạng nhân viên
  5. thứ hai là những người biết can ngăn nhà quản lý tránh làm ẩu trong những công việc nhất định. (Còn tiếp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2