intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tình hình của các doanh nghiệp

Chia sẻ: Anviet Canh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

423
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và doanh nghiệp đầu năm 2000 đã tập trung thảo luận và kiến nghị các giải pháp về cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và một số cơ chế chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp v.v...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tình hình của các doanh nghiệp

  1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ* Đoàn Duy Thành ** Cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và doanh nghiệp đầu năm 2000 đã tập trung thảo luận và kiến nghị các giải pháp về cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và một số cơ chế chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp v.v... Sau một năm thực hiện, nhiều kiến nghị của doanh nghiệp đã được giải quyết về cơ bản, nhất là việc triển khai nhanh chóng Luật Doanh nghiệp, đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đầu năm 2001 cho thấy : 82% kiến nghị của doanh nghiệp gửi các cơ quan chính phủ đã được giải quyết, trong đó 88% doanh nghiệp thỏa mãn hoặc thỏa mãn một phần cách giải quyết của Chính phủ. Đây là sự chuyển biến tích cực vì các con số tương ứng trong năm 1998, 1999 chỉ là 40% và 60%. Chính phủ đã quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua 6 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2001 mà Thủ tướng, Phó thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 8, thứ 9 Quốc hội khóa X ; đặc biệt việc tiếp tục thi hành nghiêm Luật Doanh nghiệp, sửa đổi một số điều của Luật Đất đai, ban hành Luật Hải quan, bổ sung Nghị định về khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định 57/CP về xuất nhập khẩu, chuẩn bị ban hành Nghị định về doanh nghiệp nhỏ và vừa ; các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, đổi mới cơ chế tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hội nhập quốc tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước v.v... Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo nắm tình hình công tác thanh tra kiểm tra doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính và thành lập các tổ công tác để giải quyết dứt điểm một số khiếu nại nổi cộm của doanh nghiệp năm 2001. Sự quan tâm của Thủ tướng không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn sâu sát tới số phận của từng doanh nghiệp. Đó chính là nguồn động viên, khích lệ lớn lao để cộng đồng doanh nghiệp thêm vững tin hơn trên con đường làm giàu cho mình và cho đất nước. Những con số và tình hình nêu trên cũng cho thấy sự chuyển biến ngày càng tích cực hơn trong quản lý vĩ mô của Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Qua khảo sát, điều tra và tập hợp các ý kiến, có thể thấy một số vấn đề cơ bản nhất về tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp nước ta hiện nay như sau : I. Về thi hành luật doanh nghiệp và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Có thể nói, Luật Doanh nghiệp được triển khai thực hiện tương đối nhanh. Nhân dân và các doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ rộng rãi bởi lẽ nó đánh thẳng vào sức ỳ, lực cản về các thủ tục hành chính, và điều quan trọng hơn là bảo đảm quyền tự do, bình đẳng cho mọi người dân trong sản xuất, kinh doanh như Hiến pháp quy định. Những kết quả cụ thể đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết. Chúng tôi chỉ nêu những kiến nghị chủ yếu của doanh nghiệp. 1 - Tiếp tục đẩy mạnh thực thi Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ra đời nhiều doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, trung bình cứ 50 người dân có một doanh nghiệp ; còn ở nước ta, tỷ lệ này hiện rất thấp : 1.300 người dân/1 doanh
  2. nghiệp. Để có thể đạt được mục tiêu : GDP bình quân đạt 2.000 USD/người, trong vài năm tới chúng ta phải phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp dân doanh, đưa tổng số doanh nghiệp của đất nước lên khoảng 200.000 - 300.000 để đạt tỷ lệ khoảng 280 người dân/1 doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp dân doanh còn đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2 - Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp một cách đồng bộ, nhất quán theo tinh thần luật doanh nghiệp, tiến tới mục tiêu tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 3 - Tạo các điều kiện cần thiết cho việc thực thi Luật Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, như xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia, tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thành lập và tổ chức quản lý, ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh việc thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, phát triển hệ thống các tổ chức và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp... 4 - Tiếp tục rà soát các giấy phép, nếu không hợp lý có thể bãi bỏ hoặc điều chỉnh. Để tránh tình trạng biến tướng tạo thêm những giấy phép mới, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để công bố danh mục những giấy phép cần phải duy trì, đồng thời tuyên bố xóa bỏ tất cả các giấy phép còn lại và đưa ra quy định chỉ có Chính phủ mới được quyền quyết định áp dụng chế độ giấy phép kinh doanh. 5 - Việc thực thi Luật Doanh nghiệp nói riêng và luật pháp nói chung chỉ có thể thành công trên cơ sở phải đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiệm vụ này, song kết quả chưa đạt như mong muốn, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước chậm được đổi mới cả về năng lực trình độ phẩm chất đạo đức, thủ tục hành chính vẫn còn nhiêu khê, phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, qua báo cáo điều tra thi hành Luật Doanh nghiệp chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau đây : Một là, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra quá cao, như về thuế là 88% ; về quản lý thị trường là 48%, về lao động là 36%, về môi trường là 26%... Hai là, mật độ thanh tra, kiểm tra mặc dù có giảm đi cùng với việc thực hiện Nghị định 61/CP song vẫn quá dầy. Trong 3 năm gần đây, mỗi doanh nghiệp phải tiếp 14,4 lần thanh tra, kiểm tra của 7 cơ quan nhà nước khác nhau. Ví dụ : một doanh nghiệp tư nhân sản xuất bao bì tại đồng bằng sông Cửu Long, trong 3 năm qua, đã phải trải qua 170 cuộc thanh tra, kiểm tra, bình quân gần 5 lần/tháng với nội dung thanh tra, kiểm tra rất đa dạng. Ba là, phần lớn các doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 77%) không đồng ý hoặc không đồng ý hoàn toàn với kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra. Như vậy tác dụng giáo dục của các cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp rất thấp. Bốn là, tồn tại nhiều chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan, các cấp thanh tra, kiểm tra khác nhau về cùng một nội dung, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và danh tiếng của đơn vị. Kết quả
  3. khảo sát trực tiếp tại 49 doanh nghiệp do Thanh tra Nhà nước và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện gần đây cho thấy có trên 20% số cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp là trùng lặp về nội dung. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một số cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết, song nên vừa phải, có tác dụng tích cực đối với quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp. Cần xác định tiêu chí hợp lý những quy định cụ thể khi kiểm tra, thanh tra để vừa bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân theo Hiến pháp. Mặt khác, phải làm cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước thấm nhuần mục đích chính của thanh tra, kiểm tra là nhằm tăng cường quản lý nhà nước, phát hiện những bất cập của chính sách, cơ chế để bổ sung, hoàn thiện và hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện tốt luật pháp, chính sách, chứ không phải lấy thanh tra, kiểm tra là cớ để hạch sách, vòi vĩnh doanh nghiệp. Nhiều ý kiến của doanh nghiệp phản ánh về tình trạng thanh tra, kiểm tra của quá nhiều ngành chức năng, mức độ hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự ở mức báo động. Liên quan đến vấn đề này, doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng quan tâm hoàn thiện hệ thống tư pháp bảo đảm giải quyết các vụ án kinh tế một cách công bằng, chính xác, nâng cao hiệu lực của công tác thi hành án. II. Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế. Vấn đề quan tâm trong hội nhập quốc tế là mặc dù các cam kết hội nhập AFTA, APEC đang tới gần, nhưng theo kết quả điều tra chỉ có 84% doanh nghiệp trong điều tra trả lời là có nhận được thông tin về hội nhập, còn 16% doanh nghiệp chưa có hiểu biết chung về quá trình hội nhập, trong đó 24% không có thông tin về lịch trình giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, APEC, 34% không có thông tin về hội nhập WTO, 50% không có thông tin về các bước chuẩn bị thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Tìm hiểu trực tiếp tại các doanh nghiệp cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu về tiến trình hội nhập còn thấp hơn nhiều. Đó thực sự là điều đáng lo ngại khi thời gian để chúng ta thực hiện các cam kết hội nhập đang đến gần. Thực trạng về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập cũng đáng báo động. Theo kết quả điều tra về khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta phải chịu rất nhiều sức ép mà sức ép lớn nhất hiện nay là về thời gian, trong khi đó quá trình ra quyết định và hành động của chúng ta lại rất chậm. Chính vì vậy, điều cần thiết là gắn liền với việc thực hiện lộ trình hội nhập cần xây dựng và thực hiện một lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó xác định các công việc cụ thể cho từng ngành, từng giai đoạn, đồng thời khẩn trương ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện triệt để, kiên quyết nhằm thực hiện lộ trình đó... Với ý nghĩa đó, các doanh nghiệp kiến nghị : Một là, tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo lập môi trường cạnh
  4. tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, những chính sách tích cực đó chưa thực sự đến với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khu vực dân doanh còn chịu nhiều thiệt thòi so với doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán, khoa học để điều chỉnh chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, góp phần hình thành các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế vững mạnh đủ sức đương đầu với cạnh tranh trên thương trường quốc tế vì lợi ích chung của cả nền kinh tế. Đồng thời, cần thúc đẩy hình thành và phát triển các thị trường, nhất là thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, tạo môi trường cho doanh nghiệp hoạt động. Hai là, vấn đề đầu tư cho phát triển doanh nghiệp. Điều đáng mừng là trong tổng số doanh nghiệp được hỏi ý kiến, có 79% doanh nghiệp nói rằng trong năm 2000 họ đã triển khai các dự án đầu tư, trong đó 61% là đầu tư vào dự án mới, 22% là tiếp tục đầu tư vào các dự án của những năm trước (các tỷ lệ tương ứng của năm 1999 là 55% và 23%). Về lựa chọn thiết bị và công nghệ, có 67% doanh nghiệp cho biết họ đầu tư thiết bị mới ; 15,8% đầu tư thiết bị đã sử dụng và 17,2% đầu tư cải tạo thiết bị hiện có. Đây là hướng đầu tư phù hợp với thực tế của các doanh nghiệp hiện nay. Về nguồn vốn đầu tư, mặc dù trong năm 2000 Chính phủ và ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư, vay vốn, song tỷ lệ số lượng doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng vẫn giữ ở mức như năm trước 74%, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp đi vay vốn từ nguồn khác tăng lên 63%. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp dân doanh, việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là doanh nghiệp thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện thế chấp, không được ngân hàng chấp nhận tín chấp để vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng, bị xem xét ngặt nghèo trong các dự án đầu tư và trong điều kiện thanh toán nợ, nhất là trong vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển. Ngân hàng luôn đòi hỏi quá nhiều loại giấy tờ, chi phí giao dịch cao, quá trình thẩm định cho vay mất nhiều thời gian ; thậm chí nhiều ngân hàng còn từ chối cho vay với lý do là khách hàng mới. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài ngân hàng có tính rủi ro cao, lãi suất lớn, hoặc gian dối hay thông đồng với cán bộ ngân hàng để vay vốn. Hậu quả là doanh nghiệp đầu tư trong tình trạng bất ổn định, thiếu chắc chắn, kém hiệu quả, thậm chí xảy ra một số vụ đổ bể, gây thiệt hại cho xã hội. Như vậy, từ chính sách đến thực tế vẫn còn một khoảng cách lớn và các biện pháp khuyến khích đầu tư, các cam kết về đổi mới thủ tục hành chính trong lĩnh vực này vẫn chưa được thực hiện nhiều. Do vậy, một mặt, cần sớm cải tiến cơ chế tín dụng, thực hiện sắp xếp lại và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại ; tạo lập sự bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại công và tư ; mặt khác, cần nhanh chóng khai thông thị trường bất động sản, trước hết là bảo đảm cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được dễ dàng, thuận tiện ; đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức để họ có đủ điều kiện thế chấp vay vốn đầu tư phát triển. Doanh nghiệp cũng kiến nghị cần sớm có một chương trình tín dụng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp mới được thành lập có đề án kinh doanh
  5. khả thi. Nhà nước cũng cần có chính sách ưu tiên cho vay, nới lỏng điều kiện, đơn giản hóa thủ tục đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động. Doanh nghiệp rất phấn khởi khi biết tin Chính phủ có chủ trương phát triển các hình thức bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tương tự như phương thức áp dụng đối với hộ nông dân. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các ngành chức năng triển khai thực hiện chính sách này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp đã tích cực chuyển đổi theo hướng tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng. Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO, thực hiện cấu trúc lại qui trình sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Sự chuẩn bị này dễ nhận thấy ở một số doanh nghiệp trong các ngành như xuất khẩu thủy sản, hàng may mặc, giầy dép chất lượng cao v.v... Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, phần lớn doanh nghiệp khó có đủ điều kiện để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chính phủ có biện pháp hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình trợ giúp doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, thương mại điện tử, đào tạo cho doanh nghiệp v.v... Điều quan trọng là phải xác định đúng vị trí của các chương trình đầu tư để đạt hiệu quả cao, đúng mục tiêu, tránh lãng phí. Ba là, về cơ chế và chính sách xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay còn nhiều bất cập về cơ cấu xuất khẩu và chất lượng hoạt động xuất khẩu, nhất là những yếu kém trong việc ổn định thị trường, thiếu linh hoạt và chủ động trong xử lý giá và thiết lập các kênh phân phối cho hàng hóa của Việt Nam, tỷ lệ hàng gia công còn lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ trọng không đáng kể, dịch vụ chưa được coi trọng như một lĩnh vực đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu... Chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp như hỗ trợ về tín dụng, giảm thuế nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu, tạm miễn thu một số loại phí, áp dụng chế độ thưởng xuất khẩu... Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tình thế, giải quyết phần ngọn. Xét về lâu dài, để thực sự đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nguồn thu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần giải quyết tận gốc của vấn đề. Đó chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như thiết lập được một hệ thống rộng khắp các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thế giới để có thể chủ động xâm nhập thị trường, giảm chi phí trung gian, tăng giá trị gia tăng của hàng hóa. Các kiến nghị của doanh nghiệp trên phạm vi vấn đề này là : 1. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng, thị trường, khai thông các thị trường cho xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp của ta đều có quy mô nhỏ bé, chưa đủ khả năng để chủ động tiến hành các hoạt động xúc tiến lớn trên thị trường nước ngoài. Đề nghị Chính phủ đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy xuất khẩu. 2. Chính phủ sớm ban hành chiến lược xuất khẩu quốc gia và chính sách thương mại hướng về xuất khẩu làm căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, khuyến khích và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp
  6. thực hiện chiến lược đó. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư ra nước ngoài để thông qua đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu. 3. Chính phủ sớm bổ sung, ban hành chính sách về tín dụng ưu đãi và bảo lãnh xuất khẩu, hỗ trợ bán hàng trả chậm, bán hàng tại các kho ngoại quan, hỗ trợ hình thành các quỹ bảo hiểm xuất khẩu của các hiệp hội ngành hàng... Đồng thời, tăng cường và cải tiến chất lượng của công tác thông tin, dự báo về tình hình diễn biến của giá cả thị trường thế giới giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, tránh được những thiệt hại lớn do biến động của thị trường, nhất là thị trường nông sản. 4. Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị các điều kiện tham gia WTO, khai thông thị trường toàn cầu cho hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy việc chuẩn bị thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm thâm nhập thị trường rộng lớn này. Chính phủ chỉ đạo tích cực các đại sứ quán, lãnh sự quán và thương vụ Việt Nam tại nước ngoài dành thời gian và tâm sức nhiều hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm kiến bạn hàng, thị trường, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vì doanh nghiệp Việt Nam rất khó có điều kiện thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài. Bốn là, xử lý các chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng có liên quan đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp là chi phí đầu vào sản xuất của chúng ta quá cao. Tính chung từ 1996 đến nay chi phí đầu vào tăng 32,43% trong khi tỷ lệ tăng giá đầu ra là 22,82% làm cho tỷ suất doanh lợi bình quân của doanh nghiệp từ 16,8% giảm xuống còn 6,2% thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với các nước trong khu vực và hơn 3 lần so với châu Âu. Vấn đề giá nông sản thấp, thu nhập của nông dân ngày càng thu hẹp, một mặt do giá đầu ra giảm sút, thị trường tiêu thụ khó khăn ; mặt khác các chi phí đầu vào về điện, xăng dầu, phân bón, thủy lợi, cày bừa... lại quá cao. Thời gian qua, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp bảo hộ, xử lý đầu ra hơn là các biện pháp xử lý đầu vào để giảm chi phí sản xuất và bán hàng của nông dân. Các doanh nghiệp trong nước thực sự lo lắng trước tình trạng các chi phí đầu vào có xu hướng gia tăng, trong khi đang phải nỗ lực hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vấn đề là ở chỗ, hầu hết các chi phí đầu vào hiện nay của doanh nghiệp đều liên quan đến các ngành độc quyền như điện, xăng dầu, bưu chính viễn thông, hàng không hoặc các ngành doanh nghiệp nhà nước chi phối như vận tải biển, xi măng, sắt thép, các dịch vụ hành chính v.v... Vừa qua, các ngành này liên tục tăng giá hoặc duy trì mức giá cao với nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do phải trả nợ đầu tư. Đã đến lúc chúng ta cần có một sự nhìn nhận đi vào thực chất hoạt động và hiệu quả đầu tư của các ngành kinh doanh mang tính độc quyền để có hướng giảm giá các yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có các tổng công ty nhà nước. Lợi ích chung của đa số doanh nghiệp cần được xem trọng hơn yêu cầu bảo hộ cho một ngành, một doanh nghiệp độc quyền riêng lẻ. Ngay trong những lĩnh vực Nhà nước cần độc quyền cũng nên tạo sự cạnh tranh giữa một số doanh nghiệp nhà nước với nhau để tránh độc quyền của doanh nghiệp, cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành đó vì lợi ích chung của nền kinh tế. Một vấn đề khác có liên quan là chính sách bảo hộ. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội năm 2000, Thủ tướng đã từng nói : Chúng ta chủ trương hội nhập kinh tế
  7. và áp dụng chính sách bảo hộ có lựa chọn, có điều kiện. Nhưng trong sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và trong hoạt động của các doanh nghiệp và phần nào trong dư luận xã hội, xu hướng bảo hộ và đòi hỏi bảo hộ quá mức có phần mạnh hơn quyết tâm phấn đấu nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả. Chính sách bảo hộ nếu quá kéo dài sẽ chỉ đem lại lợi ích cho một số doanh nghiệp kém linh hoạt và có giá thành cao. Trong khi đó, đa số doanh nghiệp lại muốn xóa bỏ chính sách này để tăng cạnh tranh giữa các nguồn cung, giảm chi phí đầu vào của sản phẩm qua đó giảm được giá thành sản xuất. Doanh nghiệp đề nghị Nhà nước cần có các chính sách rõ ràng, cụ thể về bảo hộ trong quá trình hội nhập quốc tế để vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời tăng cường được sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng ta không thể tiếp tục sử dụng hàng rào bảo hộ hoặc dùng tiền của Nhà nước hoặc buộc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả giá cao để hỗ trợ những doanh nghiệp đã “trót đầu tư lớn”, giá thành sản phẩm quá cao không có khả năng cạnh tranh ngay ở thị trường trong nước chứ chưa nói đến khu vực và quốc tế. Mặt khác, cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội là đã đến lúc các doanh nghiệp của ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình, không thể trông chờ núp bóng bảo hộ mãi để đến lúc hội nhập thì lúng túng, bỏ lỡ cơ hội. Năm là, tăng cường vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Trong điều kiện các doanh nghiệp của ta còn nhiều yếu kém, tinh thần hợp tác và liên kết trong kinh doanh chưa cao thì sự hỗ trợ của các hiệp hội doanh nghiệp là thực sự cần thiết. Hiện nay, cả nước có trên 100 hiệp hội doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Một số hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, đặc biệt là trong điều kiện thị trường có những biến động lớn và giúp đỡ thành lập những doanh nghiệp mới thuộc ngành hàng của mình. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các hiệp hội doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về các nguồn lực, lúng túng trong việc triển khai hoạt động, một số hiệp hội không phát huy được vai trò của mình. Sáu là, để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Chính phủ cần quan tâm đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống hành chính quốc gia. Chỉ có trên cơ sở yểm trợ của một nền hành chính quốc gia vững mạnh thì doanh nghiệp mới có thể phát huy cao độ năng lực và hiệu quả hoạt động trên thị trường quốc tế, nếu không, những cố gắng của bản thân doanh nghiệp sẽ rất dễ bị triệt tiêu. III. Phát triển đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp và doanh nhân là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải vật chất, tạo việc làm, tăng trưởng GDP và góp phần tạo nên hình ảnh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò, vị trí của doanh nghiệp, doanh nhân chưa được nhìn nhận một cách tương xứng trong xã hội. Giám đốc doanh nghiệp còn bị dư luận xã hội và cả một số quan chức nhìn nhận như những kẻ “xài tiền như rác”, “ăn chơi xả láng” hoặc trốn thuế, lậu thuế, chụp giật, lừa đảo... Doanh nghiệp vẫn còn là đối tượng bị hạch sách, coi thường, kỳ thị và hình sự hóa của không ít các cơ quan nhà nước, nhất là doanh nghiệp khu vực tư nhân.
  8. Doanh nghiệp và doanh nhân mong được nhìn nhận công bằng với cả những mặt tích cực và những hạn chế, không chỉ vì vài “con sâu, con mọt” mà đánh giá một cách quy chụp, méo mó. Đảng và Nhà nước, ngoài việc xây dựng thể chế, chính sách đúng đắn, thông thoáng để dân làm giàu còn luôn coi trọng, tôn vinh tầng lớp doanh nhân chân chính do những đóng góp của họ cho xã hội, cho đất nước. Doanh nghiệp của ta, dù là loại hình nào, doanh nghiệp nhà nước hay dân doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận đều có ý thức và trách nhiệm rất cao đối với xã hội, đất nước, với tương lai của dân tộc. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta : “Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xóa bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước” cần được thấm nhuần ở mọi ngành, mọi cấp và trong toàn xã hội. Các doanh nhân hy vọng rằng với vị trí quyết định để phát triển kinh doanh, làm phồn vinh cho đất nước, họ cần được xếp vào hệ thống chủ lực của quốc gia gồm : giai cấp công, giai cấp nông, tầng lớp trí thức và doanh nhân. http://www.tapchicongsan.org.vn/so_03/m1_b03.asp Điều chỉnhgiảm các chỉ tiêu kinh tế  Thử tìm những nguyên nhân, rút rabài học (TBKTVN­ 17/10/01)­ Khác hẳnvới năm 2000 là  năm chúng ta  đã  vượt qua những khó  khăn,   thách thức về nhiều mặt, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng: chặn được đàgiảm sút   mức tăng trưởng kinh tế; các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạthoặc vượt kế hoạch đề ra, năm 2001   lại là năm mà chúng ta sẽ không thểhoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. Trước thực  trạng này, đểrút ra những bài học kinh nghiệm cho năm 2002 sắp tới, việc xác định những nguyên  nhân cũng là một điều cần thiết. Quan sát tình hình thực hiện bảy mục tiêu kinh tế chủ  yếu  đề ra cho năm 2001 này, có thể  thấy  ba điểm nổi bật sau đây. Tốc độ tăng nông lâm ngư nghiệp rất đáng lo Trong bốn chỉ tiêu đầu tiên, trongđó, ba chỉ tiêu sau gồm: giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp   tăng 4,5%;giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14% và giá trị các ngành dịch vụ tăng 7% là cơ sở để  thực hiện chỉ  tiêu  đầu tiên: tổng sản phẩm trong nước (GDP)tăng 7,5%, mức  độ  hoàn thành có   khác nhau. Trong bộ  ba chỉ  tiêu cơ  sở, theo những tính toán sơ  bộ  ban  đầu của Tổng cục thống kê,  điều   đáng mừng nhất là chúng ta thực hiện vượt mức chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 0,5điểm %,   trong khi giá trị các ngành dịch vụ  tăng 6,6%, thấp hơn mục tiêu đề ra 0,4 %  điểm và  giá  trị sản  xuất nông, lâm, ngư nghiệp cũng chỉ tăng 4,1%,tức là chỉ thực hiện được trên 90% mục tiêu đề ra.  
  9. Chính từ  thực tế  này,tổng sản phẩm trong nước trong năm nay theo những tính toán sơ  bộ  ban  đầucủa Tổng cục thống kê sẽ tăng 7,1%. Rõ ràng, trong bối cảnh kinh tế  thế giới và  khu vực sa   sút rất mạnh, đặc biệt là sau sự kiện ngày 11/9 ở Mỹ, hàng loạt nước đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu  tăng trưởng kinh tế của mình rất mạnh, mức tăng trưởng trên 7% của nước ta là rất khả quan. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2000 vừa qua, có  thể  thấy, trong khi khu vực dịch vụ  cũng  đạt   tốc độ tăng trưởng rất khả quan và khu vực công nghiệp cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá, thì tốc   độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp lại sa sút quá thảm hại, chỉ còn chưa đến 2/3. Nhìn từ một khía cạnh khác, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2000 ở vào trạng thái  quý  sau liên tục cao hơn quý trước (quý  I là  5,6%; quý  II là  6,7%; quý  III là  7,0%; quý  IV lên tới   đỉnh là 7,2%), thì trong năm 2001 từ đỉnh trong quý IV năm 2000 liên tục giảm trong ba quý (quý I  là 7,2%; quý II là 7,0%; quý III là 6,8%) và consố dự báo 7,4% đang còn là một thách thức. Hơn thế, nếu quan sát nền kinh tế  trong vòng 10 năm 1992­2001, trong khi hai khu vực công  nghiệp và  dịch vụ  vẫn  đạt mức tăng trưởng khá  và   đang tiếp tục quá  trình hồi phục nhanh sau  cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực 1997­ 1998, thì tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm, ngư   nghiệp lại đang ở "điểm đáy". Các số liệu chi tiết xin xem bảng biểu. Kim ngạch xuấtkhẩu sụt giảm mạnh Trong khi tình hình thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là khả  quan như nói trên, tình hình   thực hiện chỉ  tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16% như  kế hoạch  đã  đề ra (chỉ tiêu thứ năm)   đang có sự phát triển mang tính đột biến theo chiều hướng rất đáng lo ngại. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá chỉ tăng  10,5% so với cùng kỳ  năm 2000 và  mặc dù trong quý IV này có  nỗ lực  đẩy mạnh xuất khẩu hơn  nữa, thì  tốc  độ  tăng trưởng cả  năm cũng chỉ   đạt 10,7%, thấp hơn chỉ  tiêu tới 5,3  điểm % và  chỉ   bằng 44,6% tốc độ tăng trưởng trong năm 2000 và 45,9% tốc độ tăng trưởng trong năm 1999. Như  vậy, ngoại trừ  năm 1998 là  năm mà  cuộc khủng hoảng kinh tế  khu vực tác  động cực kỳ   mạnh, tốc  độ tăng trưởng xuất khẩu 10,7% trong năm 2001 này là  tốc  độ tăng trưởng xuất khẩu  thấp chưa từng có trong vòng 10 năm 1992­2001. Quan hệ lạm phát ­ tăng trưởng vẫn bị bỏ ngỏ Về  giá  tiêu dùng, tuy có  vẻ  sángsủa hơn các năm 1999 và  2000, nhưng thực chất tình hình là  ngày càng đáng lo ngại hơn. Cụ thể, tính đến thời điểm hết tháng 9 vừa qua, nếu so với cuối năm 2000, giá tiêu dùng vẫn còn   thấp hơn 0,4%, còn nếu so với cuối năm 1999, giá tiêu dùng lại thấp hơn 1,0%, và xa hơn nữa, so   với cuối năm 1998 cũng thấp hơn 0,9%. Trong khi  đó, nếu theo các chỉ  tiêu kế  hoạch: lạm phát  
  10. dưới 10% trong năm 1999; lạm phát khoảng 6% trong năm 2000 và lạm phát không quá 5% trong   năm 2001 này, thì giá cả tiêu dùng thực tế vào thời điểm cuối năm 1999 thấp hơn 9,9%; vào thời   điểm cuối năm 2000 thấp hơn 16,5%; còn vào thời  điểm hiện tại (tháng 9/2001),  đã  thấp hơn  khoảng 21,7%. Dự  đoán trong ba tháng cuối năm này, nếu giá tiêu dùng tăng  đều  đặn 0,5% mỗi tháng, thì  mức  lạm phát năm2001 cũng chỉ vào khoảng 1,1%, cho nên giá cả tiêu dùng thực tế tính đếncuối năm  2001 này vẫn thấp hơn 21,8% so với chỉ tiêu lạm phát nói trên của ba năm 1999, 2000 và 2001. Nói cách khác, ở chỉ tiêu này,chúng ta vẫn đang trong tình trạng: càng "chạy", càng "xa" mục tiêu  hơn, tức là chúng ta vẫn đang tiếp tục quá trình "chạy giật lùi". Về thực chất, vấn đề mối quan hệ  giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn đang còn là vấn đề   bị bỏ ngỏ. Tóm lại, trong  điều kiện  đầy khó  khăn, tuy chúng ta vẫn duy trì   được  đà  tăng trưởng kinh tế,  nhưng trong bảy chỉ  tiêu kinh tế  chủ  yếu  đề  ra cho năm 2001 này, bên cạnh chỉ  tiêu giá  trị  sản   xuất công nghiệp, có  thể  chúng ta còn có  thể  hoàn thành vượt mức cả  chỉ  tiêu tổng vốn  đầu tư   toàn xã  hội nhờ  những nỗ  lực vượt bậc của Chính phủ  và  nguồn  động lực cực kỳ  lớn do Luật   doanh nghiệp đã tạo ra, còn năm chỉ tiêu còn lại đều không thể hoàn thành. Ba nguyên nhâncơ bản gây cản trở kế hoạch Trước hết, nhìn một cách tổng quát, có  thể  khẳng  định rằng, trong  điều kiện kinh tế  thị  trường  càng phát triển cao hơn, thì  chính thị  trường ngày càng trở  thành yếu tố  quyết  định tốc  độ  tăng   trưởng kinh tế. Do đó, việc chúng ta không hoàn thành được năm trong tổng số bảy chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như   nói trên có thể quy về ba nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ  nhất, xuất khẩu với vai trò  là   đầu ra quan trọng nhất của nền kinh tế  nước ta hiện nay  đã   không hoàn thành kế hoạch là nguyên nhân rất quan trọng của việc không hoàn thành kế hoạch  tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc không hoàn thành kế  hoạch xuất khẩu lại có  nguyên nhân   chủ yếu từ sức mua yếu của thị trường khu vực và thế giới dẫn đến giá cả hàng hoá trên thị trường  khu vực và thế giới giảm quámạnh, chứ không phải từ năng lực sản xuất của nền kinh tế nước ta. Cụ  thể, theo số  liệu thống kê  củaBộ  thương mại, nếu quy về  giá  xuất khẩu năm 2000 của chỉ   riêng chín mặthàng gồm: gạo, cà  phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều nhân, lạc nhân, chè, dầu thô  và  than  đá năm 2000 là  23,197 triệu tấn và  5,36 tỷ  USD, thì  xuất khẩucũng chỉ  của riêng chín mặt   hàng này năm 2001 là 24,471 triệu tấn, tăng 5,49%so với năm 2000, nhưng tính theo giá thực tế  trong 9 tháng qua, kim ngạch lạichỉ đạt 4,788 tỷ USD thay vì phải đạt 5,713 tỷ USD, tức là chúng  ta đã bịthua thiệt về giá tới 0,925 tỷ USD, hay giảm mất 19,32% so với kim ngạch xuấtkhẩu thực   hiện, hoặc 16,19% so với kim ngạch xuất khẩu tính theo giá  của năm2000. Trong  đó, thiệt hại   trong xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ lực là0,475 tỷ USD, riêng mặt hàng dầu thô là 0,444   tỷ USD.
  11. Nói cách khác, nếu như không có tình trạng đại hạ giá đồng loạt của một loạt mặt hàng xuất khẩu   chủ lực như vậy, thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu so với năm 2000 của nước ta không những chỉ  đạt, mà  còn vượt rất xa con số  16% như  chỉ  tiêu kế  hoạch  đã   đề  ra. Cụ  thể, nếu không bị  thua  thiệt về giá trong xuất khẩu chỉ củariêng chín mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói trên, thì tốc độ tăng   trưởng xuất khẩu của nước ta trong năm 2001 này đã là 18,33%. Thứ hai, bên cạnh việc suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như nói trên, việc tổng mức bán lẻ   hàng hoá  và  doanh thu dịch vụ   ở  thị  trường trong nước tăng trưởng không nhanh cũng làyếu tố  góp phần vào việc chúng ta không hoàn thành  được chỉ  tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự  tăng trưởng chậm của kênh lưu thông hàng hoá quan trọng thứ hai này tuyệt nhiên không phải do  đông  đảo người tiêu dùng không muốn mua hàng, mà  do khả  năng thanh toán của họ  bị  "co   lại"rất mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn ngay trong quá trình phát triển của các khu vực trong  nền kinh tế nước ta như đã nói ở trên. Cụ thể, trong bối cảnh vẫn còn khoảng 3/4 dân số cả nước   sống ở khu vực nông thôn và thu nhập của họ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp,  thì việc tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế này trong năm nay chỉ đạt 2,58% là mức thấp nhất  trong vòng 10 năm 1992­2001,chỉ bằng 63,86% tốc độ tăng trưởng 4,04% của năm 2000 và chưa  bằng một nửa tốc  độ  tăng trưởng tới 5,23% của năm 1999,  đồng nghĩa với thu nhập của dân cư   khu vực này trong năm nay sẽ tăng rất thấp. Đến lượt nó, hiển nhiên thu nhập tăng quá chậm sẽ   làm cho sức mua của khu vực thị trường rộng lớn này sẽ tăng rất chậm trong năm nay. Nói cách khác, tuy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng của hai khu vực   công nghiệp và  dịch vụ  là   điều rất  đáng mừng, bởi  đó  chính là  mục tiêu phấn  đấu của chúng ta   trong quá  trình công nghiệp hoá, hiện  đại hoá   đất nước, nhưng sựsuy giảm  đột ngột tốc  độ tăng   trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp nhưvậy trong khi quá trình chuyển dịch địa bàn phát triển  công nghiệp và dịch vụ lại vẫn đang diễn ra hết sức chậm chạp như hiện nay thì quả thực là một   nỗi lo không chỉ trước mắt, mà cả về lâu dài, không chỉ về phương diện kinh tế, mà trên tất cả các   mặt của đời sống xã hội. Điều này  đặc biệt  đáng lưu  ý,bởi vì   đây là  một vấn  đề  lần  đầu tiên xuất hiện trong vòng 10   năm1992­2001 của nền kinh tế nước ta. Thứ ba, cũng giống như hai năm 1999 và 2000 vừa qua, diễn biến của giá cả tiêu dùng trong năm   2001 này cũng là một yếu tố góp phần rất quan trọng làm cho sức mua của thị trường trongnước  tăng chậm và  làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá  cả  trên thị  trườngtrong nước lẫn thị trường   ngoài nước. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục thống kê, nếu chỉ so với thời điểm cuối năm 1998, trong khi giá   của nhóm hàng lương thực cho  đến nay vẫn còn giảm 11,4%, thì  giá  của tất cả  cácnhóm hàng  công nghiệp và  dịch vụ  đã  đồng loạt tăng rất cao.  Đó  là, nhómhàng dịc h vụ giáo dục giữ  kỷ  lục   với mức tăng 10,6%; bốn nhóm hàng hoá và dịch vụ có mức tăng trung bình là hàng hoá và dịch   vụ khác 7,3%; thiết bị và đồ dùng gia đình 6,9%; nhà ở và vật liệu xây dựng 6,6%; dịch vụ y tế và   dược phẩm 6,5%; còn bốn nhóm hàng hoá  và  dịch vụ  khác tăng thấp là   đồ  uống và  thuốc lá 
  12. 3,9%; dịch vụ văn hoá thể thao và giải trí 3,2%; may mặc,mũ nón và giày dép 2,8%; phương tiện   đi lại và dịch vụ bưu điện 2,5%. Những diễn biến trái chiều nhau nhưtrên trong giá cả các nhóm hàng có nghĩa là, trong khi lương   thực là  mặthàng chính của dân cư  khu vực nông thôn ngày càng rẻ  hơn, thì   đời sốngcủa họ  lại  ngày càng đắt đỏ hơn, đặc biệt là những hàng hoá và dịch vụthiết yếu. Nói cách khác, tuy mặt bằng gía cảtiêu dùng của nước ta trong gần ba năm qua vẫn đang xuống   thấp   như   nói   trên,nhưng   tình   trạng   tỷ   giá   cánh   kéo   giữa   hàng   công   nghiệp   và   dịch   vụ   với   hàngnông sản trong nền kinh tế  vẫn còn rất nghiêm trọng. Do  đó, nghịch lý  trongphát triển các   khu vực kinh tế  và  giá  cả  của các nhóm hàng này thì  vẫntiếp tục tồn tại.  Đó  là, cả  hai khu vực   công nghiệp và  dịch vụ  vẫn tiếptục tăng trưởng với tốc  độ  cao hơn nhiều so với khu vực nông  nghiệp thìgiá  cả  của các sản phẩm công nghiệp và  dịch vụ  trên thị  trường vẫn tăngnhanh hơn  nhiều so với các mặt hàng nông sản, tức là  khối lượng hàng côngnghiệp và  dịch vụ  vốn  đã  tăng   nhanh lại càng  được "khuếch  đại"thêm bởi sự  tăng nhanh của giá  cả, còn khối lượng hàng nông   sản vốn đãtăng chậm hơn nhiều, nhưng lại bị yếu tố giá giảm làm "co lại" rấtnhanh. Rõ ràng, trong bối cảnh 3/4 số dâncủa đất nước liên tục phải bán rẻ và mua đắt như vậy, thì sức  mua củathị trường cả nước tất yếu không thể tăng nhanh là một điều rất dễhiểu.Tóm lại, trong bối  cảnh  ảm  đạm chung của kinh tế, thương mại thế  giớivà  khu vực, tuy vẫn  đạt  được những thành   tựu mới rất đáng tự hào trongnăm 2001 này, nhưng những yếu kém và tồn tại trong bản thân nền   kinh tếnước ta hiện nay là không nhỏ. Đó cũng chính là những thách thức gay gắtmà chúng ta sẽ   phải vượt qua trên con đường tăng trưởng nhanh và bền vữngtrong thời gian tới. Tốc  độ tăng trưởng của chung nềnkinh tế  và  của từng khu vực; tốc  độ tăng trưởng xuất khẩu và   tốc độ tănggiá tiêu dùng trong 10 năm 1992­ 2001 (%) Chia ra Kim Giá ngạch Năm Chung tiêu dùng Dịch Nông, lâm, Công ngư nghiệp vụ xuất khẩu nghiệp và xây dựng 1992 8.7 6.88 12.79 7.58 23.7 17.5 1993 8.08 3.28 12.62 8.64 15.7 5.2 1994 8.83 3.37 13.39 9.58 35.8 14.4 1995 9.54 4.80 13.60 9.83 34.4 12.7 1996 9.34 4.40 14.46 8.80 33.2 4.5 1997 8.15 4.33 12.62 7.14 26.6 3.6 1998 5.76 3.53 8.33 5.08 1.9 9.2 1999 4.77 5.23 7.68 2.25 23.3 0.1 2000 6.75 4.04 10.07 5.57 24.0 ­0.6 2001 7.14 2.58 10.74 6.61 10.7 1.1 Nguyễn Đình Bích
  13. H∙y t¹o nh÷ng "siªu sao" trong c«ng ty cña b¹n (TBKTSG/®kt)   C«ng ty Allied Breweries vµ  ViÖn Gallup  ë  Mü   ®∙ phèi hîp thùc hiÖn  mét ch¬ng tr×nh cã tªn lµ "C©u l¹c bé 100" ®Ó thö tµi c¸c nh©n viªn   phôc vô quÇy rîu (bartender). Mét trong nh÷ng "dÊu hiÖu thÓ hiÖn tµi  n¨ng lµ nhí tªn c¸c kh¸ch hµng thêng xuyªn vµ thøc uèng cña hä. BÊt  cø "bartender" nµo ®¹t ®îc tiªu chuÈn nhí tªn 100 kh¸ch hµng vµ thøc  uèng cña hä sÏ ®îc thëng mét chiÕc huy hiÖu vµ mét sè tiÒn mÆt. ChØ  tiªu cao nhÊt cña c¸c "bartender" mµ  ch¬ng tr×nh nµy  ®Æt ra lµ  gia  nhËp "C©u l¹c bé 500". Ban  ®Çu,  Ýt ai tin lµ  cã  thÓ thùc hiÖn  ®îc,  vËy   mµ   mét   sè   "bar­tender"   ®∙   gia   nhËp   "C©u   l¹c   bé   500".   Nhng vµo n¨m 1990, Janice K, mét "bartender" trong mét qu¸n r îu  ë  miÒn B¾c níc Anh  ®∙ ph¸ kû  lôc, trë  thµnh thµnh viªn thø nhÊt cña  "C©u l¹c bé  3.000". Cè  nhí  tªn cña 3.000 kh¸ch hµng thêng xuyªn vµ  thøc   uèng   mµ   hä   hay   dïng   nhÊt,   ë   khÝa   c¹nh   nµy,   Janice   lµ   "bar­ tender"   giái   nhÊt   thÕ   giíi.   Dï lµ vÞ trÝ c«ng viÖc nµo ®i n÷a, nÕu "®o" ®îc tr×nh ®é vµ tëng th­ ëng xøng  ®¸ng, mäi ngêi sÏ  cè  g¾ng  ®Ó  trë  thµnh ngêi giái nhÊt.   C¸ch tr¶ l¬ng hîp lý sÏ  cho phÐp c«ng ty bï   ®¾p tháa  ®¸ng n¨ng lùc  mµ nh©n viªn bá ra ®Ò thùc hiÖn nhiÖm vô. Thùc ra nhËn thøc ®iÒu nµy  kh«ng dÔ. Trong thùc tÕ, mét phi c«ng cã  gi¸ trÞ  cao h¬n mét tiÕp  viªn, mét qu¶n lý kh¸ch s¹n cã gi¸ trÞ cao h¬n mét ngêi phôc vô. Nh­ ng mét nh©n viªn phôc vô  xuÊt s¾c vÉn cã gi¸ trÞ  h¬n mét ngêi qu¶n  lý tÇm thêng. V× vËy, ph¶i thiÕt lËp mét hÖ thèng tÝnh l¬ng tinh vi  ®Ó   ®¸nh gi¸  ®óng vµ   ®ñ  hiÖu qu¶ lao  ®éng cña thµnh viªn trong c«ng   ty. Møc l¬ng cao nhÊt cña mét vÞ trÝ c«ng viÖc thÊp h¬n ph¶i vît lªn  trªn møc l¬ng thÊp nhÊt cña vÞ  trÝ  cao h¬n . VÝ  dô  : T¹i C«ng ty  Meirril Lynch  ë  Mü, møc l¬ng cao nhÊt cho mét t  vÊn tµi chÝnh lµ  500.000 USD/n¨m. Ngîc l¹i, møc l¬ng thÊp nhÊt cho mét gi¸m  ®èc chi  nh¸nh lµ  150.000 USD. §iÒu nµy cã  nghÜa, nÕu b¹n lµ  mét chuyªn gia  t vÊn giái vµ  muèn chuyÓn sang vai trß qu¶n lý, b¹n cã  thÓ  ®èi mÆt  víi nguy c¬  bÞ  gi¶m 70% l¬ng. Nhng nÕu b¹n giái qu¶n lý, møc l¬ng  cao   nhÊt   cho   vÞ   trÝ   nµy   lªn   ®Õn   hµng   triÖu   ®«­la.   Walt Disney còng cã mét hÖ thèng t¬ng tù. Mét ngêi phôc vô xuÊt s¾c  trong nhµ hµng cña Walt Disney cã l¬ng tèi ®a lµ 60.000 USD/n¨m. NÕu  chän   con   ®êng   qu¶n   lý,   l¬ng   khëi   ®iÓm   lµ   25.000   USD/n¨m.   Mét sè c«ng ty Mü còng cã hÖ thèng tÝnh l¬ng t¬ng tù nh thÕ nhng cã  ®iÒu chØnh. Stryker, c«ng ty s¶n xuÊt dông cô y khoa cã doanh thu 2   tØ USD/n¨m,  ®¹t møc l¬ng cho nh©n viªn b¸n hµng tõ  40.000­250.000  USD/n¨m.   Nhng   møc   cao   nhÊt   cho   chøc   vô   qu¶n   lý   chØ   lµ   200.000  USD/n¨m.  T¹i  sao  Stryker  chän  lùa c¸ch  tÝnh  nµy?  Hä   ®¸nh  gi¸  cao  nh÷ng nh©n viªn b¸n hµng giái vµ muèn ®éi ngò nµy ngµy cµng ®«ng ®Ó   l«i kÐo kh¸ch hµng. Hä còng muèn nh÷ng nh©n viªn ph¶i suy nghÜ chÝn   ch¾n khi bíc vµo vÞ trÝ qu¶n lý. Víi ph¬ng ph¸p nµy, doanh sè vµ lîi  nhuËn cña Stryker t¨ng  ®Òu 20 n¨m qua. ¥' Mü, c¸c c«ng ty qu¶n lý  theo ph¬ng ph¸p truyÒn thèng còng b¾t ®Çu thö nghiÖm hÖ thèng tr¶ l­ îng nªu trªn. C¸ch tÝnh l¬ng nµy  ®Ò  cao sù  xuÊt s¾c c¸ nh©n. Còng 
  14. gièng nh trong thÓ thao chuyªn nghiÖp, dï   ë  vÞ  trÝ  nµo  ®i n÷a, c¸c  siªu sao vÉn kiÕm tiÒn nhiÒu lÇn h¬n c¸c  ®ång nghiÖp "tÇm tÇm".   ¥' ViÖt Nam, cã lÏ cha cã c«ng ty quèc doanh hoÆc t nh©n nµo ¸p dông  hÖ thèng tr¶ l¬ng võa nªu trªn. Qu¶n ®èc mét xÝ nghiÖp ®¬ng nhiªn cã  l¬ng cao h¬n mét ngêi thî giái hoÆc mét nh©n viªn b¸n hµng giái cho  dï  ngêi qu¶n  ®èc  ®ã  kh«ng xuÊt s¾c. ¥'  ®©y kh«ng  ®Ò  cËp  ®Õn nh©n  viªn thuéc lo¹i chuyªn viªn. Dï  sao sù   ®æi míi c¸ch tÝnh l¬ng cña  mét sè nhµ qu¶n trÞ giái còng lµ mét gîi ý vÒ "c¶i tæ" hÖ thèng tiÒn  l¬ng   trong   c«ng   ty   cña   b¹n.   (Theo Thêi b¸o Kinh tÕ Sµi Gßn) 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2