Phát triển thương hiệu
lượt xem 25
download
Hầu hết mọi người đều nghĩ thương hiệu được tạo ra thông qua marketing, quảng cáo với những mẩu quảng cáo thú vị, những thông điệp đủ sức ảnh hưởng. Nhưng để xây dựng thương hiệu thành công phải đi sâu hơn nhiều so với việc tạo ra những gì khách hàng thấy và nghe từ các phương tiện truyền thông. Hãy nghĩ về một tảng băng trôi: Phần lớn của tảng băng luôn nằm sâu dưới nước. ......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển thương hiệu
- Phát triển thương hiệu Hầu hết mọi người đều nghĩ thương hiệu được tạo ra thông qua marketing, quảng cáo với những mẩu quảng cáo thú vị, những thông điệp đủ sức ảnh hưởng. Nhưng để xây dựng thương hiệu thành công phải đi sâu hơn nhiều so với việc tạo ra những gì khách hàng thấy và nghe từ các phương tiện truyền thông. Hãy nghĩ về một tảng băng trôi: Phần lớn của tảng băng luôn nằm sâu dưới nước. Marketing và quảng cáo giống phần của tảng băng nằm trên mặt nước mà bạn có thể nhìn thấy. Marketing và quảng cáo có thể chuyền tải lời hứa thương hiệu đến với khách hàng, nhưng đó mới chỉ là lời hứa hẹn chưa có gì chắc chắn. Những trải nghiệm thực sự mới thể hiện được lời hứa thương hiệu. Sự truyền đạt này có khả năng thu hút lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn. Để thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu, nhân viên và các thành viên trong công ty cần phải nắm rõ lời hứa thương hiệu, trước khi truyền tải nó đến khách hàng của thương hiệu, họ có thể truyền tải lời hứa thương hiệu dưới những góc độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và công việc họ đảm nhận. Thông qua việc đào tạo nhân viên và các thành viên của công ty, bạn đang trao cho họ và thương hiệu quyền hành động, bằng cách tạo ra ra cho họ sự hứng khởi, thay vì những nghĩa vụ và trách nhiệm trong công việc. Bạn thường nghe điệp khúc: “Nhân viên là tài sản lớn nhất của chúng ta”. Thật không may, hầu hết các công ty đã không đem đến cho nhân viên của họ những hiểu biết cụ thể, rõ ràng về những giá trị mà thương hiệu của họ đem đến cho khách hàng và họ đã thất bại. Hãy lên các kế hoạch hành động và biến thương hiệu thành một phần trong công việc của tất cả nhân viên. Tại sao phải sử dụng nguồn lực cho việc này? Thật đơn giản, một nghiên cứu mới đây cho thấy cổ phiếu của các “thương hiệu dẫn đầu” – đó là các công ty có sự nhận biết thương hiệu cao và tỷ lệ nhân viên liên kết với lời hứa thương hiệu là rất cao – có lợi nhuận hơn 300% hơn cả S&P 500 và gần gấp đôi so với các công ty chỉ có sự nhận biết thương hiệu cao. Quy trình dưới đây đã được chứng minh có hiệu quả cho nhiều thương hiệu và tổ chức khác nhau: Bước 1: Những cuộc hội thảo tập trung vào nội dung thương hiệu
- Công việc kinh doanh cần tập trung vào 3 hoặc 4 đặc tính tối ưu mà thương hiệu của bạn đại diện trên thị trường, và những người đứng đầu công ty phải luôn kiểm soát chặt chẽ điều này. Các cuộc hội thảo được thiết kế để xây dựng những hiểu biết xoay quanh những nhận thức về sự khác biệt, niềm tin và những giá trị khác về thương hiệu. Chắc chắn các thương hiệu phải làm điều này, tuy nhiên trong một vài trường hợp bước này có thể được bỏ qua. Bước 2: Tăng cường các cuộc họp lên kế hoạch Với những đặc tính đã được xác định và thống nhất ở trên. Bước kế tiếp là tiến hành các cuộc họp nhằm lên kế hoạch cho thương hiệu. Bạn phải nhận thấy rằng mỗi thương hiệu là khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, thị trường, cấu trúc tổ chức, văn hóa .v.v. Bạn cần xác định rõ mục tiêu chính của thương hiệu, từ đó xây dựng cấu trúc các kế hoạch, lên lịch cho các cuộc hội thảo, ai tham gia và những tiêu chuẩn đo lường riêng cho thương hiệu. Bước 3: Tăng cường các cuộc hội thảo Tùy theo quy mô của tổ chức, các thương hiệu phải kiểm soát được nội dung của tất cả các cuộc hội thảo, hoặc huấn luyện một ai đó để thay thế. Những nội dung này liên quan đến những yêu cầu cơ bản trong xây dựng thương hiệu, đặc tính của lời hứa thương hiệu, những yếu tố mà thương hiệu đang cố gắng thiết lập, lợi ích của việc thúc đẩy nhân viên sống cùng thương hiệu. Công việc này cũng liên quan đến việc xây dựng tư duy về thương hiệu cho nhân viên, giúp họ nhận thức được phương pháp, quy trình làm việc, cách cư xử trong phạm vi trách nhiệm của mình. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp truyền tải được lời hứa thương hiệu và nội dung liên quan đến thương hiệu. Bước 4: Thực hiện Bám sát nội dung của công việc, doanh nghiệp cần xem lại những ý tưởng, những kế hoạch hành động đã được xây dựng, và những thay đổi đã được nhận dạng trong nội dung công việc. Kế đến là những quyết định đã được đưa ra liên quan đến việc tổ chức thực hiện và các mục tiêu đã được xác định cho mỗi kế hoạch. Những ý tưởng và những thay đổi đã xác định cần được xem xét lại để xem cái nào ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí. Bước 5: Đánh giá
- Vấn đề là nội dung nào cần được đo lường. Hãy làm việc với các thành viên thích hợp thuộc đội ngũ xây dựng thương hiệu. Thương hiệu cần xác định rõ được: Cách tốt nhất để đo lường những ảnh hưởng của sự thay đổi và như thế nào để tìm nguyên nhân tạo nên thành công của những ý tưởng, những thay đổi này. Cách tốt nhất để thay đổi các hành động của mọi người là để họ tham gia vào. Để họ sống với lời hứa và những nhận thức về thương hiệu. Mọi nhân viên phải hiểu được điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến thành công của thương hiệu và bản thân họ, cũng như tại sao lại như vậy. Cho phép họ đưa ra các ý tưởng sáng tạo, thử nghiệm chúng và thực hiện các hành động hỗ trợ sự phát triển thương hiệu. Kết quả của tất cả các hoạt động trên sẽ là một đội quân truyền tải lời hứa thương hiệu, một đội quân lớn hơn nhiều và hiệu quả hơn nhiều việc marketing và quảng cáo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PR công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu
3 p | 703 | 271
-
Phát triển thương hiệu bền vững: Có Âm có Dương
10 p | 200 | 59
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chiến lược phát triển thương hiệu - ThS. Đặng Đình Trạm
17 p | 458 | 55
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu - Chương 6: Phát triển thương hiệu
13 p | 42 | 18
-
Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam
10 p | 114 | 16
-
Phát triển thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay - Nguyễn Vĩnh Thanh
20 p | 119 | 14
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu điện tử - Chương 3: Phát triển thương hiệu điện tử
18 p | 34 | 13
-
Bài giảng môn Quản trị thương hiệu - Chương 3: Phát triển thương hiệu
5 p | 111 | 10
-
PR Có Phải Là Công Cụ Phát Triển Thương Hiệu Thiết Yếu?
5 p | 101 | 7
-
Vai trò các công cụ truyền thông Marketing trong phát triển thương hiệu: Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Tài chính - Kế toán
4 p | 40 | 7
-
Xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý của Mỹ: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
8 p | 101 | 7
-
Vai trò của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) trong xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam
5 p | 12 | 4
-
Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm các làng nghề ở Hải Dương
9 p | 49 | 4
-
Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
14 p | 37 | 3
-
Phát triển thương hiệu thông qua mô hình Pencils trong marketing
6 p | 27 | 3
-
Kinh nghiệm của Hàn Quốc về chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia
8 p | 16 | 3
-
Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu trường đại học Cửu Long
10 p | 13 | 3
-
Năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu - Yếu tố quan trọng cấu thành năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
14 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn