intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật bắc cầu chủ vành - CABG (Kỳ 1)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

153
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, có 427.000 ca phẫu thuật bắc cầu chủ vành (Coronary artery bypass graft) được thực hiện tại Mỹ năm 2004 biến loại phẫu thuật này thành một trong những loại đại phẫu được thực hiện nhiều nhất. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành được gợi ý thực hiện ở những nhóm bệnh nhân lựa chọn bị hẹp và tắc nghẽn đáng kể các động mạch của tim (bệnh mạch vành). Phẫu thuật bắt cầu chủ vành được thực hiện nhằm mục đích tạo ra đường đi mới để máu đi vòng qua động mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật bắc cầu chủ vành - CABG (Kỳ 1)

  1. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành - CABG (Kỳ 1) Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, có 427.000 ca phẫu thuật bắc cầu chủ vành (Coronary artery bypass graft) được thực hiện tại Mỹ năm 2004 biến loại phẫu thuật này thành một trong những loại đại phẫu được thực hiện nhiều nhất. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành được gợi ý thực hiện ở những nhóm bệnh nhân lựa chọn bị hẹp và tắc nghẽn đáng kể các động mạch của tim (bệnh mạch vành).
  2. Phẫu thuật bắt cầu chủ vành được thực hiện nhằm mục đích tạo ra đường đi mới để máu đi vòng qua động mạch bị hẹp và tắc và mang oxy cùng với chất dinh dưỡng đến nuôi cơ tim một cách đầy đủ. TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH MẠCH VÀNH Bệnh mạch vành (Coronary artery disease - CAD) xảy ra khi có mảng xơ vữa tích tụ ở thành các động mạch cung cấp máu cho tim. Mảng xơ vữa có cấu tạo chủ yếu là cholesterol. Sự tích tụ mảng xơ vữa có thể là hậu quả của thuốc lá, tăng huyết áp, tăng cholesterol và đái tháo đường. Bệnh nhân cũng có thể có nguy cơ bị xơ vữa cao nếu lớn tuổi (trên 45 đối với năm và 55 đối với nữ) hoặc nếu có người thân cùng huyết thống bị bệnh mạch vành lúc còn trẻ. Tiến trình xơ vữa làm cho một hoặc nhiều động mạch vành hẹp lại đáng kể. Khi động mạch vành hẹp hơn 50% đến 60%, phần máu đến cung cấp cho vùng phía sau mảng xơ vữa trở nên không đủ đáp ứng với nhu cầu oxy tăng cao khi làm việc nặng. Vùng cơ tim thuộc quyền tưới máu của những động mạch này trở nên thiếu oxy (thiếu máu cục bộ). Khi đó, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau thắt ngực. Có trên 25% bệnh nhân không cảm thấy đau ngực mặc dù có ghi nhận được tình trạng máu và oxy không được cung cấp đầy đủ. Đó là những bệnh nhân bị đau thắt ngực im lặng và họ cũng có cùng nguy cơ bị đau tim cấp như bệnh nhân bị đau thắt ngực.
  3. Khi ở phía đỉnh của mảng xơ vữa có hình thành cục máu đông, động mạch sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn gây ra đau tim cấp. Khi động mạch hẹp đến 90 - 99%, bệnh nhân thường bị đau thắt ngực tăng lên hoặc đau thắt ngực ngay cả trong lúc đang nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định). Đau thắt ngực không ổn định cũng có thể là do sự tắc nghẽn không liên tục của các động mạch do cục máu đông cuối cùng sẽ bị phân rã ra bởi hệ thống tan huyết phòng thủ của cơ thể. CHẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH Đo điện tâm đồ (ECG - Electrocardiogram) trong lúc nghỉ là phương pháp ghi nhận lại hoạt động điện của tim và có thể giúp tìm ra được dấu hiệu thiếu oxy của tim (thiếu máu cục bộ) hoặc của cơn đau tim cấp. Thông thường thì đo điện tâm đồ lúc nghỉ sẽ cho kết quả bình thường ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành và đau thắt ngực. Do ECG khi đang gắng sức (nghiệm pháp gắng sức) giúp tầm soát ở những bệnh nhân có khả năng bị bệnh mạch vành cao nhưng khi đo ECG trong lúc nghỉ lại cho kết quả bình thường. Những nghiệm pháp gắng sức này cho chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác khoảng từ 60 đến 70%. Nếu nghiệm pháp gắng sức cũng không đủ để đưa ra chẩn đoán, mức độ chính xác sẽ được nâng lên cao hơn bằng cách đưa thêm những tác nhân hạt nhân
  4. (thallium hoặc Cardiolite) vào tĩnh mạch khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức. Thallium sẽ cho thấy hình ảnh phóng xạ của dòng máu đi qua những khu vực khác nhau của cơ thể qua một camera gắn ngoài. Nếu một khu vực của tim bị giảm tưới máu trong khi bệnh nhân gắng sức nhưng sự tưới máu trở về bình thường lúc bệnh nhân nghỉ ngơi sẽ giúp xác định rằng động mạch ở khu vực đó đã bị hẹp. Kết hợp siêu âm tim với nghiệm pháp gắng sức cũng cho kết quả rất chính xác khi muốn phát hiện bệnh mạch vành. Khi bị mạch vành bị tắc nghẽn đáng kể, cơ tim được tưới máu bởi những động mạch này sẽ không co bóp tốt bằng các cơ tim còn lại. Nếu sử dụng chung 2 phương pháp thallium gắng sức và siêu âm tim gắng sức có thể cho kết quả chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành ít nhất là từ 80 - 85%. Nếu bệnh nhân không thể thực hiện nghiệm pháp gắng sức do có vấn đề về hệ thần kinh hoặc khớp, có thể tiêm thuốc vào tĩnh mạch để kích thích tim hoạt động và thu hình bằng camera hay siêu âm. Chụp mạch máu thông tim là phương pháp chính xác nhất để phát hiện ra mạch vành bị hẹp. Những ống nhựa nhỏ (catheter) được điều khiển dưới sự hướng dẫn của X quang để đưa đến lỗ mở của 2 động mạch tim lớn (phải và trái). Sau đó thuốc cản quang Iod sẽ được đưa vào động mạch khi hình ảnh x quang đang được thu lại. Đôi khi, cần phải thực hiện nghiệm pháp gắng sức để xem mạch vành có bị
  5. hẹp tương đối (40 -60%) hay không do nó có thể gây nên thiếu máu cục bộ và do đó cần phải được điều trị. Một phương pháp mới là chụp CT mạch máu gần đây đã được thực hiện. Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật X quang để ghi nhận lại hình ảnh động mạch của tim. Vai trò của nó trong việc đánh giá bệnh mạch vành hiện nay cũng đang được nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2