Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
PHẪU THUẬT CẮT THẦN KINH TẠNG QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC<br />
ĐIỀU TRỊ ĐAU DO BỆNH TỤY<br />
Bùi An Thọ*, Đoàn Tiến Mỹ*, Nguyễn Tấn Cường**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Trong nhiều trường hợp bệnh lý tụy như ung thư tụy giai đoạn cuối, viêm tụy mạn, bệnh<br />
nhân khổ sở, suy nhược vì triệu chứng đau bụng. Có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát tình trạng đau này,<br />
từ việc dùng thuốc giảm đau đơn thuần cho đến các phương pháp xâm nhập như phong bế đám rối tạng và các<br />
phương pháp phẫu thuật. Một phương pháp mới trong hơn một thập niên gần đây trên thế giới, để cắt cơn đau<br />
tụy là phẫu thuật cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực (thoracoscopic splanchnicectomy), bước đầu đã cho<br />
thấy có hiệu quả giảm đau tốt, ít biến chứng. Chúng tôi thực hiện phẫu thuật này để đánh giá hiệu quả và độ an<br />
toàn của phẫu thuật cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực trong điều trị đau do bệnh lý tụy.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tất cả những bệnh nhân được mổ<br />
trong thời gian 5/2004 – 2/2011. Đánh giá mức độ đau chủ quan của bệnh nhân được dựa trên thang điểm đau<br />
quan sát (VAS: Visual Analogue Scale). Ghi nhận các tai biến và tử vong liên quan đến phẫu thuật, thời gian mổ,<br />
và thời gian nằm viện. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 for Windows.<br />
Kết quả: Từ tháng 5-2004 đến tháng 2-2011, 50 bệnh nhân với 36 ung thư tụy và 14 viêm tụy mạn đau<br />
bụng nhiều do ung thư tụy không cắt được hoặc do viêm tụy mạn. 48 trường hợp cắt thần kinh tạng qua nội soi<br />
lồng ngực 2 bên, 2 trường hợp cắt 1 bên, tất cả đều thành công, không có tử vong trong mổ liên quan đến phẫu<br />
thuật. Thời gian mổ trung bình là 117,58 ± 40,35 phút (từ 70 -270 phút). Mức độ đau trung bình của bệnh nhân<br />
trước mổ là 7,98 ± 1,48 (từ 6-10), sau mổ tình trạng đau giảm với p < 0,005. Thời gian nằm viện sau mổ trung<br />
bình là 5,06 ± 2,94 ngày (1-13 ngày).<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt thần kinh tạng qua soi lồng ngực an toàn và có hiệu quả giảm đau rõ rệt trên các<br />
bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối và viêm tụy mạn. Phẫu thuật này giúp bệnh nhân ngưng được thuốc<br />
giảm đau, tránh được các tác dụng phụ của thuốc, cho phép bệnh nhân sinh hoạt tương đối bình thường vào<br />
những ngày cuối đời. Hiệu quả giảm đau này là quan trọng vì tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tụy giai<br />
đoạn cuối rất ngắn. Hiệu quả giảm đau rõ rệt và bền vững đối với các bệnh nhân viêm tụy mạn tính.<br />
Từ khóa: Cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực, bệnh tụy.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
BILATERAL THORACOSCOPIC SPLANCHNICECTOMY FOR CONTROL OF INTRACTABLE PAIN<br />
DUE TO ADVANCED PANCREATIC CANCER AND CHRONIC PANCREATITIS<br />
Bui An Tho, Nguyen Tan Cuong, Doan Tien My<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 40 - 46<br />
Background: Intractable pain is the most distressing symptom in patients suffering from unresectable<br />
pancreatic cancer and chronic pancreatitis. Bilateral thoracoscopic splanchnicectomy (BTS) is a new method in<br />
the past decade for pancreatic pain control. The purpose of this study was to evaluate the effects and safety of BTS<br />
<br />
<br />
BS, Khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Bùi An Thọ.<br />
ĐT: 0913634862<br />
<br />
<br />
40<br />
<br />
E-mail: bstho402@yahoo.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
for control of intractable pancreatic pain. We would like to present this new method that has been implemented in<br />
our department of Hepato-biliary & Pancreatic Surgery at Cho Ray hospital, Vietnam.<br />
Methods: Between May 2004 and February 2011, 50 patients, consitst of 36 pancreatic cancers (23 men, 13<br />
women) and 14 chronic pancreatitis (14 men) suffering from intractable pain due to unresectable carcinoma of the<br />
pancreas or chronic pancreatitis underwent 48 BTS and 2 left thoracoscopic splanchnicectomy. Subjective<br />
evaluation of pain was measured before and after the procedure by a visual analogue score (VAS). The following<br />
parameters were also evaluated: procedure-related morbidity and mortality, operative time, and length of hospital<br />
stay.<br />
Results: The mean operative time was 117.58 ± 40.35 mins (range 70 - 270 mins). The mean value of<br />
preoperative pain intensity reported by patients on VAS was 7.98 ± 1.48 (range 6–10). Postoperatively, pain was<br />
totally relieved in all patient, statistically significant at the level of p < 0.005. There was no procedural mortality.<br />
The mean of postoperative hospital stay was 5.06 ± 2.94 days (range, 1–13).<br />
Conclusions: Bilateral thoracoscopic splanchnicectomy is safe and significant effective in pain control of<br />
advanced pancreatic cancer and chronic pancreatitis patients. This surgery helps patients less depended on<br />
analgesic, avoiding the side effects of drugs, allowing patients living relatively normal in these last days. The<br />
effective in pain relief is important because the prognosis of patients living with advanced pancreatic cancer is<br />
very short. The effective of pain relief is significant and sustained for patients with chronic pancreatitis.<br />
Key words: Thoracoscopic splanchnicectomy, pancreatitis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong nhiều trường hợp bệnh lý tụy như<br />
ung thư tụy giai đoạn cuối, viêm tụy mạn, bệnh<br />
nhân khổ sở, suy nhược vì triệu chứng đau<br />
bụng. Có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát<br />
tình trạng đau này, từ việc dùng men tụy(9,4),<br />
thuốc giảm đau đơn thuần hay các loại có tính<br />
gây nghiện, cho đến các phương pháp xâm<br />
nhập như phong bế đám rối tạng và các phương<br />
pháp phẫu thuật như cắt hạch thân tạng, mở<br />
ngực cắt thần kinh tạng v.v…. Một phương<br />
pháp mới trong hơn một thập niên gần đây trên<br />
thế giới, để cắt cơn đau tụy là phẫu thuật cắt<br />
thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực<br />
(thoracoscopic splanchnicectomy), bước đầu đã<br />
cho thấy có hiệu quả giảm đau tốt, ít biến<br />
chứng, giúp bệnh nhân bớt lệ thuộc thuốc giảm<br />
đau, cải thiện chất lượng sống và sớm đưa<br />
người bệnh trở lại với đời sống sinh hoạt bình<br />
thường.<br />
Chúng tôi thực hiện phẫu thuật này để đánh<br />
giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật cắt<br />
thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực trong điều<br />
trị đau do bệnh lý tụy.<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, với tiêu chuẩn<br />
chọn là tất cả những bệnh nhân được mổ trong<br />
thời gian 5/2004 – 2/2011 với chẩn đoán ung thư<br />
tụy quá chỉ định mổ triệt để hay viêm tụy mạn,<br />
có triệu chứng đau bụng nhiều và đồng ý<br />
phẫu thuật.<br />
Đánh giá mức độ đau chủ quan của bệnh<br />
nhân được dựa trên thang điểm đau hiển thị<br />
(VAS: Visual Analogue Scale).<br />
Ghi nhận các tai biến và tử vong liên quan<br />
đến phẫu thuật, thời gian mổ, và thời gian<br />
nằm viện.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 for<br />
Windows, kiểm định ý nghĩa thống kê bằng<br />
phép kiểm Wilcoxon.<br />
<br />
Phương pháp mổ<br />
Tất cả đều được thực hiện trong tư thế nằm<br />
nghiêng từng bên dưới gây mê toàn thân.<br />
Ống nội khí quản nòng đôi (Carlene), thông<br />
khí từng bên phổi.<br />
1 Trocar 10 mm được đặt giữa khoảng liên<br />
sườn VII đường nách trước.<br />
<br />
41<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Nếu có tràn khí màng phổi thì đặt dẫn lưu<br />
màng phổi, ống dẫn lưu được rút sau mổ 24 giờ,<br />
sau khi đã chụp X quang kiểm tra.<br />
Sau đó bệnh nhân được đặt nằm nghiêng về<br />
bên đối diện để cắt thần kinh tạng theo kỹ thuật<br />
tương tự.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 5/2004 đến tháng 2/2011 chúng tôi<br />
đã mổ 50 bệnh nhân với các số liệu sau:<br />
Hình 1. Tư thế bệnh nhân và vị trí đặt trocar.<br />
Bên trái<br />
<br />
Chuỗi thần kinh giao cảm ngực<br />
<br />
Bên phải<br />
<br />
50 bệnh nhân được phẫu thuật cắt thần kinh<br />
tạng qua nội soi lồng ngực, 36 ung thư tụy: nam<br />
63,89% (23/36), nữ 36,11% (13/36) và 14 viêm tụy<br />
mạn toàn là nam 100% (14/14).<br />
Thời gian mổ trung bình 117,58 ± 40,35 phút<br />
(từ 70 -270 phút). 48 (96%) trường hợp cắt thần<br />
kinh tạng 2 bên, 2 (4%) trường hợp chỉ cắt bên<br />
trái do dày dính màng phổi nhiều bên phải. Tất<br />
cả thực hiện hoàn toàn qua soi lồng ngực và<br />
không có tử vong do phẫu thuật gây ra.<br />
Bảng 1. Các đặc điểm giữa 2 nhóm ung thư tụy và<br />
viêm tụy mạn.<br />
<br />
Hình 2. Phẫu tích dọc thần kinh tạng lớn bên trái và<br />
bên phải, thần kinh được cắt ở thân và rễ với kéo đốt<br />
điện.<br />
2 Trocar 5 mm được đặt giữa khoảng liên<br />
sườn IV – VIII đường nách sau.<br />
Thần kinh tạng lớn và tạng bé được xác định<br />
qua màng phổi thành.<br />
<br />
Ung thư tụy<br />
trung<br />
bình<br />
<br />
Viêm tụy mạn<br />
<br />
thấp<br />
trung<br />
cao nhất<br />
nhất<br />
bình<br />
<br />
Tuổi<br />
59,72 33,00 80,00<br />
(năm)<br />
Thời<br />
gian đau<br />
trước 65,94 6,00 365,00<br />
mổ<br />
(ngày)<br />
<br />
43,28<br />
<br />
thấp<br />
nhất<br />
<br />
cao<br />
nhất<br />
<br />
30,00<br />
<br />
54,00<br />
<br />
223,78 30,00 1095,00<br />
<br />
Phẩu tích được thực hiện dọc theo thần kinh<br />
tạng bôc lộ thân (T5 –T9) và các rễ của nó. Khi<br />
thực hiện cần cẩn thận để tránh tổn thương bất<br />
kỳ mạch máu nào kể cả tĩnh mạch bán đơn bên<br />
trái và các mạch máu liên sườn. Rễ và thân thần<br />
kinh được cắt bằng móc đốt điện.<br />
<br />
Tử vong 71,36 22,00 145,00 1030,75 240,00 2250,00<br />
sau mổ<br />
(ngày)<br />
<br />
Phẫu tích tiếp tục đến đoạn xa và thần kinh<br />
tạng bé (T10-T11) được bộc lộ và cắt.<br />
<br />
Bảng 2. Số nhánh thần kinh tạng cắt được.<br />
<br />
Cuối cùng đặt 1 catheter đuổi khí khoang<br />
màng phổi. Chụp X quang phổi kiểm tra, nếu<br />
phổi nở tốt thì khâu lại vết thương không dẫn<br />
lưu màng phổi.<br />
<br />
42<br />
<br />
CEA<br />
(ng/ml)<br />
<br />
24,33<br />
<br />
2,21<br />
<br />
0,00<br />
<br />
8,3<br />
<br />
CA 19.9<br />
24.880,0<br />
3002,69 0,00<br />
66,00<br />
(UI/ml)<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
248,00<br />
<br />
Trung bình<br />
Thấp nhất<br />
Cao nhất<br />
<br />
0,00<br />
<br />
240,00<br />
<br />
Số nhánh thần<br />
kinh tạng phải<br />
(n=48)<br />
4,83<br />
2<br />
7<br />
<br />
Số nhánh thần kinh<br />
tạng trái<br />
(n=50)<br />
4,48<br />
1<br />
7<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Tất cả các nhánh được gởi làm giải phẫu<br />
bệnh đều có kết quả là mô sợi thần kinh.<br />
Bảng 3. Các biến chứng.<br />
Biến chứng<br />
<br />
Chảy máu<br />
<br />
Tổn<br />
thương<br />
tạng<br />
<br />
Đau chỗ<br />
đặt trocar<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Do đặt trocar<br />
Do phẫu tích<br />
Không chảy máu<br />
Tổng cộng<br />
Thủng phổi<br />
Thủng cơ hoành + lách<br />
<br />
1<br />
1<br />
48<br />
50<br />
2<br />
1<br />
<br />
2,00<br />
2,00<br />
96,00<br />
100,0<br />
4,00<br />
2,00<br />
<br />
Không tổn thương<br />
<br />
47<br />
<br />
94,00<br />
<br />
Tổng cộng<br />
Có đau<br />
<br />
50<br />
<br />
100,0<br />
<br />
40<br />
<br />
80,00<br />
<br />
Không đau<br />
<br />
10<br />
<br />
20,00<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
50<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Chúng tôi không gặp các biến chứng: hạ<br />
huyết áp trong lúc mổ, khó thở hay nhiễm<br />
khuẩn vết mổ sau mổ.<br />
8% (4/50) trường hợp được dẫn lưu dịch<br />
màng phổi (2 trường hợp thủng phổi, 1 thủng<br />
hoành và lách, 1 trường hợp chảy máu từ chỗ<br />
trocar), cả 4 trường hợp đều diễn biến tốt không<br />
ra máu hay dịch sau mổ. 14% (7/50) trường hợp<br />
dẫn lưu khí màng phổi một bên bằng ống nhỏ<br />
14F. Sau khi rút ống dẫn lưu màng phổi tất cả<br />
đều diễn biến tốt.<br />
4% (2/50) trường hợp chảy máu, 1 trường<br />
hợp thấy máu ra qua ống đuổi khí, lưu dẫn lưu<br />
màng, sau mổ không thấy ra máu thêm, 1<br />
trường hợp chảy máu từ lỗ trocar, cầm máu qua<br />
nội soi thất bại, phải mở rộng vết mổ khâu cầm<br />
máu.<br />
Thời gian đau chỗ đặt trocar trung bình<br />
1,9±1,79 ngày, khoảng biến thiên từ 0 - 7 ngày.<br />
Chúng tôi dùng phép kiểm phi tham số<br />
Wilcoxon so sánh mức độ đau trước và sau mổ<br />
của bệnh nhân, dựa trên thang điểm VAS trước<br />
và sau mổ theo thời gian qua bảng 4 và 5.<br />
Bảng 4. Mô tả mức độ đau VAS trước và sau mổ<br />
theo thời gian của nhóm ung thư tụy.<br />
VAS<br />
VAS<br />
sau<br />
trước mổ 1<br />
mổ<br />
ngày<br />
N Ghi nhận 36<br />
36<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
VAS VAS VAS VAS<br />
sau<br />
sau<br />
sau<br />
sau<br />
mổ 1 mổ 1 mổ 3 mổ 6<br />
tuần tháng tháng tháng<br />
36<br />
32<br />
12<br />
0<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Không ghi<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4<br />
24<br />
nhận<br />
Trung bình 7,944<br />
1,8333 0,8611 1,2813 2,000<br />
4<br />
Tối thiểu 6,00 0,00 0,00 0,00 0,00<br />
Tối đa<br />
10,0 6,00 3,00 9,00 9,00<br />
Giá trị p<br />
<br />
36<br />
<br />
0,000 0,000 0,000 0,002<br />
<br />
Phép kiểm Wilcoxon cho ta thấy sau mổ 1<br />
ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng, p < 0,05, chứng<br />
tỏ sự giảm đau có ý nghĩa thống kê. Trong lô<br />
nghiên cứu này chưa có bệnh nhân ung thư tụy<br />
nào sống sau mổ trên 6 tháng nên không kiểm<br />
định được.<br />
Trong nhóm ung thư tụy: 36 bệnh nhân.<br />
94,44% (34/36) trường hợp chỉ còn đau ít<br />
hoặc không đau, VAS = 0- 3. 36,11% (13/36) hết<br />
đau, VAS = 0. 58,33% (21/36) đau ít sau mổ, VAS<br />
= 1- 3. 5,56% (2/36) đau lại nhiều gần như trước<br />
mổ, nhưng tính chất đau thay đổi, bệnh nhân<br />
đau khắp bụng hơn là đau khu trú ở thượng vị.<br />
Bảng 5. Mô tả mức độ đau VAS trước và sau mổ<br />
theo thời gian của nhóm viêm tụy mạn.<br />
VAS<br />
VAS VAS VAS VAS VAS VAS VAS<br />
sau VAS sau sau sau sau sau sau sau<br />
VAS mổ sau mổ mổ mổ mổ mổ mổ mổ<br />
trướ 1 mổ 1<br />
3<br />
6<br />
9<br />
1 1½ 2<br />
c ngà 1 thán thán thán thán năm năm năm<br />
mổ y tuần g<br />
g<br />
g<br />
g<br />
N Ghi<br />
14 14 14 14 14 13 10 8<br />
8<br />
7<br />
nhận<br />
Khôn<br />
g ghi 0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
4<br />
6<br />
6<br />
7<br />
nhận<br />
Trung 8,07 1,64 0,85 1,07 1,00 1,00 0,80 0,25 0,25 0,14<br />
bình<br />
1<br />
2<br />
7<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
3<br />
Tối thiểu 6,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00<br />
Tối đa 10,0 6,00 4,00 7,00 8,00 8,00 3,00 1,00 1,00 1,00<br />
Giá trị p<br />
<br />
0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01 0,01 0,01<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
5<br />
1<br />
1<br />
8<br />
<br />
Trong nhóm bệnh nhân viêm tụy mạn: 14<br />
bệnh nhân: 71,43% (1 tử vong + 9 hiện sống/14)<br />
hết đau sau mổ, VAS = 0. 28,57% (1 tử vong + 3<br />
hiện sống/14) đau ít sau mổ, VAS = 1- 3.<br />
1 bệnh nhân viêm tụy mạn không đau sau<br />
mổ hơn 2 năm. 1 bệnh nhân bị thủng loét tá<br />
tràng vào ngày thứ 4 hậu phẫu phải mổ bụng để<br />
khâu thủng. Bệnh nhân này bị viêm tụy mạn<br />
tính đã mổ trước đó 2 tháng, có phong bế thần<br />
<br />
43<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kinh tạng nhưng không hiệu quả, bệnh nhân<br />
uống thuốc giảm đau thường xuyên loại<br />
NSAID. Sau mổ bệnh nhân không đau bụng cho<br />
đến khi tử vong (sau mổ 240 ngày).<br />
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là<br />
5,06 ± 2,94 ngày (1-13 ngày).<br />
Không có tử vong do phẫu thuật trong lô<br />
nghiên cứu này.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 6 năm từ tháng 5/2004 – 2/2011 chúng<br />
tôi thực hiện 48 trường hợp cắt thần kinh tạng<br />
qua nội soi lồng ngực 2 bên và 2 trường hợp cắt<br />
thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực 1 bên. Số<br />
lượng của chúng tôi tương đương với các tác giả<br />
trên thế giới.<br />
Năm thực<br />
hiện<br />
1993-1998<br />
1999-2002<br />
1995-1997<br />
2005<br />
1993<br />
1995-1999<br />
1997-1999<br />
1992-1997<br />
1997-1999<br />
1997-1999<br />
1998<br />
2004-2006<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Ihse<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Hammond<br />
(4)<br />
Buscher<br />
(2)<br />
Basinski<br />
(9)<br />
Maher<br />
(3)<br />
Buscher<br />
(7)<br />
Leksowski<br />
(1)<br />
Barthes<br />
Pietrabissa(11)<br />
Leksowski(8)<br />
(10)<br />
Noppen<br />
Chúng tôi<br />
<br />
21 viêm tụy mạn +23 ung<br />
thư tụy<br />
20 ung thư tụy<br />
26 viêm tụy mạn<br />
18 viêm tụy mạn<br />
15 viêm tụy mạn<br />
44 viêm tụy mạn<br />
26 ung thư tụy<br />
20 ung thư tụy<br />
24 ung thư tụy<br />
20 viêm tụy mạn<br />
8 viêm tụy mạn<br />
36 ung thư tụy+ 14 viêm tụy<br />
mạn<br />
<br />
Thời gian mổ trung bình của chúng tôi<br />
117,58 phút, khoảng biến thiên 70 – 270 phút, là<br />
do chúng tôi tính từ lúc rạch da đến khi kết thúc<br />
cuộc mổ, sau khi đã cắt thần kinh tạng 2 bên,<br />
không trừ đi thời gian chờ gây mê giúp phổi<br />
xẹp và thay đổi tư thế bệnh nhân. Do đó nhìn<br />
chung thời gian mổ của chúng tôi dài hơn các<br />
tác giả khác. Trường hợp 270 phút là do có biến<br />
chứng chảy máu do đặt trocar làm rách tĩnh<br />
mạch liên sườn, không kiểm soát được qua nội<br />
soi phải mở rộng vết mổ khâu cầm máu. Về sau<br />
khi đã có kinh nghiệm sau khi đặt trocar nếu<br />
phổi chưa xẹp tốt thì chúng tôi bơm khí CO2 với<br />
áp lực thấp, giúp phổi xẹp nhanh hơn, mà<br />
không ảnh hưởng đến thông khí của bệnh nhân.<br />
<br />
44<br />
<br />
2 trường hợp chỉ cắt thần kinh tạng 1 bên<br />
trái do có tiền căn lao phổi cũ, trên X quang<br />
phổi có hình ảnh dày dính màng phổi 2 bên,<br />
chúng tôi cố gắng cắt dây dính và cắt được thần<br />
kinh bên trái, nhưng bên phải dính nhiều không<br />
thể mổ được, có 1 trường hợp bị thủng phổi khi<br />
đặt trocar bên phải vì màng phổi bị dính chặt,<br />
phải mở ngực để khâu lại nhu mô phổi. Trong 2<br />
trường hợp này chúng tôi cố gắng cắt thân thần<br />
kinh tạng lớn, sau mổ cả 2 đều giảm đau tốt,<br />
VAS = 1 sau mổ 1 tháng so với 8 trước mổ.<br />
Từ 1990, Stones đã thực hiện cắt thần kinh<br />
tạng qua ngả mở ngực. Tuy nhiên phẫu thuật<br />
này không được chấp nhận rộng rãi vì sự nặng<br />
nề của nó. 1993 Melki và Worsey mô tả kỹ thuật<br />
cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực. Từ đó<br />
đến nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng phẫu<br />
thuật nội soi lồng ngực để cắt thần kinh tạng.<br />
Đến nay chưa có hội nghị chuyên đề nào<br />
khuyến cáo nên cắt thần kinh tạng bên trái, bên<br />
phải hay cả hai bên. Đa số tác giả chọn bên phẫu<br />
thuật dựa vào vị trí đau bụng của bệnh nhân.<br />
Đối với cơn đau vùng giữa bụng hoặc bên trái,<br />
họ cắt thần kinh tạng bên trái; đối với đau nỗi<br />
trội ở bụng phải thì họ cắt thần kinh tạng bên<br />
phải. Chưa có sự đồng thuận về việc nên cắt<br />
thần kinh tạng một bên phải, trái hoặc hai bên<br />
khi đau phân bố đều cả vùng thượng vị và hai<br />
bên, nhiều tác giả áp dụng cắt thần kinh tạng<br />
bên trái trước, vì theo thực nghiệm của Mallet<br />
Guy chỉ khi kích thích thần kinh tạng trái thì<br />
viêm tụy xảy ra, còn kích thích thần kinh tạng<br />
phải thì không gây tác dụng đó. Tuy nhiên,<br />
nhiều tác giả nhận thấy tất cả bệnh nhân đau cả<br />
hai bên mà chỉ cắt thần kinh tạng bên trái thì sau<br />
3 tháng đều bị đau tái phát phải mổ lại để cắt<br />
dây thần kinh tạng phía đối diện. Do đó, ngày<br />
càng nhiều tác giả tán đồng nên mổ cắt thần<br />
kinh tạng hai bên để tránh phải mổ lại về sau(6,8).<br />
Chúng tôi áp dụng phương pháp cắt thần kinh<br />
tạng 2 bên để tránh việc mổ lại bên kia do đau<br />
phát, hơn nữa bệnh nhân chúng tôi đa số eo hẹp<br />
về kinh tế và ở xa nên rất khó khăn nếu phải<br />
nhập viện mổ lại.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />