Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI <br />
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG <br />
Huỳnh Thanh Long*, Nguyễn Văn Vượng*, Võ Bích Đại Hào*, Nguyễn Thị Thiên Kim* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục đích: Nhằm đánh giá lại kỹ năng, kết quả điều trị bệnh lý túi mật bằng phẫu thuật nội soi, góp phần <br />
bàn luận về chỉ định mổ và các biến chứng của phẫu thuật. <br />
Phương pháp: 139 trường hợp bệnh lý túi mật được phẫu thuật nội soi tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện <br />
Nguyễn Tri Phương từ 09/2011 đến 08/2012. <br />
Kết quả: 139 trường hợp, nữ 96 (69,1%), nam 43 (30,90%). Chỉ định mổ: sỏi túi mật 47 (33,8%), viêm túi <br />
mật cấp 33 (23,7%), viêm túi mật mạn 27 (19,4%), hoại tử túi mật 23 (16,5%), polyp túi mật 8 (5,8%), ung thư <br />
túi mật 1 (0,7%). Mổ nội soi 133 (95,65%), mổ hở 5 (3,59%), chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan 2 (1,43%), tổn <br />
thương đường mật 3(2,2%), không có trường hợp tử vong, kết quả tốt (97,1%). <br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi gần như là phương pháp chủ yếu điều trị bệnh lý túi mật, chỉ định mổ ngày <br />
càng rộng rải hơn ngay cả túi mật viêm dính nhiều hoặc hoại tử hoặc có vết mổ cũ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải <br />
nắm rõ cấu trúc giải phẫu cũng như kỹ năng thao tác, nếu không rất dễ gây ra những thương tổn nặng nề khó <br />
khắc phục hậu quả. <br />
Từ khóa: sỏi túi mật, viêm túi mật cấp, viêm túi mật mạn, polyp túi mật, ung thư túi mật, cắt túi mật nội soi. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL <br />
Huynh Thanh Long, Nguyen Van Vuong, Vo Bich Dai Hao, Nguyen Thi Thien Kim <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 49 ‐ 54 <br />
Background: Evaluation of surgical indications, techniques, results and complications of laparoscopic <br />
cholecystectomy. <br />
Methods: Review of 139 cases of gallbladder diseases treated with laparoscopic cholecystectomy at Nguyen <br />
Tri Phuong Hospital from September 2011 to July 2012. <br />
Results: Among 139 cases, there were 96 female patients (69.1%) and 43 male patients (30.9%). Surgical <br />
indications included gallbladder stones: 47 cases (33.8%), acute cholecystitis: 33 cases (23.7%), chronic <br />
cholecystitis: 27 cases (19.4%), necrotic cholecystitis: 23 cases (16.5%), gallbladder polyps: 8 case (5.8%), <br />
gallbladder cancer: 1 case (0.7%). Surgical techniques included laparoscopy: 133 interventions (95.65%), <br />
percutaneous biliary drainage: 2(1.43%, bile duct injures 3 (2.2%), conversion to laparotomy: 4 interventions <br />
(2.97%). There was no mortality. <br />
Conclusion: Laparoscopic cholecystectomy becomes a predominant method for the treatment of gallbladder <br />
diseases. Surgical indications becomes more broadened nowadays, even in cases of cholecystitis with severe <br />
adhesions, necrotic cholecystitis or patients with pre‐existing surgical scars. However, anatomy knowledge and <br />
techniques of laparoscopic cholecystectomy should be mastered to avoid severe complications. <br />
Keywords: gallbladder stones, acute cholecystitis, chronic cholecystitis, gallbladder cancer, laparoscopic <br />
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương <br />
Tác giả liên lạc: Bs.Huỳnh Thanh Long <br />
<br />
50<br />
<br />
ĐT: 0913.750664 <br />
<br />
Email: bs.huynhlong@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cholecystectomy <br />
Ở đây mẫu nghiên cứu là 139 trường hợp. <br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
Cắt túi mật nội soi hiện nay gần như là <br />
phương pháp chủ yếu điều trị bệnh lý túi mật. <br />
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã thực hiện <br />
phẫu thuật nội soi từ lâu, tuy nhiên do hoàn <br />
cảnh lịch sử gần đây chúng tôi mới triển khai <br />
rộng rãi phẫu thuật nội soi trong nhiều lĩnh vực, <br />
đặc biệt là phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh <br />
lý túi mật. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm <br />
đánh giá lại kỹ năng và kết quả điều trị bệnh lý <br />
túi mật bằng phẫu thuật nội soi, cũng như góp <br />
phần bàn luận về chỉ định mổ và các biến chứng <br />
của phẫu thuật. <br />
<br />
Phân tích số liệu: thu thập số liệu theo <br />
protocol định sẵn. Lưu trữ và xử lý thống kê số <br />
liệu bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 15.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Chúng tôi thực hiện từ 01/09/2011 đến <br />
01/08/2012, có 139 trường hợp cắt túi mật nội soi. <br />
<br />
Tuổi <br />
Nhỏ nhất: 18, lớn nhất:, 88, trung bình: 51,38 <br />
16,89. <br />
<br />
Giới <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG –PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Trong 139 bệnh nhân, nữ 96 (69,1%), nam 43 <br />
(30,9%), tỉ lệ nam/nữ là 1/2,23. <br />
<br />
Đối tượng <br />
<br />
Tiền căn <br />
<br />
Tất cả những bệnh nhân trên 15 tuổi có chỉ <br />
định mổ cắt túi mật nội soi tại khoa ngoại tổng <br />
hợp từ 01/09/2011 đến 01/08/2012. <br />
<br />
Bảng 1. Phân bố theo tiền căn <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Xơ gan mất bù. <br />
Suy tim, suy hô hấp <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Tiền cứu mô tả cắt ngang, mỗi bệnh nhân có <br />
1 bệnh án nghiên cứu riêng <br />
Cỡ mẫu: áp dụng công thức: <br />
<br />
N Z 21 / 2 .<br />
<br />
P1 P <br />
<br />
d2<br />
<br />
Trong đó: <br />
N: cở mẫu cần thiết cho nghiên cứu. <br />
Z: trị số tính từ phân phối chuẩn, mức ý <br />
nghĩa = 5% Z1‐/2 = 1,96. <br />
: mức ý nghĩa thống kê. <br />
d: độ chính xác mong muốn, trong nghiên <br />
cứu này với độ chính xác tuyệt đối 95% tức d = <br />
0,05%. <br />
P: trị số mong muốn của tỉ lệ (theo nghiên <br />
cứu của p = 90%). <br />
<br />
Tiền căn<br />
Cao huyết áp<br />
Tiểu đường<br />
Tim mạch<br />
Hô hấp<br />
Sỏi túi mật<br />
Viêm tụy cấp<br />
Đau thượng vị<br />
Đau hạ sườn phải<br />
<br />
Tần số<br />
36<br />
39<br />
6<br />
4<br />
73<br />
4<br />
17<br />
46<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
25,9<br />
28,1<br />
4,3<br />
2,9<br />
52,5<br />
2,9<br />
12,2<br />
33,1<br />
<br />
Nhận xét: trong lô nghiên cứu bệnh nhân có <br />
tiền căn cao huyết áp, tiểu đường, viêm dạ dày <br />
chiếm tỉ lệ cao. Có lẽ đây là lý do bệnh nhân ngại <br />
mỗ, dẫn đến viêm túi mật hoại tử do đến bệnh <br />
viện trễ. <br />
<br />
Đau bụng <br />
Đau bụng<br />
Không<br />
Có<br />
- Đau hạ sườn phải<br />
- Đau thượng vị<br />
- Khác<br />
Tổng<br />
<br />
Tần số<br />
10<br />
129<br />
123<br />
3<br />
3<br />
139<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
7,2<br />
92,8<br />
95,4<br />
2,3<br />
2,3<br />
100<br />
<br />
Đa số các bệnh nhân đều có triệu chứng đau <br />
bụng (92,8%), đây là lý do chính để bệnh nhân <br />
nhập viện. <br />
<br />
Thay vào công thức: N = 138,31. <br />
<br />
Cận lâm sàng <br />
<br />
Số mẫu dự định khoảng 100 trường hợp. <br />
<br />
Bạch cầu <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
51<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Bảng 2. Bạch cầu <br />
Bạch cầu<br />
< 10.000<br />
10.000– 15.000<br />
> 15.000<br />
Tổng<br />
<br />
trung bình 66,19± 32,42 phút <br />
Tần số<br />
54<br />
35<br />
50<br />
139<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
38,8<br />
25,2<br />
36,0<br />
100<br />
<br />
Tần số<br />
70<br />
69<br />
54<br />
85<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
50,4<br />
49,6<br />
38,8<br />
61,2<br />
<br />
Echo bụng <br />
Bảng 3. Echo bụng <br />
Echo bụng<br />
Túi mật nhỏ<br />
Túi mật căng to<br />
Thành mỏng<br />
Thành dày<br />
<br />
Số lượng Trocart <br />
Có 129 trường hop sử dụng 3 trocart (92,8%), <br />
10 trường hợp sử dụng 4 trocart (7,2%) <br />
<br />
Thủng túi mật <br />
Có 25 trường hợp thủng túi mật (18%), <br />
<br />
Chảy máu trong mổ <br />
Bảng 4. Số lượng máu chảy <br />
Tần số<br />
113<br />
24<br />
2<br />
139<br />
<br />
Chẩn đoán thương tổn<br />
Sỏi túi mật<br />
Viêm túi mật cấp<br />
Viêm túi mật mạn<br />
Hoại tử túi mật<br />
Polyp túi mật<br />
K túi mật<br />
Tổng<br />
<br />
Tần số<br />
47<br />
33<br />
27<br />
23<br />
8<br />
1<br />
139<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
33,8<br />
23,7<br />
19,4<br />
16,5<br />
5,8<br />
0,7<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: trong 139 trường hợp nghiên cứu, <br />
tổn thương túi mật do sỏi chiếm hơn nửa số <br />
bệnh nhân nghiên cứu. <br />
<br />
Chọc dẫn lưu túi mật <br />
Có 2 trường hợp chọc dẫn lưu túi mật <br />
xuyên gan qua da (I,43%) do bệnh nhân có bệnh <br />
lý nội khoa nặng không chịu được gây mê. <br />
Thời gian trung tiện <br />
Sớm nhất ngày thứ 1, muộn nhất ngày 3, <br />
trung bình 1,27±0,49 ngày. <br />
<br />
không thủng túi mật 114 (82%). <br />
<br />
Số lượng máu chảy<br />
Không chảy máu<br />
< 100 ml<br />
> 500ml<br />
Tổng<br />
<br />
Chẩn đoán thương tổn <br />
Bảng 5. Chẩn đoán thương tổn <br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
81,29<br />
17,26<br />
1,45<br />
100<br />
<br />
Chuyển mổ hở <br />
Có 133 trường hợp mổ nội soi (96,65%), <br />
chuyển mổ hở 4 (2,9%), chọc dẫn lưu túi mật <br />
xuyên gan 2 (1,45%). <br />
<br />
Dẫn lưu <br />
Có dẫn lưu 36 (25,9%), không dẫn lưu 103 <br />
<br />
Thời gian xuất viện <br />
Sớm nhất: 1 ngày, muộn nhất 10 ngày kể cả <br />
mổ mở, trung bình 3,98± 1,86 ngày. <br />
Tử vong <br />
Không có trường hợp tử vong. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Trong tổng số 139 trường hợp cắt túi mật nội <br />
soi chúng tôi chỉ có 4 trường hợp chuyển mổ hở <br />
chiếm tỷ lệ 95,68%. Điều này chứng tỏ phẫu <br />
thuật nội soi có thể thay thế mổ hở kinh điển để <br />
điều trị bệnh lý túi mật. <br />
<br />
(74,1%). <br />
<br />
Giới <br />
<br />
Tổn thương đường mật <br />
<br />
Cũng giống như nhiều tác giả khác (2,4,10,16) <br />
bệnh lý túi mật nhất là sỏi túi mật thường gặp ở <br />
nữ nhiều hơn nam, trong lô nghiên cứu của <br />
chúng tôi tỷ lệ nam/nữ là 1/2,23. <br />
<br />
Có 3 trường hợp (2,15%), 2 trường hợp tổn <br />
thương ống mật chủ một phát hiện ngay lúc mổ, <br />
một có biểu hiện hẹp đường mật sau 1 tháng, 1 <br />
trường hợp rò mật do tổn thương ống gan phải <br />
phát hiện sau mổ. <br />
<br />
Thời gian mổ <br />
Sớm nhất: 25 phút, muộn nhất 180 phút, <br />
<br />
52<br />
<br />
Tuổi <br />
Trong lô nghiên cứu tuổi trung bình khoảng <br />
51 tuổi, tương đương với các tác giả khác(2,8,10,16). <br />
<br />
Số lượng Trocart <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br />
Trong lô nghiên cứu 139 trường hợp, có 129 <br />
trường hợp sử dụng 3 trocart (92,8%), 10 trường <br />
hợp sử dụng 4 trocart (7,2%). Cũng giống như <br />
các tác giả khác(4,12,15,16) đa số chúng tôi sử dụng 3 <br />
trocart, chúng tôi chỉ sử dụng 4 trong những <br />
trường hợp gan rủ che lấp khó khảo sát được <br />
vùng cuống gan hoặc trong những trường hợp <br />
túi mật dính hoặc hoại tử khó thao tác. Theo <br />
chúng tôi, nhất là trường hợp khi gan che khó <br />
khảo sát ống mật chủ thì việc sử dụng trocart <br />
thứ 4 để vén gan là thật cần thiết giúp cho cuộc <br />
mổ an toàn và hiệu quả. <br />
<br />
Thủng túi mật trong mổ <br />
Chúng tôi có 25 trường hợp (18%), nguyên <br />
nhân do cầm nắm túi mật hoặc lúc giải phóng <br />
túi mật ra khỏi giường gan, hoặc chọc giải áp <br />
đối với những trường hợp túi mật căng to khó <br />
thao tác. Đối với những trường hợp này chúng <br />
tôi chỉ hút và lau thật sạch vùng dưới gan, vài <br />
trường hợp chúng tôi đặt dẫn lưu dưới gan và <br />
rút sau 48 giờ. Chúng tôi không có trường hợp <br />
nào tụ dịch hay apxe giường túi mật, đây là tai <br />
biến do lỗi kỹ thuật dễ khắc phục. Theo y văn <br />
thế giới cũng như của các tác giả khác thủng <br />
túi mật trong mổ là 15%‐35%(4,7,8,10,12,16). <br />
<br />
Chảy máu trong mổ <br />
Có 24 trường hợp (17,26%) chảy máu <br />
giường túi mật, lượng máu mất 100ml, bệnh nhân được nội soi mật tụy <br />
ngược dòng phát hiên tổn thương là 1 lỗ rò ở <br />
ống gan phải gần chỗ dỗ vào ống gan chung, <br />
bệnh nhân được đặt sten bệnh ổn định xuất viện <br />
sau 2 ngày. Trong cắt túi mật nội soi biến chứng <br />
nặng nề và khó khắc phục nhất là tổn thương <br />
đường mật chính, theo y văn thế giới tỉ lệ tổn <br />
thương đường mật chính từ 0.2‐ 4% trong cắt túi <br />
mật mở, trước kia người ta ghi nhận tỉ lệ này <br />
thấp hơn mổ nội soi. Gần đây, tổn thương <br />
đường mật trong cắt túi mật nôi soi chỉ còn <br />
khoảng từ 0.5‐2%, tuy nhiên tỉ lệ này thay đổi <br />
tùy tác giả, bởi vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố <br />
như kinh nghiệm phẫu thuật viên, tình trạng <br />
thương tổn túi mật, hệ thống trang thiết <br />
bị(6,7,9,13,14). Phân tích 3 trường hợp trên chúng tôi <br />
ra nhận xét sau, trường hợp tổn thương ống mật <br />
chủ, do ống túi mật dài và chạy song song ống <br />
mật chủ, nhầm lẫn giữa ống túi mật và ống mật <br />
chủ. Còn trường hợp tổn thương ống gan phải, <br />
nguyên nhân do sỏi kẹt cổ gây viêm dính khi <br />
bóc tách chảy máu, tổn thương ống gan phải là <br />
do đốt cầm máu. Theo chúng tôi, cần phải bộc lộ <br />
rõ vùng tam giác Calot, cho bệnh nhân nằm đầu <br />
cao nghiêng trái, gỡ dính mạc nối, đại tràng <br />
ngang, dạ dày tá tràng, dạ dày phải được làm <br />
xẹp, mới thấy được rõ cấu trúc vùng cuống gan, <br />
hạn chế đốt cầm máu khi không thấy rõ cấu trúc <br />
giải phẫu. <br />
<br />
Chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan <br />
Chúng tôi có 2 trường hợp (1,43%), bệnh <br />
nhân lớn tuổi viêm túi mật do sỏi kẹt cổ, viêm <br />
phổi, suy tim, tiểu đường. Cả 2 trường hợp <br />
này siêu âm sỏi kẹt cổ thành túi mật dày, dịch <br />
len giữa thành túi mật. Chúng tôi thực hiện <br />
chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan dưới hướng <br />
dẫn của siêu âm ra mũ đục hôi, sau chọc bệnh <br />
ổn định hẹn phẫu thuật khi bệnh lý nội khoa <br />
ổn định. Chúng tôi, nhận thấy chọc dẫn lưu túi <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />
53<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
mật xuyên gan dưới hướng dẫn siêu âm an <br />
toàn và dễ thực hiện có hiệu quả. Theo một số <br />
tác giả dối với những bệnh nhân có bệnh nội <br />
khoa nặng nề không chịu được gây mê, đồng <br />
thời trên siêu âm vách túi mật thành dày thì <br />
việc chọc dẫn lưu túi mật xuyên gan dưới siêu <br />
âm an toàn và hiệu quả(11). <br />
<br />
Chỉ định mổ <br />
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi thực hiện <br />
ngay cả trong trường hợp túi mật hoại tử. Quan <br />
điểm trước kia viêm túi mật cấp do sỏi được <br />
điều trị nội khoa, đặt sonde mũi dạ dày, kháng <br />
sinh, kháng tiết 5‐ 7 ngày sau đó mới phẫu <br />
thuật, vì cho rằng mổ ngay trong cấp cứu khó <br />
làm do dính và dễ chảy máu. Chúng tôi thực <br />
hiện trong cấp cứu túi mật viêm cấp, viêm mạn, <br />
sỏi kẹt cổ, hoại tử túi mật, chúng tôi nhận thấy <br />
rằng nếu nắm rõ cấu trúc giải phẫu và thao tác <br />
thành thục việc xử lý túi mật cũng đơn giản an <br />
toàn và hiệu quả, chúng tôi đã thưc hiện mổ cấp <br />
cứu 56 trường hợp (50,2%). <br />
<br />
Chuyển mổ mở <br />
<br />
một số bệnh lý nội khoa. Chính vì thế đa phần <br />
bệnh nhân nhập việc trong tình trạng thương <br />
tổn túi mật nặng nề. <br />
Chúng tôi thực hiện được 56 trường hợp cắt <br />
túi mật nội soi cấp cứu(50,2%),. Tỷ lệ chuyển mổ <br />
mở 4(2,9%), tỷ lệ biến chứng là 3 (2,2%), không <br />
có trường hợp nào tử vong, tỷ lệ cắt túi mật nội <br />
soi 133 (95,65%)., thời gian mổ và thời gian xuất <br />
viện sớm. Điều này cho thấy cắt túi mật nội soi <br />
hầu như là phương pháp chủ yếu trong điều trị <br />
bệnh lý túi mật. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
Chúng tôi có 4 trường hợp chuyển mổ mở <br />
(2,9%): 1 trường hợp ung thư túi mật, 1 trường <br />
hợp tổn thương ống mật chủ, 1 trường hợp chảy <br />
máu do rối loạn đông máu, 1 trường hợp do <br />
viêm dính quá nhiều không bộc lộ được vùng <br />
dưới gan. Tỉ lệ chuyển mổ mở của chúng tôi là <br />
3.57% tương đương với các tác giả khác(10,12,16,17). <br />
Cần phải xác định rằng chuyển mổ mở không <br />
phải là thất bại của cuộc mổ mà là những trường <br />
hợp thiếu chỉ định mổ nôi soi. Chúng tôi có 133 <br />
trường hợp mổ nội soi (95,65%) tương đương <br />
với các tác giả khác(4,6,10,12,16). Điều này cho thấy <br />
phẫu thuật nội soi gần như là phương pháp chủ <br />
yếu diều trị bệnh lý túi mật. <br />
<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Qua 139 trường hợp cắt túi mật nội soi <br />
trong điều trị bệnh lý túi mật tại khoa ngoại tổng <br />
hợp bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 9/2011 <br />
đến 8/2012, chúng tôi nhận thấy: <br />
Bệnh lý túi mật đa phần là do sỏi, những <br />
bệnh nhân có sỏi túi mật lại thường kèm theo <br />
<br />
54<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Adamsen S et al (1997). Bile duct injuryduring laparoscopic <br />
cholecystectomy a prospective nationwide series. Journal of <br />
Americain college of surgeons. 571‐577. <br />
Đoàn Thanh Tùng (2005). Viêm túi mật cấp. Cấp cứu ngoại <br />
khoa tiêu hóa. Nhà xuất bản Y học, tr 158‐164. <br />
Lê Quang Quốc Ánh (1997). Nội soi mật tụy ngược dòng. Hội <br />
nghị khoa học kỹ thuật DHYD TP HCM & Bệnh viện Đa <br />
khoa Đồng Tháp. 63‐80. <br />
Lê Trung Hải (2008). Phẫu thuật nội soi ổ bụng và kỹ thuật <br />
cắt túi mật nội soi. Lâm sàng ngoại khoa gan mật. Nhà xuất <br />
bản Y học, tr 157‐167. <br />
Moosa AR, et al (1992). Laparoscopic injuries to the bile duct: <br />
a causefor concern. Ann Surg; 215:203:208. <br />
Nguyễn Cường Thịnh (2006). Tổn thương đường mật trong <br />
cắt túi mật nội soi. Tạp chí Y học Việt Nam. Chuyên đề phẫu <br />
thuật nội soi và nội soi can thiệp. Số đặc biệt tháng 2‐2006, tr <br />
208‐213. <br />
Nguyễn Cường Thịnh. Xử lý các biến chứng cắt túi mật nội <br />
soi. Tạp chí y học quân sự, (3), tr 109‐115. <br />
Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2012). Sỏi đường mật. <br />
Nhà xuất bản Y học 2012, tr 311‐333. <br />
Nguyễn Hoàng Bắc và cs (1988). Tổn thương đường mật <br />
chính trong phẫu thuật cắt túi mật qua nội soi, Ngoại khoa, số <br />
chuyên đề về hội thảo phẫu thuật nội soi can thiệp, tập:23:6, <br />
1998,tr 36. <br />
Nguyễn Tấn Cường (1995). Kết quả của phẫu thuật cắt túi <br />
mật nội soi ổ bụng. SHKHKT Y‐ Dược lần thứ IVvà chương <br />
trình Grall 16‐ 18/ 11/1995 tại TP HCM. <br />
Nguyễn Văn Phước (2003). Dẫn lưu đường mật xuyên gan <br />
dưới siêu âm trong nhiễm trùng đường mật. Luận văn Thạc <br />
sĩ DHYD 2003. <br />
Phạm Duy Hiển (1999). Kết quả bước đầu điều trị viêm túi <br />
mật do sỏi bằng phẫu thuật nội soi. Báo cáo khoa học. Đại hội <br />
ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, Hà nội, 29‐30/10/1999; Tập 1: <br />
96‐102. <br />
Samiyeh A et al (2004). Laparoscopiccholecystectomy: early <br />
and late complication and their treatment. Langenbecks <br />
archive of surgery. 2004; 1‐16. <br />
Soderlund et al (2005). Bile duct injuries at laparoscopic <br />
cholecystectomy: A single institution prospective study. <br />
Acute cholecystitis indicates an increased hisk. World J Surg. <br />
28,987,993. <br />
Trần Bình Giang, Tôn Thất Bách (2003). Phẫu thuật nội soi ổ <br />
bụng. Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr13,144. <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương <br />
<br />