intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi một đường rạch chẩn đoán và điều trị túi thừa của túi mật vị trí trong gan

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

28
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu trình bày: Túi thừa thật sự của túi mật rất hiếm gặp. Bài viết báo cáo một trường hợp đầu tiên túi thừa của túi mật vị trí trong gan được chẩn đoán xác định và điều trị bằng phẫu thuật nội soi một đường rạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi một đường rạch chẩn đoán và điều trị túi thừa của túi mật vị trí trong gan

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT ĐƯỜNG RẠCH CHẨN ĐOÁN  <br /> VÀ ĐIỀU TRỊ TÚI THỪA CỦA TÚI MẬT VỊ TRÍ TRONG GAN <br /> Trần Ngọc Sơn* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Túi thừa thật sự của túi mật rất hiếm gặp. Chúng tôi báo cáo một trường hợp đầu tiên túi thừa <br /> của túi mật vị trí trong gan được chẩn đoán xác định và điều trị bằng phẫu thuật nội soi một đường rạch.  <br /> Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một ca bệnh. <br /> Kết quả: Bệnh nhân là một trẻ nam 36 tháng tuổi, nhập viện với lý do đau bụng vùng thượng vị từ 1 <br /> tháng. Siêu âm chẩn đoán là nang gan phải gần rốn gan kích thước 23 mm, trong khi chụp cộng hưởng từ <br /> lại nghi ngờ nang đường mật trong gan. Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật nội soi một đường rạch qua <br /> rốn với 2 trocar 5 mm và 1 trocar 3 mm. Chụp đường mật trong mổ cho thấy đường mật trong và ngoài gan <br /> bình thường. Chẩn đoán xác định trong mổ là túi thừa của túi mật dưới dạng nang trong gan sát giường <br /> túi mật, lòng nang chứa đầy bùn mật và thông với túi mật qua một lỗ nhỏ 4 mm. Bệnh nhân được tiến hành <br /> cắt  túi  mật,  cắt  mở  rộng  chỏm  nang,  đốt  niêm  mạc  nang  trong  gan  bằng  dao  điện.  Không  có  biến  chứng <br /> trong và sau mổ. Thời gian nằm viện sau mổ là 4 ngày. Theo dõi 6 tháng sau mổ bệnh nhân không còn triệu <br /> chứng, siêu âm không còn hình ảnh nang, kết quả thẩm mỹ là rất tốt. <br /> Kết luận: Trường hợp này cho thấy phẫu thuật nội soi một đường rạch có thể được ứng dụng an toàn và <br /> hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị túi thừa túi mật ở trẻ em. <br /> Từ khóa: Phẫu thuật nội soi một đường rạch, túi thừa túi mật. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> SINGLE INCISION LAPAROSCOPIC SURGERY FOR DIAGNOSIS AND TREATMENT OF AN <br /> INTRAHEPATIC GALL BLADDER DIVERTICULUM <br /> <br /> Tran Ngoc Son* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 88 ‐ 90 <br /> Objectives:  True  diverticula  of  the  gall  bladder  are  very  rare.  We  report  the  first  case  of  gall  bladder <br /> diverticulum with intrahepatic location, which was diagnosed and treated by single incision laparoscopic surgery. <br /> Methods: This is a case report. <br /> Results:  The  patient  was  a  36  month  old  boy  which  suffered  from  abdominal  pain  for  a  month  before <br /> admission  to  our  hospital.  Ultrasound  revealed  a  right  hepatic  23  mm  cyst  near  liver  hilum  while  magnetic <br /> resonance  imaging  suggested  an  intrahepatic  biliary  cyst.  The  child  underwent  single  incision  laparoscopic <br /> surgery  through  the  umbilicus  with  2  trocars  5  mm  and  1  trocar  3  mm.  Intraoperative  cholangiography <br /> demonstrated normal extra and intra hepatic biliary system. During the laparoscopic procedure, the diagnosis of <br /> intrahepatic diverticulum of the gall bladder was established. The diverticulum was discovered as an intrahepatic <br /> cyst, located next to the gall bladder bed, filled with bile sludge and communicated with the gall bladder via a <br /> narrow  neck.  The  gall  bladder  was  removed,  the  cyst  was  unroofed  and  the  remained  cystic  mucosa  was <br /> elctrocauterized. There was no intra or post‐operative complication. The length of postoperative stay was 4 days. <br /> At follow up 6 months after discharge, the child was asymptomatic, ultrasound showed no cyst, and the cosmesis <br /> was excellent.  <br /> * Bệnh viện Nhi Trung Ương <br /> Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn, ĐT: 0462738854, Email: drtranson@yahoo.com <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> 89<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> Conclusions:  Our  case  experience  suggests  that  single  incision  laparoscopic  surgery  could  be  safe  and <br /> effective in diagnosis and treatment of gall bladder diverticulum in children. <br /> Key words: Single incision laparoscopic surgery, gall bladder diverticulum. <br /> kích  thước  23  mm  x16  mm,  trong  lòng  có  cấu <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> trúc  tăng  âm  không  kèm  bóng  cản,  kết  luận  là <br /> Túi thừa của túi mật có thể được phân thành <br /> nang gan. Chụp cộng hưởng từ thấy vùng ngã 3 <br /> 2 dạng: Túi thừa thật sự (true diverticulum) khi <br /> đường mật có cấu trúc nang, tín hiệu ngang mức <br /> toàn  bộ  thành  túi  mật  phình  ra  khu  trú  ở  một <br /> dịch mật, không ngấm thuốc đối quang từ, nghi <br /> chỗ  dưới  dạng  túi  thừa  và  túi  thừa  giả <br /> ngờ tới nang đường mật trong gan, đường mật <br /> (pseudodiverticulum, false diverticulum) khi chỉ <br /> ngoài  gan  bình  thường.  Xét  nghiệm  công  thức <br /> lớp cơ của thành túi mật có chỗ thoát vị không <br /> máu,  bilirubin  bình  thường,  men  gan  GOT  51 <br /> hoàn toàn(1). Trong khi túi thừa giả là trạng thái <br /> IU/l, GPT 42 IU/l.  <br /> mắc  phải,  thường  gặp  hơn  ở  người  lớn  bị  các <br /> Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật nội soi, <br /> bệnh sỏi mật, viêm túi mật, túi thừa thật sự của <br /> với  một  đường  rạch  dọc  1,5  cm  qua  rốn  đặt  2 <br /> túi mật (TTTM) là dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp. <br /> trocar 5 mm và 1 trocar 3 mm. Vào ổ bụng thấy <br /> Tần suất của TTTM được công bố trong y văn là <br /> túi  mật,  ống  mật  chủ  bình  thường,  ở  gan  phải <br /> chỉ  0,06%  trên  các  túi  mật  có  bất  thường  bẩm <br /> ngay cạnh rốn gan có cấu trúc giống nang chìm <br /> sinh  và  0,0008%  trên  các  túi  mật  bị  phẫu  thuật <br /> sâu ¾ vào gan. Bóc tách bộc lộ cổ túi mật, nghi <br /> cắt bỏ(1). Chẩn đoán TTTM trước mổ là khó khăn <br /> có thông túi mật với nang. Bơm thuốc cản quang <br /> và nhiều trường hợp TTTM chỉ được chẩn đoán <br /> qua túi mật chụp đường mật trong mổ cho thấy <br /> xác định trong mổ (1). Tiếp cận điều trị TTTM cho <br /> đường  mật  trong  và  ngoài  gan  bình  thường, <br /> đến nay là phẫu thuật mở bụng(5,4,6,3). Chúng tôi <br /> không  hiện  hình  nang.  Cặp  cắt  đôi  ống  cổ  túi <br /> báo  cáo  trường  hợp  đầu  tiên  TTTM  được  chẩn <br /> mật, phẫu tích giường túi mật sát nang thấy túi <br /> đoán  và  điều  trị  bằng  phẫu  thuật  nội  soi  một <br /> mật có lỗ thông 4 mm với nang, trong nang chứa <br /> đường rạch (Single incision laparoscopic surgery <br /> đầy  bùn  mật  màu  xanh  lá  cây.  Mở  rộng  chỏm <br /> – SILS). <br /> nang, hút rửa sạch bùn mật trong nang, sau đó <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> cho  ống  soi  vàolòng  nang  quan  sát  không  thấy <br /> Túi  thừa  thật  sự  của  túi  mật  rất  hiếm  gặp. <br /> có lỗ thông nào của nang với đường mật trong <br /> Chúng tôi báo cáo một trường hợp đầu tiên túi <br /> gan.  Chẩn  đoán  xác  định  trong  mổ  là  TTTM <br /> thừa của túi mật vị trí trong gan được chẩn đoán <br /> dưới dạng nang trong gan. Bệnh nhân được tiến <br /> xác định và điều trị bằng phẫu thuật nội soi một <br /> hành cắt túi mật, cắt mở rộng tối đa chỏm nang, <br /> đường rạch.  <br /> đốt  niêm  mạc  nang  trong  gan  bằng  dao  điện. <br /> Không có biến chứng trong và sau mổ. Thời gian <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> nằm viện sau mổ là 4 ngày. Theo dõi 6 tháng sau <br /> Báo cáo một ca bệnh. <br /> mổ  bệnh  nhân  không  còn  triệu  chứng,  siêu  âm <br /> không  còn  hình  ảnh  nang,  kết  quả  thẩm  mỹ  là <br /> BÁO CÁO CA BỆNH <br /> rất tốt. <br /> Bệnh nhân là một bé trai 36 tháng tuổi, đến <br /> BÀN LUẬN <br /> bệnh viện với lý do đau bụng từ 1 tháng. Khám <br /> lâm sàng không phát hiện gì đặc biệt: Trẻ không <br /> TTTM  có  các  triệu  chứng  lâm  sàng  không <br /> sốt, không vàng da, ấn bụng không có điểm đau <br /> đặc  hiệu,  phổ  biến  là  đau  bụng  vùng  hạ  sườn <br /> khu trú, gan lách không to, không sờ thấy khối. <br /> phải(1) tương tự ở ca bệnh này, hoặc có thể có các <br /> Siêu âm 2 lần đều cho thấy đường mật trong và <br /> bệnh cảnh như viêm túi mật hoặc sỏi túi mật(5,4,6). <br /> ngoài  gan  không  giãn,  có  cấu  trúc  dạng  nang <br /> Các  phương  tiện  chẩn  đoán  hình  ảnh  như  siêu <br /> nằm  ở  gan  phải  sát  nhánh  tĩnh  mạch  cửa  phải, <br /> âm, CT, MRI, chụp đường mật thường được sử <br /> <br /> 90<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> dụng để chẩn đoán TTTM(1,5,4,6,3) nhưng kể cả các <br /> biện pháp này cũng có thể không xác định được <br /> chính  xác  TTTM,  như  trong  trường  hợp  của <br /> chúng  tôi.  Trong  ca  bệnh  này,  TTTM  nằm  ở <br /> trong gan, do lỗ thông của túi thừa với túi mật <br /> nhỏ,  bị  bùn  mật  bít  tắc  nên  ngay  cả  khi  bơm <br /> thuốc  cản  quang  qua  túi  mật  chụp  đường  mật <br /> trong  mổ,  thuốc  cản  quang  cũng  không  vào <br /> được  túi  thừa  và  do  đó  không  hiện  hình  được <br /> TTTM. Như vậy chẩn đoán TTTM đã phải nhờ <br /> đến  phẫu  tích  trong  mổ.  Trong  những  trường <br /> hợp như vậy, phẫu thuật nội soi ổ bụng với vai <br /> trò là phương tiện chẩn đoán xâm lấn tối thiểu <br /> sẽ là quyết định tối ưu.  <br /> Điều  đặc  biệt  với  ca  bệnh  của  chúng  tôi  là <br /> TTTM  nằm  chủ  yếu  trong  gan.  Chưa  có  thông <br /> báo nào trong y văn về TTTM với vị trí như vậy. <br /> Với TTTM nằm trong gan, chẩn đoán TTTM cần <br /> phân  biệt  với  một  số  bệnh  lý  có  nang  vùng <br /> quanh  túi  mật  như  nang  gan  đơn  thuần,  nang <br /> đường mật gan phải, túi mật đôi. Nang gan đơn <br /> thuần sẽ không có thông với túi mật hay đường <br /> mật.  Nang  đường  mật  trong  gan  sẽ  có  các  lỗ <br /> thông  với  các  đường  mật  trong  gan(7).  Túi  mật <br /> đôi (gall bladder duplication), đôi khi có thể có <br /> vị trí trong gan, luôn có ống cổ túi mật thông với <br /> đường  mật(2).  Theo  chúng  tôi,  trong  mổ  dùng <br /> ống soi 5mm soi trong lòng túi thừa là  rất  hữu <br /> ích để xác định xem có các lỗ thông với đường <br /> mật hay không, qua đó sẽ giúp loại trừ được các <br /> bệnh lý nêu trên. <br /> TTTM là trạng thái cần phải can thiệp phẫu <br /> thuật điều trị vì gây triệu chứng đau bụng, nguy <br /> cơ  viêm,  sỏi  mật(1,5,4,6),  thậm  chí  ung  thư(3).  Cho <br /> đến  nay  điều  trị  TTTM  là  bằng  phẫu  thuật  mở <br /> bụng cắt túi mật cùng với túi thừa(5,4,6,3). Tuy điều <br /> này  dễ  dàng  thực  hiện  với  TTTM  nằm  ngoài <br /> gan, với TTTM nằm trong gan sát rốn gan như <br /> ca bệnh của chúng tôi, cắt gan cùng với TTTM sẽ <br /> là quá nặng nề và nhiều nguy cơ cho bệnh nhân. <br /> Do đó chúng tôi đã chọn cắt túi mật, mở chỏm <br /> rộng  rãi  và  đốt  niêm  mạc  túi  thừa  trong  gan. <br /> Theo  dõi  bước  đầu  cho  thấy  bệnh  nhân  đã  hết <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> triệu  chứng  và  siêu  âm  không  thấy  còn  nang. <br /> Tuy vậy sẽ vẫn cần thời gian theo dõi bệnh nhân <br /> lâu dài hơn. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Với  ưu  điểm  thẩm  mỹ  tốt  hơn  so  với  phẫu <br /> thuật  nội  soi  thông  thường,  SILS  đã  được  ứng <br /> dụng rộng rãi ở người lớn và cả ở trẻ em trong <br /> nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó có cả cắt <br /> túi mật và cắt nang ống mật chủ. Theo tìm hiều <br /> của chúng tôi, cho đến nay chưa có báo cáo nào <br /> trong y văn về ứng dụng của phẫu thuật nội soi <br /> nói chung và phẫu thuật nội soi một đường rạch <br /> (SILS) nói riêng trong chẩn đoán/ điều trị TTTM. <br /> Đây  là  thông  báo  đầu  tiên  SILS  được  sử  dụng <br /> thành  công  trong  chẩn  đoán  và  điều  trị  TTTM. <br /> Với  đường  rạch  nhỏ  qua  rốn,  bệnh  nhi  của <br /> chúng tôi sau mổ không có một vết sẹo nào khác <br /> và bố  mẹ trẻ rất hài lòng  với  điều  này.  Trường <br /> hợp này cho thấy SILS có thể được ứng dụng an <br /> toàn  và  hiệu  quả  trong  chẩn  đoán  và  điều  trị <br /> TTTM ở trẻ em. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> Basaranoglu M, Balci NC (2006). A true fundic diverticulum <br /> of  the  gallbladder.  J  Gastroenterol  Hepatol,  21(7):  pp  1222‐<br /> 1223. <br /> Causey MW, Miller S, Fernelius CA, Burgess JR, Brown TA, <br /> Newton  C  (2010).  Gallbladder  duplication:  evaluation, <br /> treatment, and classification. J Pediatr Surg,45(2): pp 443‐446.  <br /> Chin  NW,  Chapman  I  (1988).  Carcinoma  in  a  true <br /> diverticulum of the gallbladder. Am J Gastroenterol,83(6): pp <br /> 667‐669. <br /> Kassner  EG,  Klotz  DH  (1975).  Cholecystitis  and  calculi  in  a <br /> diverticulum of the gallbladder. J Pediatr Surg, 10(6): pp 967‐<br /> 968. <br /> Kramer  AJ,  Bregman  A,  Zeddies  CA,  Guynn  VL <br /> (1998).Gallbladder diverticulum: a case report and review of <br /> the literature. Am Surg, 64(4): pp 298‐301. <br /> Parikh  HK,  Deshpande  RK,  Desai  PB  (1991).  Giant  gall <br /> bladder diverticulum. Indian J Gastroenterol,10(2): pp 64‐65. <br /> Rogers TN, Woodley H, Ramsden W, Wyatt JI (2007). Solitary <br /> liver  cysts  in  children:  not  always  so  simple.  J  Pediatr <br /> Surg,42(2): pp 333‐339. <br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  01/07/2013. <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo <br /> <br /> 10/07/2013. <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br /> 15–09‐2013 <br /> <br />  <br /> <br /> 91<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0