Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 2
lượt xem 209
download
Màu vàng và tím: Cặp màu thứ 3 này cho độ tương phản lớn nhất về độ sáng giữa 2 màu, kết quả rất rực rỡ nhưng đây là một sự kết hợp hiếm gặp. Do sự tương phản lớn, nên để đạt được cân bằng thì tỉ lệ diện tích phải đạt được 1:3, màu vàng rất sáng nên chỉ chiếm 1/3 diện tích. Sự hiếm gặp của màu tím trong thiên nhiên làm cho cặp màu này không phổ biến, hơn nữa để đạt được tỉ lệ tối ưu thì màu tím phải chiếm một diện tích...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 2
- Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh Phần 2 Kết hợp màu sắc - Màu vàng và tím: Cặp màu thứ 3 này cho độ tương phản lớn nhất về độ sáng giữa 2 màu, kết quả rất rực rỡ nhưng đây là một sự kết hợp hiếm gặp. Do sự tương phản lớn, nên để đạt được cân bằng thì tỉ lệ diện tích phải đạt được 1:3, màu vàng rất sáng nên chỉ chiếm 1/3 diện tích. Sự hiếm gặp của màu tím trong thiên nhiên làm cho cặp màu này không phổ biến, hơn nữa để đạt được tỉ lệ tối ưu thì màu tím phải chiếm một diện tích quan trọng. Các bông hoa là một nguồn tự nhiên của sự kết hợp 2 màu này, ảnh close-up bông hoa "Violette" dưới đây là một ví dụ kinh điển
- Một cuộc diễ hành hàng năm ở Palio, Sienna. Vị trí máy chụp được chọn để bao trùm tất cả các yếu tố và cho ra sự phối hợp giữa 2 màu vàng tím trên nền xám của mặt tiền các công trình
- Mặt trời mọc dưới cơn dông, sự hòa hợp giữa hai màu vàng tím là nét lôi cuốn chính của bức ảnh các tàu đánh cá này trong vịnh Siam một buổi sáng sớm. Ngay cả khi hai màu đều "tái", sự kết hợp là bền chặt và cho thêm một cảm giác tĩnh lặng, thanh thản - Sự kết hợp đa màu sắc: Sự kết hợp giữa 3 màu hoặc hơn nữa trở nên rất phức tạp và các sắc màu phải mạnh để không chìm mất trong tổng thể. Các màu trong ảnh càng nhiều thì chúng càng tạo thành một khối không nhận dạng được. Đến một giới hạn nào đó thì chúng ta cảm nhận như mộc bức tranh ghép mảnh màu (mosaïque) và các màu sắc đó mất đi tính cá biệt của chúng.
- Sự pha trộn các màu tươi mạnh nhất là màu Đỏ-Vàng-Xanh dương, nhưng sự kết hợp các màu khác ít cân bằng hơn cũng có thể cho ra hiệu quả rất hài hòa. Như ta nhận thấy trong các bức ảnh dưới đây, có sự khác biệt giữa nhóm màu tươi và màu pastel. Các màu tươi đang lôi cuốn mạnh mẽ sự chú ý của người xem, một màu thứ tư lại thêm vào đó sự thừa thãi. Thay vì làm tăng giá trị của sự phối hợp thì việc quá nhiều màu sắc sẽ làm tiêu tan hiệu quả về tương phản. Dù gì đi nữa thì nhóm các màu tươi tạo nên cho bức ảnh sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trong một loạt série các ảnh chụp, sự phối hợp các màu tươi tạo nên hình ảnh tự nhiên và trực tiếp, chúng tô điểm một loạt các bức ảnh ít rực rỡ hơn. Nhưng nếu chúng ta nhóm lại toàn các bức ảnh tươi thì sẽ mau chóng bị "quá tải". Ta có thể phát triển thêm nguyên tắc cân bằng các cặp màu bổ sung cho nhóm 3 màu hoặc hơn nữa. Sự pha trộn giữa 3 màu cách đều nhau trên vòng tròn màu sắc cho ra màu trung tính (trắng, đen hoặc xám). Trong một bức ảnh, hiệu quả màu sắc phụ thuộc vào độ bão hòa và tỉ lệ của chúng, sự phân bố đều ra cho một kết quả cân bằng hơn.
- Ba đứa trẻ Peru băng qua một công viên nhỏ, màu sắc quần áo của chúng tạo nên một sự hòa hợp bộ 3.
- Mặc dù rải rác trên một phông màu trung tính, sự rực rỡ của 3 màu cơ bản cho phép chúng "đâm thủng" và thống trị bức ảnh một chiếc tàu đánh cá ở Bali. Không thể có một bộ màu sắc khác nào có thể cho ra cùng "sức mạnh" và cường độ ngay cả với một lượng rất nhỏ. Mặc dù các màu trong cảnh sơn mặt tiền nhà này ở Soudan không cân bằng một cách chính xác, sự liên hệ giữa chúng hài hòa bởi vì chúng là màu pastel. Đó là các phiên bản tái hơn của các màu cơ bản.
- Một buổi chợ ở Moroni, Comores, với một sự kết hợp phù du 4 màu cơ bản.
- Cải thiện bộ ba màu hài hòa: Bằng cách tăng độ bão hòa thích hợp, sự liên hện giữa các màu trở nên minh bạch nhưng cũng đánh đổi sự tế nhị và giá trị khác của bức hình. Mang tính thử nghiệm, sự bão hòa bức ảnh ngôi trường Shaker này vốn đã phong phú và chiếu sáng tốt, được nâng lên trong Photoshop, ngôi trường có màu trung tính nên không bị ảnh hưởng, nhưng các màu khác được biến đổi thành nhóm màu cơ bản và tạo nên sự hài hòa cho bức ảnh. - Một điểm xuyết màu: Một điểm xuyết màu rực rỡ, tương phản với phông nền, chiếm một vị trí quan trọng trong hài hòa màu sắc và có một tầm vóc đặc biệt trong nhiếp ảnh. Khi có một sự khác biệt lớn trong tỉ lệ màu sắc, có nghĩa là một trong số đó rất nhỏ so với tổng thể, thì động lực của bức ảnh là động lực của cái điểm nhỏ đó. Nó tương tự như một điểm đen trên nền trắng, khi đó tỉ lệ phối hòa giữa các màu không còn ý nghĩa nữa, một trong các màu trở thành điểm xuyết và sẽ thu hút mắt nhìn. Khi một màu trọng tâm "tiến" gần lại trên một nền "lùi" ra xa thì hiện quả trên sẽ tăng lên gấp bội (một điểm màu vàng/đỏ trên nền Xanh dương/Xanh lá cây). Vì chỉ là những diện tích nhỏ nên ta có thể cho kết hợp điểm màu chính với một vài điểm màu khác. Mối quan hệ giữa chúng sẽ trở nên phức tạp hơn vì có sự tương tác lẫn nhau. Khi phông nền trở nên trung tính và các điểm màu đó chiếm những diện tích nhỏ nhất định thì hiệu quả đạt được sẽ rất ấn tượng. Họa sĩ Delacroix và Ingres sử dụng hiệu quả này để đạt được sự hài hòa trong phần lớn
- các tác phẩm của họ, bằng cách đưa vào những điểm màu bổ sung. Kiểu tương phản màu sắc này cho thêm trọng lượng cái mà các họa sĩ gọi là "màu cục bộ". Cỗ xe bạc: Trong một ngôi đền Jaïn ở Ấn độ, cỗ xe này được sử dụng hàng ngày, nó là chủ đề chính nhưng việc "cầu viện" hai điểm màu làm cho bức ảnh sống động hơn.
- Ánh sáng ngược của chiếc áo "safran" làm tăng giá trị hình bóng (sihouette) của nhà sư, là nét hấp dẫn chính của cảnh chụp.
- Màu đỏ của một mẩu khớp háng nhân tạo này nổi bật trên nền màu kim loại hoàn toàn trung tính. - Sự lạc điệu màu sắc: Sự lạc điệu là trái ngược với hài hòa, tất cả đều mang tính chủ quan và nó là chủ đề của sự thay đổi. Chói, dung tục tầm thường, lủng củng là một số trong nhiều tính chất của sự lạc điệu. Ta có thể đồng ý là một số kết hợp màu sắc gây nên "chướng" rất gai mắt, nhưng việc khẳng định này còn phải bàn cãi vì cũng như hài hòa, sự lạc điệu dựa trên cảm nhận tùy thuộc vào văn hóa và thị hiếu. Trên định nghĩa, các màu xung khắc nhau không nằm chung một vùng trong vòng tròn màu sắc, chúng có thể đối nghịch nhưng không bổ sung cho nhau. Ngoài nguyên lí thị giác cơ bản, sự lạc điệu còn phụ thuộc vào giá trị văn hóa và thị hiếu. về mặt văn hóa thì việc chỉ trích trên hơi nặng vì thành kiến cho rằng chúng trái ngược với cảm giác an toàn, dễ chịu. Dù là phối màu trong ăn mặc
- hay trang trí, đó chỉ là do "gu" tốt hay xấu thôi, giá trị tuyệt đối không tồn tại. Trong quảng cáo sự lạc điệu được sử dụng khá nhiều vì chúng gây nên chú ý. Trong nghệ thuật sự lạc điệu được dùng để khiêu khích sự phản ứng, đánh thức người xem. Van Gogh dùng các màu chõi nhau trong tác phẩm "Café de nuit" để truyền tải ý về mối quan hệ mà người ta có thể bỏ qua lí tính, lẽ phải: "Tôi thử thể hiện sự đam mê cuồng nhiệt của con người bằng các sắc Đỏ và Xanh lá...". Trong toàn bộ bức tranh là sự lạc điệu về màu sắc (màu xanh lá hơi ngả sang vàng tái chứ không phải màu xanh bổ sung cho đỏ). Trong nhiếp ảnh trước đây, rất ít các nhiếp ảnh gia dùng các màu lạc điệu trong tác phẩm của họ vì đơn giản người được chụp ảnh thường tránh ăn mặc lạc điệu nên chúng không phổ biến. Từ khi kỹ thuật số ra đời cho phép người ta tự do sửa đổi màu sắc trong tác phẩm thì sự lạc điệu trở thành lĩnh vực đang được thăm dò. Nhà nhiếp ảnh Martin Parr là một trong vài người thích sử dụng màu sắc lạc điệu bởi vì chúng gắn với chủ đề ưa thích của ông: sự tầm thường dung tục của dân Anh khi nghỉ hè. Trái ngược với sự hài hòa, sự lạc điệu có thể gây nên một vài vấn đề vì lí do thành kiến xấu. Nói là màu lạc điệu có nhĩa là chúng không là một lựa chọn tốt, nên tránh, vì vậy chúng ta phải có một lý do chính đáng khi sử dụng, nhất là khi chúng gây khó chịu thị giác cho bức ảnh. Nhưng việc khẳng định thành kiến trên cũng nguy hiểm vì như vậy ta sẽ tuân thủ theo một trật tự định sẵn, bóp chết sáng tạo.
- Lễ hội carnaval Kingston ở Jamaïque là một cơ hội tốt để giải phóng năng lượng, không chỉ qua nhạc và điệu múa, mà còn qua màu sắc thị giác. Ý chính là buông thả đi, không cầm nén lại
- Trong hội teej hàng năm ở Katmandou, phụ nữ Nê-pan diễu hành ăn mặc trang phục saris truyền thống sặc sỡ màu sắc. Quả thật là lạc điệu nhưng cũng tràn đầy sức sống. Nhấn mạnh một hiệu quả: Một số kết hợp màu được cố tình dùng thô bạo, mục đích của việc vẽ màu cơ thể này là tạo sự lẫn lộn, dấu đi hình thể thật của khuôn mặt, ống kíng wide và góc nghiêng của máy được chọn để làm tăng hiệu quả. - Màu và cảm xúc: Sự hài hòa về tương phản màu sắc có thể là hệ quả do các nhóm màu gợi nên một kinh nghiệm về giác quan, như nóng hay khô hạn. Có một mối liên hệ giữa cảm giác và màu sắc, mạnh và tự nhiên nhất là mối liên hệ với nhiệt độ.
- Nhưng sự tương phản Ẩm/Khô hay Sáng/Tối cũng rất quan trọng. Lửa có màu cam, hoặc những màu gần nó trong vòng tròn màu sắc (vàng cam hoặc đỏ cam). Thực tế màu "nóng" nhất là màu đỏ-cam, màu đối nghịch với nó là màu Xanh dương-Xanh lá cây cũng chính là màu "lạnh" nhất. Sự tương phản nóng-lạnh có mặt khắp nơi do chính là màu của mặt trời và bầu trời, hay trong bóng râm, chúng tương phản mạnh nhất vào lúc hoàng hôn. Màu cũng gắn liền với độ ẩm, một màu nóng gắn liền với sự cằn cỗi và cát bụi gây nên một cảm giác khô cằn, trong khi đó màu Xanh lá cây và xanh dương gợi hình ảnh mặt nước hay thực vật xum xuê. Mặt khác các màu sáng gợi nên hình ảnh ánh sáng ban ngày, còn các màu tối gắn liền với chiều tối. Sự tương phản cũng cho cảm giác về khoảng cách không gian, các màu lạnh lùi ra xa, trong khi các màu nóng tiến lại gần. Nếu các chủ thể có màu nóng được đặt trên nền màu lạnh thì cảm giác chiều sâu là rất mạnh, cảm giác này khác vớ i cảm giác tạo bởi Sáng/Tối, nhưng nếu kết hợp cả hai sẽ cho kết quả mĩ mãn. Kinh nghiệm cũng cho ta thấy các màu tái gợi nên sự trong suốt và nhẹ nhàng, cảm giác đó gắn liền với màu xanh của bầu trời không mây, nhưng cũng là màu xanh tái của sự vật trong sương mù. Sự hợp thức các cảm giác đối nghịch dựa trên việc chia vòng tròn màu sắc thành hai phần, là những cực đối nghịch thành nhóm theo các trục khác nhau. Trục Sáng/Tối dựa trên màu Vàng/Tím, Lạnh/Nóng dựa trên màu Đỏ Cam/Xanh dương Xanh lá cây, trong khi đó trục Khô/Ẩm theo các màu Cyan/Đỏ cam.
- Màu ẩm ướt: đường hầm đổ nát của ngôi đền Angko Wat, gam màu của một ngày phủ mây đi từ Xanh lá cây đến Xanh dương-Xanh lá tạo cảm giác ẩm ướt, rêu phong Hoàng hôn ở Cornouilles, áng sáng phía đông một ngôi làng chài được tô phủ một palette màu xanh dương, tạo nên không khí lạnh sự mở đầu một ngày mới.
- Một hộp Shaker: Buổi chiều tà ánh nắng mang sắc màu cam, Các tia nắng phải xuyên qua bầu khí quyển ở khoảng cách lớn hơn nên bị lọc bớt các màu lạnh- bước sóng ngắn hơn do sự phân tán. - Các màu "điếc": Phần lớn các màu chúng ta chụp không nguyên chất, dù chúng ít tác động hơn các màu tươi, nhưng sự biến đổi sắc màu tế nhị có thể làm cho phong phú các
- bức ảnh. Các lý thuyết về màu sắc truyền thống đều dựa trên các sắc màu bão hòa, các nhà họa sĩ tạo ra các sắc màu của họ cũng từ các màu cơ bản nguyên chất, thế nhưng các nhà nhiếp ảnh lại "đụng" với các màu của cuộc sống hiện thực mang các tính chất khác, đó là các màu bị pha trộn và không còn bão hòa. Thực ra các màu "điếc" cho ra những hiệu quả rất biến đổi và tinh tế, các lý thuyết về màu sắc "lăng xê" các màu bão hòa bởi vì chúng là gốc của tất cả nhưng nếu vội kết luận là nhiếp ảnh luôn tìm kiếm các màu tươi thì hoàn toàn sai lầm. Sự khác biệt giữa các màu "nhẹ" luôn nhỏ hơn sự khác biệt giữa các màu bão hòa, làm việc với chúng sẽ "gọt dũa" khả năng cảm nhận về màu sắc của chúng ta, ta sẽ học được tốt hơn cách phân biệt và đánh giá các sắc màu hiếm. Bóng tối và bóng đổ sẽ làm mất đi các màu mạnh, như khám phá của các họa sĩ Hà lan Rembrandt và Frans Hals. Các "họa sĩ của bóng tối" này rất điêu luyện trong việc sử dụng các tông màu tối và dùng chủ yếu các bảng màu hầu như đơn sắc. Ở bên phía bên sáng, ta thấy các màu "pastel", các họa sĩ tạo ra chúng bằng cách pha thêm màu trắng nhưng không có màu đen hay xám nên không bị xỉn. Chúng nhẹ nhàng, mong manh, nhạt, sáng và bảo tồn được sự nguyên chất của các sắc màu nguyên bản, nhưng không giữ lại được sức mạnh của chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1 . Ngôn ngữ của màu sắc
48 p | 162 | 332
-
Màu sắc trong nhiếp ảnh
21 p | 479 | 253
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 3
35 p | 344 | 199
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1
31 p | 348 | 170
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 2
32 p | 276 | 150
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 3
36 p | 240 | 141
-
Lựa chọn và Sử dụng màu sắc trong Nhiếp ảnh
5 p | 273 | 116
-
Sức mạnh của sắc màu
3 p | 148 | 30
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 2 Kết hợp màu sắc
4 p | 127 | 28
-
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 3 - Lưa chọn và sử dụng
4 p | 134 | 22
-
Lập thể
4 p | 137 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn