PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ<br />
NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Phong cách học tập (PCHT) tổng hợp những đặc điểm nhận thức,<br />
tình cảm và các yếu tố sinh lý mang tính tương đối ổn định của người học,<br />
nó cho biết cách người học tương tác và đáp ứng các môi trường học tập.<br />
PCHT có tác động lớn tới kết quả và chất lượng học tập của sinh<br />
viên.Nghiên cứu này khảo sát nhận thức và biểu hiện về PCHT của sinh viên<br />
các chuyên ngành khác nhau của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nhận thức khá đúng đắn về tầm quan<br />
trọng của PCHT.PCHT ưu thế của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học<br />
Kinh tế là phong cách thiên về xúc giác – vận động và nhóm. Có mối tương<br />
quan thuận, khá chặt giữa PCHT thính giác, xúc giác - vận động, nhóm với<br />
kết quả học tập.Theo đánh giá của sinh viên, PCHT của họ chịu ảnh hưởng<br />
nhiều bởi yếu tố phương pháp giảng dạy của giảng viên, tiếp theo là yếu tố<br />
sở thích cá nhân, đến sức khỏe – thái độ - phương pháp học, tính cách bản<br />
thân, trí thông minh, môi trường văn hóa xã hội, điều kiện môi trường học<br />
tập. Từ những kết quả đó, nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp giúp sinh<br />
viên phát huy hiệu quả của PCHT ưu thế.<br />
Từ khóa: sinh viên, phong cách học tập, Đại học Kinh tế - Đại học Huế<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Phong cách học tập được xem là tổng hợp những đặc điểm nhận thức, tình cảm và các yếu<br />
tố sinh lý mang tính tương đối ổn định của người học, nó cho biết cách người học tương<br />
tác và đáp ứng các môi trường học tập (Tobias, 2014). Khái niệm PCHT được chú trọng<br />
nghiên cứu từ những năm 1980 kể từ khi Kolb (1985) đưa ra danh mục bảng hỏi khảo sát<br />
phong cách học tập LSI (learning styles intenvory) (Noguera và Wageman, 2011). PCHT<br />
được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục (Morand, 1991) bởi nó được<br />
cho là có mối quan hệ đặc biệt gần gũi với chiến lược học tập (McCarthy, 1980; Noguera<br />
và Wageman, 2011).Trong học tập, mỗi người đều có một cách tiếp thu, lưu giữ và cách<br />
xử lý thông tin khác nhau (Topias, 2014). Tùy theo khả năng, sở thích, tính cách… của<br />
mỗi người mà họ hình thành một PCHT riêng. PCHT là những đặc điểm tâm lý ưu thế và<br />
bền vững của mỗi cá nhân trong quá trình học tập (Nguyễn Công Khanh, 2007). Theo<br />
Đinh Thị Hồng Vân (2006), PCHT được chia thành 05 loại cơ bản, bao gồm: thị giác,<br />
thính giác, xúc giác-vận động, cá nhân, và nhóm. Trong đó, người có PCHT thị<br />
giác/không gian (visual/spatial learning style) sẽ có thể học nhanh hơn khi được nhìn thấy<br />
sự vật, hiện tượng, hình ảnh đang học. Người có PCHT thính giác (audio learning style)<br />
thì nhạy cảm với âm thanh và việc học sẽ hiệu quả hơn nếu có phần hỗ trợ về âm thanh<br />
(ví dụ học trên nền nhạc). Người học có PCHT thuộc nhóm xúc giác-vận động (tactile<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr.79-87<br />
<br />
80<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC<br />
<br />
movement) thì tương tác tốt với nội dung đang học nếu được chạm vào vật thể hoặc vận<br />
động phù hợp với nội dung kiến thức đó. PCHT cá nhân (individual) có thể thấy ở những<br />
người học hướng nội thích tự suy luận, nghiên cứu độc lập. PCHT nhóm (interpersonal)<br />
thể hiện ở những người học có nhu cầu trao đổi, liên hệ, thảo luận với những đối tượng<br />
khác về các nội dung đang học để có thể tiếp thu tốt hơn.<br />
Nếu có cách học phù hợp với PCHT thì việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức sẽ có hiệu quả cao<br />
và việc học diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tuy nhiên hiện nay, tại nhiều<br />
nước đang phát triển, PCHT của sinh viên chưa được quan tâm nghiên cứu nhiềuvà<br />
giảngviên, sinh viên còn khá “lạ lẫm” với thuật ngữ này. Nhiều giảng viên dạydựa trên<br />
phong cách yêu thích của mình chứ chưa để ý đến PCHT của người học. Sinh viên thì<br />
đa phần học theo thói quen,sở thích của bản thân hoặc bắt chước theo bạn bè.<br />
Sinh viên năm thứ nhất là những người mới bước vào môi trường đại học, những kiến<br />
thức mới lạ, các phương pháp dạy học khác với phổ thông đã khiến không ít sinh viên gặp<br />
nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động học tập của mình. Một trong những lý do cơ<br />
bản của thực trạng này là do sinh viên chưa biết các thế mạnh trong cách học của bản<br />
thân. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành khảo sát PCHT của sinh viênnăm thứ<br />
nhất trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (ĐHKT – ĐHH) và từ đó đề xuất các cách học<br />
phù hợp với PCHT của sinh viên, nhằm giúp sinh viênnâng cao hiệu quả học tập.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để nghiên cứu PCHT của sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 300 sinh<br />
viên (gồm 110 nam và 190 nữ thuộc 6 ngành học khác nhau) và 15 giảng viên. Phương<br />
pháp nghiên cứu chính được sử dụng là điều tra bằng bảng hỏi nhằm khảo sát, tìm hiểu<br />
thực trạng PCHT của sinh viên năm thứ nhất, trường ĐHKT – ĐHH. Năm loại phong<br />
cách cơ bản bao gồm: thị giác, thính giác, xúc giác-vận động, cá nhân, nhóm và được<br />
phân thành 3 nhóm: nhóm PCHT ưu thế (38 - 50 điểm), nhóm PCHT ít ưu thế (25-37<br />
điểm), nhóm PCHT không rõ ràng (0-24 điểm). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng<br />
phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn sâu.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Mức độ nhận thức của sinh viên về phong cách học tập của bản thân<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy hơn 50% sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKT Huế có khả<br />
năng nhận biết được PCHT của bản thân, trong đó, 11% sinh viên khẳng định biết rất rõ<br />
và 43,7% biết về phong cách học của mình. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ sinh<br />
viên “không biết” và “biết không rõ ràng” về PCHT của cá nhân mình. Cụ thể, có<br />
41,7% sinh viênhơi đoán biết nhưng không rõ ràng và 3,6% sinh viên hoàn toàn không<br />
biết gì về PCHT của bản thân.<br />
Như vậy, phần lớn sinh viên hận thức khá tốt về PCHT của bản thân nhưng vẫn còn một<br />
bộ phận không nhỏ sinh viên không biết rõ về PCHT của mình, đây là khó khăn cản trở<br />
sinh viên sử dụng hiệu quả PCHT của bản thân vào hoạt động học tập.<br />
<br />
PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ<br />
<br />
81<br />
<br />
Bảng1. Nhận thức của sinh viên về phong cách học tập của bản thân<br />
STT<br />
1<br />
<br />
Mức độ nhận thức<br />
Biết rất rõ về PCHT của mình<br />
<br />
Số lượng<br />
33<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
11,0<br />
<br />
2<br />
<br />
Biết PCHT của mình<br />
<br />
131<br />
<br />
43,7<br />
<br />
3<br />
<br />
Hơi đoán biết về PCHT của mình<br />
<br />
125<br />
<br />
41,7<br />
<br />
4<br />
<br />
Không biết PCHT của mình<br />
Tổng<br />
<br />
11<br />
300<br />
<br />
3,6<br />
100<br />
<br />
3.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của phong cách học tập<br />
Số liệu ở bảng 2 cho thấy đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của PCHT với<br />
hoạt động học tập. Phần lớn sinh viên cho rằng PCHT có ý nghĩa rất quan trọng đối với<br />
việc dạy và học. Việc xác định được PCHT sẽ giúp cho giảng viên hiểu rõ người học,<br />
tiến hành hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng và giúp cho người học hình<br />
thành được cách học phù hợp với thế mạnh của mình, tổ chức quá trình tự học có hiệu<br />
quả, phát huy được thế mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. Có nhiều sinh viên<br />
đồng ý “PCHT giúp người học tổ chức quá trình tự học hiệu quả, phát huy điểm mạnh<br />
và khắc phục điểm yếu của bản thân” (chiếm 22,7%). Bên cạnh đó, có 13% sinh viên<br />
nhận thấy PCHT có thể giúp người học hình thành được cách học phù hợp với thế mạnh<br />
của mình và 6,3% ý kiến lại cho rằng xác định được PCHT sẽ giúp giáo viên hiểu rõ<br />
người học và tiến hành hoạt động dạy học phù hợp với từng đối tượng.<br />
Bảng 2.Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của phong cách học tập<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Ý nghĩa của PCHT<br />
Giúp giáo viên hiểu rõ người học và tiến hành hoạt động dạy<br />
học phù hợp với từng đối tượng<br />
Giúp người học hình thành được cách học phù hợp với thế<br />
mạnh của mình<br />
Giúp người học tổ chức quá trình tự học hiệu quả, phát huy<br />
được thế mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân<br />
Cả ba nội dung trên<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
19<br />
<br />
6,3<br />
<br />
39<br />
<br />
13,0<br />
<br />
68<br />
<br />
22,7<br />
<br />
174<br />
<br />
58,0<br />
<br />
300<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Như vậy, phần lớn sinh viên đã đánh giá cao tầm quan trọng, ý nghĩa của PCHT đối với<br />
hoạt động học tập và điều này có lợi đối với chất lượng học tập ở sinh viên. Tuy nhiên, còn<br />
nhiều sinh viên nhận thức, đánh giá chưa đầy đủ về ý nghĩa của PCHT và điều này cho thấy<br />
khả năng hiểu biết của sinh viên về PCHT còn nhiều hạn chế. Do đó, sinh viên chưa thực sự<br />
quan tâm, hứng thú tìm hiểu và sử dụng PCHT trong hoạt động học tập của bản thân. Vấn<br />
đề này ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của sinh viên.<br />
<br />
82<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HÀ - NGUYỄN VĂN BẮC<br />
<br />
3.3. Biểu hiện phong cách học tập của sinh viên<br />
Số liệu từ bảng 3 cho thấycác PCHT đều nằm mức giới hạn điểm của PCHT ưu thế và<br />
PCHT ít ưu thế, không có phong cách không rõ ràng. PCHT ưu thế là PC xúc giác - vận<br />
động và PC nhóm (38 - 50 điểm), các PC nhìn - nghe - cá nhân nằm trong giới hạn điểm<br />
của PC ít ưu thế (25 - 37 điểm).Tuy nằm cùng trong một mức điểm nhưng điểm trung<br />
bình (ĐTB) của mỗi PCHT rất khác nhau. Cùng nằm trong giới hạn điểm PCHT ưu thế<br />
nhưng PCHT xúc giác - vận động có ĐTB là 41,22 và điểm thấp nhất là 26, điểm cao<br />
nhất là 50, cao hơn so với PCHT nhóm (ĐTB là 39,25 và điểm thấp nhất là 18, điểm cao<br />
nhất là 50). Tương tự ở nhóm PCHT ít ưu thế: PC thị giác có ĐTB cao nhất (31,47),<br />
điểm thấp nhất là 16 và cao nhất là 48; PCHTcá nhân ĐTB là 29,51 điểm, điểm thấp<br />
nhất là 10 và cao nhất là 50; PCHT thính giác có ĐTB là 29,43, điểm thấp nhất là 10 và<br />
điểm cao nhất là 46.<br />
Bảng 3. Phong cách học tập của sinh viên năm thứ nhất<br />
STT<br />
<br />
Phong cách học tập<br />
<br />
Điểm thấp<br />
nhất<br />
<br />
Điểm cao<br />
nhất<br />
<br />
Điểm trung<br />
bình<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Thị giác<br />
Thính giác<br />
Xúc giác - vận động<br />
Cá nhân<br />
<br />
16<br />
10<br />
26<br />
10<br />
<br />
48<br />
46<br />
50<br />
50<br />
<br />
31,47<br />
29,43<br />
41,22<br />
29,51<br />
<br />
5,935<br />
6,284<br />
4,821<br />
7,481<br />
<br />
5<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
18<br />
<br />
50<br />
<br />
39,25<br />
<br />
5,564<br />
<br />
Như vậy, PCHT ưu thế nổi bật của sinh viên qua bảng hỏi là PCHT xúc giác – vận động và<br />
nhóm. Tuy nhiên, trong thực tế, sinh viên lại tự xác định PCHT ưu thế của họ là cá nhân và<br />
nhóm. Điều này chứng tỏ sinh viên chưa nhận thức đúng về PCHT thực sự của bản thân,<br />
nhận thức của các em còn thiếu chính xác, mang tính chất “suy đoán” nhiều hơn.<br />
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự khác biệt về PCHT ở một số ngành học. Cụ<br />
thể, trong PCHT thị giác có sự khác biệt rõ rệt về điểm trung bình giữa ngành kinh<br />
doanh thương mại và quản trị nhân lực (ĐTB khác biệt = -4,040;p = 0,009 < 0,05),<br />
giữa ngành quản trị nhân lực và hệ thống thông tin quản lý (ĐTB khác biệt = 3,089;p<br />
= 0,0021 < 0,05). Ở PCHT thính giác có sự khác biệt giữa ngành kinh tế và kinh<br />
doanh thương mại (ĐTB khác biệt = 2,180;p= 0,040 < 0,05). Ở PCHTxúc giác – vận<br />
động chỉ có sự khác biệt giữa ngành quản trị kinh doanh và marketing (ĐTB= 2,478;<br />
P=0,032 < 0,05). Trong PCHTcá nhân có sự khác biệt giữa ngành kinh tế và hệ thống<br />
thông tin quản lý (ĐTB= 3,395;p = 0,031