intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

357
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại châu Á: - Tại Trung Quốc: vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau những công bố của Nogier. Năm 1959, xuất bản tập sách Nhĩ châm, chủ yếu tập hợp một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng Hải. Thời kỳ này các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở. Trong sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới trên loa tai không phải của Nogier và chỉ đánh số mà chưa có tên. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 2)

  1. PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 2) 2. Tại châu Á: - Tại Trung Quốc: vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau những công bố của Nogier. Năm 1959, xuất bản tập sách Nhĩ châm, chủ yếu tập hợp một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng Hải. Thời kỳ này các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở. Trong sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới trên loa tai không phải của Nogier và chỉ đánh số mà chưa có tên. Cho đến năm 1970, cơ quan quân y tỉnh Quảng Châu ấn hành bộ tranh châm cứu có phần hướng dẫn 115 huyệt loa tai trong đó có nhiều huyệt mới ra đời mang tên theo YHCT như Thần môn, Tam tiêu, Can dương (1 và 2…) (bản đồ huyệt vị này có những điểm dị đồng với bản đồ huyệt vị của trường phái Nogier).
  2. Nói chung tình hình nghiên cứu nhĩ châm của Trung Quốc chủ yếu dựa vào thực tiễn lâm sàng, ít có những công trình nghiên cứu cơ bản. - Tại Việt Nam: từ tháng 5/62, Viện Nghiên cứu Đông y khởi sự nghiên cứu nhĩ châm. Tại Hội nghị Thuốc Nam châm cứu toàn ngành lần thứ 2 (11/62), Khoa Châm cứu của Viện đã giới thiệu những nét đại cương về nhĩ châm. Ở Hội nghị thành lập Hội Châm cứu Việt Nam (1968), tổ nhĩ châm của Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm trên 1923 đối tượng, khảo sát điểm đau trên loa tai để phòng và chữa bệnh, khảo sát sơ đồ loa tai, chẩn đoán với máy dò huyệt ở tai. Sau đó, Viện dừng nghiên cứu đề tài này. Năm 1969, Nhà xuất bản Y học và Thể dục thể thao xuất bản cuốn Nhĩ châm, Thủy châm, Mai hoa châm. Tuy nhiên tài liệu về nhĩ châm vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phổ biến một số kiến thức chung nhất. Ở Công ty Gang thép Thái Nguyên có nhóm nghiên cứu về nhĩ châm của DS Nguyễn Xuân Tiến hoạt động rất tích cực. Ngoài việc cố gắng thu thập tài liệu từ Trung Quốc và của Nogier, nhóm này còn cố gắng tự lực trang bị về các thiết bị cần thiết cho nghiên cứu như máy dò kinh lạc, máy điện châm... Nhóm đã có những bài báo Tình hình phát triển nhĩ châm liệu pháp (Tạp chí Đông y 130/1974), những bài báo về lịch sử, cơ sở khoa học của nhĩ châm....
  3. Trong những năm 1981 - 1984, Bộ môn YHDT Trường Đại học Y khoa Hà Nội có thông báo về kết quả ứng dụng châm loa tai (trên 1000 ca theo dõi) như sau: + Châm loa tai có hiệu lực điều trị rõ rệt nhiều loại chứng bệnh. + Số ngày điều trị không kéo dài, rất ít tai biến. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHĨ CHÂM A. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. Mối liên quan giữa tai và các kinh mạch: Trong những tài liệu kinh điển của châm cứu đều có đề cập mối liên quan giữa tai và các kinh mạch. Trong Linh khu có nêu “Tai là nơi tụ hội của tông mạch” (Khẩu vấn), hoặc “Khí huyết của 12 kinh mạch, 365 lạc đều lên mặt để tưới cho 5 quan, 7 khiếu, não tủy ở đầu mặt... trong đó có khí huyết tách ra để tưới nhuần cho tai có thể nghe được” (Tà khí tạng phủ bệnh hình). Những đoạn kinh văn sau đây trong Linh Khu và Tố Vấn cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa tai với kinh mạch, kinh biệt, kinh cân.... “Kinh thiếu dương ở tay.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai” “Kinh thiếu dương ở chân.....từ sau tai đi vào trong tai, rồi ra trước tai”
  4. “Kinh thái dương ở tay......có nhánh đến đuôi mắt, rồi vào trong tai...” “Kinh thái dương ở chân.....có nhánh đi từ đỉnh đầu tới tai” “Kinh dương minh ở chân đi qua giáp xa để đến trước tai” “Kinh nhánh của quyết âm Tâm bào ở tay.....đi ra sau tai hợp với thiếu dương Tam tiêu ở Hoàn cốt” “Kinh cân thiếu dương ở chân vòng ra sau tai ở góc trán....” “Nhánh của kinh cân dương minh ở chân kết ở trước tai. Nhánh của kinh cân thái dương ở tay vào trong tai. Nhánh của kinh cân thiếu dương ở tay.....vòng trước tai” “Lạc của các kinh thiếu âm, thái âm ở chân tay; dương minh ở chân đều hội ở trong tai”. Những đoạn kinh văn nêu trên cho thấy có 5 kinh dương, 1 kinh biệt, 4 kinh cân dương ở chân và kinh cân dương minh ở tay liên quan với tai. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng mỗi kinh âm và kinh dương chính đều có một kinh nhánh. Tất cả những kinh nhánh âm đều đổ vào kinh nhánh dương có quan hệ biểu lý tương ứng, và tất cả các kinh nhánh dương đều đổ vào kinh chính của nó. Như vậy tất cả các kinh âm và kinh dương chính đều thông với nhau qua kinh nhánh của chúng và hầu hết các kinh âm và dương chính đều có liên quan đến tai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2