intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 9)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

171
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các cơ quan nội tạng bị bệnh trong khá nhiều trường hợp giúp cho thầy thuốc hướng chẩn đoán, xác định cơ quan tạng phủ bị bệnh. Ví dụ: điểm ấn đau giữa vùng đại trường và tiểu trường trong bệnh viêm ruột thừa cấp; điểm ấn đau ở vùng dạ dày trong cơn đau dạ dày cấp....; điểm ấn đau có điện trở thấp tại vùng gan, thận trong một số trường hợp huyết áp cao. Nói chung, sự thay đổi ở loa tai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 9)

  1. PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI (NHĨ CHÂM) (Kỳ 9) VII. DÙNG LOA TAI VÀO CHẨN ĐOÁN Điểm phản ứng bệnh lý xuất hiện tại các vùng đại biểu ở loa tai của các cơ quan nội tạng bị bệnh trong khá nhiều trường hợp giúp cho thầy thuốc hướng chẩn đoán, xác định cơ quan tạng phủ bị bệnh. Ví dụ: điểm ấn đau giữa vùng đại trường và tiểu trường trong bệnh viêm ruột thừa cấp; điểm ấn đau ở vùng dạ dày trong cơn đau dạ dày cấp....; điểm ấn đau có điện trở thấp tại vùng gan, thận trong một số trường hợp huyết áp cao. Nói chung, sự thay đổi ở loa tai đến nay đã có những đóng góp nhất định vào chẩn đoán vị trí bệnh, nhưng phải biết đánh giá và chọn đúng những điểm phản ứng tiêu biểu. Trong công trình gần đây của mình, Nogier có giới thiệu một phương hướng tìm tòi thông qua sự đáp ứng của các điểm phản ứng bệnh lý trên
  2. loa tai đối với kích thích nóng lạnh để xác định trạng thái hàn nhiệt và hư thực của bệnh. Thông thường các thầy thuốc kết hợp những dấu hiệu bệnh lý xuất hiện trên loa tai, các dấu hiệu trên đường kinh hoặc các biểu hiện về mạch chứng khác để chẩn đoán toàn diện và chính xác. VIII. DÙNG LOA TAI VÀO PHÒNG BỆNH Ngoài ý kiến của người xưa xoa vành tai để bổ thận khí, “gõ trống trời” bật vành tai để bảo vệ tai, cho đến gần đây chưa có báo cáo ở nước ngoài về dùng loa tai trong phòng bệnh. Viện Đông y, từ năm 1965 đã tiến hành tiêm liều lượng nhỏ (mỗi mũi kim vài giọt) sinh tố B1 0,025g (hoặc sinh tố B12 1000g) pha loãng với nước cất tiêm vào vùng lách, dạ dày để đạt kết quả ăn ngủ tốt, qua đó tăng sức chống đỡ của cơ thể. Ng−ời ta cũng đã tiêm novocain 0,25 - 0,5% 1/10ml vào vùng họng, amiđan để giảm số lần viêm nhiễm của các cơ quan này ở người lớn và trẻ em (nhất là trẻ em) có viêm họng, viêm amiđan; mỗi tuần tiêm 3 lần tiêm trong 3 - 4 tuần thấy đạt kết quả tốt. IX. KỸ THUẬT CHÂM CỨU TRÊN LOA TAI Cấu tạo loa tai chủ yếu trên da dưới sụn, một vài chỗ có vài cơ dẹt mỏng, vì vậy châm ở loa tai khác với châm ở cơ thể.
  3. - Châm kim: có thể theo hai hướng (châm thẳng góc với da sâu 0,1-0,2 cm không châm xuyên qua sụn hoặc châm chếch 30 - 40°) hoặc khi cần có thể châm luồn dưới da xuyên vùng này qua vùng khác. - Cảm giác đạt được khi châm (cảm giác đắc khí/loa tai): + Châm vào huyệt a thị trên loa tai, bệnh nhân thường có cảm giác đau buốt, nóng bừng và đỏ ứng bên tai châm. + Cảm giác căng tức: do đặc điểm tổ chức học của loa tai (có rất ít cơ) nên cảm giác hầu như rất khó đạt được. - Cài kim: thủ pháp thường áp dụng khi thầy thuốc muốn kéo dài tác dụng của nhĩ châm. Kim được sử dụng là loại kim đặc biệt, giúp thầy thuốc dễ dàng cài đặt và cố định trên loa tai. Kim này có tên là nhĩ hoàn. - Cứu: rất ít sử dụng vì khó thực hiện. - Thủ thuật bổ tả: trong nhĩ châm, phương pháp bổ tả được thực hiện đơn giản hơn hào châm, (kích thích mạnh tả, kích thích nhẹ: bổ). - Liệu trình: + Khi chữa bệnh cấp tính, nếu bệnh giảm thì có thể ngưng châm.
  4. + Nếu chữa bệnh mạn tính, nên ước định một liệu trình khoảng 10 lần châm. Có thể thực hiện tiếp liệu trình thứ 2 (nếu cần thiết). Giữa hai liệu trình nên nghỉ vài ngày. + Khi cần điều trị dự phòng, có thể châm cách 7-10 ngày/lần. - Lưu kim: tùy theo mục đích chữa bệnh mà quyết định lưu kim lâu mau. + Điều trị bệnh cấp, nhất là có kèm đau: rút kim khi hết đau hoặc khi bệnh giảm nhiều. + Muốn duy trì tác dụng, có thể lưu kim 24-48 giờ, thậm chí cả 7-10 ngày. X. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ Châm ở loa tai cũng có thể gây vựng châm như ở hào châm. Cách xử trí hoàn toàn giống như trong trường hợp vựng châm ở hào châm. Có thể đề phòng vựng châm bằng cách để bệnh nhân nằm châm, thầy thuốc châm kim cần tránh những thao tác đột ngột và quá mạnh; cần có thời gian để cho bệnh nhân thích nghi dần, tránh gây căng thẳng không cần thiết cho bệnh nhân. Cũng như hào châm, đừng châm khi bệnh nhân no quá, đói quá hoặc đang mệt nhọc. XI. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CủA PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI
  5. 1. Chỉ định: - Thứ nhất: châm loa tai được dùng nhiều nhất để điều trị các chứng đau (chống đau và ngăn ngừa tái phát). Gần đây đã phát triển thêm, ứng dụng thành công vào châm tê để mổ. - Thứ đến, châm loa tai cũng còn được dùng trong một số trường hợp rối loạn chức năng của cơ thể. 2. Chống chỉ định: Những cơn đau bụng cấp chưa xác định được chẩn đoán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2