Phương Pháp Chữa Bệnh Viêm Xoang, Viêm Mũi Hiệu Quả
lượt xem 10
download
Cây Xương Cá (Tên gọi khác: Cây Giao) I/ Mô tả: Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương Pháp Chữa Bệnh Viêm Xoang, Viêm Mũi Hiệu Quả
- Phương Pháp Chữa Bệnh Viêm Xoang, Viêm Mũi Hiệu Quả
- Cây Xương Cá (Tên gọi khác: Cây Giao) I/ Mô tả: Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây. Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt. Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc. Lưu ý: Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu
- mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt. II / Công dụng: Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi. Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: mụt cóc, viêm, trặc tay chân, thấp khớp, đau đầu trun, cá đâm, rắn cắn, … III/ Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi: */Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). */Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 đ 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễừ nóng chảy! */ Mở nắp ấm, đổ vào cỡ 1 chén nước. */Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm. */ Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: */ Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.
- */Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). */Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. */ Thời gian xông có thể chỉ là 15, 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. */ Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc. Lưu ý: */ Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. */ Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. */ Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. */ Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. */ Cây này hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 đến 3, 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng
- giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng. */ Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên. */ Khi tắt bếp rồi, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi. IV /Cách trị các chứng bệnh khác theo kinh nghiệm dân gian: 1> Mụt cóc – Mụt thịt: Bẻ chỗ giao nhau giữa 2 đốt cây sẽ có mủ nhiều. Lấy mủ chấm gọn lên mụt cóc, đừng làm lan rộng quá. Mỗi ngày chấm 2 lần. Khoảng 1 tuần mụt sẽ rụng, để lại lớp da bình thường. 2> Các bệnh trị bằng cách đắp, bó thuốc: Để trị bong gân, sưng trặc tay chân, đau đầu trun (đầu ngón tay tự dưng sưng, đau nhứt dữ dội), cách đắp như sau: Lấy 1 lượng thuốc vừa phải. Cắt nhỏ. Trộn chung với 1 ít muối bột. Cho vào bao nylon. Đập nát bằng búa bên ngoài bao. Xong, đắp lên chỗ đau. Dùng vải quấn hay bó lại. Sau 1 đêm là khỏi. 3> Khi bị cá đâm, rắn cắn, bò cạp, rít cắn: Lấy mủ cây xương cá bôi trực tiếp vào vết thương. Lưu ý: Để cẩn thận, không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ có thai. LƯU Ý THÊM: */ Nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. */Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 mỗi lần xông 25 phút. */ Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. */ Khi bệnh đã khỏi nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn. */ Đặc biệt cần phải lưu ý: ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít. DIỄN BIẾN TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:
- */ Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau: */ Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. */ Có người 2, 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. */ Có 1 số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2, 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh. Người chỉ cho phương pháp này là cô Phúc, địa chỉ nhà ở số 24, đường số 26, khu dân cư Bình Phú, quận 6, Tp.HCM - gần METRO Bình Phú. Cô đã từng áp dụng phương pháp chữa bệnh cho hàng ngàn người, đến nay gần như tất cả đều đã khỏe hơn rất nhiều. Nói chính xác là cô không chữa bệnh, mà chỉ cách cho mình tự chữa lấy, và cô cung cấp thuốc miễn phí. Với tấm lòng nhân ái, cô cùng chồng và các bạn của cô, thường xuyên đi tìm cây thuốc, cung cấp cho người bệnh hoàn toàn miễn phí, theo mình biết thì khoảng 10 năm nay rồi. Ai có bệnh thì cô sẵn sàng giúp, và cung cấp cây thuốc giống để tự trồng, tự chữa bệnh và nhân rộng cây thuốc này. Bạn nào quan tâm, muốn hiểu rõ hơn thì có thể liên hệ trực tiếp Cô Phúc, Số ĐT 8766929. Nếu các bạn muốn liên hệ để nhận thuốc, hãy gọi điện để đăng ký. Nếu có cây thuốc thì có thể theo chỉ dẫn trên để tự chữa cũng được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách chữa bệnh Viêm Xoang bằng Y học cổ truyền
8 p | 455 | 167
-
Tìm hiểu bệnh Viêm mũi di ứng
5 p | 209 | 51
-
Viêm xoang và cách điều trị bằng bài thuốc gia truyền Bảo Phúc
4 p | 303 | 46
-
Tìm hiểu bệnh viêm xoang
10 p | 199 | 35
-
Nguyên tắc điều trị bệnh Trĩ và bệnh
4 p | 173 | 24
-
PHUƠNG PHÁP DAY- ẤN HUYỆT CHỮA BỆNH VIÊM XOANG
7 p | 175 | 23
-
VIÊM MŨI XOANG TRẺ EM
5 p | 158 | 20
-
10 KINH NGHIỆM CHỮA VIÊM XOANG CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC
6 p | 124 | 17
-
BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM MŨI
4 p | 151 | 16
-
Bài thuốc đơn giản tự chế “vĩnh biệt” bệnh viêm xoang không
6 p | 90 | 13
-
Viêm niêm mạc mũi ở trẻ 5 tuổi
2 p | 110 | 11
-
Khi nào nên phẫu thuật xoang?
5 p | 108 | 9
-
Hiểu rõ về viêm xoang ở trẻ nhỏ
5 p | 90 | 5
-
Viêm mũi xoang theo mùa, trị thế nào?
3 p | 83 | 5
-
Bài thuốc y học cổ truyền điều trị viêm xoang
4 p | 100 | 5
-
Những điều cần biết về bệnh viêm xoang ở trẻ em
4 p | 72 | 3
-
Bước đầu điều trị viêm xoang do nấm tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
7 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn