intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO TƯƠNG LAI

Chia sẻ: Doc Tai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

340
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã bao lâu rồi kể từ lúc bạn tự hỏi mình muốn làm gì khi lớn lên? Nếu bạn chưa bao giờ nghĩ về điều này từ thời học phổ thông, có thể bạn đang phải làm một công việc không hề đáp ứng được khát vọng và mục đích nghề nghiệp của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO TƯƠNG LAI

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO TƯƠNG LAI Khám phá bản thân và mục tiêu nghề nghiệp Đã bao lâu rồi kể từ lúc bạn tự hỏi mình muốn làm gì khi lớn lên? Nếu bạn chưa bao giờ nghĩ về điều này từ thời học phổ thông, có thể bạn đang phải làm một công việc không hề đáp ứng được khát vọng và mục đích nghề nghiệp của mình. Có thể nói, ai cũng có một khả năng đặc biệt giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nếu biết phát hiện và phát huy đúng cách. Đơn giản lắm, chẳng hạn bạn rất thích làm những hoạt động ngoài giờ và thật sự chú tâm vào đó, bạn sẽ thấy mọi người xung quanh sẽ hưởng ứng theo.Cứ thế, mọi chuyện sẽ lan tỏa dần dần. Một khi biết cách phát huy tối đa những khả năng này, bạn sẽ có thể đóng góp tốt nhất cho cuộc sống quanh mình và bắt đầu tận hưởng cảm giác hài lòng về chính bản thân. Hành trình định hướng nghề nghiệp Đi tìm điều gì thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời cũng chính là một hành trình tìm ra định hướng nghề nghiệp, khởi đầu bằng việc khám phá bản chất, khám phá con người thực sự đang sống đằng sau vẻ bề ngoài, sau những phòng thủ và những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày. Một khi đã cởi bỏ mặt nạ, bạn sẽ dễ dàng tiếp tục hành trình khám phá và định hình nghề nghiệp để phát huy hết tài năng của mình. Tiếp theo, bạn phải xác định các bước 1
  2. tiến trong nghề nghiệp hoặc loại công việc trọng tâm, rồi tự mình đề ra cách thực hiện. Thực ra, hành trình này không bao giờ kết thúc bởi vì công việc, tự nó luôn có sự thay đổi, phát triển và làm mới. Bằng cách tiếp cận việc nghiên cứu nghề nghiệp dựa trên tài năng ngay từ lúc bắt đầu, bạn đã giúp chính mình hướng về một công việc đúng đắn ngay cả khi sự chỉ dẫn thực sự thay đổi qua thời gian. Cách tiếp cận này bao gồm ba câu hỏi cần được trả lời liên tiếp: 1. Tôi là ai? 2. Tôi muốn làm gì? 3. Làm thế nào tôi được tuyển dụng? 1. Khám phá bản thân Trước hết, bạn cần phải hỏi mình “Tôi là ai?” Có 2 bước tiếp cận để trả lời câu hỏi này – bước 1, hỏi để khám phá tài năng của mình, bước 2 sử dụng trắc nghiệm tâm lý để tìm ra sở thích của bạn. Khám phá tài năng Đầu tiên, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây: • Khi nào bạn tận tụy nhất, nồng nhiệt nhất và say mê nhất? • Khi nào bạn sáng tạo nhất? • Khi nào bạn tự tin vào bản thân và quyết định của mình nhất? • Đâu là thành tích lớn nhất mà bạn từng đạt được? • Mọi người nghĩ đâu là lúc bạn thành công nhất? • Bạn thích làm việc nhất khi nào? • Bạn đang sử dụng tài năng nào của mình? • Bạn giỏi nhất trong lĩnh vực nào? • Bạn có thể xử lý những vấn đề nan giải nào? • Nếu được quyền lựa chọn, bạn thích làm nghề gì? • Bạn thích làm gì ngoài công việc chính? • Nếu không phải bận tâm về tiền, bạn sẽ thích làm gì? Tự phân tích từng câu hỏi để tìm ra 3 lĩnh vực tài năng nhất mà bạn đã sử dụng để đạt 2
  3. tới thành công và xếp theo thứ tự. Gợi ý: Nếu thấy chọn khó quá, hãy sử dụng kỹ thuật phân tích so sánh theo cặp để đánh giá theo thứ tự. Bản kê tích cách Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng bản kê tính cách để xem bạn quan hệ với những người khác trong công việc như thế nào. Bạn có thể dùng nhiều phương pháp như Myers-Briggs, DISC ( Ưu thế, Ảnh hưởng, Tinh tấn, Tận tâm) hoặc “Khám phá điểm mạnh” để khám phá tính cách của mình. Gợi ý 1: Nên xem xét có cần thiết áp dụng những mô hình này cho công việc hay không. Vì vài mô hình cũng khá nhiều tiền đó nhé! Gợi ý 2: Nếu bạn gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này, hãy thử kiếm vòng vòng một vài nghề thích hợp, rồi chọn ra một vài tính cách có thể giúp bạn thành công trong nghề nghiệp đó. Đánh giá xem chúng có trùng khớp với nhau không? Gợi ý 3: Chỉ nên xem đây là những bài trắc nghiệm mang tính tư vấn, giúp bạn phần nào khám phá tính cách của bản thân mà thôi. Còn dĩ nhiên, chẳng ai có thể hiểu hết về mình chỉ bằng vài câu hỏi đơn giản như vậy! Thông qua bài trắc nghiệm này, bạn có thể tìm ra điểm chung và điểm bất đồng với mọi người xung quanh để từ đó có thể tận dụng và phát huy thế mạnh trong công việc cũng như tránh những tính cách có thể gây rắc rối và xung đột với đồng nghiệp. Thật ra, việc “bạn là ai” thật sự bị chi phối bởi câu hỏi “bạn chọn cái gì”. Tại sao bạn thích cách hành xử này? Tại sao bạn thích cái này hơn? Tất cả những lựa chọn đó đều phản ánh con người của bạn, hay nói theo thuật ngữ tâm lý, phần thưởng cho sự lựa chọn của bạn là gì? Một khi đã tìm ra được lý do, bạn có thể dễ dàng biết cách hoàn thành trọn vẹn công việc của mình. 3
  4. Viết một bản báo cáo “Tôi là ai?” Giờ là lúc tóm gọn mớ lý thuyết ở trên thành một bản ghi chép đơn giản về việc “bạn là ai”. Đơn giản, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây: • Tài năng và điểm mạnh của bạn là gì. • Tài năng nào giúp bạn thành công nhất. • Hoạt động nào bạn hài lòng nhất. • Loại hoạt động tinh thần giúp bạn hướng về phía trước. Gợi ý: Không nên dựa trên những công việc đơn giản đã hoàn thành tốt để đưa ra đánh giá, đơn giản vì nhiều người khác cũng có thể . Thay vào đó, hãy tập trung nhiều hơn vào những lĩnh vực khó nhằn nơi bạn đã chứng tỏ sự khác biệt mà những người khác không làm được. 2. Tìm ra thứ mà bạn muốn làm Sau khi đã biết mình là ai, hãy nghĩ về điều mà bạn muốn làm. Để có một cuộc sống cân bằng và thỏa mãn, nghề nghiệp bạn chọn phải phù hợp với việc bạn là ai. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy bất mãn và không thể làm tốt như mong đợi. Đơn giản vì những công việc đó đòi hỏi các kỹ năng và tài năng không phải là sở trường của bạn. Nếu bạn gắng sức theo đuổi một nghề nghiệp lạc lõng với giá trị, niềm tin và cách nhìn nhận thế giới của bản thân, bạn sẽ cảm thấy bế tắc và liên tục chịu căng thẳng và áp lực. Do đó, hãy suy nghĩ về công việc mà bạn cho là phù hợp với mình thông qua một vài bài trắc nghiệm tâm lý. Sau đó, tiếp tục mở rộng danh sách này bằng các suy tư thêm. Bạn cần phải dành thời gian nghiên cứu thêm về những nghề mà bạn chọ là phù hợp nhất. i. Thăm dò những lựa chọn mà bạn biết Bắt đầu từ mệnh đề “Tôi là ai”, bạn hãy thử suy nghĩ về tất cả những công việc có vẻ phù hợp với bạn, nghĩa là phù hợp với những tài năng và sở thích mà bạn mô tả. Đối với những người đã đi làm, đây được xem là một khởi đầu cực kỳ hữu ích vì nó giúp bạn tận dụng kinh nghiệm và những mối quan hệ trước đây. Bạn không cần phải 4
  5. vứt bỏ mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu, không cần tự đặt mình vào vị thế cạnh tranh công bằng với những người mới bắt đầu khởi nghiệp, những người trẻ hơn và có thể năng động hơn so với bạn. Mặt khác, nếu bạn thật sự không hài lòng với công ty, ngành nghề hay nghề nghiệp hiện tại, bạn nên nhanh chóng thay đổi nghề nghiệp liền đi…) Bởi vậy, hãy tự hỏi xem mình có nên thay đổi công việc hiện tại để phù hợp với mô tả “tôi là ai” không; có nên thử sức với những vị trí khác trong công ty không; có nên thay đổi công ty không? Khi làm xong, hãy mở rộng và suy nghĩ thêm về những lựa chọn khác. ii. Sử dụng bài trắc nghiệm nghề nghiệp Bạn nên làm một vài bài trắc nghiệm nghề nghiệp trực tuyến để khám phá thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp khác Nguồn tham khảo: Miễn phí, nhưng giới hạn tư vấn chọn lựa nghề nghiệp: Princeton Review Career Quiz Tính phí (nhưng không đắt, nhiều chọn lựa nghề nghiệp phù hợp): http://www.self-directed-search.com http://www.assessment.com iii. Nghĩ xa hơn Tuy nhiên, đa số những bài trắc nghiệm này chỉ dựa trên dữ liệu cũ và chỉ tương ứng với một vài nghề nghiệp chủ yếu. Do đó không thể giới thiệu được những nghề mới hoặc những nghề ít phổ biến hơn. Từ kết quả này, bạn có thể nghiên cứu thêm xem thử có nghề mới nào hoặc nghề ít phổ biến nào cũng yêu cầu những tính cách tương tự hay không để thử sức. iv. Kết hợp lại Rõ ràng sau bước này, bạn đã nhận ra có rất nhiều cơ hội nghề phù hợp với mình rồi. Bây giờ chỉ cần chọn lọc lại thôi. Bạn không cần phải dứt khoát chọn ngay một nghề, nhưng trước tiên hãy giảm xuống chỉ còn 5 hoặc 6 lựa chọn Nếu bạn thấy khó chọn thứ tự, hãy sử dụng cách phân tích so sánh từng cặp để xếp 5
  6. loại cho rõ ràng. v. Trình bày nghiên cứu nghề nghiệp Sau khi hiểu rõ cách tìm ra một nghề nghiệp phù hợp, bạn cần nghiên cứu thêm những lựa chọn khác nhau mà bạn có. Nghiên cứu nghề nghiệp không phải là một công việc hứng thú nhưng rất cần thiết để loại trừ những lựa chọn “tưởng vậy mà không phải vậy” – trông bên ngoài thì hợp mà thực ra lại không đúng với nhiệm vụ và mục đíchcủa bạn. Đó không phải là chuyện thú vị gì. Nhưng hãy nghĩ tới hậu quả của việc chọn sai nghề nghiệp! Chắc rằng nó đáng để bạn dành thời gian khám phá những lựa chọn của mình, hơn là suốt đời tự đánh mình vì đã lựa chọn sai lầm. Sau đây là những phương pháp nghiên cứu nghề nghiệp: • Sử dụng các công cụ trực tuyến như Acinet.org để hiểu thêm về xu hướng nghề nghiệp, mức lương, yêu cầu bằng cấp, công việc đang tuyển… • Tự làm PEST Analysis để biết được quan điểm của riêng bạn về xu hướng nghề nghiệp. • Đọc các tạp chí chuyên đề, tìm hiểu thêm về ngành, về những chàng khổng lồ trong ngành và cả những khó khăn mà ngành đang gặp phải. Cũng nên coi thử có việc nào đang tuyển dụng hay không. • Hiểu được tài năng và tính cách nào giúp con người thành công trong sự nghiệp, so sánh với tài năng và tính cách của chính bạn. • Tham dự các buổi triển lãm nghề nghiệp và thương mại. • Tham gia hội chợ việc làm. • Thăm website công ty và tìm hiểu thêm thông tin trên báo đài. • Tìm hiểu địa chỉ của công ty đó, xem xét thử mình có nên chuẩn bị tới đó để phỏng vấn hay không. • Tham gia các hoạt động tình nguyện. • Làm bán thời gian hoặc mùa vụ. Gợi ý: Cẩn thận với xu hướng nghề nghiệp khi tìm kiếm công việc tiềm năng bởi sự phấn 6
  7. khích trước công việc sắp tới thể làm lu mờ nhiệm vụ và mục tiêu của bạn. Và chẳng chóng thì chầy, sẽ khiến bạn thất vọng! Nên nhớ là con người thường có xu hướng thổi phồng viễn cảnh nghề nghiệp (nhằm bảo đảm cung nhân sự trong tương lai). Do đó, hãy thật cẩn trọng. Sauk hi làm xong giai đoạn này, bạn đã có thể vứt bỏ vài nghề nghiệp không thích hợp rồi. Giờ thì thu hẹp lại còn 1 nghề thôi. Nhớ sử dụng phương pháp phân tích so sánh từng cặp hoặc phương pháp Grid Analysis giúp so sánh khi có nhiều biến số liên quan. 3. Trả lời câu hỏi “Làm sao để được tuyển dụng?” Trong bước cuối cùng này, bạn cần trả lời câu hỏi “Tôi phải làm gì để được tuyển dụng?”. Sau khi phân tích “Tôi là ai” cũng như nghiên cứu những nghề nghiệp phù hợp, đã đến lúc bạn cần vạch ra tiến trình nghề nghiệp của mình. Nhiều người có xu hướng chuyển mục tiêu ngay từ vòng tìm kiếm nghề nghiệp mà không nhận ra đó một quyết định sai lầm. Bởi vì nếu chưa có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ dễ dàng bị phân tâm khi được chào mời một nghề hấp dẫn, một công việc tuyệt vời hoặc hàng loạt các nhân tốt đánh lạc hướng khác. Do đó, lập kế hoạch trước. Rồi bạn sẽ nhanh chóng biết được mình muốn đi đâu ngay thôi! Viết ra giấy nghề bạn muốn làm? Trong dài hạn, bạn nghĩ mình sẽ phát triển nghề nghiệp tới đâu? Viết ra giấy những việc cần làm để đạt được điều đó. Bằng cấp như thế nào? Kinh nghiệm ra sao? Nên chọn công ty nào để làm việc? • Trong mỗi bước, lập kế hoạch bổ sung chi tiết gồm Mục tiêu ngắn hạn Hãy chắc là bạn thể hiện những mục tiêu thông minh. • Lùi lại và vạch ra những kế hoạch dự phòng Thử hỏi “nếu như” cho mục tiêu của bạn “Nếu bạn không tốt nghiệp năm nay, bạn sẽ làm gì?” Gợi ý 1: 7
  8. Càng có nhiều kế hoạch dự phòng, bạn càng dễ dàng đối diện và sống sót qua các thời kì khủng hoảng và tự tin hơn về bản thân. Gợi ý 2: Hãy tập trung tìm kiếm thật nhiều cơ để dễ dàng tìm được công việc tốt. Giờ thì bạn có thể hoàn toàn tự tin để theo đuổi nghề nghiệp của mình rồi. Tất nhiên không có chuyện gì là chắc ăn 100% nhưng nếu được chuẩn bị kỹ càng và hiệu quả, khả năng thành công của bạn không nhỏ. Đây là những tín hiệu cho thấy bạn cần thay đổi định hướng nghề nghiệp • Công việc thiếu thử thách và hứng thú. • Cảm thấy không được coi trọng. • Không có nhiều cơ hội thăng tiến và/hoặc phát triển • Không tìm thấy niềm vui trong công việc • Việc học hỏi được thay thế bằng sự quen tay • Kỹ năng và tài năng đang bị bỏ phí. • Quá nhiều căng thẳng hoặc phiền muộn. Những điểm chính Có thể nói, tìm ra định hướng nghề nghiệp là một quá trình mà càng đầu tư, càng thấy rõ hiệu quả. Theo đó, bạn cần phải dừng lại và tiến hành quy trình khám phá lại bản thân một vài lần trong quãng đường sự nghiệp để rồi nhận thức rõ ràng hơn về định hướng nghề nghiệp mà bản thân nên kiên trì theo đuổi. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2