Phương pháp đối ứng tài khoản
lượt xem 10
download
Hoạt đọng kinh tế tài chính ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nó được hình thành do các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị, hạch toán kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp đối ứng tài khoản
- NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ThS. Đường Thị Quỳnh Liên
- Chương V PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.4. PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KÉP 5.5. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH)
- 5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 5.1.1. Cơ sở hình thành 5.1.2. Ý nghĩa Nội dung phương pháp đối ứng tài 5.1.3. khoản
- 5.1.1. Cơ sở hình thành Hoạt đọng kinh tế tài chính ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nó được hình thành do các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý tài sản ở các đơn vị, hạch toán kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- 5.1.1. Cơ sở hình thành Hay nói cách khác, phương pháp đối ứng tài khoản là một phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán, ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố: tài khoản kế toán và các quan hệ đối ứng tài khoản.
- 5.1.2. Ý nghĩa Hệ thống hóa thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách thường xuyên, liên tục để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý kinh tế, tài chính. Hệ thống hóa các thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình tài s ản và sự vận động của tài sản phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị. Là phương tiện để hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán.
- 5.1.3. Nội dung phương pháp đối ứng tài khoản Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố: Tài khoản kế toán Các quan hệ đối ứng tài khoản.
- 5.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán 5.2.2. Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu
- 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Mỗi đối tượng kế toán cụ thể được xây dựng một tài khoản kế toán hay một số tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra đối tượng đó. Mỗi tài khoản kế toán có tên gọi riêng. Tên gọi, nội dung ghi chép, phản ánh trên tài khoản kế toán phải phù h ợp với nhau và phù hợp với nội dung kinh tế của từng đối tượng kế toán mà tài khoản kế toán đó phản ánh. Tài khoản kế toán là cách thức phân loại và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng của hạch toán kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí), mỗi một đối tượng được theo dõi trên một tài khoản.
- 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán Kết cấu cơ bản của một tài khoản kế toán: TÊN TÀI KHOẢN Bên Nợ Bên Có Tên tài khoản: là tên của đối tượng kế toán được tài khoản phản ánh Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ Bên phải của tài khoản gọi là bên Có
- 5.2.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu: Số dư đầu kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ. Số phát sinh trong kỳ: phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, bao gồm: + SPS tang: phản ánh sự vận động tăng của các đối tượng kế toán trong kỳ + SPS giảm: phản ánh sự vận động giảm của các đối tượng kế toán trong kỳ Số dư cuối kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán ở thời điểm cuối kỳ Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng PS tăng – Tổng PS giảm
- 5.2.2. Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán Có nhiều loại tài khoản cơ bản để phản ánh tài sản, nguồn vốn, các tài khoản điều chỉnh cho các tài khoản cơ bản. Kết cấu của tài khoản tài sản ngược với kết cấu tài khoản nguồn vốn, kết cấu tài khoản điều chỉnh ngược với kết cấu tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh. Số phát sinh tăng được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ, số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản kế toán.
- 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Tài sản SDĐK PS tăng PS gi ảm Cộng PS tăng Cộng PS giảm SDCK
- 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Nguồn vốn SDĐK PS giảm PS tăng Cộng PS giảm C ộng PS tăng SDCK
- 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Chi phí CP phát sinh trong kỳ - Ghi giảm CP - Kết chuyển CP Cộng PS Nợ C ộng PS Có
- 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Doanh thu - Ghi giảm doanh thu DT phát sinh trong kỳ - Kết chuyển DT thuần Cộng PS Nợ C ộng PS Có
- 5.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu TK Xác định kết quả - Kết chuyển CP - Kết chuy ển DT thu ần - Kết chuyển lãi - K ết chuy ển l ỗ Cộng PS Nợ C ộng PS Có
- 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có ảnh hưởng đến phương trình kế toán. Các mối quan hệ đối ứng Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác Loại 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn
- 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác Quan hệ này chỉ xảy ra trong nội bộ đơn vị kế toán. Trong quan hệ này, tổng quy mô tài sản không thay đổi, khi quan h ệ này phát sinh chỉ làm thay đổi cơ cấu tài sản. Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 70.000.000 Loại 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quan hệ này không làm thay đổi quy mô nguồn vốn cũng như tài sản mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán 20.000.000
- 5.3. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa thanh toán tiền cho người bán 45.000.000 Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn Quy mô tài sản và nguồn vốn giảm cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Xuất quỹ tiền mặt để trả lương cho người lao động 10.000.000
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán quản trị - Bài 3
16 p | 214 | 90
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Tài khoản kế toán
18 p | 184 | 57
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - ĐH Công nghệ Vạn Xuân
86 p | 104 | 25
-
giáo trình hình thành quy trình kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên p3
10 p | 108 | 19
-
Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng - chương 6
7 p | 173 | 17
-
Phương pháp đối ứng tài khoản
46 p | 212 | 16
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5, 6 - ThS. Đường Thị Quỳnh Liên
44 p | 129 | 15
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - ĐH Lạc Hồng
64 p | 144 | 13
-
Bài giảng Phương pháp kế toán - Chương II: Các phương pháp kế toán cơ bản
49 p | 83 | 13
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Bài số 3
31 p | 114 | 10
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 2 - GV. Đặng Thị Mỹ Hạnh
13 p | 107 | 9
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích phương pháp ghi kép vào tài khoản kế toán kinh tế phát sinh p9
5 p | 93 | 8
-
Bài giảng Kế toán tài chính (2011) - Chương 2: Kế toán tiền và các khoản phải thu
13 p | 88 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 3: Tài khoản và sổ kế toán
84 p | 72 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - ThS. Hoàng Thùy Dương
17 p | 12 | 5
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán kép
32 p | 8 | 5
-
Bài giảng Kế toán: Chương 2 - Chứng từ số sách kế toán
28 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn