Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ GÓC<br />
MỤC TIÊU TẠI THỜI ĐIỂM KÍCH HOẠT PHẦN CHIẾN ĐẤU<br />
ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG<br />
Phạm Ngọc Văn*, Vũ Hỏa Tiễn, Cao Hữu Tình, Đỗ Văn Phán<br />
Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về phương pháp ngoại suy quỹ đạo mục tiêu cho<br />
đối tượng là tên lửa phòng không tự dẫn giai đoạn cuối, hoạt động trong vùng mù<br />
của đầu tự dẫn. Mục tiêu được giả thiết cơ động ở các dạng khác nhau. Trước<br />
“vùng mù”, dữ liệu về mục tiêu do đầu tự dẫn cung cấp cho phép tổng hợp được<br />
quy luật chuyển động của nó. Tuy nhiên trong “vùng mù” không còn thông tin đo,<br />
do đó quỹ đạo của mục tiêu so với tên lửa cần phải ngoại suy để có dữ liệu kích<br />
hoạt đầu đạn định hướng. Bài báo sử dụng thuật toán hồi quy đa thức n bậc làm<br />
công cụ ngoại suy. Các kết quả tính toán và khảo sát tọa độ của mục tiêu từ thời<br />
điểm đầu tự dẫn ngừng làm việc cho đến điểm gặp sẽ được xác định trong mặt<br />
phẳng vuông góc với trục dọc tên lửa. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho<br />
bài toán điều khiển phần chiến đấu định hướng làm việc một cách hiệu quả, đảm<br />
bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu là lớn nhất.<br />
Từ khóa: Ngoại suy quỹ đạo mục tiêu; Tên lửa tự dẫn giai đoạn cuối; Ngòi nổ định hướng; Thuật toán hồi quy<br />
đa thức.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, tên lửa phòng không (TLPK) phải đối mặt với các<br />
loại mục tiêu tấn công đường không đa dạng, có tốc độ lớn, khả năng cơ động cao. Để đảm<br />
bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu cao, ngoài hệ thống điều khiển dẫn tên lửa, thì phần chiến<br />
đấu (PCĐ), gồm ngòi nổ vô tuyến (NNVT) và đầu đạn cần được kích hoạt đúng thời điểm.<br />
Đối với PCĐ định hướng, khác với loại đẳng hướng, có nhiệm vụ là xác định chính xác<br />
thời điểm và vị trí góc tương đối của mục tiêu để kích nổ đầu đạn. Tuy nhiên, do NNVT<br />
thường hoạt động trong điều kiện khi tên lửa không còn được điều khiển, tức là khi đầu tự<br />
dẫn (ĐTD) đã ngừng làm việc trong “vùng mù”, trong khoảng thời gian từ 0,3 đến 1,0<br />
giây. Chính vì vậy, do không có thông tin đo tọa độ mục tiêu nên việc xác định vị trí điểm<br />
gặp cho PCĐ định hướng là không thể, đặc biệt là đối với các mục tiêu đang cơ động trước<br />
“vùng mù”.<br />
Đối với PCĐ đẳng hướng [2, 7], bài toán xác định vị trí góc tương đối mục tiêu – tên<br />
lửa không đặt ra, NNVT chỉ có nhiệm vụ xác định cự ly tương đối của mục tiêu phù hợp<br />
với điều kiện phối hợp vùng văng mảnh để chọn thời điểm kích nổ đầu đạn.<br />
Theo [4], nếu TLPK sử dụng PCĐ định hướng thì xác suất tiêu diệt mục tiêu tăng lên<br />
đáng kể, tuy nhiên lại cần xác định chính xác tọa độ góc tương đối của mục tiêu so với tên<br />
lửa để lựa chọn thời điểm kích nổ và định hướng vùng mảnh sát thương, đảm bảo hiệu quả<br />
tiêu diệt mục tiêu lớn nhất.<br />
Trong điều kiện thiếu thông tin tức thời, chỉ có thông tin tiên nghiệm, bài toán xác định<br />
tọa độ góc tương đối của mục tiêu so với tên lửa chỉ có thể giải bằng phương pháp ngoại<br />
suy, trong [6, 8] một số tác giả đã dựa trên phép ngoại suy tuyến tính lý tưởng để ngoại<br />
suy quỹ đạo MT. Tuy nhiên, phương pháp này có mặt hạn chế là thiếu chính xác trong<br />
những trường hợp mục tiêu đang cơ động trước thời điểm ngoại suy.<br />
Trong bài báo này, tác giả đề xuất sử dụng thuật toán tính hồi quy đối với bộ dữ liệu đo<br />
quỹ đạo mục tiêu trước “vùng mù” của ĐTD để tìm quy luật chuyển động của mục tiêu, sử<br />
dụng nó để ngoại suy quỹ đạo mục tiêu trong “vùng mù”. Khác với ngoại suy tuyến tính,<br />
phương pháp hồi quy cho phép xác định quy luật cơ động của mục tiêu kể cả sau khi mất<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
thông tin đo tọa độ trong thời gian ngắn (một vài giây) với độ chính xác chấp nhận được.<br />
Với những giả thiết là TLPK tự dẫn giai đoạn cuối với PCĐ định hướng; mục tiêu cơ<br />
động với một số dạng điển hình (thẳng đều, cơ động một phía và cơ động kiểu con rắn),<br />
nhiệm vụ nghiên cứu là:<br />
- Xác định tọa độ tương đối của mục tiêu so với tên lửa (tọa độ x, y, z trong hệ tọa độ<br />
cố định không xoay OXqYqZq) trong giai đoạn tự dẫn (trước “vùng mù”) với các dạng cơ<br />
động đã nêu;<br />
- Sử dụng thuật toán hồi quy, lựa chọn mô hình hồi quy tương thích với các tọa độ x, y,<br />
z có tính tới sự cơ động của mục tiêu để ngoại suy quỹ đạo mục tiêu;<br />
- Xác định tọa độ góc của mục tiêu trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc tên lửa<br />
theo hệ tọa độ liên kết, để xác định sector định hướng cho PCĐ.<br />
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
2.1. Xác định tọa độ tương đối mục tiêu - tên lửa trong giai đoạn tự dẫn<br />
Để đơn giản hóa mô hình động hình học mục tiêu – tên lửa (MT-TL), ta giả sử là TL<br />
được dẫn bằng phương pháp tiếp cận tỷ lệ, thành phần gia tốc dọc trục tên lửa trùng với<br />
vector vận tốc tên lửa còn mục tiêu coi là chất điểm.<br />
Chuyển động tương đối của mục tiêu so với tên lửa trong không gian được xét trong hệ tọa<br />
độ quán tính (OXqYqZq) tương đối với hệ tọa độ đất cố định (OXgYgZg) (hình 1), trong đó:<br />
xTL ,yTL ,zTL là tọa độ của TL trong hệ tọa độ đất;<br />
<br />
xMT ,yMT ,zMT là tọa độ của MT trong hệ tọa độ đất;<br />
D<br />
là góc nghiêng quỹ đạo MT trong mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang hệ tọa<br />
; N<br />
<br />
độ quán tính;<br />
W D ; W N là gia tốc pháp tuyến của MT trong mặt phẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang;<br />
<br />
VD ,VN là vector thành phần vận tốc của MT tương ứng trong mặt phẳng đứng và ngang;<br />
<br />
Vx ;Vy ;Vz là hình chiếu vector tốc độ MT lên các trục tương ứng của hệ tọa độ<br />
OXqYqZq.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các đặc trưng chuyển động của MT (hoặc TL) trong hệ quy chiếu.<br />
a. Mô hình chuyển động của TL [2]<br />
<br />
<br />
<br />
4 P. N. Văn, …, Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định … tên lửa phòng không.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Tốc độ chuyển động của tên lửa theo các trục hệ tọa độ:<br />
xTL VTL _ x VTL cos TL _ D cos TL _ N<br />
y TL VTL _ y VTL sin TL _ D (1)<br />
zTL VTL _ z VTL cos TL _ D sin TL _ N<br />
- Tốc độ thay đổi góc nghiêng quỹ đạo tên lửa:<br />
WTL _ D<br />
TL _ D <br />
VTL _ D<br />
(2)<br />
WTL _ N<br />
TL _ N <br />
VTL _ N<br />
<br />
Với: VTL _ D VTL cosTL _ N ;VTL_ N VTL cosTL _ D (3)<br />
b. Mô hình chuyển động của MT [2]<br />
- Tốc độ chuyển động của mục tiêu theo các trục hệ tọa độ:<br />
x MT V MT _ x V MT cos MT _ D cos MT _ N<br />
y MT V MT _ y V MT sin MT _ D (4)<br />
z MT V MT _ z V MT cos MT _ D sin MT _ N<br />
- Tốc độ thay đổi góc nghiêng quỹ đạo:<br />
WMT _ D<br />
MT _ D <br />
VMT _ D<br />
(5)<br />
WMT _ N<br />
MT _ N <br />
VMT _ N<br />
<br />
Với: VMT _ D VMT cosMT _ N ;VMT _ N VMT cosMT _ D (6)<br />
- Gia tốc pháp tuyến cho trước:<br />
Khi không cơ động: WMT _ D 0 ; WMT _ N 0;<br />
Khi cơ động một phía: WMT _ D 0; hoặc WMT _ D 0;<br />
Khi cơ động con rắn: WMT _ D 0 và WMT _ N 0 ;<br />
c. Phương pháp dẫn [2]<br />
Gia tốc pháp tuyến yêu cầu của phương pháp dẫn (PPD) tiếp cận tỷ lệ:<br />
WTL _ D 3VTC _ DD ; WTL _ N 3VTC _ NN (7)<br />
d. Động hình học TL – MT [2]<br />
xq xMT xTL ; yq yMT yTL ; zq zMT zTL<br />
(8)<br />
xq xMT xTL ; y q y MT yTL ; zq zMT zTL<br />
Trong mặt phẳng thẳng đứng:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 5<br />
Tên lửa<br />
lửa & Thiết<br />
Thiết bị bay<br />
<br />
xq xq yq y q<br />
-C<br />
Cự<br />
ự ly tương<br />
tương đđối<br />
ối TL MT: rD <br />
TL-MT: xq2 yq2 rD (9)<br />
9)<br />
rD<br />
yq xqV y yqVx<br />
- Góc nghiêng đư ờng ngắm: D acr tan<br />
đường D (10)<br />
xq rD2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 Động<br />
Hình 2. ộng hình hhọc<br />
ọc TL-MT<br />
TL MT trong m<br />
mặt<br />
ặt phẳng thẳng đứng tr<br />
trên<br />
ên hhệệ tọa độ đất<br />
đất.<br />
xqVx yqV y<br />
-V<br />
Vận<br />
ận tốc tiếp cận TL MT: rD VTC _ D <br />
TL-MT: (11)<br />
rD<br />
Trong m<br />
mặt<br />
ặt phẳng nằm ngang:<br />
xq xq zq zq<br />
-C<br />
Cự<br />
ự ly tương<br />
tương đđối<br />
ối TL MT: rN xq2 zq2 rN <br />
TL-MT: (12)<br />
rN<br />
zq xqVz zqVx<br />
- Góc nghiêng đư ờng ngắm: N acr tan<br />
đường N (13)<br />
xq rN2<br />
xqVx zqVz<br />
-V<br />
Vận<br />
ận tốc tiếp cận TL MT: rN VTC _ N <br />
TL-MT: (14)<br />
rN<br />
e. Sơ đđồ<br />
ồ khối mô ph<br />
phỏng<br />
ỏng chuyển động ttương<br />
ương đđối<br />
ối TL-<br />
TL-MT<br />
MT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 33. Sơ đđồ<br />
ồ mô phỏng chuyển động ttương<br />
ương đối<br />
đối TL – MT.<br />
MT<br />
<br />
<br />
6 P. N. Văn, …,<br />
…, Đ<br />
Đ. V<br />
V. Phán,<br />
Phán “Phương<br />
Phương pháp gi<br />
giải<br />
ải bbài<br />
ài toán xác đđịnh<br />
ịnh … tên lửa<br />
lửa ph òng không<br />
phòng không.”<br />
”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.2. Xây dựng mô hình ngoại suy quỹ đạo mục tiêu<br />
Như đã nêu ở phần đặt vấn đề là trong “vùng mù”, ĐTD không đo được tọa độ mục<br />
tiêu, NNVT-Dopler chỉ có thể xác định được: vận tốc tiếp cận giữa TL – MT và góc hợp<br />
bởi đường ngắm TL-MT với phương vector vận tốc tương đối (Vtđ). NNVT-Pha chỉ có<br />
thông tin về góc giữa đường ngắm và phương Vtđ. NNVT-Xung Pha chỉ có thông tin về cự<br />
li tương đối [2, 7]. Nhìn chung, các loại NNVT không có đủ thông tin đo để xác định tọa<br />
độ của MT so với TL trong không gian “vùng mù” để điều khiển PCĐ định hướng. Bởi<br />
vậy, cần phải ngoại suy quỹ đạo mục tiêu và xác định vị trí tương đối của nó so với TL tại<br />
thời điểm kích hoạt PCĐ.<br />
a. Lựa chọn phương pháp ngoại suy<br />
Có nhiều phương pháp ngoại suy quỹ đạo như:<br />
- Ngoại suy đơn thuần dựa vào động hình học TL-MT khi biết trước quỹ đạo MT trước<br />
“vùng mù”. Phương pháp này đơn giản, tính toán nhanh tuy nhiên sai số sẽ rất lớn nếu MT<br />
đang cơ động do không xác định được đặc trưng cơ động;<br />
- Ngoại suy quỹ đạo dựa trên thuật toán tự tổ chức [3]. Phương pháp này có thuật toán<br />
phức tạp, khối lượng tính toán lớn, nên trong khoảng thời gian làm việc của PCĐ (dưới<br />
1s) sẽ không đáp ứng thời gian thực (Real Time);<br />
- Ngoại suy trên cơ sở mạng Neuron [8]. Phương pháp này cho kết quả ngoại suy khá<br />
chính xác, tuy nhiên cũng không đáp ứng thời gian thực do khối lượng và thời gian tính<br />
toán lớn;<br />
- Phương pháp ngoại suy sử dụng thuật toán hồi quy [6]. Phương pháp này thường<br />
được sử dụng trong dự báo có dữ liệu thống kê tiên nghiệm. Phương pháp cho kết quả dự<br />
báo có độ chính xác tương đối cao, thời gian đáp ứng nhanh.<br />
Có nhiều mô hình hồi quy như [5]: Hồi quy tuyến tính; Hồi quy phi tuyến; Hồi quy đơn<br />
thức; Hồi quy đa thức;… Trong đó, hồi quy tuyến tính khá đơn giản chỉ phù hợp trong<br />
trường hợp MT không cơ động, không đáp ứng đối với mô hình MT khi cơ động; Hồi quy<br />
đơn thức cũng không đáp ứng với đối tượng có nhiều tham số (tọa độ) như MT, bên cạnh<br />
đó khi xét trong thời gian cơ động ngắn, có thể xem như MT chỉ cơ động một phía nên<br />
không cần phải áp dụng mô hình hồi quy phi tuyến.<br />
Lựa chọn trong bài báo này là sử dụng mô hình hồi quy đa thức n bậc làm công cụ dự<br />
báo (ngoại suy) quỹ đạo MT.<br />
b. Xây dựng mô hình<br />
Giả sử rằng, trong “vùng mù”, quá trình tiếp cận đến điểm gặp, MT không thay đổi<br />
dạng cơ động đã có trước “vùng mù” của ĐTD. Các dạng cơ động có thể là:<br />
- Không cơ động (chuyển động thẳng đều tới điểm gặp). Qũy đạo MT là đường thẳng;<br />
- Cơ động một phía với quá tải không đổi, quỹ đạo MT là đường cong bậc hai;<br />
- Cơ động kiểu “Con rắn”, quỹ đạo MT có dạng là đường cong hình sin. Đặc trưng giới<br />
hạn cơ động của MT có người lái là: Tcđ≥4s (chu kỳ); ncđ≤12g (quá tải). Chính vì vậy trong<br />
khoảng thời gian 1s bay trong “vùng mù” có thể xem như MT cơ động một phía.<br />
Như vậy, chung cho ba dạng cơ động đặc trưng của MT, ta chỉ cần sử dụng mô hình<br />
hồi quy đa thức bậc n có thể đảm bảo dự báo đầy đủ quỹ đạo chuyển động.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Mô hình hồi quy đa thức bậc n đề xuất cho các tọa độ MT như sau:<br />
xq t a0 a1t a2t 2 ... ant n x<br />
2 n<br />
yq t b0 b1t b2t ... bnt y (15)<br />
2 n<br />
zq t c0 c1t c2t ... bnt z<br />
<br />
Trong đó: xq t , yq t , zq t là hình chiếu tọa độ tương đối của MT so với TL trên<br />
<br />
các trục tương ứng của hệ tọa độ OXqYqZq; x ; y ; z là sai số ngẫu nhiên của các tọa độ;<br />
<br />
a j ;b j ;c j j 0 ,1, 2 ,...,n là các tham số hồi quy theo bậc.<br />
Ở những thời điểm trước “vùng mù”, đầu tự dẫn đo được N giá trị các tọa độ MT, ta có<br />
tập dữ liệu đo các tọa độ sau:<br />
<br />
x , y , z<br />
i i i ti , i 0,1, 2,..., N 1 (16)<br />
<br />
Khi đó tổng bình phương sai số giữa mô hình quan sát và mô hình hồi quy được viết<br />
dưới dạng:<br />
N 1 2<br />
E xi - a0 a1ti a2ti2 ... antin <br />
i 0<br />
N 1 2<br />
yi - b0 b1ti b2ti2 ... bntin <br />
(17)<br />
i 0<br />
N 1 2<br />
zi - c0 c1ti c2ti2 ... cntin <br />
i 0<br />
<br />
Để xấp xỉ số liệu của mô hình quan sát và mô hình hồi quy, tìm các hệ số a, b, c đảm<br />
bảo sao cho E min . Muốn vậy, ta lấy đạo hàm của E trong công thức (17) theo<br />
a j , bj , c j j 0,1, 2,..., n , ta có:<br />
<br />
E N 1<br />
2 xi - a0 a1ti a2 ti2 ... an tin tij j 0,1, 2,..., n<br />
a j i 0<br />
N 1<br />
E yi - b0 b1ti b2 ti2 ... bn tin tij j 0,1, 2,..., n<br />
2 (18)<br />
b j i 0<br />
N 1<br />
E 2 z - c c t c t 2 ... c t n t j j 0,1, 2,..., n<br />
c i 0<br />
i 0 1i 2i n i i<br />
j<br />
<br />
Cho hệ phương trình (18) bằng không, giải hệ phươngn trình ta sẽ tìm được các giá trị<br />
ai ,bi ,ci .<br />
Để giải hệ (18) đặt:<br />
<br />
<br />
8 P. N. Văn, …, Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định … tên lửa phòng không.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
N 1 N 1 N 1 <br />
i x i y zi <br />
N 1 N 1 N 1 i 0 i 0 i 0 <br />
2 n N 1<br />
N 1<br />
N 1<br />
<br />
N i 0<br />
ti ti ... ti <br />
i 0 i 0 ti xi ti yi ti zi <br />
i 0 i 0 i 0 <br />
N 1 N 1 N 1 N 1<br />
n 1 N 1<br />
N 1<br />
N 1<br />
2 <br />
2 3<br />
t t <br />
T i 0 i i 0 i i 0<br />
ti ... ti <br />
i 0 ; X ti<br />
2<br />
xi ; Y ti<br />
2<br />
yi ; Z ti zi <br />
<br />
............................................ i 0 i 0 i 0 <br />
N 1 ........... ........... ........... <br />
N 1 N 1 N 1<br />
t <br />
n<br />
ti ti ... ti <br />
n 1 n 2 2 n<br />
<br />
N 1<br />
n <br />
N 1<br />
n <br />
N 1<br />
n <br />
<br />
i<br />
i 0 i 0 i 0 i 0 ti xi ti yi ti zi<br />
i 0<br />
i 0<br />
i 0<br />
<br />
<br />
<br />
a0 b0 c0 <br />
a b c <br />
1 1 1<br />
a a2 ; b b2 ; c c2 (19)<br />
<br />
... ... ... <br />
a b c <br />
n n n<br />
Giải hệ phương trình: T a = X ; T b = Y ; T c = Z (20)<br />
<br />
Ta tìm được các giá trị ai ,bi ,ci , thay các giá trị tìm được vào hệ phương trình (15) ta<br />
sẽ tìm được phương trình quỹ đạo ngoại suy mục tiêu.<br />
2.3. Bài toán xác định tọa độ MT trong mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL<br />
Để điều khiển PCĐ định hướng trên TL, tọa độ ngoại suy của MT trong hệ tọa độ quán<br />
tính phải được chuyển sang mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL thuộc hệ tọa độ liên kết.<br />
Phép chuyển tọa độ mục tiêu như sau (TĐQT→TĐVT→TĐLK):<br />
, ,<br />
OX q Yq Z q N D OXYZ OX 1Y1 Z 1<br />
A B<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Tương quan của hệ tọa độ quán Hình 5. Tương quan của hệ TĐVT và<br />
tính cố định và hệ tọa độ vận tốc. hệ TĐLK.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 9<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Trong đó, OXYZ là hệ tọa độ vận tốc, có gốc đặt tại trọng tâm TL, OX hướng theo<br />
phương vector vận tốc, OY hướng thẳng đứng vuông góc với OX, còn OZ nằm trong mặt<br />
phẳng ngang tạo với trục OX và OY một tam diện thuận.<br />
OX1Y1Z1 là hệ tọa độ liên kết của TL, có điểm gốc trùng với hệ TĐVT. Trục OX1<br />
trùng với trục dọc TL; OY1 nằm trong mặt phẳng cánh lái chúc ngóc, hướng lên trên;<br />
OZ1 nằm trong mặt phẳng cánh lái hướng, vuông góc với hai trục OX1 và OY1 tạo nên<br />
tam diện thuận.<br />
Tọa độ của mục tiêu từ hệ TĐQT chuyển vào hệ TĐVT (OXYZ) thực hiện bởi quay<br />
lần lượt hệ tọa độ OXqYqZq quanh trục OYq và trục OZq theo các góc θN và θD tương ứng<br />
(Hình 4). Ta nhận được tọa độ MT trong hệ TĐVT phương trình ma trận chuyển vị:<br />
<br />
x xq <br />
y A. y <br />
q (21)<br />
z z <br />
q<br />
Trong đó, A là ma trận cosin định hướng chuyển từ hệ TĐQT sang hệ TĐVT, có dạng:<br />
cos D .cos N sin D cos N .sin N <br />
A sin D .cos N cos D sin N .cos N (22)<br />
sin N 0 cos N <br />
Tọa độ MT chuyển từ hệ (OXYZ) sang hệ (OX1Y1Z1) bằng cách quay hai lần liên tiếp<br />
theo các góc β quanh trục OY và góc α quanh trục OZ (hình 5).<br />
x1 x <br />
y B. y <br />
Tọa độ MT trong hệ TĐLK xác định bởi phương trình: 1 (23)<br />
z1 z <br />
Trong đó, B là ma trận cosin định hướng có dạng sau:<br />
cos .cos sin cos .sin <br />
B sin .cos cos sin .cos (24)<br />
sin 0 cos <br />
Xét tọa độ MT trên mặt phẳng vuông góc với trục dọc TL (hình 6):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Tọa độ mục tiêu trong hệ TĐLK trên mặt phẳng ảnh, vuông góc với trục dọc TL.<br />
<br />
<br />
10 P. N. Văn, …, Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định … tên lửa phòng không.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ hình 6 ta có:<br />
y1<br />
1 acr tan ;<br />
z1<br />
(25)<br />
y<br />
2 acr tan 1<br />
x1<br />
Cự ly TL-MT: R y12 z12 (26)<br />
<br />
3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH<br />
Giả thiết là TL tự dẫn bằng phương pháp tiệm cận tỷ lệ, mục tiêu cơ động theo các<br />
dạng có thể như: chuyển động thẳng đều; cơ động một phía; cơ động kiểu “con rắn”; cơ<br />
động kiểu “ống không gian”.<br />
Mục tiêu khảo sát là tìm ra tập hợp dữ liệu đo tọa độ theo công thức (16) làm cơ sở cho<br />
bài toán tính hồi quy, ngoại suy quỹ đạo mục tiêu trong “vùng mù” của ĐTD và đánh giá<br />
tọa độ góc tương đối của mục tiêu tại thời điểm kích nổ đầu đạn.<br />
Các dữ liệu ban đầu:<br />
- Tọa độ ban đầu của MT: xMT 4000m;yMT 4000m;zMT 4000m;<br />
- Tọa độ ban đầu của TL: xTL 1000m;yTL 1000m;zTL 1000m;<br />
- Tốc độ của MT: VMT 450 m/ s;<br />
- Tốc độ của TL: VTL 850 m/ s;<br />
- Thời gian bay của TL trong “vùng “mù”, tương ứng với thời gian làm việc của<br />
NNVT) nhỏ hơn 1s; kích thước “vùng mù” của ĐTD Rmu 700m; bán kính sát thương có<br />
hiệu quả của đầu đạn RHQ 50m .<br />
Mục tiêu khảo sát là đánh giá sai số góc (Δφ) tại thời điểm kích hoạt PCĐ trong mặt<br />
phẳng vuông góc với trục dọc TL trên có sở so sánh góc thực trong trường hợp giả sử TL<br />
vẫn được dẫn tới điểm gặp và góc ngoại suy trong trường hợp TL mất điều khiển trong<br />
“vùng mù”. Bằng việc chọn bậc của đa thức hồi quy theo gia tốc cơ động của MT đảm bảo<br />
cho sai số về góc không vượt quá 5 độ là đảm bảo độ chính xác cần thiết. Các tham số về<br />
vận tốc tiếp cận và tốc độ quay đường ngắm được đưa ra để làm cơ sở cho các nghiên cứu<br />
tiếp theo.<br />
3.1. Các dạng đặc trưng trong khảo sát<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 7. Quỹ đạo TL-MT trong mặt phẳng đứng (a) và ngang (b).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 66, 4 - 2020 11<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 8. Quỹ đạo thực và quỹ đạo ngoại suy của MT trong mặt phẳng ảnh<br />
a) quỹ đạo trong vòng tròn bán kính Rmu; b) quỹ đạo trong vùng sát thương Rst.<br />
3.2. Kết quả khảo sát khi mục tiêu không cơ động<br />
Bảng 1. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT không cơ động.<br />
Bậc Tốc độ góc quay Tốc độ thay đổi cự ly<br />
Quá tải Góc QĐ Góc QĐ Sai số<br />
hồi đường ngắm trong tiếp cận trong các mặt<br />
MT thực,(o) ng/suy,(o) góc<br />
quy các mặt phẳng, (o/s) phẳng, (m/s)<br />
Wmt n φT φNS Δφ (o) D N Vtc_D Vtc_N<br />
0 1 26.1499 27.4563 1.3064 -0.0008 0.0002 902.1291 880.4734<br />
Nhận xét: Khi MT không cơ động chuyển động thẳng đều, hàm hồi quy đa thức tuyến<br />
tính bậc nhất đủ để ngoại suy quỹ đạo MT trong “vùng mù” với sai số về góc chỉ 1,3064<br />
độ nên chấp nhận được.<br />
3.3. Kết quả khảo sát khi mục tiêu cơ động một phía trong mặt phẳng thẳng đứng<br />
(Wmt_N = 0)<br />
a) Trường hợp cơ động tăng độ cao Wmt_D >0<br />
Bảng 2. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động môt phía với W_D>0.<br />
Quá Bậc Tốc độ góc quay Tốc độ thay đổi cự ly<br />
Góc QĐ Góc QĐ Sai số<br />
tải hồi đường ngắm trong tiếp cận trong các mặt<br />
thực,(o) ng/suy,(o) góc<br />
MT quy các mặt phẳng, (o/s) phẳng, (m/s)<br />
Wmt n φT φNS Δφ (o) D N Vtc_D Vtc_N<br />
1g 2 35.7710 34.9537 0.8173 0.0067 0.1958 764.9082 776.4389<br />
2g 2 35.3226 34.3608 0.9618 0.0157 0.2261 731.3867 744.0496<br />
3g 3 34.4151 34.9017 0.4866 0.0223 0.2243 696.1763 709.5175<br />
4g 3 32.9873 33.4762 0.4889 0.0287 0.1260 659.6703 673.1549<br />
5g 3 31.1730 31.3540 0.1810 0.0418 -0.0951 622.2856 635.3432<br />
6g 3 28.8432 28.4901 0.3531 0.0778 -0.4755 584.5315 596.5943<br />
7g 3 25.5963 24.9239 0.6724 0.1665 -1.0634 547.1142 557.6853<br />
8g 4 20.8070 20.7369 0.0701 0.3458 -1.9168 510.8862 519.5597<br />
<br />
<br />
<br />
12 P. N. Văn, …, Đ. V. Phán, “Phương pháp giải bài toán xác định … tên lửa phòng không.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
b) Trường hợp cơ động giảm độ cao Wmt_D >0<br />
Bảng 3. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động môt phía với W_D0<br />
Bảng 4. Kết quả ngoại suy tọa độ góc khi MT cơ động sang trái với W_N>0.<br />
Quá Bậc Tốc độ góc quay Tốc độ thay đổi cự ly<br />
Góc QĐ Góc QĐ Sai số<br />
tải hồi đường ngắm trong tiếp cận trong các mặt<br />
thực,(o) ng/suy,(o) góc<br />
MT quy các mặt phẳng, (o/s) phẳng, (m/s)<br />
Wmt n φT φNS Δφ (o) D N Vtc_N Vtc_N<br />
1g 2 33.5296 32.5404 0.9892 0.0561 -0.2156 829.910 829.774<br />
2g 2 31.1748 29.6011 1.5737 0.1571 -0.4924 860.513 849.165<br />
3g 3 28.9128 30.0419 1.1291 0.3054 -0.8205 887.962 864.575<br />
4g 3 26.8008 27.6274 0.8266 0.5020 -1.2071 911.988 875.984<br />
5g 3 24.7849 24.8336 0.0487 0.7402 -1.6605 932.391 883.403<br />
6g 3 22.7096 21.8578 0.8518 1.0026 -2.1878 949.023 886.842<br />
7g 3 20.2968 19.2457 1.0511 1.2582 -2.7900 961.677 886.385<br />
8g 3 17.1147 17.9335 0.8188 1.4690 -3.4643 970.384 881.920<br />
b) Trường hợp cơ động sang phải Wmt_N