Phương pháp hệ thống từ triết học đến nghệ thuật ngôn từ_1
lượt xem 6
download
Khái niệm “quan niệm nghệ thuật” của nhiều nhà lý luận, tuy không sai nhưng nhiều lúc mơ hồ, bởi lẽ người ta quá xem nhẹ các mối liên hệ giữa quan niệm nghệ thuật với cấu trúc của một tác phẩm nghệ thuật, với những thành tố của nó
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp hệ thống từ triết học đến nghệ thuật ngôn từ_1
- Phương pháp hệ thống từ triết học đến nghệ thuật ngôn từ
- Khái niệm “quan niệm nghệ thuật” của nhiều nhà lý luận, tuy không sai nhưng nhiều lúc mơ hồ, bởi lẽ người ta quá xem nhẹ các mối liên hệ giữa quan niệm nghệ thuật với cấu trúc của một tác phẩm nghệ thuật, với những thành tố của nó, với những tác phẩm khác nhau của một tác giả. Nhiều khi họ biến “quan niệm nghệ thuật” thành vị chúa tể định đoạt cuộc đời sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ. Họ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người ở một mức độ quan trọng quá đỗi lớn lao, khiến cho hiện thực xã hội bị xóa đi một phần rất lớn trong khi chính hiện thực xã hội là nguồn gốc quyết định cho sáng tạo. Nhưng mặt khác, họ làm như sáng tạo về thế giới và con người không phải do chính nghệ sĩ tự tìm tòi, tái tạo, mà là đã có sẵn ở ngoài tác phẩm, trước khi tác phẩm ra đời, và khi nó đã được thể hiện ở tác phẩm thì đó là nhân tố quyết định giá trị và tầm quan trọng của tác phẩm! Thực ra, chẳng bao giờ có sẵn một quan niệm sáng tạo nghệ thuật ở đâu đó mà nghệ sĩ chỉ nhặt lấy là xong. Nếu chỉ như vậy thì anh ta chỉ là một gã sao chép mờ nhạt, một người thợ vụng về chứ không thể là một tác giả của những khái quát nghệ thuật độc đáo của những giá trị thẩm mỹ xuất sắc. Nghệ sĩ bậc thầy không phải là người khéo léo minh họa những quan niệm có sẵn, mà là người có khả năng tự mình tìm ra một hồi quang đầy chân thật, đầy sức mạnh của hiện thực, làm nổi rõ những phương diện mới và những con đường phát triển mới. Trong khi công nhận những yếu tố chủ yếu của các hệ thống thẩm mỹ, cần nhấn mạnh: không được tuyệt đối hóa chúng. Hơn nữa, không được xem các hệ thống đã là những hệ thống khép kín. Không phải chỉ có vấn đề tác phẩm của tác giả, các trào lưu nghệ thuật mà còn có vấn đề chúng thực hiện một chức năng xã hội và thẩm mỹ tích cực. Mặt cần nhấn mạnh ở đây là liều lượng sự liên kết nội tại của các thành tố khác nhau của tác phẩm, mỗi thành tố là một hệ thống thẩm mỹ riêng, và những thành tố chủ yếu có tính biệt lập tương đối của chúng. Mỗi tác phẩm là một thực tể lý tưởng và các thành tố của nó liên kết trong sự thống nhất ở mức độ hài hòa cao nhất. Dĩ nhiên, mọi nghệ sĩ chân chính luôn chú trọng sao cho tác phẩm của mình có được một toàn vẹn nội tại, một thống nhất sâu sắc, tức là phải thể hiện sự phong phú của hiện thực và những xung đột một cách lôgic trong hiện thực. Chính việc vật chất hóa cái đa phức đầy mâu thuẫn của hiện thực sẽ làm cho sự thống nhất và sự toàn vẹn của tác phẩm trở thành những nhân tố năng động. Sự độc lập tương đối của các thành tố chủ yếu, của một số bộ phận của tác phẩm đã biểu thị đặc biệt rõ rệt khi tác phẩm triển khai theo những đường song hành,
- khi tác giả đưa thêm những câu chuyện, những hồi, những đoạn vào tác phẩm, hoặc khi tác giả làm nổi bật lên hàng đầu nhân vật của tác phẩm. Việc dẫn dắt những tuyến sự việc song hành và đan chéo là hiện tượng thông thường trong nghệ thuật; chúng ta có thể thấy một số bộ phận đã có sự tương đối độc lập như thế nào khi xuất hiện trong tác phẩm những yếu tố ly tâm, thì điều thú vị không phải ở chỗ mức độ tương đối biệt lập của chúng, mà ở chỗ âm điệu do chúng biểu đạt. Sự giàu có bên trong, sự đa phức về âm điệu hàm chứa trong tác phẩm, vốn có tầm quan trọng lớn lao khi tác phẩm được vận động trong xã hội. Cần thấy rõ rằng, tính chất của các thành tố thuộc một hệ thống thẩm mỹ, trong một chừng mực lớn, cũng quyết định trước những đặc điểm của những “tái hòa hợp” liên tiếp xảy ra trong suốt diễn biến tồn tại lịch sử của hệ thống đó. Các thành tố hoặc các bộ phận khác nhau của tác phẩm có được sự biệt lập tương đối không phải chỉ ở cấu trúc ly tâm, mà cả khi tự sự tập trung vào một trong số các nhân vật chủ chốt. Do chỗ các nhân vật đều nằm ở nguyên điểm của hành động, việc làm nổi rõ lôgic của các tính cách mang một ý nghĩa đặc biệt đối với việc thực hiện “siêu mục tiêu” của các tác phẩm. Những nhân vật đó được làm nổi rõ không chỉ trên bình diện cấu trúc và cấu tạo mà cả trên bình diện ngữ nghĩa. Việc tuyệt đối hóa những yếu tố chủ chốt của tác phẩm thường dẫn đến sai lầm về những liên hệ cấu trúc nội tại chủ yếu vốn không chỉ liên quan đến vị trí và vai trò của những khái quát nghệ thuật trong lòng một hệ thống thẩm mỹ duy nhất. Các liên hệ giữa văn phong với phương pháp sáng tạo thường tỏ ra rất cơ động và gián tiếp. Điều này không có gì lạ khi ta xem xét tác phẩm, trào lưu văn học như là một đơn vị năng động và một tương tác của nhiều thành tố. Quả là quá giản đơn khi ta xem một hiện tượng nghệ thuật trong tổng thể của nó là xuất phát từ một hạt nhân nào đấy, có năng lực tạo ra cái khối lượng to lớn các yếu tố tạo thành nó và rồi cung cấp năng lượng cho nó. Như vậy là quên mất những thành tố chủ yếu của nó vốn trước hết nhờ vào hiện tượng, đồng thời, các quan hệ chức năng của nghệ thuật vốn nằm trong lòng của hệ thống thẩm mỹ. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, ta không thể hiểu đúng một tác phẩm ngoài bối cảnh tổng thể văn nghiệp của tác giả, ngoài bối cảnh nghệ thuật của thời đại, ngoài bối cảnh văn hóa quốc gia. Dĩ nhiên, một phân tích so sánh các tác phẩm của một tác giả cho ta thấy những nét chung của chúng và những nét riêng của từng tác phẩm. Viết từng tác phẩm, tác
- giả thường chỉ căn cứ vào một tri giác độc lập so với các tác phẩm khác của mình, trừ khi xây dựng tác phẩm 2 tập, 3 tập, hoặc thành một pho tác phẩm nối tiếp nhau về cùng một chủ đề. Việc tri giác và thấu hiểu các tác phẩm cho thấy những liên hệ nội tại giữa các thành tố của tổng thể các tác phẩm của một tác giả là khác biệt với những liên hệ trong một cấu trúc của một tác phẩm riêng lẻ. Toàn bộ các tác phẩm của một tác giả tạo nên một tổng thể, một hệ thống. Và điều này trước hết là do mọi tác giả tài năng đều có những đề tài, những ý tưởng, những hình ảnh riêng của họ. Đúng là như vậy, cho dù những cái mà họ đề cập là rất mực bao la. Toàn bộ các tác phẩm của một tác giả có những tính chất của một hệ thống còn là vì chúng mang dấu ấn cá tính nghệ thuật của tác giả. Trong quá trình tiến hóa của một tài năng lớn, dù cho có xảy ra những mâu thuẫn rất sâu sắc, chúng vẫn thường không phá vỡ tính thống nhất, tính hệ thống của hoạt động sáng tạo của tác giả. Những mâu thuẫn đó trở thành những chỉ dẫn đặc trưng của một hiện tượng nghệ thuật riêng, khu biệt nó với những hiện tượng nghệ thuật khác. Ta thường thấy có những tác giả đã từ những nguyên tác, những quan niệm nghệ thuật chuyển sang những nguyên tác, hình thái khác. Điều đó thường xảy ra ở những khúc quanh của đời sống xã hội, vào những thời điểm có những chuyển biến sâu sắc trong sự biến đổi của nghệ thuật; chẳng hạn, vào thời kỳ trường phái hiện thực thay thế trường phái lãng mạn. Có những tác giả đã kết hợp trong các tác phẩm của họ cả hai dòng nghệ thuật mà các tác phẩm ấy vẫn có tính thống nhất nhất định. Điều này là do các tác phẩm đó biểu thị một yêu cầu phải lấy dòng này thay thế dòng kia. Sự giao kết của các nguyên tắc nghệ thuật không thuần nhất như vậy, không đưa tới sự chiết trung mà tạo nên một hiện tượng hữu cơ, lý giải một giai đoạn rất quan trọng trong tiến trình tăng trưởng của nghệ thuật. Ở tiếp cận hệ thống luận phải nổi lên hàng đầu việc lý giải các trào lưu nghệ thuật với tư cách là thực thể nghệ thuật, phát sinh và vận động như thế nào trong một bối cảnh lịch sử cụ thể. Có những hiện tượng văn học thường chỉ được phân tích về khái niệm nội dung mà không đề cập gì đến nhu cầu xã hội - thẩm mỹ đối với trào lưu văn học đó với các thành tố và hệ thống thẩm mỹ của nó; tất cả những cái đó phải được xem xét là một tổng thể. Không soi sáng những cái đó thì không thể nêu ra tính độc đáo của trào lưu văn học Việc nghiên cứu hệ thống luận các trào lưu văn học sẽ khó khăn, nếu không nghiên cứu lịch sử vấn đề liên quan. Việc phân tích các liên quan đến hệ thống cần phải gắn vào đặc điểm
- chung của sự sáng tạo và phát triển của các hiện tượng nghệ thuật. Bởi vì, những gì sinh thành và vận hành trong sự vận động của nghệ thuật đều không phải là những mớ hỗn độn mà là những sáng tạo có mức độ của tính chất hệ thống, những sáng tạo đó liên hệ nhau một cách năng động và liên quan với những hiện tượng nghệ thuật trước đó. Cho nên không chỉ nghiên cứu cấu trúc của hệ thống thẩm mỹ đã định hình, mà phải nghiên cứu cả quá trình hình thành của chúng. Ở giai đoạn phát triển khoa học như hiện nay, nếu chỉ xác lập sự phụ thuộc của các hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ, của các trào lưu nghệ thuật vào những đặc điểm của thời đại, thì không còn đủ nữa, mà cần làm sáng tỏ sự nảy sinh và sự phát triển của các hệ thống thẩm mỹ, những tương tác, những xung khắc, những mâu thuẫn của chúng. Là bộ phận của nghiên cứu, phê bình văn học và nghệ thuật, việc phân tích hệ thống góp phần nâng cao việc nghiên cứu văn nghệ lên một mức. Trên đây chỉ là một số vấn đề về tiếp cận hệ thống luận được tiếp thu từ nhiều nguồn tư liệu ở nước ngoài. Còn có hàng loạt vấn đề khác không kém thú vị, như tiếp cận hệ thống luận về các liên hệ thống ở lĩnh vực thể loại, các liên hệ hệ thống trong khuôn khổ một nền văn hóa quốc gia, trong sự phát triển nghệ thuật trên phạm vi thế giới. Điều muốn nói ở đây là hãy lợi dụng các khả năng của tiếp cận hệ thống luận về nghiên cứu và phê bình để phân tích cụ thể các hiện tượng nghệ thuật chủ yếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài: Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản
25 p | 320 | 48
-
SKKN: Hướng dẫn xây dựng và làm việc với Bảng kiến thức trong dạy, học Địa lí 12 theo hướng tích cực
31 p | 168 | 35
-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Phần 1
10 p | 174 | 24
-
SKKN: Những phương pháp dạy “đọc-hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn’’
29 p | 130 | 10
-
Phương pháp hệ thống từ triết học đến nghệ thuật ngôn từ_2
6 p | 63 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm về kỹ năng sửa lỗi Tiếng Anh
25 p | 39 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn