Phương pháp huấn luyện môn cầu lông và bài tập bổ trợ nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
lượt xem 1
download
Bài tham luận này tập trung xoay quanh “Phương pháp huấn luyện môn cầu lông và bài tập bổ trợ nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một”. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của các môn thể thao. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông rộng khắp trên toàn quốc, vì vậy môn Cầu lông đã được đem vào chương trình học với nội dung tự chọn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp huấn luyện môn cầu lông và bài tập bổ trợ nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
- PHƢƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN MÔN CẦU LÔNG VÀ BÀI TẬP BỔ TRỢ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Nguyễn Thanh Lâm - ThS.Chu Thị Bảo Châu Tóm tắt: Công tác Giáo dục thể chất n ày càn đư c quan tâm nhiều ơn từ các cấp Ban ngánh. Ngoài các môn truyền thốn n ư t ể dục, đ ền kinh. Môn Cầu lông là lựa chọn đư c đôn đ o giới trẻ tham gia. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông rộng khắp trên toàn quốc, vì vậy môn Cầu lông đã đư c đem vào c ương trình học với nội dung tự chọn. Tuy n ên, t àn tíc t đấu môn Cầu lông của s n v ên Trườn Đại học Thủ Dầu Một rất khang hiếm cũn n ư trong quá trình gi ng dạy chúng tôi thấy r ng thể lực chuyên môn của sinh viên còn nhiều hạn chế. Từ khóa: nâng cao thể chất, câu lạc bộ, ngoại khóa, thể thao tự chọn, cầu lông, bài tập bổ tr … 1. Đặt vấn ề Việc giáo dục thể chất, chăm lo đời sống tinh thần nâng cao sức khoẻ cho thế hệ trẻ đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng quan tâm. Ngay sau khi thành lập nước Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh thành lập một nha thanh niên và thể dục. Người dạy... “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công...”. Công cuộc xây dựng đất nước trong tình hình mới, trong nghị quyết IV ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu “con người phát triển cao trí tuệ , cường tráng về thể chất , phong phú về tinh thần , trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới , đồng thời là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa.” Cùng với chỉ thị 36 CT/TW của ban bí thư TW Đảng khoá VIII "về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới" ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về Giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời phải kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ giáo viên, huấn luyên viên, vận động viên trẻ...” điều đó cũng nói lên yêu cầu của người giáo viên giảng dạy môn thể dục trong trường học phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, cũng như tìm ra các phương pháp mới để giảng dạy cho sinh viên đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của các môn thể thao. Đặc biệt là đáp ứng với phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông rộng khắp trên toàn quốc, vì vậy môn Cầu lông đã được đem vào chương trình học với nội dung tự chọn. Tuy nhiên, thành tích thi đấu môn Cầu lông của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một rất khang hiếm cũng như trong quá trình giảng dạy chúng tôi thấy rằng thể lực chuyên môn của sinh viên còn nhiều hạn chế. Nên trong bài tham luận này. Chúng tôi tập trung xoay quanh “Phương pháp huấn luyện môn cầu lông và bài tập bổ trợ nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một” 2. N i dung 56
- 2.1 Thực trạng giảng dạy môn cầu lông hiện nay Trong chương trình giảng dạy giáo dục thể chất môn Cầu lông các bạn sinh viên chỉ được học các kỹ thuật, phương pháp tập luyện, các bài tập bổ trợ. Nhưng do thời gian học khá khiêm tốn chỉ 45 tiết. Do vậy mà kĩ thuật, thể lực chưa đạt được thành tích cao. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ và có phương pháp huấn luyên phù hợp thì: Thứ nhất : Sinh viên chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. Thứ hai : Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện. Thứ ba: Phương pháp tập luyện không phong phú, đa dạng thì làm cho sinh viên cảm thấy nhàm chán. Thứ tư: Phương pháp huấn luyện không phù hợp thì không nâng cao được thành tích, cũng như không tạo được hứng thú cho sinh viên. Với phong trào Cầu lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các bạn sinh viên lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giảng viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các bạn sinh viên và gây mất hứng thú về học môn cầu lông. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, sinh viên tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho sinh viên, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. 2.2 P ƣơn p áp uấn luyện kỹ thuật cầu lông Trang bị đầy đủ, toàn diện các kĩ thuật cầu lông hiện đại, nắm vững và phối hợp các kĩ thuật trong những tình huống diễn biến phức tạp của điều kiện thi đấu. Phát huy cao độ những hiệu quả sử dụng hiệu quả kĩ thuật trong những tình huống phức tạp của điều kiện thi đấu. Thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật kết hợp với việc phát triển các tố chất và năng lực liên quan để tăng cường hiệu quả sử dụng kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu.[2] Quá trình huấn luyện kĩ thuật cần quán triệt những yêu cầu sau: Đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc giảng dạy đi từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến chưa biết. Giảng dạy kĩ thuật phải được tiến hành một cách tuần tự hợp lí sao cho có thể tận dụng được những qui luật của chuyển kĩ xảo trong giảng dạy động tác. Thường xuyên theo dõi các diễn biến quá trình tiếp thu kĩ thuật, sửa chữa các sai lầm mà người học mắc phải một các kịp thời. 57
- Sử dụng phối hợp một cách khoa học và hợp lí các phương pháp huấn luyện trong GDTC để nhằm gúp người học tiếp thu nhanh các kĩ thuật cần trang bị trong quá trình tập luyện. Ở giai đoạn đầu cần giảng dạy cho người học nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ của động tác mình cần học thông qua việc sử dụng các phương pháp trực quan để học có khái niệm tư duy đúng đắn về kĩ thuật của giáo viên đề ra, với các kĩ thuật phức tạp khi tiến hành có thể đơn giản hoá bằng các phương pháp phân chia hay sử đụng các bài tập bổ trợ để dẫn dắt cho người tập dễ dàng thực hiện kĩ thuật một cách chính sách với chất lượng cao. Quá trình này không chỉ thực hiện vài lần mà cần được tiến hành từ ngày này sang ngày khác, từ buổi học này sang buổi học khác làm cho người tập có định hướng đúng về kĩ thuật và độ khó cũng được tăng dần lên theo tương ứng với khả năng tiếp thu của người tập. Ở giai đoạn này, khi tiếp thu kĩ thuật cầu lông người tập không thể tránh khỏi mắc phải sai lầm. Các sai lầm mắc phải do nhiều các nguyên nhân khác nhau, nhưng thường được thể hiện sai ở các điểm như: động tác bị cứng vai, phương hướng nhịp điệu chưa đúng, chưa phối hợp được lực đánh cầu, điểm tiếp xúc cầu sai, v,v…Bởi vậy sửa chữa sai lầm cho người tập khi thực hiện kĩ thuật ở giai đoạn này là nhiệm vụ quan trọng của người GV. Người thầy cần sớm phát hiện những lỗi sai, tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục lỗi sai lầm đó cho người học một cách kịp thời mới có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Kết thúc giai đoạn này người tập phải tiếp thu được kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên các động tác thực hiện còn thô thiển và thể hiện ở mức độ chuẩn xác chư cao, chưa điều chỉnh được đường cầu theo ý muốn, dùng sức nhiều mà hiệu quả đánh cầu chưa được cao, động tác phối hợp chưa được nhịp nhàng. Giai đoạn huấn luyện sâu cần nâng cao kĩ thuật của người học đến mức độ tương đối hoàn thiện. Các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh với độ chính xác cao về không gian, thời gian và nhịp điệu. Các bài tập thực hiện kĩ thuật cần đựơc thực hiện liên tục với độ khó tăng dần. Mặc dù việc thực hiện kĩ thuật ở giai đoạn này còn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính xác của kĩ thuật, độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu phải được tăng lên. Các động tác kĩ thuật của cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kết hợp các yếu tố sức mạnh, sức nhanh ,sức bền và khéo léo trong kĩ thuật. Bởi vậy ngay ở giai đoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập luyện với các tố chất liên quan, đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực gập mở cổ tay trong các kĩ thuật đánh cầu. Nếu như ở giai đoạn đầu các động tác đánh cầu cần thực hiện với biên độ rộng của cánh tay thì ở giai đoạn này biên độ hoạt động của cánh tay cần hạn chế và bù vào đó là mở rộng biên độ hoạt động của cổ tay để tăng lực đánh cầu và điều chỉnh đường cầu cho chính xác, tiết kiệm và hiệu quả cao. Giai đoạn củng cố và hoàn thiện. Tiếp theo giai đoạn trước, ở giai đoạn này các kĩ thuật cầu lông cần được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của người học, đồng thời có thể thực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau của những tình huống thi đấu. 58
- Trong các giai đoạn này cần cho người tập thực hiện các bài tập phối hợp đặc biệt là các bài tập phối hợp giữa các kĩ thuật di chuyển với các kĩ thuật đánh cầu khác nhau ở nhiều điểm trên sân, những bài tập theo yêu cầu của chiến thuật và các bài tập thi đấu có hạn chế toàn diện để người tập thích nghi dần với những yêu cầu phức tạp trong thi đấu cầu lông. Tiếp tục tăng cường phát triển các tố chất thể lực có liên quan đến yêu cầu thực hiện kĩ thuật cũng là nhiện vụ quan trọng ở giai đoạn này. Bởi kĩ thuật cầu lông chỉ thật sự có hiệu quả thông qua việc kết hợp hoàn hảo của kĩ thuật với các tố chất hỗ trợ cho kĩ thuật đó mà thôi. 2.3 Các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh. Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v…Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.v…Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện. Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được chúng tôi đưa vào cho sinh viên tập luyện các bài tập sau. đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu. Bài tập1: Ném cầu xa. Bài tập2: Lắc cổ tay. Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu. Bài tập3: Bật cóc 4 bước. Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân. Các bài tập phát triển sức nhanh. Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kĩ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho sinh viên được tôi chọn đưa vào đó là: Bài tập1: Nhảy dây. 59
- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kĩ thuật đánh cầu. Bài tập2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang. Bài tập3: Di chuyển lên xuống 6,7 m. Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập. Nhóm các bài tập phát triển sức bền. Trong môn cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho sinh viên tập những bài tập sau:[7] Bài tập1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi. Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu. Bài tập2: Di chuyển 4 góc sân. Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động). Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng. Năng lực liên kết được thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của cầu lông. Nó bắt đầu khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kĩ thuật đánh cầu ngang. Trong mỗi kĩ thuật đơn lẻ khi ta giảng dạy kĩ thuật cho sinh viên việc kết hợp các động tác đặt chân chuyển trọng tâm cơ thể đến hoạt động của tay đòi hỏi người học phải liên kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách chính xác mới đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi. Bài tập1: Di chuyển nhặt cầu. Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động. Bài tập2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và nghịch tay qua lưới vào ô 1,98 m. Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kĩ thuật đã học, kĩ thuật thấp thuận và ngược tay. Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn cầu lông mà tôi đưa vào giảng dạy cho sinh viên trong thời gian các em học nội dung cầu lông. Với thời lượng tập luyện chính khóa trên lớp chỉ 45 tiết nhưng với hệ thống các 60
- bài tập bổ trợ nói trên chúng tôi mong rằng sẽ khắc phục được phần nào các khuyết điểm về thể lực chuyên môn để các bạn sinh viên có thêm thể lực thực hiện chính xác các kỹ thuật và chiến thuật khi tập luyện và thi đấu. Do bài tham luận còn chưa có nhóm đối chứng và thực nghiệm cụ thể như một đề tài để so sánh sự khác biệt khi vận dụng các bài tập nói trên. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm giảng dạy và quan sát sư phạm nhóm tác giả thấy rằng đây là bước đầu cho những nghiên cứu sâu hơn. 3. Kết luận và kiến nghị Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn học cầu lông cho sinh viên, c h ú n g tôi thấy thể lực, thành tích của sinh viên được nâng lên rõ rệt. Từ đó các sinh viên thực hiện kĩ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao (chơi cầu lông) ở ngoài giờ học, ở nhà, ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng xéc đấu. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị tập luyện đúng tiêu chuẩn để kích thích sự ham muốn hăng say luyện tập của vận động viên nhằm đạt thành tích. Có thể sử dụng hệ thống các bài tập trên để đưa vào quá trình giảng dạy và huấn luyện nội dung Cầu lông và Đá cầu. Do chương trình dạy liên tục 5 tiết/buổi/ tuần vì vậy cần chia nhỏ số tiết trên buổi tập để tăng cường thời gian để tập luyện cho sinh viên, góp phần nâng cao sức khỏe. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Châu Vĩnh Huy, Huỳnh Đắc Tiến, Nguyễn Thế Lưỡng, 2016, “Giáo trình Cầu Lông”, Nxb ĐHQG. [2]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2002), Lý luận và p ươn p p TDTT, NXB TDTT H Nội. [3]. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 01 tháng 12 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 [4]. Văn bản 531/ĐHTDM-ĐTDH ngày 26/09/2017 về việc tổ chức dạy và học GDTC-GDQP&AN. [5]. Tổng Cục TDTT, 2013,“Luật t đấu Cầu Lông”, Nxb TDTT. [6].http://thptnghen.edu.vn/vi/download/Sang-kien-kinh-nghiem/Mot-so-phuong- phap-huan-luyen-the-luc-mon-cau-long-cho-hoc-sinh-lop-12-THPT.html [7]. http://sangkienkinhnghiem.org/de-tai-mot-so-kinh-nghiem-nang-cao-suc-ben-cho- hoc-sinh-nang-khieu-cau-long-cap-thcs-3128/ 61
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp giảng dạy và huấn luyện đá cầu
133 p | 296 | 74
-
Giáo trình Cầu lông: Phần 2 - Trường Đại học Thể dục Thể thao I
206 p | 29 | 8
-
Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện môn giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II
8 p | 107 | 6
-
Lựa chọn bài tập phát triển kỹ thuật thể lực cho vận động viên cầu lông năng khiếu U13 thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 11 | 4
-
Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản cho nữ vận động viên đội tuyển cầu lông trường trung học cơ sở An Hòa 1 thành phố Cần Thơ
5 p | 22 | 4
-
Thực trạng sức bền của nữ vận động viên bơi lứa tuổi 15-16 Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội
6 p | 40 | 3
-
Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
6 p | 22 | 3
-
Đánh giá phát triển sức bền của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 17-18 Trung tâm TDTT quận Thủ Đức với việc áp dụng kế hoạch huấn luyện sau 16 tuần
7 p | 29 | 3
-
Xây dựng nội dung đánh giá thể lực trong môn Cầu lông cho các sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 29 | 2
-
Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho nam học sinh đội tuyển cầu lông trường THPT Đoan Hùng Phú Thọ
7 p | 40 | 2
-
Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản trong môn cầu lông cho đội tuyển nam trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM sau 1 năm tập luyện
4 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 15-16 trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Quảng Trị
5 p | 22 | 2
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện đội tuyển cầu lông sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
4 p | 90 | 2
-
Thực trạng huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 14-15 tỉnh Bắc Giang
7 p | 17 | 2
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy sinh viên chuyên ngành Cầu lông ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
5 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho sinh viên chuyên ngành Cầu lông năm thứ 3 trường Đại học TDTT Đà Nẵng
7 p | 16 | 1
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập thể lực cho sinh viên học môn Cầu lông trường Đại học Xây dựng Hà Nội
7 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn