intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis gây nên, có thể truyền trực tiếp từ lợn sang người và gây nên các bệnh nguy hiểm. Bệnh do liên cầu lợn gây ra diễn biến đột ngột nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh từ đâu? Sau bát tiết canh lợn 3 ngày, ông T.X.T. phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, hoại tử da ở nhiều nơi trên cơ thể. Ông T. còn có dấu hiệu của tình trạng sốc nhiễm độc và cuối cùng bác sĩ đã kết luận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn

  1. Phương pháp phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn Bệnh liên cầu lợn do Streptococcus suis gây nên, có thể truyền trực tiếp từ lợn sang người và gây nên các bệnh nguy hiểm. Bệnh do liên cầu lợn gây ra diễn biến đột ngột nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh từ đâu? Sau bát tiết canh lợn 3 ngày, ông T.X.T. phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, hoại tử da ở nhiều nơi trên cơ thể. Ông T. còn có dấu hiệu của tình trạng sốc nhiễm độc và cuối cùng bác sĩ đã kết luận ông bị nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận do liên cầu lợn và có nguy cơ tử vong cao. Rất may sau một tuần điều trị tích cực thì ông T. đã qua được cơn nguy kịch…
  2. Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn đang được điều trị Theo TS. Phạm Thanh Thủy – Phó chủ nhiệm khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thì liên cầu lợn (Streptococcus suis) là một loại vi khuẩn gram dương, là một tác nhân gây bệnh quan trọng ở lợn và mới được phát hiện là căn nguyên gây bệnh ở người. Người có thể nhiễm liên cầu lợn qua tiếp xúc trực tiếp với lợn nhiễm bệnh trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, hoặc do ăn phải chế phẩm còn sống từ lợn mắc bệnh (tiết canh, thịt tái…). Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh diễn biến nặng do thiếu hiểu biết
  3. Nhiễm liên cầu lợn ở người có thể rất nghiêm trọng; các thể bệnh thường gặp là viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Ở thể viêm màng não mủ, bệnh nhân thường có biểu hiện như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, lơ mơ, nếu nặng có thể có co giật, hôn mê sâu. Với thể nhiễm trùng huyết, bệnh nhân bị sốt cao, có biểu hiện của tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, có thể còn nổi ban hoại tử trên da mặt, đầu, chân, tay… nhiều trường hợp còn dẫn đến suy đa phủ tạng và dẫn đến tử vong. Giảm thính lực là hậu quả của bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do những hiểu biết về bệnh liên cầu lợn còn hạn chế, và đa số người dân chưa có những kiến thức cơ bản về nhận dạng, phòng tránh bệnh. Khi bệnh nhân đã bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nếu để muộn thì tỉ lệ tử vong cao, còn nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể sống và ít để lại di chứng. Với thể viêm màng não thì bệnh nhân có thể bị giảm thính lực từ nhẹ đến nặng.
  4. Các biện pháp phòng bệnh Để phòng bệnh, phải nấu chín các thức ăn có nguồn gốc từ lợn, không ăn tiết canh. Người có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn nhiều, cần đi khám bệnh sớm. Với người làm nghề giết mổ lợn, phải tuân theo các quy định: Không giết mổ lợn bị bệnh; không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để, tránh gây nhiễm ra môi trường và cộng đồng mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ…); nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn. Khi giết mổ hoặc tiêu hủy lợn nhiễm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ. Đối với người chế biến thức ăn: Giữ cho khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ và rửa tay sau khi thao tác; khi lưu trữ, bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh; không dùng dụng cụ chế biến thịt sống để chế
  5. biến thực phẩm chín (dao, thớt); rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt; sản phẩm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2