intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 2

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

122
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'phương pháp thăm khám một người bệnh mắc bệnh máu – phần 2', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 2

  1. PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH MÁU – PHẦN 2 XÉT NGHIỆM TUỶ I. HÌNH THÁI HỌC TẾ BÀO. Tuỷ xương sinh sản ra các tế bào thuộc ba dòng: hồng cầu, bạch cầu có hạt và tiểu cầu. Dòng bạch cầu đơn nhân to có nguồn gốc tổ chức liên võng nội mạc. Các tế bào dòng này cũng có tạo thành trong tuỷ xương, nhưng chủ yếu là ở lách và hạch. 1. Dòng hồng cầu. Đi từ non đến già, ta có: - Tiền hồng cầu non, - Hồng cầu non ưa bazơ. - Hồng cầu non đa sắc. - Hồng cầu non ưa axit.
  2. - Hồng cầu trưởng thành không nhân. Giữa loại hồng cầu trưởng thành với hồng cầu non ưa axit có một loạt những loại hồng cầu còn di tích của nhân: hồng cầu màng lưới thể Jolly, vòng Cabot. 2. Dòng bạch cầu có hạt. Từ non đến giá: - Tuỷ bào non. - Tiền tuỷ bào. - Tuỷ bào. - Hậu tuỷ bào. - Stab. - Bạch cầu đa nhân (giống như bạch cầu ngoại vi, nhưng nhân ít có mùi hơn), loại ưa bazơ, ưa axit, trung tính. 3. Dòng tiểu cầu. Theo đa số các tác giả, dòng này có: - Mẫu tiểu cầu non.
  3. - Tiền mẫu tiểu cầu. - Mẫu tiểu cầu. II. TUỶ ĐỒ. Trong nhiều trường hợp xét nghiệm công thức máu ngoại biên không biết được tình trạng tổn thương của các tế bào máu (như trong bệnh bạch cầu thể ẩn). Lúc đó phải lấy máu trong tuỷ x ương (tuỷ đồ) để xem. Đa số là chọc ở trong tủy xương chậu hoặc xương ức. Cũng có khi chọc ở xương chày hoặc nơi khác. 1. Kết quả bình thường. Giới hạn sinh lý của tuỷ đồ rất thay đổi. Đây chỉ nêu một tuỷ đồ bình thường: Dòng hồng cầu Tiền hồng cầu non. 6 Hồng cầu non ưa bazơ. Hồng cầu non ưa axit. 10 Hồng cầu bình sắc (già)
  4. Dòng bạch cầu Dòng tuỷ Tuỷ bào non 2,5 Tiền tuỷ bào 1,5 Tuỷ bào trung tính - Ưa Axit - Ưa Bazơ 17,5 2,5 0 Hậu tuỷ bào trung tính - Ưa Axit
  5. - Ưa Bazơ 12 0,5 0 Bạch cầu đa trung tính - Ưa Axit - Ưa Bazơ 32,5 2 0,04 Dòng tân Bạch cầu Lymphô 9,5 Bạch cầu đơn nhân to 2,5
  6. Dòng một nhân Tương bào và tế bào Turck 0,9 Dòng tiểu cầu Mẫu tiểu cầu 0,06 Tỷ lệ: dòng bạch cầu có hạt/ Dòng hồng cầu = 3,4 – 4,5 2. Bệnh lý: Có bốn trường hợp thay đổi bệnh lý: 2.1. Qúa sản: còn gọi là phản ứng tuỷ xương) gặp trong các bệnh thiếu máu do mất máu cấp. Đặc biệt là quá sản dòng hồng cầu. 2.2. Qúa sản các tế bào ác tính: Có thể là:
  7. - Qúa sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: các bệnh bạch cầu. - Qúa sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: bệnh Vaquez (érythremie). - Qúa sản cả hai dòng: lúc đó gọi là bệnh hồng bạch cầu cấp (érythroleucemic). 2.3. Thiểu sản tuỷ: Tế bào tuỷ rất nghèo nàn. Có thể thiểu sản một trong ba d òng hoặc cả ba dòng: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu: bệnh suy tuỷ. 2.4. Xuất hiện các hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste): Bình thường loại này không có trong tuỳ xương. Ngoài sự tăng thể tích rất lớn, người ta còn thấy trong hồng cầu này, có sự thay đổi trong cấu trúc của tế bào. Ngoài các xét nghiệm về công thức máu và tuỷ đồ, trong một số trường hợp người ta còn chọc hạch làm hạch đồ, chọc lách làm lách đồ hay làm nghiệm pháp co lách. Những xét nghiệm này ít có tác dụng thực tế. CÁC XÉT NGHIỆM VỀ ĐÔNG MÁU, CẦM MÁU. Ta biết rằng hiện tượng máu cầm chảy là tổng hợp các quá trình sinh lý làm cho máu ngừng chảy. Có ba giai đoạn: Giai đoạn 1: giai đoạn thành mạch, có hiện tượng co mạch, làm hẹp chỗ đứt mạch.
  8. Giai đoạn 2: giai đoạn tiểu cầu: tiểu cầu tập trung ở chỗ vết thương tạo thành một cái nút cầm máu. Nút này không bền vững, dễ bị vỡ, gây chảy máu lại. Giai đoạn 3: giai đoạn huyết tương. Fibrin tạo thành một lưới làm cho các tiểu cầu tập trung được vũng chắc. Do vậy, sự hình thành cục máu đông nối liền với hiện tượng tạo thành chất Fibrin. Theo Bordet, sự tạo thành Fibrin có hai thì: - Thì đầu: dưới tác dụng của Tromboplastin, với sự hiện diện củ a các protrombin trong huyết tương biến thành trombin. - Thì hai: trombin tạo thành biến fibrinogen thành fibrin. I. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN THÀNH MẠCH. 1. Đo sức bền của thành mạch. Làm nghiệm pháp dây thắt, ống giác, kim châm (xem bài thiếu máu). 2. Đo thời gian máu chảy: Thời gian này không những chỉ phát hiện yếu tố thành mạch, mà còn phát hiện cả yếu tố tiểu cầu. Bình thường là 2-5 phút. Thời gian kéo dài: khi quá 15 phút máu còn chảy. II. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN TIỂU CẦU.
  9. 1. Xét nghiệm tiểu cầu: Số lượng, hình thể, độ tập trung (xem phần trên). 2. Đo thời gian đo cục huyết: Bình thường từ 2- 4 giờ, trong ống nghiệm, cục huyết đo lại rõ rệt. Sau 8 giờ, thể tích cục cục huyết chỉ còn bằng 1/3 thể tích lúc đầu. Trong bệnh thiếu tiểu cầu, cục huyết không co lại được. III. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN HUYẾT TƯƠNG. 1. Nghiên cứu sự đông máu toàn bộ: 1.1. Đo thời gian đông máu: Bình thường từ 8-15 phút . trên 25 phút là bệnh lý rõ rệt. Từ 15 – 25 phút là nghi ngờ, cần làm lại hoặc theo dõi thêm. 1.2. Đo thời gian Howel (thời gian đông huyết tương). Cho xitrat vào máu để chống đông (xitrat làm kết tủa Ca trong máu). Sau đó lại cho Ca vào chỗ huyết tương này. Thời gian làm huyết tương đông lại là thời gian Howel. Bình thường từ 2-4 phút (xét nghiệm tiến hành ở nhiệt độ 370C. Kéo dài trong bệnh máu không đông (hémophilie). 1.3. Nghiệm pháp chịu đựng heparin:
  10. Để kiểm tra tình trạng máu dễ đông hay khó đông. Thường áp dụng trong các bệnh hay gây huyết khối như viêm tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim. Phương pháp tiến hành theo Oulier: dựa trên nguyên tắc lấy huyết tương cho vào các dung dịch heparin – canxi ở đậm độ khác nhau trong nhiều ống rồi tính thời gian Howel (thời gian đông huyết t ương). Phải làm song song với huyết tương người bình thường để làm chứng. Kết quả: bình thường, huyết tương ở ống nghiệm thứ tư (có 2 đơn vị heparin) đông từ 8-15 phút. Nếu đông nhanh là tình trạng dễ đông (đề phòng có huyết khối xảy ra). 2. Nghiên cứu từng yếu tố huyết tương trong đông máu. 1.1. Thời gian Quick. Protrombin rất cần thiết cho việc đông máu để cấu tạo thành trombin. Hiện tại ta chưa định lượng được chất này, mà chỉ biết giá trị của nó qua ph ương pháp tính thời gian quick. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tính thời gian đông của huyết tương đã được kháng đông bằng Na xitrat hay Oxalat, nay lại được đặt trong mỗi trường có Ca đồng thời có thừa Trombopplastin.
  11. Kết quả: bình thường thời gian Quick là 12 giây với tỷ giá protrombin là 100% ( phải so sánh với một người được chọn làm chứng). Thời gian Quick dài và tỷ giá protrombin hạ trong các bệnh về gan: vàng da, xơ gan… do thiếu vitamin K và nhiễm độc thuốc chống đông dicumarol. 1.2. Nghiệm pháp tiêu thụ protrombin: Để đo gián tiếp lượng tromboplastin trong huyết tương. Dực trên nguyên tắc: trong quá trình đông máu, toàn bộ số lượng trombinboplastin trong huyết tương được sử dụng để chuyển một phần protrombin thành trombinb. Phần protrom còn lại gọi là protrombin cặn.bình thường tỷ lệ protrombin cặn từ 10 đến 20% (như vậy là đã có từ 80 – 85% protrombin chuyển thành trombin dưới tác dụng của tromboplastin). Khi tỷ lệ protrombin cặn tăng cao (có khi đến 60% - 80%) chứng tỏ là số lượng tromboplastin huyết tương bị giảm sút. Do vậy, qua nghiệm pháp tiêu thụ protrombin, ta tính được gián tiếp số lượng tromboplastin huyết tương. 1.3. Nghiệm pháp sinh tromboplastin. Còn gọi là nghiệm pháp Biggs. Douglas. Nghiệm pháp cho biết trực tiếp số l ượng tromboplastin và phân tích hệ thống của chất này cùng các rối loạn của nó. 1.4. Định lượng fibrinogen.
  12. Bình thường là 3-5g trong một lít huyết tương . Dưới 3g có thể ảnh hưởng đến việc đông máu, gặp về các bệnh tổn thương tế bào gan. 1.5. Chi đàn tính máu đông thromboélastographie. Đây là một xét nghiệm rất mới do Harter phát hiện, xét nghiệm cho bíết to àn bộ về quá trình đông máu để bổ sung cácc xét nghiệm đã kể trên, nhưng không thể thay thế được biểu đồ đàn tính máu đông (thromboélastogramme) bình thường biểu diễn với hình thức một âm thoa. Các hằng số chiều dài biểu hiện thời gian đông máu. Hằng số chiều dọc hay còn gọi là biên độ cực đại cho biết hoạt động tiểu cầu – fibrinogen.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2