Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng
lượt xem 54
download
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng
- Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy luật hình thành, phát triển và hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền. Bất cứ ở đâu, lúc nào nếu xa rời những yêu cầu khách quan được đặt ra từ các quy luật này đều khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Bản chất của quyền lực chính trị là thống nhất. Cho nên, không có vấn đề phân chia tách rời quyền lực chính trị giữa Đảng và Nhà nước. Vấn đề là ở phương thức thực hiện quyền lực: phạm vi và mức độ thực hiện quyền lực chính trị do Đảng trực tiếp thực hiện đối với xã hội như trước đây cần và có thể phải thu hẹp, giảm dần, tiến đến mục tiêu phải được chủ yếu thực hiện thông qua nhà nước. Trong một xã hội vận hành theo các quy luật của nền dân chủ, thì quyền lực chính trị cần phải được hợp pháp hóa thông qua hoạt động của nhà nước. Thực tiễn cầm quyền của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã có bước tiến lớn theo hướng này. Vấn đề đặt ra từ đây là một mặt, phải bảo đảm sự thống nhất giữa Đảng và Nhà nước, phòng ngừa nguy cơ tách biệt Đảng và Nhà nước trong việc lãnh đạo, tổ chức thực thi quyền lực quản lý, mặt khác, phải phân biệt những quyền hạn của Đảng đối với xã hội, đối với nhà nước với tư cách là Đảng cầm quyền với những quyền hạn của bộ máy nhà nước trong quản lý các mặt đời sống kinh tế, xã hội theo pháp luật, phòng tránh nguy cơ đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước trong xử lý cụ thể những vấn đề quản lý mà từ đó có thể làm suy yếu chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của nhà nước. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề xuất phát từ khác sự khác nhau về vị trí, vai trò, phương
- thức thực hiện quyền lực giữa Đảng và nhà nước, mà hơn thế, còn là vấn đề liên quan đến việc bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, bền vững của các cơ sở hợp pháp cho vị trí, vai trò của Đảng cầm quyền và của Nhà nước. Đảng tôn trọng vai trò của Nhà nước, trước hết, là tôn trọng các cơ sở hợp pháp bảo đảm cho Nhà nước thực hiện đúng, đầy đủ được vai trò và các chức năng quản lý của nó đối với toàn xã hội, tức là các cơ sở hợp pháp cho quyền uy của bộ máy nhà nước, trong xã hội hiện đại trước hết là bảo đảm tính dân chủ thực sự của các cuộc bầu cử và tính thực quyền của các cơ quan dân cử. Ngược lại, Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bởi vì, Đảng là sự biểu hiện tập trung ý chí, mục tiêu và con đường đi lên của toàn xã hội, là nguyện vọng của nhân dân, mà tự thân Nhà nước không thể đưa ra được, không thể tự xác định được vấn đề này. Lịch sử đã cho thấy rõ, trong bất cứ một xã hội nào đều phải có một lực lượng chính trị chi phối, vạch ra và định hướng con đường đi cho xã hội đó. Là hình thức tổ chức bao trùm và tập trung nhất của xã hội, Nhà nước buộc phải theo các quy luật phát triển của xã hội, mà việc nhận thức được các quy luật này luôn thuộc về những người của một lực lượng chính trị nhất định trong xã hội. Chính vì vậy, cơ sở hợp pháp đầu tiên và quan trọng nhất của một đảng lãnh đạo, một đảng cầm quyền là nó có đủ khả năng nhận thức được những vấn đề mang tính quy luật tồn tại và phát triển của xã hội, giải đáp được những mẫu thuẫn cơ bản của xã hội để định hình được mục tiêu và còn đường đi lên cho xã hội đó. Đảng phải tự khẳng định niềm tin của mình vào con đường đi lên đó của xã hội từ chính sự hy sinh, phấn đấu không ngừng cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của xã hội. Và tự nhân dân, chứ không phải ai khác, sẽ là người đánh giá tính đúng đắn của con đường và mục tiêu mà lực lượng chính trị đã vạch ra qua những lợi ích mà họ tin tưởng và nhận được từ thực tế cuộc sống, để từ đó đi theo, ủng hộ và xác định vai trò cho lực lượng chính trị đó đối với xã hội, đối với nhà nước. Như vậy, sự lãnh đạo của một lực lượng chính trị đối với nh à nước là một nhu cầu tất yếu, nhưng đó là sự tất yếu xuất phát từ sự lựa chọn của nhân dân. Nhân dân là người quyết định vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của một lực lượng chính trị, lực lượng chính trị
- đủ sức vạch ra con đường phát triển đi lên tất yếu của xã hội và đủ sức lôi cuốn, tập hợp, đoàn kết các lực lượng xã hội khác tin tưởng vào mục tiêu chính trị của mình. Nhà nước chính là sự biểu hiện tập trung quyền làm chủ của nhân dân đối với tất cả các vấn đề của đất nước, của dân tộc. Nhà nước là chủ quyền của toàn thể nhân dân. Tôn trọng nhà nước chính là tôn trọng vai trò và quyền làm chủ của nhân dân, tức là quyền lực của nhân dân. Cùng với tiến trình dân chủ hóa các mặt đời sống kinh tế - xã hội và quá trình từng bước hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thì phạm vi các vấn đề kinh tế, xã hội do nhà nước quyết định đúng với vai trò, chức năng thực sự của nó sẽ ngày càng mở rộng lớn hơn, thực chất hơn, bởi vì xã hội càng trở nên phức tạp thì việc tổ chức thực thi quyền lực công càng trở nên khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có những phương thức và công cụ bảo đảm cho việc thực thi quyền lực đó, mà chỉ duy có nhà nước mới có đầy đủ các cơ sở hợp pháp và đủ sức mạnh, đủ công cụ, phương tiện để sử dụng và sử dụng một cách có hiệu quả. 2. Nguồn gốc, nội dung quyền lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực quản lý của Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, do nhân dân v à vì nhân dân; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đều phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, do vậy không thể đặt cơ quan của Đảng, đường lối, chính sách của Đảng lên trên pháp luật hoặc đặt bên cạnh pháp luật và ngược lại. Nhưng cũng không thể tách rời Đảng với Nhà nước; tách rời đường lối, chính sách của Đảng với pháp luật. Bộ máy nhà nước phải lấy đường lối, chính sách của Đảng làm mục tiêu, định hướng cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của mình. Theo đó, pháp luật do nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện phải thể hiện được đầy đủ, sâu sắc quan điểm, nội dung đường lối, chính sách của Đảng. Ngược lại, vai trò và chức năng của nhà nước và của pháp luật phải đ ược coi trọng và không ngừng hoàn thiện để không
- những biến những quan điểm, định hướng chính trị của đảng cầm quyền thành các chương trình và hành động của toàn xã hội, mà còn để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện đ ường lối, chính sách của Đảng cầm quyền trong thực tiễn cuộc sống. Nói cách khác, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều có vai trò, chức năng riêng của nó không thể thay thế cho nhau. Do vậy, không nên và không thể nhầm lẫm hoặc đồng nhất hai loại vai trò và chức năng này để từ đó đối lập đường lối, chính sách của Đảng với pháp luật. Cần phải thấy rõ đường lối, chính sách của Đảng là linh hồn của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật; pháp luật vì vậy không đơn giản là cái vỏ hợp pháp hóa đường lối, chính sách của Đảng. Về bản chất, pháp luật là các quy tắc xử sự chung của đời sống xã hội được hình thành và vận động một cách khách quan; nh à nước là người nhận thức và ghi nhận chúng một cách sáng tạo và bảo đảm cho chúng được thực hiện thống nhất trong xã hội theo các quan điểm và định hướng chính trị, vì lợi ích của nhân dân; pháp luật trở thành hình thức pháp lý biểu hiện nhu cầu vận động của các quy luật khách quan, chính vì vậy, nó đặt mọi công dân, mọi thiết chế xã hội và ngay cả bản thân việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dưới sự chi phối tuyệt đối của nó. Với t ư cách là một tổ chức chính trị - một bộ phận cấu thành của xã hội, Đảng phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, tức là chịu sự ràng buộc của pháp luật; mặt khác, cũng không quá đơn giản coi pháp luật chỉ là công cụ để Đảng chuyển tải và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng. Trong thực tế, vẫn còn cách tư duy, cách làm như trước đây, coi đường lối, chính sách của Đảng có thể bao quát và quyết định tất cả mọi công việc của nhà nước, của xã hội và có giá trị thi hành trực tiếp đối với xã hội mà không cần phải thể chế hóa thành pháp luật. Mặt khác, cũng do ch ưa có nhận thức đúng về vai trò và chức năng của pháp luật, coi pháp luật chỉ thuần túy là công cụ đơn giản để hợp pháp hóa và để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, chính vì thế mà coi đường lối, chính sách của Đảng có vị trí, vai trò đứng trên pháp luật, đứng trên Nhà nước.
- Đảng tôn trọng vai trò của Nhà nước phải nhìn từ hai phía, một mặt, trên cơ sở thừa nhận sự độc lập và hoạt động sáng tạo của Nhà nước, Đảng không can thiệp vào việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền theo quy định pháp luật của bộ máy nhà nước, mặt khác, bản thân Nhà nước phải tự thể hiện và khẳng định được vai trò của mình trong việc giải quyết những công việc thuộc chức năng, thẩm quyền. Cái gì tạo ra vai trò của nhà nước? Đó chính là quyền lực và việc tổ chức thực thi quyền lực. Nhà nước phải có đủ quyền lực để vận hành được đầy đủ, đồng bộ các chức năng, thẩm quyền theo sứ mệnh mà xã hội trao cho nó để quản lý xã hội, đồng thời vấn đề quan trọng hơn là chính bộ máy nhà nước phải tự kiểm soát được vận hành quyền lực của mình để toàn bộ quyền lực nhà nước luôn được bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, để quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân, được sử dụng vì lợi ích của nhân dân, phòng tránh nguy cơ lạm dụng, tha hóa quyền lực. Nhà nước tự giới hạn quyền lực của mình trong khuôn khổ pháp luật và tự kiểm soát lấy quyền lực được nhân dân trao cho là thể hiện tính trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, để nhà nước luôn luôn là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Sự hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở khách quan để Đảng không cần thiết phải can thiệp trực tiếp, cụ thể, sự vụ vào hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực tế cho thấy, việc không ho àn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có ảnh hưởng tiêu cực đến việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, làm hạn chế chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng và nhất là tạo ra những trở ngại trong việc phân biệt vai trò, chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng, thẩm quyền quản lý của Nhà nước. Thật vậy, sự can thiệp của cơ quan Đảng vào hoạt động của bộ máy nhà nước không hoàn toàn là ý muốn chủ quan, mà còn xuất phát từ yêu cầu khách quan do khả năng phối hợp giữa các nhánh quyền lực nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước còn quá yếu kém; hoặc việc tự giải quyết xung đột, tranh chấp quyền lực giữa các cơ quan thuộc các nhánh quyền lực không có hiệu quả do khiếm khuyết, bất cập
- của hệ thống thể chế như phân chia quyền lực không rành mạch, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm không rõ ràng... Với vai trò và trách nhiệm trước nhân dân, Đảng không thể không có sự can thiệp để điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, khai thông những bế tắc, khắc phục những xung đột quyền lực giữa các cơ quan thuộc các nhánh quyền lực, bảo đảm tính thống nhất và sự vận hành thông suốt của quyền lực nhà nước. Hoạt động theo hướng này, bộ máy của Đảng có vai trò như là một loại thiết chế tựa hồ như đứng trên bộ máy nhà nước có chức năng duy trì sự ổn định của toàn bộ thể chế nhà nước đang trong quá trình cải cách, một bộ máy còn mang nhiều khuyết tật, khiếm khuyết, cũng như chưa đồng bộ. Thực trạng này là không hợp lý, không thể để kéo dài. Do vậy, phải đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước một cách đồng bộ. Hình thành các cơ chế bảo đảm cho sự vận hành thống nhất và thông suốt của quyền lực nhà nước dưới sự chi phối tuyệt đối của pháp luật. Hình thành các thiết chế bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước và sự phối hợp trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong khuôn kh ổ của Hiến pháp, đề phòng và khắc phục những nguy cơ xung đột quyền lực, lạm dụng quyền lực... Bộ máy nhà nước phải có đủ quyền lực để thực hiện đầy đủ vai trò của mình và phải có đủ cơ chế, đủ năng lực để tự vận hành tốt toàn bộ quyền lực được trao. Theo đó, cần thiết phải nghiên cứu thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp để kiểm soát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc tuân thủ Hiến pháp, giải quyết các xung đột thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật. Theo cách tiếp cận trên đây, rõ ràng không thể có vấn đề Đảng thực hiện kiểm tra, giám sát mang tính quyền lực đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Trên lý thuyết, việc kiểm tra, giám sát là một nội dung của công tác lãnh đạo, song mối quan hệ trong một hệ thống tổ chức mang tính thứ bậc, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người lãnh đạo và đối tượng bị lãnh đạo này không thể áp dụng vào quan hệ giữa Đảng và Nhà nước. Đảng là hạt nhân lãnh đạo nhà nước, Đảng không thể
- đứng trên Nhà nước. Đảng không thể biến bộ máy nhà nước thành một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức của mình, như một thời kỳ nào đó trước đây đã có những biểu hiện như vậy. Nhà nước là chủ quyền của nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân, nói cách khác, Nhà nước đó là quyền lực của nhân dân được biểu hiện một cách tập trung và cao nhất. Ngoài nhân dân ra, không có một thứ siêu quyền lực nào đứng trên quyền lực của nhân dân để giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, nhân dân tự tổ chức ra các h ình thức tổ chức thích hợp để thông qua đó thực hiện quyền kiểm tra, giám sát mang tính x ã hội đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, đó là các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ... Tuy nhiên, Đảng có quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên và tổ chức của Đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước trong việc chấp hành và bảo đảm thực hiện đúng, có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Là đảng viên của đảng cầm quyền, trách nhiệm của các đảng viên, trước hết là các đảng viên được Đảng phân công nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, và các tổ chức đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước, là phải làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện và thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng. Do vậy, các đảng viên và tổ chức đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, thông qua đó, Đảng kiểm soát được tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm bộ máy nhà nước thực hiện đúng và có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, giữ vững bản chất của Nhà nước. 3. Đảng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, nguy ên tắc về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, nhất là quan điểm và nguyên tắc về việc hình thành, tổ chức và hoạt động của thiết chế có khả năng thực thi kiểm tra, giám sát thực thi quyền lực, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật. Trong nhà nước pháp quyền, một nguyên tắc luôn được đề cao là quyền lực nhà nước phải được đặt trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật và phải được kiểm soát chặt chẽ và khách quan bởi thiết chế có tính độc lập cao, để tránh
- sự lạm dụng, tha hóa của việc sử dụng quyền lực. Không có bất kỳ thiết chế nh à nước nào thoát khỏi sự kiểm tra, giám sát để có quyền lực tuyệt đối. Trong tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta, nguyên tắc tối cao là thống nhất quyền lực. Sự thống nhất của quyền lực nh à nước là điều kiện tiền đề và cơ sở bảo đảm cho sự thống nhất và ổn định của xã hội, do đó, tính thống nhất của quyền lực nhà nước là vấn đề không chỉ thuộc về bản chất của quyền lực mà còn cả trong thực tiễn tổ chức thực thi quyền lực. Vì thống nhất là thuộc tính cơ bản của quyền lực nhà nước, cho nên, tất yếu chính bản thân bộ máy nhà nước phải tự bảo đả m lấy tính thống nhất đó của quyền lực nhà nước bằng những những hình thức, công cụ, phương thức mang tính nhà nước. Để bảo đảm tính thống nhất của quyền lực ở cấp độ cao nhất, đòi hỏi phải có sự phân công hợp lý và rành mạch giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phải có thiết chế giám sát việc thực thi quyền lực đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; phòng ngừa, giải quyết xung đột xung quyền lực nảy sinh giữa các cơ quan được phân công thực hiện các quyền này. Cũng cần chỉ ra rằng, bản thân sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực thi quyền lực trên mức độ lớn không phải là cơ chế bảo đảm cho tính thống nhất của quyền lực, nó chỉ là một cơ chế cho phép giải quyết các xung đột quyền lực ở một giới hạn nhất định. Trên thực tế, việc phối hợp chỉ dừng lại trong phạm vi chế độ làm việc và quan hệ công tác giữa các cơ quan quyền lực nhằm giải quyết những vụ việc cụ thể trong quá trình thực hiện các chức năng, thẩm quyền của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có một vấn đề mang tính nguyên tắc là việc phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhất là giữa các cơ quan tư pháp với nhau không cho phép xóa nh òa gianh giới sự phân công quyền lực và sự độc lập tương đối giữa các quan này trong việc thực thi quyền lực. Yêu cầu này để bảo đảm thực sự dân chủ, phòng tránh vi phạm những nguyên tắc và giá trị của nền dân chủ. Do vậy, phối hợp trong việc thực thi
- các nội dung của quyền lực nhà nước là cần thiết, tất yếu, nhưng cũng tiềm chứa các nguy cơ đồng nhất quyền lực dẫn đến tha hóa, lạm dụng quyền lực. Cần xác định cơ chế rõ ràng để thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế đó trong bất cứ trường hợp nào cũng không được xóa nhòa gianh giới giữa các loại quyền lực. Chế định Chủ tịch nước có thể và cần thiết phải trở thành một nhân tố then chốt trong việc hình thành cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch nước hoàn toàn có khả năng thực hiện được vai trò này. Mặt khác, các cơ chế phối hợp giữa ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội với Chính phủ, Thủ t ướng Chính phủ cũng cần được hình thành để giải quyết những vấn đề có liên quan đến xây dựng các chính sách cơ bản, công tác lập pháp, giám sát. Trên thực tế, Chính phủ là người đề xuất sáng kiến và xây dựng các chính sách cơ bản để trình Quốc hội quyết định, Chính phủ cũng là người sáng kiến và xây dựng đến 95% dự án luật để trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, theo thể chế hiện hành trong công tác lập pháp, hoạt động Chính phủ và Quốc hội vẫn trong tình trạng tách rời, thậm chí có biểu hiện biệt lập nhau. Trong khi đó, những vướng mắc, ý kiến, quan điểm khác nhau trong quá trình thông qua các chính sách và các đạo luật thường được giải quyết bằng việc xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo của Đảng, và quá trình tranh luận, đấu tranh giữa các quan điểm khác nhau tại Quốc hội thường kết thúc bằng ý kiến chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo của Đảng. Cần phải khuyến khích sự khác nhau ý kiến và tranh luận để đi đến thống nhất trong hoạt động của Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Đảng chỉ cần thiết khi sự tranh luận đó đi quá giới hạn, cần phải khai thông bế tắc, khôi phục lại trật tự. Sự chỉ đạo này không phải là sự chỉ đạo trực tiếp đối với Quốc hội mà thông qua các đảng viên của Đảng trong Quốc hội. Các đảng viên của Đảng là đại biểu Quốc hội phải tuân thủ ý kiến chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo của Đảng, để thống nhất quan điểm và bằng ý kiến đa số nhằm vượt qua những
- vấn đề có ý kiến khác nhau. Đó thực sự là dân chủ và tôn trọng vị trí, vai trò của Quốc hội. 4. Tiếp tục phân định rõ hơn vai trò và mối quan hệ của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng với Quốc hội và Chính phủ trong việc quyết định và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách lớn, cơ bản về phát triển đất nước. Đây thực chất là mối quan hệ giữa quyền lực chính trị (của Đảng) với quyền lập pháp (của Quốc hội) và quyền hành pháp (của Chính phủ). Hiện nay, thực tế cho thấy, việc hoạch định, cũng như việc tổ chức thực hiện các chính sách phát triển của đất nước đều có liên quan đến vai trò của ba loại thiết chế là: Các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Theo Hiến pháp hiện hành thì đã có sự phân định rành mạch giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc quyết định và thực thi chính sách cơ bản phát triển của đất nước, theo đó, “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quốc phòng, an ninh của đất nước” (Điều 83 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi), Chính phủ là người điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước có trách nhiệm chấp hành và tổ chức thực thi các chính sách đã được quyết định. V à trong thẩm quyền của mình, Chính phủ được quyền đề ra các chính sách cụ thể phù hợp với các chính sách cơ bản do Quốc hội quyết định và được thể hiện trong các đạo luật mà cơ quan này thông qua. Tuy nhiên, trên thực tế, Quốc hội mới chỉ là cơ quan quyết định chính sách chứ không phải là cơ quan nghiên cứu, xây dựng chính sách. Chính phủ là cơ quan không chỉ có chấp hành các nghị quyết của Đảng, các quyết định của cơ quan lập pháp, mà còn chủ động nghiên cứu, đề xuất sáng kiến, xây dựng chính sách để cơ quan của lãnh đạo của Đảng và Quốc hội xem xét, quyết định. Như vậy, trên thực tế có hai loại cơ quan cùng có quyền quyết định các chính sách cơ bản về phát triển đất nước: các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Quốc hội. Về mặt bản chất l à không có cơ sở để định hình được một đường gianh giới về thẩm quyền giữa cơ
- quan lãnh đạo của Đảng với Quốc hội trong việc quyết định các chính sách phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nếu nói những chính sách cơ bản của đất nước đã được hình thành và hoàn chỉnh trong khuôn khổ hoạt động của Đảng cầm quyền rồi, thì vai trò của Quốc hội sẽ thế nào. Quá trình hoạch định chính sách của một quốc gia không đơn giản như vậy. Một đảng chính trị cầm quyền có quyền đưa ra những những quan điểm nhìn nhận, dự báo của mình về những vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước thì điều đó cũng chưa thể trở thành chính sách của một quốc gia. Đó mới chỉ là ý chí chính trị, định hướng chính trị, muốn trở thành chính sách quốc gia thì ý chí và định hướng chính trị đó phải được hợp pháp hóa, và tiếp tục sáng tạo thông qua hoạt động của nhà nước để biến thành ý chí của toàn xã hội, thành các chương trình hành động, thành pháp luật, định hướng cho hoạt động của nhà nước và xã hội để đạt được những thay đổi cần có trong thực tiễn. 5. Như vậy, trong điều kiện từng bước khẳng định mạnh mẽ vai trò và quyền lực quản lý của nhà nước, với tư cách là đảng cầm quyền, đòi hỏi Đảng cần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế thực thi quyền chi phối hợp pháp của đảng cầm quyền đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời, bộ máy nhà nước, trước hết ở trung ương, phải được đẩy mạnh cải cách, đổi mới theo yêu cầu của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nội dung hoàn thiện phải bảo đảm yêu cầu trước hết bộ máy đó phải có đầy đủ các thiết chế cơ bản bảo đảm cho việc vận hành quyền lực một cách dân chủ, tự kiểm soát đ ược quyền lực, tự bảo đảm được sự thống nhất của quyền lực; từng bước hình thành và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, giải quyết tranh chấp giữa các nhánh quyền lực, khắc phục xung đột quyền lực; hệ thống pháp luật, nhất các thể về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải được hoàn thiện theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền có đủ khả năng kiểm soát có hiệu quả đối với to àn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
- (1) Xem: Từ điển Bách khoa Việt Nam. T1. NXB Trung tâm từ điển Bách khoa Việt Nam. Hà Nội, 1995.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 2 : Nguyên tắc, phương pháp hoạt động Công đoàn
4 p | 395 | 92
-
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN HỌC: KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
4 p | 282 | 38
-
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I
13 p | 104 | 16
-
65 năm – một chặng đường lịch sử vẻ vang của Quốc hội Việt Nam
11 p | 71 | 14
-
Một số nội dung cơ bản trong các văn kiện đại hội XI
31 p | 108 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn